Có thể nói không ngoa rằng thập niên đầu của thế kỷ 21 ở nước Nga là thập niên của Putin, người đã có công vực nước Nga dậy khỏi đống hoang tàn đổ nát sau khi Liên Xô tan rã. Nước Nga hôm nay đang tiến hành những chính sách và thực hiện những hành động đã bị lãng quên trong một thời gian dài. Suy thoái kinh tế hậu Liên Xô đã chấm dứt, nước Nga trở nên giàu có nhờ những nguồn năng lượng đa dạng và khổng lồ ngày càng có giá trên thị trường toàn cầu. Sức mạnh vật chất khiến nước Nga tiến hành chính sách trái ngược với Mỹ và phương Tây, bày tỏ thái độ sẵn sàng tham chiến. Mục tiêu của Putin là khôi phục uy tín “một thời vang bóng” của nước Nga và củng cố vị thế của một siêu cường.
Putin như một người nhạc trưởng, chỉ đạo mọi đường đi nước bước để đưa nước Nga trở lại vũ đài trung tâm bằng cách tạo ra thực tế toàn cầu mới. Ngày 17.8.2007, ông tuyên bố máy bay ném bom của Nga sẽ trở lại tuần tra vòng quanh thế giới. Những chuyến bay như thế đã bị dừng lại vào năm 1991 khi đế chế Xôviết tan rã. Ngày 4.9 năm đó, ông lại tuyên bố 12 chiếc máy bay ném bom sẽ tập trận phóng tên lửa xuyên lục địa tại Bắc cực. Ngày hôm sau, hai chiếc TU-95 bay sát không phận Canada trên Biển Beaufort, khiến không quân Canada phải cử 2 máy bay CT-18 lên cản đường. Đấy là lần đầu tiên trong vòng 10 năm, máy bay Nga tiến sát đến vùng lãnh thổ có chủ quyền của Canada. Những chuyện tương tự sau đó xảy ra ở Anh, Na Uy, Guam, khiến người ta liên tưởng tới những ngày còn Chiến tranh Lạnh.
Với sự hậu thuẫn to lớn của dân chúng trong nước, vị lãnh đạo Nga này chẳng ngần ngại đương đầu với những chính sách của Phương Tây, đặc biệt là chính sách của Mỹ. Ông cho rằng trong thập niên 1990, Mỹ đã coi thường lợi ích của Nga, lợi dụng lúc kinh tế Nga ốm yếu để làm nước Nga bẽ mặt. Ông Putin vô cùng tức giận khi Mỹ tỏ nguyện vọng xây dựng những căn cứ chống tên lửa và hệ thống cảnh báo sớm dọc biên giới với Nga ở những nước thuộc khối Hiệp ước Varsava cũ như Ba Lan và CH Czech.
Putin cũng có thái độ cứng rắn đối với những nước đã từng trong thành phần Liên bang Xôviết nay có xu hướng chạy theo phương Tây. Ông đã từng cắt cung cấp hơi đốt tự nhiên cho Ukraina, ngưng nhập khẩu rượu vang của Gruzia. Năm 2004, ông thành công trong việc thay đổi bản đồ địa chính trị bằng những bản ghi nhớ ký với Trung Quốc, chấm dứt nhiều thập kỷ nghi kỵ Nga – Trung. Bằng cách đó, ông vừa giải quyết được những tranh chấp biên giới với Trung Quốc, vừa phát triển được thương mại với nhân tố mới trên bản đồ kinh tế thế giới. Tháng 9.2007, Nga cùng Trung Quốc và 4 nước cộng hòa Trung Á thuộc Liên Xô là Kazakhstan, Uzbekistan, Tajikistan và Kyrgyzstan ký hiệp ước Thượng Hải, thành lập “phiên bản phương Đông” của Khối Varsava.
Để lấy lại vị thế cường quốc của nước Nga trong một thời gian ngắn là “nhiệm vụ bất khả thi”. Nước Nga cần khôi phục kho vũ khí hạt nhân, phục hồi sức mạnh quân sự, chuẩn bị đối phó với nguy cơ khủng bố trong nước, đó đủ sức mạnh ngăn chặn ở cả trong nước lẫn từ bên ngoài. Điều đáng nói là phương Tây cũng cần một nước Nga mạnh để duy trì ổn định tại khu vực Kavkaz và Trung Á. Phương Tây đã học được ý nghĩa của việc duy trì trật tự ở Afghanistan và chắc chắn phương Tây muốn tránh những diễn biến tương tự tại Gruzia.
Chính sách đối ngoại của Putin tập trung vào việc duy trì sức mạnh và đoàn kết để chống chọi lại với sự bấp bênh mà Liên Xô đổ vỡ mang lại và vượt qua cuộc khủng hoảng kinh tế, xã hội và chính trị kéo dài. Sự sụp đổ kinh tế trong thập niên 1990, sự lớn mạnh của khủng bố nội địa, sự sụp đổ các hệ thống chính trị và xã hội, thái độ thù địch hung hăng và không khoan nhượng của phương Tây đối với nước Nga... tất cả những điều đó làm xói mòn niềm tiên của người dân Nga đối với nhà nước. Putin đã nỗ lực đưa nước Nga vượt qua những khó khăn đó, biến nước Nga trở thành một “tay chơi độc lập” trên trường quốc tế bằng cách tự làm mạnh trong nhà mình và tăng cường khả năng chi phối ra bên ngoài.
Khi Putin trở thành Thủ tướng Nga tháng 8.1999, Nga vẫn lún sâu trong khủng hoảng. Thập niên 1990 là thập niên của sự thiếu thốn, tội ác, yếu kém và bị nhục mạ. Những kẻ có quyền công khai ăn cắp những nguồn tài nguyên khổng lồ của nước Nga. Quyền lực nằm trong tay những phần tử tham nhũng và tội phạm. Dự trữ ngoại tệ của Nga chỉ còn 8 tỉ USD, trong khi nợ IMF số tiền lên đến 17 tỉ USD. Nhưng chỉ chưa đầy một thập niên sau, nước Nga đã chứng kiến sự hoán đổi kịch tính nhất trong lịch sử kinh tế.
Năm 2007, dự trữ ngoại tệ của Nga đã tăng lên mức 406 tỉ USD. Nga trích bổ sung 120 tỉ USD vào Quỹ Bình ổn Dầu (OSF). Nga thoát khỏi sự phụ thuộc vào IMF, khi Putin mô tả tổ chức này là “cổ lỗ, phi dân chủ và không hiệu quả”. Dưới thời Putin làm tổng thống, thu nhập bình quân của Nga tăng 10% mỗi năm, tăng trưởng kinh tế hàng năm là 7% và lần đầu tiên kể từ sau khi Liên Xô tan rã thị trường đầy hàng hóa.
Putin đã tỏ rõ là nhà lãnh đạo mạnh mẽ mà người dân Nga có thể đặt niềm tin: Ông đánh bại chủ nghĩa khủng bố ở nước cộng hòa ly khai Chechnya; bỏ tù những đại gia ăn cắp và hối lộ; khôi phục sự kiểm soát của nhà nước và của chính ông đối với những lĩnh vực kinh tế then chốt. Có thể nói khôi phục hy vọng và niềm tự hào quốc gia trong nhân dân là thành công nổi bật của Putin. Ông đã đưa họ ra khỏi cõi hỗn mang của sự mất niềm tin đến với sự lạc quan, tiến bộ và phẩm giá được tôn trọng.
Trong bản thông điệp liên bang năm 2005, Putin đã quả quyết rằng sự sụp đổ của Liên Xô là thảm họa địa chính trị lớn nhất trong thế kỷ 20. Sự thừa nhận đó khiến phương Tây ngỡ ngàng, nhưng lại nhận được sự đồng cảm và tán thành của người Nga. Họ thậm chí còn cho rằng thái độ và hành động cứng rắn của Putin là cần thiết để khôi phục và duy trì luật pháp, trật tự và an ninh ở nước Nga.
Entries liên quan:
DÀNH CHO NGƯỜI HÂM MỘ PUTIN
DUYÊN PUTIN
PUTIN HÁT
MUÔN MẶT PUTIN
CHIẾN TRANH LẠNH HAY HÒA BÌNH LẠNH?
Putin như một người nhạc trưởng, chỉ đạo mọi đường đi nước bước để đưa nước Nga trở lại vũ đài trung tâm bằng cách tạo ra thực tế toàn cầu mới. Ngày 17.8.2007, ông tuyên bố máy bay ném bom của Nga sẽ trở lại tuần tra vòng quanh thế giới. Những chuyến bay như thế đã bị dừng lại vào năm 1991 khi đế chế Xôviết tan rã. Ngày 4.9 năm đó, ông lại tuyên bố 12 chiếc máy bay ném bom sẽ tập trận phóng tên lửa xuyên lục địa tại Bắc cực. Ngày hôm sau, hai chiếc TU-95 bay sát không phận Canada trên Biển Beaufort, khiến không quân Canada phải cử 2 máy bay CT-18 lên cản đường. Đấy là lần đầu tiên trong vòng 10 năm, máy bay Nga tiến sát đến vùng lãnh thổ có chủ quyền của Canada. Những chuyện tương tự sau đó xảy ra ở Anh, Na Uy, Guam, khiến người ta liên tưởng tới những ngày còn Chiến tranh Lạnh.
Với sự hậu thuẫn to lớn của dân chúng trong nước, vị lãnh đạo Nga này chẳng ngần ngại đương đầu với những chính sách của Phương Tây, đặc biệt là chính sách của Mỹ. Ông cho rằng trong thập niên 1990, Mỹ đã coi thường lợi ích của Nga, lợi dụng lúc kinh tế Nga ốm yếu để làm nước Nga bẽ mặt. Ông Putin vô cùng tức giận khi Mỹ tỏ nguyện vọng xây dựng những căn cứ chống tên lửa và hệ thống cảnh báo sớm dọc biên giới với Nga ở những nước thuộc khối Hiệp ước Varsava cũ như Ba Lan và CH Czech.
Putin cũng có thái độ cứng rắn đối với những nước đã từng trong thành phần Liên bang Xôviết nay có xu hướng chạy theo phương Tây. Ông đã từng cắt cung cấp hơi đốt tự nhiên cho Ukraina, ngưng nhập khẩu rượu vang của Gruzia. Năm 2004, ông thành công trong việc thay đổi bản đồ địa chính trị bằng những bản ghi nhớ ký với Trung Quốc, chấm dứt nhiều thập kỷ nghi kỵ Nga – Trung. Bằng cách đó, ông vừa giải quyết được những tranh chấp biên giới với Trung Quốc, vừa phát triển được thương mại với nhân tố mới trên bản đồ kinh tế thế giới. Tháng 9.2007, Nga cùng Trung Quốc và 4 nước cộng hòa Trung Á thuộc Liên Xô là Kazakhstan, Uzbekistan, Tajikistan và Kyrgyzstan ký hiệp ước Thượng Hải, thành lập “phiên bản phương Đông” của Khối Varsava.
Để lấy lại vị thế cường quốc của nước Nga trong một thời gian ngắn là “nhiệm vụ bất khả thi”. Nước Nga cần khôi phục kho vũ khí hạt nhân, phục hồi sức mạnh quân sự, chuẩn bị đối phó với nguy cơ khủng bố trong nước, đó đủ sức mạnh ngăn chặn ở cả trong nước lẫn từ bên ngoài. Điều đáng nói là phương Tây cũng cần một nước Nga mạnh để duy trì ổn định tại khu vực Kavkaz và Trung Á. Phương Tây đã học được ý nghĩa của việc duy trì trật tự ở Afghanistan và chắc chắn phương Tây muốn tránh những diễn biến tương tự tại Gruzia.
Chính sách đối ngoại của Putin tập trung vào việc duy trì sức mạnh và đoàn kết để chống chọi lại với sự bấp bênh mà Liên Xô đổ vỡ mang lại và vượt qua cuộc khủng hoảng kinh tế, xã hội và chính trị kéo dài. Sự sụp đổ kinh tế trong thập niên 1990, sự lớn mạnh của khủng bố nội địa, sự sụp đổ các hệ thống chính trị và xã hội, thái độ thù địch hung hăng và không khoan nhượng của phương Tây đối với nước Nga... tất cả những điều đó làm xói mòn niềm tiên của người dân Nga đối với nhà nước. Putin đã nỗ lực đưa nước Nga vượt qua những khó khăn đó, biến nước Nga trở thành một “tay chơi độc lập” trên trường quốc tế bằng cách tự làm mạnh trong nhà mình và tăng cường khả năng chi phối ra bên ngoài.
Khi Putin trở thành Thủ tướng Nga tháng 8.1999, Nga vẫn lún sâu trong khủng hoảng. Thập niên 1990 là thập niên của sự thiếu thốn, tội ác, yếu kém và bị nhục mạ. Những kẻ có quyền công khai ăn cắp những nguồn tài nguyên khổng lồ của nước Nga. Quyền lực nằm trong tay những phần tử tham nhũng và tội phạm. Dự trữ ngoại tệ của Nga chỉ còn 8 tỉ USD, trong khi nợ IMF số tiền lên đến 17 tỉ USD. Nhưng chỉ chưa đầy một thập niên sau, nước Nga đã chứng kiến sự hoán đổi kịch tính nhất trong lịch sử kinh tế.
Năm 2007, dự trữ ngoại tệ của Nga đã tăng lên mức 406 tỉ USD. Nga trích bổ sung 120 tỉ USD vào Quỹ Bình ổn Dầu (OSF). Nga thoát khỏi sự phụ thuộc vào IMF, khi Putin mô tả tổ chức này là “cổ lỗ, phi dân chủ và không hiệu quả”. Dưới thời Putin làm tổng thống, thu nhập bình quân của Nga tăng 10% mỗi năm, tăng trưởng kinh tế hàng năm là 7% và lần đầu tiên kể từ sau khi Liên Xô tan rã thị trường đầy hàng hóa.
Putin đã tỏ rõ là nhà lãnh đạo mạnh mẽ mà người dân Nga có thể đặt niềm tin: Ông đánh bại chủ nghĩa khủng bố ở nước cộng hòa ly khai Chechnya; bỏ tù những đại gia ăn cắp và hối lộ; khôi phục sự kiểm soát của nhà nước và của chính ông đối với những lĩnh vực kinh tế then chốt. Có thể nói khôi phục hy vọng và niềm tự hào quốc gia trong nhân dân là thành công nổi bật của Putin. Ông đã đưa họ ra khỏi cõi hỗn mang của sự mất niềm tin đến với sự lạc quan, tiến bộ và phẩm giá được tôn trọng.
Trong bản thông điệp liên bang năm 2005, Putin đã quả quyết rằng sự sụp đổ của Liên Xô là thảm họa địa chính trị lớn nhất trong thế kỷ 20. Sự thừa nhận đó khiến phương Tây ngỡ ngàng, nhưng lại nhận được sự đồng cảm và tán thành của người Nga. Họ thậm chí còn cho rằng thái độ và hành động cứng rắn của Putin là cần thiết để khôi phục và duy trì luật pháp, trật tự và an ninh ở nước Nga.
Entries liên quan:
DÀNH CHO NGƯỜI HÂM MỘ PUTIN
DUYÊN PUTIN
PUTIN HÁT
MUÔN MẶT PUTIN
CHIẾN TRANH LẠNH HAY HÒA BÌNH LẠNH?