15/12/10

DÂY THẮT LƯNG CỦA BA



TRẦN THỊ THANH THẢO

Ba mất. Chúng tôi thu dọn đồ đạc của ba, gửi theo ba. Chỉ riêng dây thắt lưng bằng da của ba là chúng tôi giữ lại. Chúng tôi muốn nó ở bên cạnh, như là hình ảnh ba luôn bên cạnh chúng tôi, luôn dạy dỗ chúng tôi nên người.

Từ nhỏ, chiếc dây thắt lưng da là nỗi ám ảnh của chị em chúng tôi. Chúng tôi thường no đòn từ sợi dây lưng ấy. Chúng tôi ghét nó và có lần tôi xúi anh trai lén vứt nó đi. Tối đó, anh trai tôi bị một trận nên thân (may mà anh không khai tôi ra).

Ba tôi là bộ đội. Ông ít khi về nhà. Mọi việc nhà một mình má tôi gánh vác. Một thân tảo tần nuôi bốn đứa con, lo miếng ăn đã mệt nên ít chú ý đến chúng tôi. Chúng tôi không có ba bên cạnh dạy dỗ, bảo ban, lớn lên không theo khuôn phép nào. Chúng tôi phá phách, quậy xóm làng.

Má tôi nhiều lần răn dạy, nhưng chúng tôi hỗn hào, ngang ngược, không sợ má. Mỗi lần ba về nhà, chúng tôi ít được hưởng tình cảm cha con. Thậm chí, chúng tôi còn mong ông đừng về nhà. Vì sự nghiêm khắc và nóng tính của ông đã làm hạn chế những trò tinh nghịch, quậy phá của chúng tôi.

Bốn chị em tôi, ai cũng từng được nếm mùi da của sợi dây thắt lưng (mà chúng tôi gọi là cây roi da). Chị hai đảm đang, giỏi giang nhất nhà, ít bị đòn. Nhưng có một lần, ba đánh chị không nương tay vì chị nhất quyết nghỉ học.

Sau trận đòn, khoảng cách giữa ba và chị em chúng tôi càng lớn hơn. Anh trai đang tuổi lớn, không có người dạy dỗ nên lêu lổng, hư hỏng. Anh thường xuyên trốn học, đi chơi, trộm cắp vặt. Ba giận lắm, ông ghét nhất thói tham lam, trộm cắp.

Bằng cả sức mạnh của mình, ông quất thẳng tay chiếc thắt lưng vào người anh. Anh tôi gan lì, không một tiếng khóc lóc. Đòn đau vậy, nhưng anh tôi vẫn không hề chịu phép ba. Còn tôi, là đứa con gái được ba cưng nhất nhà vẫn không thoát khỏi chiếc thắt lưng ấy. Thằng út, ốm yếu nhất nhà, được má tôi có phần yêu chiều vì thế là đứa ngang tàng nhất nhà, phá phách nổi tiếng trong xóm.

Lần nào về phép, ba đều sử dụng chiếc thắt lưng ấy để dạy dỗ chúng tôi. Chúng tôi sợ cái roi da ấy nên có phần ngoan hơn. Có lẽ vì thế mà chúng tôi không thích gần gũi với ba. Thậm chí, chúng tôi còn oán ghét ông. Chúng tôi thèm được như đám bạn, có ba bên cạnh, yêu thương, chiều chuộng. Và rất nhiều lần, tôi luôn tự hỏi, tại sao ba cứ luôn đối xử với chúng tôi quá nghiêm khắc, tại sao cứ dùng hình phạt thay cho yêu thương?

Sau này, ba tôi về hưu, ông gần gũi với chúng tôi hơn. Tôi nhận thấy thực ra ba là người rất tình cảm. Tôi nhớ, hồi nhỏ, có một việc xảy ra mà lần đầu tiên tôi mới cảm nhận được tình cha con dịu dàng.

Ba thường cởi bộ quân phục vắt lên ghế. Chiếc thắt lưng còn gài theo quần. Nếu bình thường như thế tôi rất thích sờ mó, cầm nắm nó. Chiếc thắt lưng bằng da (loại da gì tôi cũng không biết), nó sờn cũ nhưng ngay cái khóa bằng kim loại lại bóng lưỡng vì thường xuyên có bàn tay ba “nâng niu”.

Hứng chí, tôi rút nó ra khỏi lưng quần, quấn quanh cái bụng bé xíu của mình. Loay hoay rồi cái thắt lưng tuột xuống đất. Bất chợt, ba tôi từ đâu đến, nhặt nó lên. Và bằng cách nào đó, ông quấn mấy vòng vừa vặn ôm lấy bụng tôi. Ông nhẹ nhàng hỏi: Con có thích nó không? Nhìn cái dây, nhớ đến những lần bị nó quất vào mông, tôi khiếp đảm lắc đầu quầy quậy.

Đêm đưa ba về nơi yên nghỉ cuối cùng, cả nhà ngồi lặng nhìn chiếc thắt lưng của ba. Má nghẹn ngào kể: lần đánh chị hai, đêm đó, ba mới hiểu lý do chị bỏ học. Ba ngồi trầm ngâm thật lâu, đôi mắt đỏ ngầu. Ba giận mình không quan tâm đến gia đình nhiều hơn, để sự vất vả cơm áo gạo tiền là gánh nặng đè lên vai vợ con. Ba bảo, từ đây về sau ba sẽ không bao giờ đánh con bằng sợi dây thắt lưng nữa.

Má kể, với anh chị em chúng tôi ba luôn nghiêm khắc, ít bày tỏ tình cảm dù thực lòng ba rất thương. Ba sợ chúng tôi vốn thiếu sự dạy dỗ của người cha sẽ trở nên hư hỏng vì thế thời gian về phép ít ỏi là ba luôn nghiêm khắc theo kỷ luật của quân đội. Vậy nên, những trận đòn diễn ra. Chúng tôi đau - nỗi đau thịt da, còn ba đau - nỗi đau buồn vì sự bất lực trong việc dạy dỗ con cái.

Chiếc thắt lưng của ba từ lâu đã không còn sử dụng. Anh chị em chúng tôi đã khôn lớn, đã biết nhận thức để không làm buồn lòng má nữa. Với chúng tôi, chiếc thắt lưng không còn là thứ đáng sợ nữa. Chúng tôi như những cành cây non không người uốn nắn, đã mọc lệch hướng.

Ba, dù đã dạy dỗ chúng tôi với kỷ cương của quân đội, dù đã từng dùng hình phạt roi vọt với chúng tôi nhưng nhờ thế mà chúng tôi đã phát triển đúng hướng thành người. Chúng tôi trân trọng nó, không chỉ vì nó là vật kỷ niệm của ba mà còn vì nó là vật đã giúp chị em chúng tôi hiểu được những điều quý giá của cuộc sống.

Nguồn:
Dây thắt lưng của ba



15 comments:

LU on lúc 22:39 15 tháng 12, 2010 nói...

Đúng là đứa con lớn lên phải cần đầy đủ sự lo lắng của cha và mẹ. Ko ai lo từng bữa cơm, tấm áo cho con tốt hơn mẹ. Cho dù có ông bà take care thì em dám chắc chỉ có mẹ lo là tốt nhất thôi.
Nhưng, dạy con thì cần phải có cha dạy, bỏ đi vai trò người cha và mẹ phải thay cha thì...người mẹ phải cứng rắn dạy con theo kiều một người đàn ông.
Sự iu chìu ẽo lã ko cương quyết, sẽ dẫn đến đứa bé sau này ra đời thiếu nghị lực hoặc sẽ ẹo ẹo như phụ nữ.
Đúng là cần sự dịu dàng ngọt ngào, nhưng nếu ko biết khôn khéo người mẹ sẽ dễ đi đến việc con hư tại mẹ cháu hư tại bà. Tự mình chăm sóc con mình, nhưng đừng hướng đứa con trở nên mơ màng và thiếu nghị lực, đừng ấp ủ nó trong trứng quá.
Em có con cũng giáo dục theo hướng nghiêm khắc của lính, nhưng chăm sóc đầy đủ bằng chính tay em chứ ko tin vào osin đâu.
Trồng người phải tự mình chịu khó chịu cực chăm bón đúng cách, thì mới mong cây nó thẳng mà ko èo uột.

Cao Thành Long on lúc 08:09 16 tháng 12, 2010 nói...

Oài! Đọc xong lại tự nhiên nhức đầu. Hai "thị mẹt" ở nhà không biết chọn phương pháp giáo dục nào đây? Đúng là cũng có lần cầm roi "nện" đứa lớn vì một lỗi rất lớn...nhưng chưa từng cầm roi đánh bé nhỏ. Vẫn còn đang mày mò trong chuyện..."dạy dỗ con cái" như thế nào. Híc...mệt mỏi. Rõ ràng là không thể ép buộc con phải theo ý mình vì cuộc sống hiện tại đã khác cái thời của mình. Bọn trẻ bây giờ cũng có những suy nghĩ khác cỡ tuổi của mình ngày xưa. Làm cha làm gì để mà khổ!? Híc...

Titi on lúc 09:12 16 tháng 12, 2010 nói...

Oài, lại chủ đề giáo dục kiểu bạo lực. Hic...

Từ lâu, thế giới người ta đã bỏ kiểu giáo dục này ròi mà ở ta vẫn còn người ca ngợi nó thì hết nói. Nếu ca ngợi cái dây lưng thế này có nghĩa những gia đình khác không dùng dây lưng thì con cái hư hỏng hết à? Anh C nói đi, anh có bị ăn dây lưng bao giờ hong? Riêng em biết một gia đình giáo dục con theo kiểu này, con cái không hư nhưng tất cả đều bị ám ảnh nỗi sợ hãi mơ hồ, cả đời cứ rón rén chả dám làm gì, ánh mắt cứ lấm la lấm lét nên dù khoogn phải người xấu nhưng chẳng bao giờ đạt được thiện cảm của ai. Hic...
Làm người có nhiều loại người. Muốn con tự tin, độc lập, sáng tạo, thảnh thơi, an nhiên, không thể dùng dây lưng để tạo ra những nhân cách cao quí đó. Cách đó dùng để thuần ngựa hoang thôi.

@CTL: ha ha...em đọc comt của anh mờ thươgn quá. Như bạn Lu có lần nói, không ai tự dưng biết cái gì cả. Làm cha mẹ cũng vậy, đều phải học. Và cách đơn giản nhất là đọc sách ròi tham khảo từ chính những quan sát hàng ngày đối với mọi đứa trẻ, anh ạ. Dù anh không hỏi nhưng em cứ chia sẻ bí quyết : tôn trọng trẻ. Mọi đứa trẻ được tôn trọng không bao giờ hư. Chúc anh sớm bớt bối rối nhé.

VMC on lúc 11:44 16 tháng 12, 2010 nói...

@Titi:
Nói thật là anh không bị dây lưng bao giờ. Bố anh chỉ mắng, chứ không đánh.
Thực ra anh không hình dung được cảnh một đứa bé bị bố lấy dây lưng quất vào mông thì như thế nào? Chắc chắn là rất đau. Cũng không hiểu tại sao người cha có thể quất con mình như thế?
May mà ở gia đình này những đứa trẻ bị đòn tự định vị được mình và biết tự uốn nắn theo ẩn ý đúng của những trận đòn. Ở những gia đình khác, nguy cơ trẻ bị đòn bị biến thành những người khát bạo lực không phải là hiếm.

LU on lúc 12:55 16 tháng 12, 2010 nói...

@ Ti Ti : đúng là điều gì cũng phải học cả, dạy dỗ trẻ em thì nên xem chúng là bạn chứ ko nên dùng bạo lực. Thậm chí xúc phạm nói nặng thì cũng ko nên vì ko ai có quyền lăng nhục hay xúc phạm thân thể ai cả.

Nhưng, Lu chủ trương dạy con nít theo kiểu lính, vì Lu muốn sau này nó ra đời sẽ là cây cứng cáp chứ ko quặt què. Đối với Lu thì một là một và hai là hai, làm gì cũng phải kiên trì và ko được sợ khó mà nản. Lu sẽ cố tập cho con Lu ko được ham tiền và tính toán, phải thẳng thắn, đã làm sai phải dám nhận và chịu trách nhiệm. Cuối cùng là Lu sẽ đi học chung với con của Lu, có học chung thì Lu mới biết khó khăn của việc học thế nào mà giúp cho con của mình.

Hị hị, trên cơ bản là mơ ước, nếu có con, sẽ training theo kiểu lính như thía thui. Còn thành công hay ko, thì khi nào nuôi con trưởng thành rồi mới biết được. Nói túm lại là đứa nào lỡ dại làm con mẹ Lu, thì sẽ ko sung sướng gì với lối giáo dục lính tráng của Lu. :))

Lính là gì? theo quan niệm của Lu thì lính là túm lại trong mấy từ nì --> trật tự, khuôn khổ, thẳng thắn, và can đảm.

NLVD nói...

Chị nhân vật của em dạy con rất chi là chỉn chu bài bản phép tắc nhưng mà nó vẫn làm chị ấy buồn thiên thu nên chị ấy bảo em là bây giờ chị mới biết là yêu cho roi cho vọt và phải oánh mới là đúng đắn D ạ.

Thuy Dam Minh on lúc 14:35 16 tháng 12, 2010 nói...

Thật sự thì anh luôn luôn phản đối việc đánh con cái, dù đánh bằng cái gì đi chăng nữa. Anh cũng từng chứng kiến nhiều ông bố đánh con rất tàn nhẫn, nhưng đánh như thế để làm gì nhỉ? Chưa bao giờ anh tin là đòn roi lại là một trong những biện pháp dạy dỗ tốt cả!

Cao Thành Long on lúc 14:55 16 tháng 12, 2010 nói...

@Tit
Cảm ơn Titi rất nhiều nhé! Nhưng mà đứa trẻ lớn của anh phải tội.."hơi cứng đầu". Năm nay 16 tuổi rồi. Đang độ tuổi nổi loạn nên lắm khi anh cũng "muốn loạn" luôn theo nó. Nhưng mà con bé đã lớn rồi nên mình rất ngại nặng tay nặng chân. Nó lại thường hay thủ thỉ vói mẹ của nó chứ với anh thì nó lâu lâu..lại xòe tay "con đang cần". Híc...còn bé nhỏ thì năm nay học lớp 3. Ba Long lúc nào cũng hay...duy chỉ khi đoán trật mấy câu hỏi ở "đấu trường 100" thì nó lại phán..ba dở ẹc.

Titi on lúc 18:22 16 tháng 12, 2010 nói...

@CTL: mỗi tuổi trẻ mỗi khác, cha mẹ lại phải có "bài" khác. Anh cứ theo bí quyết trên, cộng với việc khuyến khích thêm mối quan tâm lành mạnh cho con như thể thao, hoạt động xã hội, năng khiếu nghệ thuật, kiếm tiền bằng chính khả năng của bản thân, thậm chí tổ chức party tại nhà cho con để tìm hiểu và nắn chỉnh các quan hệ của hắn. Thông thường bé gái tuổi này thích được giao lưu với các bạn trai, anh đừng ngăn cấm mà làm nào để trẻ được gặp gỡ ở môi trường tốt. Ròi từ đó có cớ để cha con trò chuyện về giới tính, bé sẽ bớt bỡ ngỡ và giảm dần tò mò. Nếu anh giỏi trò chuyện, tạo được tin tưởng cho hắn, thậm chí có việc gì thắc mắc, hắn cũng hỏi ý kiến ba cho mà xem :-)

Lana on lúc 22:11 16 tháng 12, 2010 nói...

Lana không ủng hộ cách dạy con bằng đòn roi.

Có thể nhiều người bảo vệ rằng có nhiều cách dạy trẻ khác nhau tùy với mỗi đứa trẻ nhưng Lana cho rằng đó là khi đứa trẻ đã lớn, 'cứng', bố mẹ có thể đã 'lỡ nhịp' nên buộc phải dùng vũ lực khi con cứng đầu.

Thật ra dạy trẻ phải bắt đầu từ khi trẻ rất nhỏ. Để đứa trẻ nhận thức ngay từ bé các nguyên tắc. Mỗi đứa trẻ lại phù hợp với một kiểu 'phạt' nhất định (có tính giáo dục và hợp lý) mà không cần phải là đòn roi.

Mẹ của Lana rất nghiêm khắc và nóng tính nên con cái của bà khi mới ra đời hơi nhút nhát. Sau này Lana thủ thỉ với mẹ: Con thấy mẹ điều gì cũng tuyệt, chỉ mỗi là mẹ đánh con cái. Mẹ Lana đã bảo 'đó là do c/s vất vả quá mẹ trở nên nóng nảy, chứ hồi con gái mẹ không thế'. Đánh con đôi khi thể hiện sự bất lực/ nóng giận của mình nhiều hơn là 'giáo dục trẻ'.

Sau này Lana không đánh con mà tìm những cách phạt khác khi bé chưa nghe lời. Các bé bây giờ đang tuổi teen cũng có những 'chuệch choạc' nhất định nhưng biết lắng nghe, nhận biết được 'giới hạn', chưa bao giờ cãi mẹ, và trở lại bình ổn khá nhanh.

LU on lúc 22:49 16 tháng 12, 2010 nói...

@ CTL : cho Lu nhiều chuyện với anh một xí nhe.

Ra là anh nhức đầu có nguyên do, anh đang ở thời kỳ làm cha mẹ khó khăn nhất rồi. Đứa con từ 15 đến 18 là đang ở độ tuổi quyết định nó sẽ thế nào? hư hay nên, sẽ học tiếp lên cao hay dở dang vì tình cảm bồng bột. Ở tuổi thanh thiếu niên này, bé trai hay gái đều phải được quan tâm thật kỹ. Theo thiển ý của Lu thì anh và chị bỏ thêm thời gian cùng sinh họat vui chơi theo hai con gái, như mình đang ở tuổi dậy thì ,là cách hay nhất.

Tuổi này cũng chưa nhất thiết cần bạn trai đâu, chỉ là đang ngấm nghé muốn tìm hiểu và mơ mộng về một giới tính khách mình thôi. Các cô bé sẽ thích đọc tiểu thuyết tình cảm, xem những bộ film tình cảm, rồi tự đặt mình vào nhân vật mà tưởng tượng.

Nên tham gia những sinh họat tinh thần như đọc sách, xem film, đi dạo lang thang cùng con gái và các bạn của nó, tuổi này thường sinh họat theo nhóm. Lúc này các thanh thiếu niên rất thích tâm sự và nghe lời tâm sự của người khác, để tìm vốn sống đầu tiên ở ngưỡng cửa dậy thì. Đây chính là khe hở cho anh và chị lồng suy nghĩ của mình vào não của con, từ từ mở óc cho con theo những gì mình muốn. Thông thường, các cô gái sẽ hay hỏi cha làm thế nào để trở thành một thiếu nữ được ngưỡng mộ trong mắt đàn ông.

Hị hị, nói túm lại đây là khoảng thời gian anh sẽ trở về thời dậy thì để cùng học, cùng giải trí, cùng hình thành tính cách với con mình. Chỉ cần qua 3 năm của tuổi nổi lọan ngang bướng, con gái anh lên đại học thì tính cách bắt đầu định hình sẽ trầm tính lại và biết mình phải làm gì.

Nhưng, điều quan trọng để được hòa nhập vào thế giới thanh thiếu niên của con trẻ, thì anh phải biết đóng vai một người bạn của con, chứ ko phải vai người cha.

Cao Thành Long on lúc 08:08 17 tháng 12, 2010 nói...

@Titi @LU! Cực kỳ cảm ơn hai bạn. Rất bổ ích cho tớ. Khó khăn lại tiếp tục đặt ra với ông bố lúc này là "trở lại tuổi dậy thì"! Híc...cực khó. Để ráng "ngâm cứu" xem. Chắc sẽ phải rủ tụi nhỏ đi câu cá? Đi chợ đêm? Sinh nhật của các nhóc..v.v.Khổ cái là trước nay bọn nhóc luôn nhìn mình ở góc độ là một ông bố nghiêm khắc bởi lẽ - mẹ của tụi nhóc thường hay lấy tớ ra để "dọa" bọn nhóc.Chẳng hạn như "Mẹ về méc Ba!". Thế mới khổ chứ. Để thay đổi cái "zớp" này cũng là một vấn đề.

Lana on lúc 12:12 17 tháng 12, 2010 nói...

@CTL: Muo*.n nha VMC noi chuyen tiep voi CTL ve de tai nay mot chut, vi Lana cung co 2 con gai va be lon dang tuoi day thi, du doc sach/ nghe chuyen gia/ chuan bi truoc nhung roi cung van boi roi rat nhieu.
http://lanoanhblog.blogspot.com/2010/05/boi-roi.html
Lana tim thay rat nhieu dieu bo ich trong cuon sach 'Những quy tắc làm cha mẹ' (The Rules of Parenting, Richard Templar), van co ban o cac hieu sach. CTL thu tim doc xem co giup duoc nhieu khong nhe.
CTL 'lam than lai' voi 2 con gai chac khong kho khan gi dau. Lana nghi Ba Me von da luon co 1 ve uu tien 'mo*?' canh cua tiep can voi con cai, van de la minh gianh thoi gian tiep can va 'choi chung' voi chung. Chang han CTL co the lam cung 2 be nhung gi chung thich nhat di cho dem cung hay, choi ba`i giai tri, di shopping (mua quan ao/ gio xach/ giay/ do choi ma chung thich). Tat nhien la vua choi chung vua tranh thu ta/m chuyen va tranh thu noi 'ba yeu cac con'. :)

LU on lúc 13:59 17 tháng 12, 2010 nói...

@CTL : hè hè, thoai vì sự nghiệp con em nên anh ráng "dậy thì tập 2" vài ba năm đi. Qua tuổi "dậy thì" thì anh sẽ trở lại tuổi già mờ. Nhưng, nhớ là xong job thì quay dìa đúng tuổi nhé, đừng có teen mãi ko chịu già thì chị nhà sẽ gào lên đấy! ;))

Cao Thành Long on lúc 14:39 17 tháng 12, 2010 nói...

Ngay mai, thứ bảy mới bắt đầu thực hành và sau đó là từ từ... Cảm ơn các bạn! Thật ra thì mình cũng rất ghét chuyện lớn tiếng hay đòn roi vì rút kinh nghiệm từ chính bản thân của mình. Cố gắng tôn trọng bọn nhóc và làm sao để chúng hiểu được suy nghĩ của mình theo tớ là quan trọng nhất. Nhưng để làm được điều ấy quả là khó.

Đăng nhận xét

 

VMC Copyright © 2009 | Power by Blogger | Template redesigned by Lý Minh Triết