31/7/07

CHA KHÔNG ĐỂ LẠI CỦA CẢI CHO CON...



Cha có thể không để lại của cải nào cho ta, nhưng chắc chắn cha cho ta nhiều lời khuyên giúp chúng ta đứng vững trong suốt cuộc đời.

Dưới đây là những lời khuyên hữu ích của những người cha khác nhau mà con cái họ luôn ghi nhớ:

- Chú hàng xóm đi xe máy second-hand, nhưng chú không nghèo đâu con. Ngược lại chú rất giàu về nhân cách.

- Hãy lắng nghe tiếng nói nội tâm của con, hãy quan tâm đến tiếng nói ấy. Hãy trở thành người trung thực và giữ cho tiếng nói nội tâm của con thật lành mạnh.

- Điều quan trọng nhất trong cuộc đời là tình yêu con ạ.

- Hãy tôn trọng bất kỳ ai, không phân biệt chủng tộc, giới tính hay bất cứ điều gì khác.

- Có ba câu con nên sử dụng, chúng sẽ giúp ích cho con rất nhiều: “Bạn (ông, bà, anh, em…) đúng rồi. Tôi xin lỗi. Chuyện này sẽ không lặp lại nữa”.

- Đừng buộc tội nếu không có bằng chứng.

- Nếu con làm điều gì đúng ngay từ lần đầu tiên, thì con sẽ không phải làm lại điều ấy.

- Hãy đưa tiền cho người mà con tin tưởng nhất, người mà con biết rằng có khả năng để khoản đầu tư của con mang lại lợi ích nhiều nhất. Hãy đầu tư cho chính con.

- Con biết không, hút thuốc lá là điều khủng khiếp đối với thanh niên. Nhưng nếu con có ý định hút thuốc, thì hãy hút với ba.

- Con sẽ bị tổn thương nhiều hơn, nếu con bỏ cuộc.

- Nếu con làm việc nhiều hơn kẻ thông minh hơn con, thì con sẽ luôn luôn về đích trước.

- Con phải tôn trọng thì mới được tôn trọng.

- Nếu con bán cho họ cá ươn, ngày mai họ sẽ không đến mua cá của con nữa.

- Hãy cống hiến 100%.

- Luôn làm điều đúng, đối xử công bằng với mọi người, biết nhìn xa.

- Cha không có của cải nào cho con. Cha chỉ để lại cho con một thanh danh.

Còn bạn, cha bạn đã khuyên bạn điều gì? Hãy chia sẻ trong comment.


Blog counter

30/7/07

SAO TRẺ CON KHÔNG ĐƯỢC LÀM TRẺ CON?



Trẻ con bây giờ tập làm người lớn quá sớm. Báo chí kêu la om sòm về việc các cô cậu học trò lớp 10-11 đã quá sành điệu yêu đương giận hờn trong "Nhật ký Vàng Anh". Nhưng dù sao các cháu thế cũng là lớn rồi. 15-16 tuổi thì tập làm người lớn cũng phải rồi.

Nhưng các cháu 5-7 tuổi tập làm người lớn mới ghê.

Chẳng cần đâu xa. Tối thứ 7, sau thời sự truyền hình, xem VTV3 sẽ thấy ngay chương trình Đồ Rê Mí dạy các cháu làm người lớn rất chi là rầm rộ.

Các cháu gái mặc váy hở đùi, hở ngực, hở rốn... lắc mông trên sân khấu không khác gì các vũ công Hồ Gươm Xanh.

Các cháu ca sĩ thì tô vẽ mặt mũi xanh đỏ, rắc kim tuyến vào người lóng lánh, hát nhạc rock nhảy đùng đùng. "Chú voi con ở Bản Đôn" dễ thương như thế mà cháu phải ép giọng hát khàn khàn và nhảy cà giựt theo nhịp rock.

Có cháu lại còn phải dán ria mép, đeo kính cho già đi một cách rất... nực cười.

Báo Người Lao động số ra hôm nay viết: "Thí sinh dự thi Đồ Rê Mí ở độ tuổi từ 5 đến 10 tuổi nhưng cũng phải luyện, tập vũ đạo cùng biên đạo múa, làm tóc, trang điểm, chọn trang phục theo cách của người lớn... Đó là chưa kể phải thực hiện bắt buộc một số hoạt động như: du lịch đến thăm làng SOS, học hát quan họ, học nấu ăn, vẽ tranh, diễn kịch,... như các thí sinh đi thi hoa hậu. Nhiều nhận xét còn cho rằng “Đồ Rê Mí hoành tráng hơn cả Sao Mai- Điểm hẹn”.

Chao ôi, sao trẻ con không được làm trẻ con nhỉ?

Free web counter

29/7/07

"EM" MINKHƠ



Tại sao người nước ngoài thích đi xe Minsk (mà nhiều người Việt gọi là Minkhơ)?

Trước hết mình phải nói số lượng người nước ngoài sống ở đây chọn đi xe Minsk là không nhiều - chủ yếu là những người phương Tây trẻ tuổi, tính cách có một phần mạo hiểm.
Trong số đó có nhiều người dạy tiếng Anh, làm tình nguyện viên, hoặc đi làm cho các tổ chức phi chính phủ nhỏ.

Lý do thứ nhất là sự đặc biệt của xe này. Người phương Tây mình thích nổi bật, thích những chuyện có một không hai - thích đặc biệt.

Ở Việt Nam mà đi xe Wave Alpha chẳng có gì đặc biệt cả. Đi Thái mình cũng có thể đi Wave Alpha được. Đi Hàn Quốc mình cũng có thể đi Wave Alpha được. Chỉ có ở Việt Nam là mình có thể đi xe "vạm vỡ" này.

Như vậy thì xe Minsk đã thành một cái rất "Việt Nam" trong đôi mắt của nhiều thanh niên Tây, chẳng khác gì thịt chó và mắm tôm (thậm chí ở thành phố Minsk của Belarus cũng không nhiều xe Minsk đâu). Đến Việt Nam mà không thử đi xe Minsk khác gì đi Nhật mà không thử ăn sushi, nếu mình được phép cho thêm một sự so sánh liên quan đến thức ăn.

Lý do thứ hai là tiền. Xe Minsk rẻ. Mình có thể mua một chiếc, dùng mấy tháng, rồi bán cho một người nước ngoài khác, dễ như ăn bánh mỳ. Lý do thứ ba là xe này "cool" (tức "xì-tin") trong suy nghĩ của nhiều thanh niên Tây. Tất nhiên trong suy nghĩ của nhiều thanh niên Việt Nam không có gì "quê" hơn.

Tuy nhiên ở "quê" mình không bao giờ có kiểu xe này, thế là nó không quê tí nào cả. Nó hot! Và còn nhiều lý do khác nữa... nhưng mình không "đủ xăng" để kể hết ở đây.

Còn mình thì mình chưa bao giờ chọn xe Minsk để đi. Tất nhiên có một số lần mình đi du lịch ở những vùng xa xôi, mình đã thuê một xe Minsk cho tiện. Nhưng toàn bộ thời gian sống ở thành phố, mình chỉ đi xe bình thường thôi. Vừa rồi mình tốt nghiệp trường Wave Alpha, rồi thì đỗ vào Đại học GT, cũng giống như các thanh niên Hà Nội bằng tuổi mình.

Có lẽ mình vốn là người dễ thích nghi, thấy thanh niên Hà Nội không thích đi xe Minsk là quyết định theo quan điểm của họ thôi. Nhưng mỗi lần ra đường thấy một người bạn Tây đi xe Minsk thì mình có cảm giác hơi lạ - có lẽ như cảm giác của một người Việt Nam định cư ở Canada từ rất lâu tình cờ thấy một người Việt Nam "mới sang" mặc áo có hình cờ Canada và cười hết cỡ.

(Bài của Joe, đăng trên Lao Động Cuối tuần, 27.7.07)

Free web page counters

28/7/07

HÀNH TRÌNH TRỞ VỀ



Lần nào về nước, anh cũng chỉ loanh quanh Sài Gòn, Vũng Tầu, Đà Lạt, Nha Trang... Đi xa nhất cũng chỉ đến Huế. Ở đó có ngôi nhà thờ tổ, anh là cháu đích tôn nên phải làm tròn bổn phận của mình. Hơn nữa anh cũng muốn xin tổ tiên phù hộ độ trì cho vợ chồng anh ăn nên làm ra và con cái học hành đến nơi đến chốn nơi đất khách quê người.

Anh không muốn đi Hà Nội. Cứ mỗi lần có ai nói: "Đi Hà Nội chơi đi!", thì một suy nghĩ thâm căn cố đế lại len lỏi vào đầu óc anh: Hà Nội ở chiến tuyến bên kia! Những hình ảnh hãi hùng của chuyến vượt biển bỗng chốc ùa về, khiến anh cảm thấy ngột ngạt... Không, anh sẽ không đi Hà Nội! Cái cảm giác ngạt thở này sẽ hành hạ anh chết mất trong suốt chuyến đi cho mà xem.

Và anh luôn kiếm cớ không đi. Mặc dù ở Hà Nội, anh có hẳn một ông cậu ruột là đạo diễn điện ảnh nổi tiếng. Gia đình anh có dòng dõi hoàng tộc triều Nguyễn. Chiến tranh đẩy đưa đã chia cắt gia đình sang hai bờ chiến tuyến. Phía bên nào cũng có người làm to. Ông bác anh là cựu đại sứ của Việt Nam cộng hòa ở nước ngoài. Còn ông cậu anh, thì đấy, là một trong những đạo diễn xuất sắc nhất của điện ảnh Bắc Việt.

Anh vượt biên tới 4 lần. Cứ mỗi lần bất thành bị bắt, thì chỉ dăm bữa nửa tháng sau lại thấy ông cậu gầy gò từ Hà Nội vào, đến trại bảo lãnh cho anh về. Ông chẳng lên lớp chính trị gì mà chỉ xót xa ôm lấy anh: "May mà con bị bắt. Cậu sợ con bỏ xác trên biển. Con đừng bao giờ đi nữa nhé!".

Lúc đó, anh chỉ muốn nói thẳng vào mặt cậu rằng chính vì các ông mà tôi phải đi. Nhưng thấy ông lặn lội vào tận đây đón anh ra, nên anh cố nhịn.

Lần thứ 4 anh đi thành công. Nhưng cái sự thành công sau hành trình vượt biển thật kinh hoàng ấy khiến anh hiểu phần nào câu nói của ông cậu. Nhưng anh lại tự nhủ thầm: "Máu mủ ruột rà thì cũng phải nói được một câu tử tế. Chứ ai biết được các vị Vi Xi (VC - Việt cộng) thực bụng nghĩ gì!". Đối với anh, thì Vi Xi đã tước đoạt những gì được coi là đẹp đẽ nhất.

Lần này về Việt Nam, anh vẫn không có ý định ra Hà Nội. Nhưng tình cờ nói chuyện với một người bạn, anh biết được ông cậu vừa trải qua một trận ốm thập tử nhất sinh. Anh nhớ lại hình ảnh ông gầy gò, quần áo bạc phếch, đầu tóc đầy bụi đến trại tạm giam bảo lãnh cho anh. Ông chẳng giống những đạo diễn, minh tinh Sài Gòn mà anh thấy trên màn ảnh vô tuyến chút nào. Lúc đấy anh đã nghĩ: "Thằng cha Vi Xi làm bộ làm tịch!".

Anh nói với vợ: "Mình ra Hà Nội thăm cậu chút nghe em. Kẻo lần tới về cậu không còn thì lại ân hận cả đời". Vợ anh lặng lẽ gật đầu.

Họ ra Hà Nội đúng vào cao điểm nắng nóng tháng Sáu. Cái ngột ngạt oi bức ẩm ướt này anh chưa thấy ở bất cứ đâu anh đã đặt chân tới. Một cảm giác thật lạ lẫm. Việt Nam thì đúng là Việt Nam, nhưng rõ ràng không phải là Việt Nam mà anh từng biết. Khó thở thực sự!

Đoạn đường từ sân bay Nội Bài về thành phố khiến anh hơi thất vọng. Nhà cửa thấp lè tè, đường cao tốc đầy xe máy và người đi bộ. Xe chạy với tốc độ rùa bò. Nhưng khi vào đến nội đô, nhìn những ngôi biệt thự từ thời thuộc địa, những đường phố hẹp rợp bóng cây... anh bỗng thấy cuốn phim đen trắng về Hà Nội mà anh được xem từ thời còn học đệ tam hiện trở lại rõ nét.

Xe đỗ ở phố Hàn Thuyên. Cậu anh ra tận xe mở cửa đón cháu vào nhà. 25 năm đã trôi qua kể từ ngày cậu cháu gặp nhau lần cuối cùng. Chàng trai trẻ là anh giờ đây đã trở thành người đàn ông trung niên bụng phệ trán hói, còn cậu anh thì vẫn gầy guộc như thuở nào với chòm tóc trắng lơ thơ bay phất phơ như một ngọn lau bị gió táp.

Anh ôm lấy cậu. Tự nhiên nước mắt trào ra. Ông đã lo anh chết trên biển, giống hệt như hôm qua anh đã lo ông chết mà anh không được gặp mặt. Thế mà 25 năm trước, anh đã suýt phỉ nhổ vào nỗi lo của ông. Cậu ngước nhìn anh: "Nếu không biết tin cậu ốm, chắc chẳng bao giờ con ra Hà Nội đâu nhỉ?". Anh cười ngượng nghịu như một đứa trẻ...

Bữa tối dọn ra với toàn những món ngon Hà Nội. Anh ăn ngon lành và thấy rõ ràng là mọi giác quan của anh đều đã được huy động để thưởng thức bữa ăn này.

Cơm nước xong, cậu anh nói: "Mấy tháng trước thì cậu ốm lắm. Nhưng bây giờ khỏe rồi. Ngày mai cậu sẽ đưa hai con đi Hạ Long, dẫn các con đến những nơi mà chỉ có đạo diễn điện ảnh như cậu mới biết".

Hạ Long khiến anh choáng váng. Những cảnh mê hồn mà anh nhìn thấy trong "Đông Dương" hay những đoạn clip quảng cáo đều không thấm vào đâu so với những gì mà anh nhìn thấy theo chỉ dẫn của cậu. Ông chép miệng: "Phải chi thuê được cái trực thăng, con sẽ thấy Hạ Long còn tuyệt diệu hơn nhiều".

Hai ngày ở Hạ Long trôi đi như trong mơ. Trở về Hà Nội, anh nói: "Cậu à, mai con đi Văn Miếu, nhưng con muốn đi một mình. Cậu ở nhà nghỉ ngơi cho khỏe". Ông hiểu, anh muốn có cảm giác riêng, không phụ thuộc vào góc nhìn và sự thuyết giảng của ông.

Văn Miếu vẫn rêu phong cổ kính. Chỉ sau một bức tường mà Văn Miếu tách biệt như một ốc đảo, mát mẻ và yên tĩnh... Đại Trung Môn, Khuê Văn Các, giếng Thiên Quang, Bái đường, Thượng cung... tất cả những điều anh biết từ thời còn đi học vẫn còn nguyên đó, thân thuộc đến nhức nhối. Chao ôi, ta đã đi đến tận nơi nào của thế giới mà sao đến tận khi quá nửa đời người mới đặt bước đến đây...

Anh nhìn thấy những cô cậu trẻ măng đến sờ đầu rùa đỡ bia tiến sĩ. Một cô bé vui vẻ giải thích: "Cháu sắp thi đại học, sờ đầu cụ rùa để lấy may chú ạ". Anh hỏi: "Thế chú sờ thay cho con chú có được không?" - "Chắc là được thôi", cô bé cười, giọng Hà Nội trong trẻo: "Nhưng chú bảo bạn ấy đến đây là tốt nhất. Thực ra thì không được phép sờ vào đầu rùa và bia tiến sĩ đâu, nhưng đến thắp hương cũng được mà!".

Ba ngày ở miền Bắc trôi qua rất nhanh. Những hoài nghi, những mặc cảm, những định kiến của anh về Hà Nội, về những ông bà Vi Xi đã bị những gì mắt thấy tai nghe đánh cho tan tành. Những người mà anh gặp chẳng mảy may quan tâm anh là ai, đến đây làm gì. Họ xử sự với anh như với bất kỳ một người Việt nào khác. Anh biết chắc chắn rằng người Hà Nội đã quên hẳn hận thù trong quá khứ.

Nhưng điều quan trọng là những ký ức xưa cũ trong tâm hồn anh đột nhiên sống lại, nhắc nhở anh rằng anh thuộc về đất nước này với cái thế giới lạ lẫm mà thân quen mà anh vừa tìm lại được.

Câu nói "Chú bảo bạn ấy đến đây là tốt nhất!" đánh mạnh vào tiềm thức của anh. Con anh không về nước lần này. Nhưng sang năm nó sẽ về, nhất định anh sẽ đưa nó đến đây.


Free counters

27/7/07

TẠI SAO NHAN SẮC THUẦN VIỆT MỚI ĐƯỢC ĐĂNG QUANG?



Hôm nay đọc bài về cuộc thi "Hoa hậu Việt Nam tại Nga" trên báo "Thể thao Văn hoá" thấy có một chuyện thú vị thế này chia sẻ cùng bà con.

Cuộc thi hoa hậu trên là vòng thi cấp cơ sở chọn ứng cử viên cho cuộc thi "Hoa hậu VN tại khu vực Cộng đồng các Quốc gia Độc lập (SNG)". Chỉ có 15 em đăng ký dự thi và (được) bắt ép dự thi, nên tất cả đều được vào thẳng chung kết.

Chuyện này thì cũng bình thường. Điều thú vị là ở chỗ trong số 15 em đó có hai em chỉ mang 50% máu Việt Nam là Natalia Trần và Lylia Nguyễn. Em Natalia Trần (Trần Thi Nga) là gương mặt nổi bật từ vóc dáng, vẻ đẹp đến khả năng nắm vững tiếng Việt và trả lời tốt nhất phần thi ứng xử.

Em được mọi người hoan nghênh bởi câu trả lời trong phần thi ứng xử hay nhất. Được hỏi: "Thế hệ trẻ VN ở Nga nghĩ gì về quê hương đất nước?", em nói bằng tiếng Việt chuẩn xác: "Thế hệ trẻ VN ở nước Nga cần học hỏi nhiều để tỏ lòng nhớ quê hương - nơi cội nguồn sinh ra ta và cần cống hiến thật nhiều cho tổ quốc".

Theo Trần Quang Vinh, phóng viên TTXVN thường trú tại Mátxcơva, thì Natalia Trần có giọng Hà Nội chuẩn, nói tiếng Việt còn lưu loát hơn cả một số thí sinh nội xịn. Em tâm sự rất chân thành: "Theo mình, thế hệ trẻ VN ở nước ngoài thứ nhất là phải luôn nhớ tới quê hương, phải quan tâm đến tất cả những gì xảy ra ở VN. Thứ hai là về VN học lịch sử, kinh tế của đất nước".

Natalia đang là sinh viên khoa tiếng Việt của Học viện các nước Á - Phi thuộc Đại học Tổng hợp Lomonosov danh tiếng bậc nhất nước Nga. Tức là về mặt tri thức rất ổn.

Nhưng oái ăm thay, em lại không đoạt một trong ba giải chính thức, mà chỉ đoạt giải mặc áo dài đẹp nhất và được khán giả yêu thích nhất.

Nguyên nhân em bị trượt là do mấy cái đầu óc bất bình thường trong Ban Giám khảo và Ban tổ chức cuộc thi bảo rằng em không có "vẻ đẹp thuần Việt".

Ô hay thật! Cuộc thi này là nhằm luôn cuốn người Việt ở khắp nơi trên thế giới về với tổ quốc, với cội nguồn. Có được những em như Natalia Trần tình nguyện làm người Việt thì đáng ra phải hoan nghênh chứ nhỉ?

Mà cái quyết định của BTC này cũng kỳ - đã không trao giải Hoa hậu cho Natalia vì em không có vẻ đẹp thuần Việt, sao còn trao giải mặc áo dài đẹp nhất? Áo dài là quốc phục của phụ nữ Việt Nam và thường thì phụ nữ phương Tây dù hình thể chuẩn đến mấy nhưng mặc áo dài vẫn rất khó đẹp. Em Natalia được giải mặc áo dài đẹp, thì đương nhiên được công nhận là người Việt Nam rồi còn gì!

Mà tại sao lại đưa ra cái tiêu chỉ xuẩn ngốc về "vẻ đẹp thuần Việt" nhỉ? Thế giới của thế kỷ 21 thu hẹp nhỏ bằng cái làng, giao lưu diễn ra trên phạm vi toàn cầu và tạp hôn không còn là chuyện hiếm. Ngay chính sách của VN cũng là "giữ gìn bản sắc", nhưng vẫn đề cao khuynh hướng hiện đại hoá.

Thế thì tại sao lại đòi hỏi Hoa hậu phải có vẻ đẹp thuần Việt? Mấy em Hoa hậu Thái Lan đoạt giải Hoa hậu Thế giới, Hoa hậu Hoàn vũ cũng toàn sinh trưởng ở Mỹ cả. Thế mà người Thái vẫn vô cùng tự hào.


Mà chắc gì các em đã đăng quang Hoa hậu Việt Nam đã có vẻ đẹp thuần Việt? Em Ngọc Khánh miệng rộng như Julia Roberts. Em Nguyễn Thị Huyền hoàn toàn đẹp theo kiểu Mông Cổ, mang danh Hoa hậu Việt Nam đi thi Hoa hậu Thế giới vẫn lọt vào top 15 đấy thôi.

Em Natalia Trần dù không xinh đẹp theo kiểu Việt Nam, nhưng tâm hồn em ấy rất Việt Nam, thế thì thì tại sao lại bị loại nhỉ?

Natalia Trần, ảnh của Apomethe
http://blog.360.yahoo.com/blog-vVajsmowa6n1NAfgr8eq4A--?cq=1&p=694

Free hit counter

26/7/07

THẬP CẨM CỔ TÍCH



Khảo dị cổ tích của 5XU, chỉ sử dụng vào việc... cười!!!

...Ngày xưa có một cô gái quê xinh đẹp, được anh vua cưới về làm hoàng hậu. Thế nên sướng quá, leo lên cây đánh đu, rơi xuống đất chết toi, hóa thành chim Vàng Anh.

Chim Vàng Anh thấy anh vua đi lại trong vườn buồn thẫn thờ, liền nhảy qua nhảy lại. Vua nhìn thấy cũng hơi phê, bèn chìa cái ống tay áo ra bảo: "Vàng Ảnh Vàng Anh nếu phải vợ anh thì chui vào tay áo". Vàng Anh được lời, vẫy cánh chui tọt vào ống tay áo, chui hơi mạnh, lên tận nách anh vua. Anh vua nhột quá khép nách hơi nhanh. Vàng Anh phọt ruột chết tại chỗ.

Anh vua buồn lắm, đem xác Vàng Anh chôn ở vườn. Chỗ đấy mọc lên một cây thị rất to. Lại có nhõn một quả. Một hôm có một anh thợ lò tên là Thạch Sanh đi làm về, mệt quá, thấy cây thị mát, liền ngồi bệt xuống nghỉ. Anh ngồi hơi mạnh làm quả thị rụng bẹt xuống đất, hóa luôn thành con đại bàng to đùng, quắp Thạch Sanh cùng túi ba gang nhắm hướng bể đông bay miết.

Ở một ngôi làng xa xa có một cô Tấm. Cô Tấm có bà dì ghé ác phết. Tấm đến tuổi dậy thì, lòng hơi vần vật, thèm giai ra phết mà dì ghẻ không cho lấy chồng, bắt phải làm cho xong lọ mắm thật ngon thì mới cho đi lấy.

Tấm đành phải nuôi một con cá chuối rất to, đặt tên là Cám, hy vọng sau này nhớn thì mang ra làm mắm. Chẳng may anh Nô con nuôi bà địa chủ hàng xóm đi qua, thấy Cám ngon quá, bắt mẹ nó về mang lên giường đè ra ăn thịt.

Tấm đau phết, đếch biết làm thế nào, lăn ra giãy đành đạch khóc. Bụt hiện lên hỏi vì sao con khóc. Nghe xong câu chuyện Bụt bảo: dễ ợt. Nói xong quay quay một hồi chả biết lấy đâu ra một sợi lông, bứt đánh tách một cái, hóa luôn ra tráng sỹ Lê Phụng Hiểu. Hiểu vớ một hòn đất ném vút một cái lên trời, đi xa phải đến mấy mét. Trúng luôn chim đại bàng đang cắp Thạch Sanh.

Đại bàng lăn quay ra chết ngay trên không, sã cánh rơi xuống đúng chân Tấm. Thạch Sanh lấy túi ba gang làm dù, lượn một phát thế qué nào trúng ngay nhà dì ghẻ. Dì ghẻ sờ mó Thạch Sanh một hồi, ưng lắm, bỏ luôn Lý Thông, cặp với Thạch Sanh.

Hai người sống với nhau hạnh phúc đến lúc dì ghẻ đầu bạc răng long lăn ra chết. Thạch Sanh còn lại một mình bơ vơ, không biết đổ rác vào đâu, hằng ngày toàn phải bơm tay, được vài tháng cũng kiệt sức mà chết.

Lại nói về Tấm, vớ được xác đại bàng, cưỡi bay luôn về cung gặp anh vua. Anh vua đang buồn thấy Tấm cưỡi đại bàng bay đến thì sướng lắm. Tại cũng đang vật. Nhìn Tấm hóa ra Vàng Anh. Liền gọi: Vàng Anh, có phải em hỡi em. Tấm thì khôn sẵn gật đầu nhận luôn, dang hai tay về phía anh vua, miệng gọi: Bá Vương Bá Vương. Anh vua cũng thổn thức: Triệu Cơ Triệu Cơ.

Hai người ôm nhau quay vòng vòng trong tiếng nhạc múa rối nước. Pháo bông nổ tung toé.

Tiếng pháo bông làm chàng sinh viên năm thứ hai đại học viêm não giật mình mộng tinh rồi giãy giãy mấy cái, đạp luôn vào nồi kê vàng đang nấu dở.

Chàng dụi mắt mấy phát, vào buồng tắm xối nước cho sạch, ra bật máy tính, lên blog viết tiếp.

Chàng viết cảm nghĩ về series truyền hình Nhật Ký Vàng Anh.

Đọc nguyên bản tác phẩm của 5XU ở đường link sau:
http://blog.360.yahoo.com/blog-I2fNXX8_Y7P2gmTrf6kfnQ--?cq=1&p=840#comments

Free counters

GIỮA HAI LOẠT SÚNG



Tản văn của NGÔ MAI PHONG

Người lái xe ôm chọn quãng đường rừng yên tĩnh nhất rủ anh ngồi nghỉ lại trước khi quay về huyện lỵ. Chiều êm đềm quá. Thác trắng, cỏ xanh như cùng reo lên lấn át cả tiếng gió rừng, mùi chuồng trại cùng cả tiếng nai tác đâu đó.

Họ bật lửa châm thuốc hút. Anh chọn một phiến đá phẳng phiu, nhưng chưa kịp ngả lưng nằm bỗng giật dựng người vì một loạt súng nổ chát chúa ngay vạt rừng bên kia suối.

Rồi tiếng chó rít và chỉ ít phút sau, từ phía ấy một nhóm thợ săn hào hển bước ra như chạy. Họ men theo lối mòn cắt thẳng qua con suối chỗ anh.


Giữa đám súng kíp lố nhố, anh nhận ra họ đang khiêng con mồi vừa trúng đạn. Đó là một con nai đực với cặp sừng vàng óng. Cứ mỗi nhịp chân, máu từ lồng ngực con vật lại trào lên, nhểu thành giọt đỏ bầm.

Đám thợ săn đi qua rồi, người lái xe ôm quay sang nói với anh: "Miệng cắm tăm, mặt lạnh như ma xó, chó cũng không dám sủa thế kia là chưa hết đâu".


Anh không hiểu anh ta nói gì thì loạt súng thứ hai vang lên - vẫn từ vạt rừng cũ. Lần này là tiếng hò la, tiếng chó bầy ôm oam. Mấy tay súng kíp sau tiếp tục nhô ra.

Đi trước họ là hai gã trai với chiếc đòn khiêng nặng trĩu trói ngược bốn vó con vật bị hạ. Nó chính là con nai cái. Bây giờ thì anh đã hiểu người lái xe ôm hồi nãy định nói gì.


Con nai cái không có sừng, mình vàng ươm, lông ngực mịn trắng như tơ. Nó chết rồi, đầu dốc ngược nhưng đôi mắt vẫn mở, ánh lên màu ô liu buồn thăm thẳm.

Có lẽ khi cất lên tiếng kêu dịu dàng chờ đợi và sau loạt súng đầu tiên, nó đã nhìn thấy tất cả.

Chỉ có điều mãi mãi, nó không bao giờ hiểu nổi con người và còn một loạt súng thứ hai.


Bài này đăng trên báo Lao Động cách đây đúng một năm, 26.7.2006:
http://www1.laodong.com.vn/pls/bld/display$.htnoidung(40,162245)


Free hit counter

25/7/07

HỌC BỔNG 322 - AI CẦN?



CÚ ĐIỆN THOẠI TỪ NGƯỜI BẠN CŨ

Chị gọi điện thoại cho tôi vào máy ext. trên bàn làm việc.

- Mình là T. đây, còn nhớ không? Ừ, T. ở Hải Dương học cùng khoá đại học với cậu đấy. Gọi cho cậu khó quá!

Tôi nói có gì khó đâu. Bạn đang nói với tôi qua điện thoại đây thôi. Nhưng chị nói hai ngày nay đã gọi mấy lần rồi, nhưng hình như điện thoại di động của tôi bị rớt sóng.

Quả là sóng mobifone ở cơ quan tôi dạo này rất tệ. Chỉ được một hai vạch. Có mấy lần nghe nhạc chuông, nhưng bấm OK thì chẳng thấy đầu kia ọ ẹ gì.

Chị nói ngập ngừng, nửa hỏi nửa kể: "Mình không ngờ là báo cậu cũng viết tin về các cháu dự thi Vật lý quốc tế nhỉ...?"

- Ừ, có chứ. T. có liên quan gì đến thông tin ấy không?
- Có, thằng con trai lớn học lớp 11 của mình cũng đi thi mà, nó đoạt Huy chương Bạc.
- Ồ, chúc mừng T. nhé...
- Thế báo cậu có viết về thi Toán quốc tế không?
- Có. Cả tuần nay hầu như ngày nào cũng viết về thi Toán quốc tế.
- À, thế có chuyện này muốn nhờ báo cậu, không biết có được không? - Chị rụt rè hỏi.

Quả thực là sự vòng vo rào trước đón sau của người bạn đồng khoá khiến tôi hơi bực. Tôi thích cách đi thẳng vào vấn đề hơn. Nhưng thôi, bạn cũ lâu ngày không gặp, chắc chị cũng ngại...

Chị hỏi tôi có biết đề án 322 của Bộ Giáo dục không. Tôi thú thực là không phụ trách mảng giáo dục nên không rõ đó là vấn đề gì. Chị giải thích đó là đề án đưa học sinh VN đi học đại học ở nước ngoài bằng tiền ngân sách nhà nước. Nhưng theo chị quan sát thì các học sinh giỏi đoạt giải quốc tế thường không nhận được học bổng này. Nó rơi vào tay những con ông cháu cha nào đó.

Chị lại ngập ngừng đề xuất: "Nếu báo cậu viết về cuộc thi Toán quốc tế, thì nên viết thêm vài dòng về việc nên dành cho các cháu đoạt giải loại học bổng này".

Hic. Chị chả hiểu gì về báo chí cả. Vấn đề lớn như thế lại chỉ viết vài dòng xen vào cái tin thì chẳng khác nào giọt nước rơi tõm xuống đại dương.

Tôi bảo: "OK, mình sẽ nhờ phóng viên phụ trách giáo dục tìm hiểu vấn đề này xem thế nào. Nhưng sao các vị phụ huynh không làm một cái kiến nghị chung gửi lên ông Bộ trưởng nhỉ? Mỗi năm có đến hàng trăm cháu đoạt giải thưởng quốc tế, nếu bố mẹ các cháu liên kết lại với nhau thì sẽ có tiếng nói rất mạnh".

- Ô thế à? - Chị nói như giật mình. - Cái này mình chưa nghĩ tới. Với lại mỗi người ở một địa phương, khó liên lạc lắm.

- Thế thì phải nghĩ đi thôi. Liên lạc thì có gì khó đâu. Chắc các cháu trong đội tuyển đều biết địa chỉ của nhau. Xin chúng nó số điện thoại rồi gọi và thảo luận. Mình nghĩ chẳng có gì khó cả.

- Ừ... nhưng mọi người thường hay tự chạy hơn, hoặc để các cháu tự tìm lấy học bổng...

- T. này, bạn là phụ huynh, con bạn bị thiệt, mà bạn không dám lên tiếng. Bạn lại nhờ báo chí viết một hai dòng để con bạn không bị thiệt trong khi bạn chẳng làm gì. Như thế thì khó quá. Bản thân bạn cũng không muốn đấu tranh vì quyền lợi của con bạn, thì những người khác phải làm thế nào?

- Ừ, ừ. Thôi được rồi. Để mình xem thế nào. - Chị nói giọng yếu ớt.

Thế đấy các vị phụ huynh. Thái độ nhu nhược của các vị đã gây tổn hại đến chính lợi ích và tương lai của con cái các vị...


Free hit counters

24/7/07

CON CHỈ CÒN SỐNG BÊN MẸ 10 NGÀY



Hopeness (không phải hopeless - tuyệt vọng, vô vọng) là tên blog của một chàng trai 19 tuổi mắc bệnh tim. Từ thứ Hai tuần này, cậu nghĩ rằng cậu chỉ còn chẵn 10 ngày sống bên người mẹ thân yêu. Và cậu quyết định viết blog.

Các bạn hãy vào trang này để chia sẻ cùng chàng trai…
http://360.yahoo.com/profile-6sq_obM5dLZbZIjnX_a9JMwgJw--?cq=1

Nhật kí 10 ngày con còn được ở bên mẹ và mọi người

(Thứ hai, ngày 23.7, lúc 5h35 sáng).

Con không hiểu được tại sao cuối cùng con lại tìm đến blog. Nhưng có lẽ như mẹ nói, đến khi mà con người ta phải ra đi, đều cần đến một sự an ủi cho tâm hồn.

Con và mẹ sẽ cùng viết. 10 ngày cuối cùng của con trên cõi đời này. 10 ngày để con nói cho mẹ, cho mọi người có thể hiểu.

Ngày đầu tiên 4h30' -Con

(Thứ hai, ngày 23.7, lúc 5h55 sáng).

Hôm nay là cả một ngày nóng nực. Đang là buổi chiều. Con nghe tiếng gió thổi nhè nhẹ qua khung cửa sổ. Và, con lại nghe thấy nhói lên trong tim.

19 năm trước, con được ba mẹ sinh ra trên đời, với bao niềm hy vọng cho tương lai. Con tin tưởng rằng trong cả 19 năm con không làm ba mẹ thất vọng. 19 năm cố gắng của con để luôn nằm trong những người đứng đầu lớp. Nhưng 18 năm con và mẹ sống mà không có Bố, và mẹ trở thành người quan trọng nhất với cuộc đời con. Nhưng con đã phải làm mẹ thất vọng ở cái tuổi trưởng thành nhất từ khi con sinh ra này. Con đã giấu mẹ về 1 căn bệnh con đã theo con từ khi con biết nhận thức. Nhưng mẹ đã dạy, con của mẹ thì phải cứng rắn, phải mạnh mẽ, và dù lúc đó chỉ là một thằng nhóc 10 tuổi, con luôn tâm niệm về điều mẹ dạy. Và khi con biết đâu là tim, thì con biết là từ bé, cái nhói đau bên lồng ngực trái là gì. Lỗi lầm mà con cảm thấy lớn nhất là con đã giấu mẹ. Những lúc trái tim con thắt chặt, con trốn chạy, giấu hết thảy mọi người. Con khóc mà, xấu hổ lắm, con không muốn ai biết ''1 đấng nam nhi'' mà nhỏ nước mắt.

Nhưng rồi cái gì đến cũng phải đến. Con gục ngã trước mặt mọi người lần đầu tiên trong lớp học giờ Sử. Con đã không kịp chạy ra ngoài như mọi khi. Nó đến quá nhanh. Nhanh đến nỗi con chỉ kịp nhận ra là nó đã đến. Mẹ hình như đã vội vã lắm đúng không, đến ngay nơi con nằm cấp cứu. Rồi con cũng biết là mẹ đã òa lên khóc nức nở ngay tại phòng cấp cứu sau khi nghe bác sĩ nói về con, về bệnh tình của con.

1 tuần. Con cũng được về nhà. Con biết là mẹ cũng đã biết. Quá muộn - đó là thực tế. Nhưng mẹ của con không bỏ cuộc bao giờ. Mẹ cứng rắn, mẹ không bao giờ ngừng đấu tranh, đấy là điều con biết từ khi mẹ là trụ cột trong gia đình chỉ có hai người.Viện Tim Mạch Hà Nội, Bạch Mai, 108, Việt Pháp... Mẹ đưa con đến tất cả những nơi có thể đến. Đã có những lúc hy vọng lóe lên. Con nhìn thấy tia hy vọng rực sáng trong đôi mắt mẹ lúc ấy. Và có thể nó sẽ khôngbao giờ vụt tắt. Nhưng sự thực phũ phàng không bao giờ có thể trốn chạy được...Và con biết giờ, với con và mẹ, chỉ còn 10 ngày cuối cùng. Con cũng cảm nhận thấy thời điểm con sẽ ra đi. Chúa mách bảo chăng. Một tiếng nói vọng từ sâu trong trái tim gần như đã quá rệu rã, mách cho con rằng con sẽ chia tay tất cả trong 10 ngày chẵn chòi nữa thôi...

Tạm dừng

Ngày đầu tiên 5h30 - Mẹ

(Thứ hai, ngày 23.7, lúc 6h12 sáng)

Con của mẹ!

Hôm nay là ngày đầu tiên trong 10 ngày. Con dũng cảm mở tâm hồn mình để chia sẻ cho mọi người trong một thế giới cả nước. Con mong là nó sẽ gửi một cái gì đó cho tất cả, phải không! Mẹ ủng hộ.

Nhìn con, mệt nhọc, gõ từng chữ bên chiếc máy tính xách tay mẹ mượn cơ quan để cho con hoàn thành tâm nguyện, trái tim mẹ cũng như thắt lại. Một Entry dài, giờ đây cũng như quá sức với con. Mẹ chỉ ngắm nhìn con trai mẹ bên bàn phím. Con không giấu được mẹ đâu. Trái tim kia đang hành hạ con ngay cả những ngày cuối này phải không.

Mẹ đang nhớ lại về một cậu con trai vừa ngố vừa ngoan của mẹ. Ấy thế mà nó dũng cảm ghê, nó giấu mẹ yêu căn bệnh này đã 9 năm. Mẹ trách sao được con. Mẹ biết thế mới xứng đáng là con của mẹ chứ.

Mẹ nhớ hồi xưa, mẹ ngồi yên lặng mỗi tối trước khi đi ngủ để lắng nghe con trai của mẹ kể về những chuyến phiêu lưu dài tập của con trong những giấc mơ. Mẹ chưa thấy ai mơ nhiều như con, và nó như là một niềm vui riêng và đặc biệt. Tất cả những gì con trai mẹ trải qua mỗi ngày, từng người, từng sự việc, đều được con trai mẹ ghép nối hoàn hảo trong một bức tranh mới lạ. Mẹ nhớ là mẹ từng bảo con, trí tưởng tượng thế này, mai sau con mẹ sẽ trở thành một thiên tài.

Nhưng giờ, con nằm đây. Từng hơi thở khó nhọc. Mẹ không dám phủ nhận sự khô héo dần sự sống tăng thêm rõ rệt trên khuôn mặt dễ thương của con ngày nào. 30 phút con phải gồng mình để hoàn thành bài nhật ký đầu tiên, là cả một sự đấu tranh ghê gớm. Và không phải chỉ bây giờ. Suốt 2 tháng kể từ ngày nó chuyển hẳn sang giai đoạn cuối cùng này. Con đã chống chọi anh dũng. Mẹ tự hào về con, con trai của mẹ!

Nửa đêm

(Thứ hai, ngày 23.7, lúc 12h52 chiều).

Cơn đau ác nghiệt lại đến với đứa con trai của mẹ. Ôm con vào lòng, mẹ không biết phải làm sao! Mẹ đã ước bao lần để thân già này ra đi thay con. Nhưng ông trời oan nghiệt cứ bắt người ra đi phải là con.

Con biết không! Hôm nay trời đẹp lắm! Trăng, không tròn trịa nhưng cũng sáng. Một dải mây vắt ngang. Sao nữa con à. Mẹ biết con trai mẹ rất thích ngắm sao. Thì chính con đã dạy mẹ đâu là sao Bắc Đẩu - chòm sao dẫn đường. Rồi cả chòm sao gì hình cái gáo, chòm Thập Tự, nhiều lắm. Nhớ lại lúc con hào hứng kể, niềm vui sướng hân hoan. Con có ước mơ được bay lên bầu trời xanh một lần, được giang cánh bay như một chú chim. Nhưng giờ dù muốn, con trai mẹ cũng không thực hiện được nữa rồi.

Minh à, tối nay gì và bác lại đến thăm con. Tất cả chỉ lặng im ngắm nhìn con thiếp đi trên giường. Con đang chìm vào cơn mê. Bác nói rằng tất cả sẽ để chín ngày này sẽ là những ngày hạnh phúc nhất cuộc đời con. Mẹ biết là con sẽ cảm nhận khó lắm, vì giác quan đều như mờ dần đi rồi! Nhưng mẹ biết con của mẹ sẽ cảm nhận bằng trái tim.

Hãy ngon giấc con nhé. Hãy vẫn giữ những giấc mơ đẹp. Đã có 1 người bạn đọc những tâm sự của con. Yên tâm con à, mọi người sẽ kịp hiểu!

Ngày thứ 9 -Con

(Thứ hai, ngày 23.7, lúc 9h20 chiều)

Con tỉnh dậy từ lúc 5h. Lại một cơn đau kéo con ra khỏi giấc mơ, tỉnh lại về với thực tại. Để con kể mẹ nghe, tối qua con đã mơ: Con được mặc áo xanh tình nguyện, được lên trên vùng Hà Giang giống như anh Long. Con thấy mình khỏe mạnh, được thử vác những chiếc gùi sắn chạy thi cùng các bạn trên lưng đồi xanh. Con cười vui lắm, nhưng không bật ra thành tiếng được. Ngay cả lúc con thấy mình là 1 anh sinh viên dạy một lũ trẻ ngô nghê. Nhưng có lẽ con không thực hiện được ước mơ này nữa rồi, mẹ nhỉ. ''Có lẽ với con, mãi chỉ là những chuyến phiêu lưu trong mơ''.

Con đã đọc được những lời an ủi đầu tiên mẹ à. Xúc động quá. Con cũng đã biết rằng tình thương là không có giới hạn về khoảng cách. Mới chỉ có 4 người bạn nhưng con biết đó là những người bạn chân thành.

Thành đã từng nói rằng trong thế giới ảo này, mọi sự tin tưởng dường như khó khăn. Mọi câu chuyện đều là hư cấu. Và chăng nữa, sự lãnh cảm của một thế hệ mới. Nhưng con đã phản đối. Con biết xúc cảm đi từ trái tim. Con không biết đến khi con ra đi, bao nhiêu người có thể đọc được những dòng suy nghĩ của con. Nhưng con vẫn hãnh diện. Hãnh diện vì sự chia sẻ và được chia sẻ.

Mẹ đang tiếp mấy bác sĩ phải không? Tối qua, cũng như bao tối khác, chắc mẹ lại gần như mất ngủ, phải không? Mẹ tuyệt quá, mẹ của con. Những dòng cuối này, con phải nhờ Thành đánh hộ rồi. Cơn đau lại đến. Nhưng con vẫn phải kết thúc những dòng đầu tiên của ngày thứ 9 này. Một ngày vui vẻ, mẹ nha!


Viết cho chú nhóc -1 bệnh nhân ''gan lì'' của bác

Gửi mọi người!

Là một bác sĩ tim mạch, bù đầu với công việc, thì cái thế giới mạng,những blog,..nhưng bác sẵn sàng chia sẻ với một chú nhóc rất đặc biệt. Bác thì không nói giỏi, nhưng ít nhất cũng từng thử làm văn. Nhưng nó chẳng ăn nhập gì ở đây. Đơn giản,ngay trên blog của cháu và mẹ, bác chỉ muốn chia sẻ đôi dòng suy nghĩ.

Cháu biết không ! Đã 35 năm trời là bác sĩ chuyên khoa tim mạch, đây là lần đầu tiên bác gặp một bệnh nhân đặc biệt như cháu. Thứ nhất, vì tuổi đời cháu còn quá nhỏ. Tất cả còn đang ở độ xuân phơi phới, một tương lai sẵn sàng đang chờ đón cháu. Thế nhưng tất cả đã đóng khép lại. Bác bất ngờ khi xem bệnh án, căn bệnh mà có lẽ hiếm khi dành cho lứa tuổi của cháu, và lại ở giai đoạn không thể làm gì được nữa.

Nhưng cái mà mọi người ấn tượng,đó là một chú nhóc dũng cảm,cháu biết không! Ai vào đến khoa Tim mạch, thì cầm chắc ở miệng câu Tử làm đầu. Ai cũng có những suy nghĩ tiêu cực. Nhưng hình như, kể từ ngày bác gặp cháu, chưa một lần cháu thốt ra một câu mang tính chán nản. Lại còn pha trò cười nữa chứ. Lạc quan lắm đấy chú nhóc à!

Và cái cuối cùng, cháu là một con người cương nghị. Cháu đã tự quyết định lấy con đường mình đi. Bác thấy cảm phục cả niềm tin mãnh liệt của cháu. Cháu nói rằng cháu tin còn tiếp một thế giới nữa.Và khi cháu được tái sinh, một cuộc sống mới sẽ trao cho cháu đúng như những gì mà cháu đã làm kiếp trước. Cháu tin là ở đâu thì cũng có thể cầu nguyện và bảo vệ người mẹ của mình.

Hãy cứ tin, và mỉm cười, cho đến tận ngày ra đi, cháu nhé!

Trang nhật ký blog còn dang dở, số bạn trong danh sách bạn bè còn rất ngắn, những lời sẻ chia, động viên, bình luận còn ít... Nhưng tôi tin chắc, khi đọc được những dòng chữ trên, các bạn sẽ không ngại ngần vào địa chỉ blog, để san sẻ, động viên, tiếp thêm sức mạnh cho hai mẹ con chàng trai thiếu may mắn, nhưng đầy nghị lực trên.

Free web counter

23/7/07

"ĐÃ ĐỜI" VỚI KHÁNH HÀ



Vài trục trặc nho nhỏ ban đầu gây một chút khó chịu cho show diễn được tổ chức công phu và hoành tráng: Chậm nửa giờ so với thời gian ghi trên vé; khán phòng hơi vắng. Đúng vào lúc 8h thì hội trường 3.500 chỗ của Trung tâm Hội nghị Quốc gia mới chỉ lấp được khoảng 1/5.

Nhưng sau khi khán giả ngồi ở tầng 2 và phần cao của hội trường được mời xuống những hàng ghế sát sân khấu hơn, thì đêm live show của Khánh Hà được mở màn trong không khí biểu diễn thực sự.


Tuấn Ngọc mở màn bằng vài câu trong "Về đây nghe em" bị chênh tông. Nhưng nam danh ca đã nhanh chóng lấy lại được thế chủ động. Xem ra, Trung tâm HNQG vẫn là một sân khấu kỵ dơ với ông, bởi lần trước ông cũng đã bị mắc sự cố quên lời trong chương trình "Duyên dáng Việt Nam".

Mặc dù lấy tên là live show Khánh Hà - Tuấn Ngọc, song đêm diễn đúng là đêm của Khánh Hà. Chị cũng không tránh khỏi áp lực của việc lần đầu tiên ra mắt công chúng sành thẩm âm của thủ đô Hà Nội.

Chịu áp lực là đúng, vì Khánh Hà chưa bao giờ đo được nhiệt của công chúng Hà Nội, chị không biết gout của họ như thế nào và tình cảm mà họ dành cho chị ra sao, bởi trước nay họ mới chỉ thưởng thức giọng hát tuyệt vời của chị qua băng đĩa.


Hơn nữa, chị là ca sĩ hải ngoại đầu tiên làm live show ở Hà Nội. Thành bại của chị trong chương trình này sẽ quyết định việc các ca sĩ hải ngoại khác có dám làm live show tiếp theo ở thủ đô hay không.


Phải đến bài thứ ba Khánh Hà mới làm chủ được mình, làm chủ được sân khấu, hoà nhập với khán giả và phô diễn giọng hát mạnh về nội lực, giầu cảm xúc và điêu luyện về kỹ thuật thanh nhạc. Chị dẫn dắt người nghe qua các phong cách âm nhạc rất khác nhau và ở phong cách nào cũng truyền tải hoàn hảo tinh thần cốt cách của bài hát.

Chương trình ở Hà Nội vẫn giống với chương trình diễn ra ở TP HCM một tuần trước đó. Phải thừa nhận người biên tập chương trình và Khánh Hà đã lựa chọn các bài hát rất chính xác để tạo nên một chương trình rất hài hoà. Khi thì khán giả được nghe Khánh Hà phô diễn cảm xúc, khi thì được đắm chìm trong một chất giọng mộc rất đẹp và lúc lại được thưởng thức kỹ thuật hát những nốt cao chót vót.

Người phụ nữ gốc Kinh Bắc, sinh ra ở Sài Gòn, định cư ở Mỹ, sau hơn 30 năm mới trở lại quê hương lần đầu tiên, ra Bắc lần đầu tiên và hát cho khán giả ở nhà lần đầu tiên. Và Khánh Hà đã làm được hơn rất nhiều trong lần đầu tiên biểu diễn ở Hà Nội. Chị đã chinh phục được đông đảo khán giả thủ đô.

Ban nhạc New Friends chơi rất hay. Các bản hoà âm mới của Lê Quang và Hoài Sa đã kích thích cảm hứng sáng tạo mới của ca sĩ. Đặc biệt, Hồng Kiên chơi saxophone xuất thần. Quả không uổng khi Tuấn Ngọc cứ phải nhắc đi nhắc lại: "Tôi yêu chàng nhạc sĩ này".

Bênh đồng chí Huỳnh Phúc Điền một chút. Tôi thấy đêm diễn rất ấn tượng và chắc chắn công đầu thuộc về đạo diễn. 9 cái màn hình cũng phát huy được công dụng linh hoạt của nó để tạo ra một sân khấu đa chiều và biến ảo.

Tất nhiên giọng hát của Khánh Hà là tuyệt đỉnh, để nghe thôi cũng thấy đã rồi mà không cần thêm những thứ phụ trợ lỉnh kỉnh khác. Tuy nhiên, chương trình diễn ra ở những khán phòng lớn với đối tượng khán giả rất đa dạng, nên việc thoả mãn phần nhìn cho một bộ phận khán giả cũng là cần thiết. Cá nhân tôi không thấy những hiệu ứng thị giác mà HPĐ tạo ra cản trở quá trình thưởng thức âm thanh.

Điều đáng tiếc duy nhất chính là cái màn tắm mưa trong "Giọt mưa thu". Quả thực là phần này hơi sến. Mưa thu Hà Nội không rơi ào ào như là vòi tắm hoa sen như thế.

Tóm lại là tối Chủ nhật, tôi đã có được 2 tiếng rưỡi đồng hồ "đã đời" với Khánh Hà.

Free counters

HOẠ MI SÁNG NÀO CŨNG HÓT


Tản văn của Ngô Mai Phong

Cứ thế, họ đi mãi theo cái vệt rừng săng lẻ dài bất tận không còn một chiếc lá xanh nào. Những nấm mồ đắp vội vã. Có cái được đánh dấu bằng mấy hòn đá. Có cái được đánh dấu bằng một cọc gỗ vát mặt.

Trên một cành cây lớn lủng lẳng một chiếc ruột tượng còn nguyên gạo. Anh nhìn kỹ, hoá ra là một chiếc đùi người bị bom chặt văng lên đó.

Bên một gò mộ đá trơ trụi, một người lính đang ngồi với khẩu súng han rỉ, hai hốc mắt âm u và vết máu trên ngực đã thâm đen.

Anh chìa chiếc bi đông rỗng không về phía đoàn người nhưng chẳng ai còn nước uống.

Đi trước anh, một đồng đội vạm vỡ tay cầm chiếc bật lửa Zippo chốc chốc lại "xoẹt" một cái huơ huơ lên trời chẳng hiểu là muốn làm gì?

Không ai nói với ai một lời.

Chim hoạ mi lại hót.

Không biết nó đang ở phía trước hay phía sau đoàn người? Hình như nó đã theo họ suốt cả chặng đường.

Cuối cùng thì họ cũng tới được bờ sông biên giới. Đây là con đường vòng để quặt lại Tây nguyên một cách an toàn nhất. Tiếng đại đội trưởng quát: "Tất cả cởi quần ra!". Họ vượt sông.

Anh nhìn mọi người một tay vừa vác ba lô vừa ghì AK trên vai, một tay thò xuống phía dưới bưng chặt lấy bọc "phẩm trật" của đàn ông trong tư thế không được cao nhã lắm khiến đám nữ giao liên bấm nhau cười ngặt nghẽo.

Anh chợt nhớ ra cậu lính anh nuôi binh trạm khi qua đây do lùng tùng xoong chảo không còn tay nào thúc thủ nên đã bị cá cóc, giống cá nổi tiếng phàm phu ở quãng sông này khợp gọn cả phần "lúc lỉu". Anh lính đó không chết nhưng về sau, râu không mọc nữa, giọng nói như "công công", dỗi dai như mưa dầm.

Đã qua bên kia. Tiếng chim hoạ mi gần như nhả ngọc ngay trên đầu. Anh lại ngó nghiêng tìm nhưng vẫn không sao tìm thấy. Đại đội trưởng lại quát: "Xếp hàng mau. Đâu hết cả rồi?"

Anh quay ra, trên bãi cát lần lượt những người lính từ từ thu mình lại. Họ đang hoá thành chim. Đại đội trưởng sụp xuống bưng mặt khóc.

Rồi ông cũng thu mình nốt và tất cả rào rào vỗ cánh bay thẳng vào cánh rừng mịt mùng trước mặt, bỏ lại duy nhất một mình anh...

Hai thái dương bết nước mắt - anh đã tỉnh hẳn. Hơn 30 năm rồi. Những người bạn vượt sông với anh ngày ấy không ai trở lại. Riêng anh thành một kẻ vô sinh.

Trời vẫn còn mờ tối. Trên ban công của căn nhà chung cư cũ bên kia, tiếng chim hoạ mi vẫn không ngừng hót. Nửa đêm về sáng nào con họa mi ở đây cũng hót.

Free web counters

21/7/07

KHI NGƯỜI TA TRẺ



Tình cờ đọc được bài này bên blog của Zoom-News, xin phép mang sang đây để các bạn cùng tham khảo. Tác giả bài viết tham gia dàn dựng show diễn "Nối vòng Việt Nam" của Khánh Hà.

Sáng chưa say giấc ngủ bù thì có một trang báo làm đánh thức giữa chừng. Ăn sáng với cái bài báo của Quỳnh Nguyễn báo Tuổi Trẻ. Bài báo này phân tích nhiều về màn hình, phân tích nhiều về việc cái nghe bị cái nhìn lấn lướt, phân tích về giá trị của vé không làm người bỏ tiền ra tiếc nuối...vâng vâng và vâng vâng...

http://www3.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=210658&ChannelID=10

Đọc xong ăn sáng thấy mắc nghẹn, mắc nghẹn không phải vì bài báo này hay làm mình súc động. Mắc nghẹn không phải vì buồn là mình làm ẩu, dở mà nghẹn vì tức. Mắc nghẹn cho cách viết một mẫu tin không phải tin, bình chẳng phải bình, chung chung đến ngạt thở, mâu thuẫn đến kinh hồn.

Khán giả cảm thấy không tiếc cho số tiền bỏ ra khi mua vé... vậy thì điều gì khiến cho cái điều vừa lòng ấy? tác giả lại mượn cái chuyện sức hút của ca sĩ ư? Chỉ chừng đó thôi cũng đủ thấy cái tâm của người viết bài điểm âm về đạo lý uống nước nhớ nguồn rồi.

Tôi không tự kêu ca về công của mình, nhưng chí ít cũng phải hiểu rằng điều gì khiến cho sự tổng thể trọn vẹn ít ra cũng được trên điểm trung bình? Đó là chưa nghĩ đến hàng trăm con người khác phải lao động ngày đêm sau cánh gà. Tức cho cái cô phóng viên còn nhỏ tuổi này luôn lấy cái quyền lực của mình là được thông tin lên đại chúng để mà muốn nói gì thì nói. Tức cho cái nội dung viết chán đến mức không còn đề tài gì để nói mà phải nhai đi nhai lại cái điệp khúc chuyện nghe, chuyện nhìn.

Cách đây vài năm cũng cái đề tài này, tác giả này phân tích mượn Duyên Dáng Việt nam để làm dẫn chứng bình phẩm cho chuyện nghe, chuyện nhìn của show... sau bao năm tưởng đâu có nhiều cái nhìn mới, ý tưởng mới, hóa ra cũng vậy chẳng có gì gọi là thay đổi.

Tôi thiết nghĩ nhà báo này có biết được sự tổng thể là gì của một show diễn? Chuyện hình ảnh và âm thanh tương trợ lẫn nhau như thế nào trong cái thế giới hiện đại, tương tác lẫn nhau trong công nghệ giải trí?

Giá mà cô ấy hiểu được rằng những thước vải trong phim Thập Diện Mai Phục của Trương Nghệ Mưu mạnh mẽ đến nhường nào là do bởi sự hỗ trợ của âm thanh? Hay những âm thanh của Broad Way nếu không có những màn trình diễn của phương tiện kỹ thuật hỗ trợ hay những cú xoẹt chân của vũ công thì những âm thanh lạ ấy xem như đổ sông đổ biển đi rồi.

Thôi thì quyền của cá nhân muốn nhìn góc độ nào cũng được chỉ có điều cái cá nhân ấy chớ nên mượn mặt báo để làm chính kiến của cộng đồng. Vả lại tôi hơi ngạc nhiên về một người cầm bút trẻ tuổi lại thiếu sự lễ độ cần thiết với người lớn khi ví ca sĩ Tuấn Ngọc như “Cái trụ đèn” của những lần về Việt Nam biểu diễn trước đây.

Nếu tôi còn trẻ việc tôi được gia đình giáo dục trước tiên đó là sự lễ phép của người Phương Đông rồi sau mới là sự phá cách, sáng tạo trên nền tản của người có giáo dục. Thôi thì tức vì cách dùng từ của trẻ con khi không lễ phép với người lớn...gọi điện thọai xem sự thể ra sao...phone tắt máy...

Lát sau một số anh chị phóng viên khác của báo Phụ Nữ, Người lao Động, Công Giáo dân Tộc….gọi điện thọai hỏi thăm về "chuyện lạ trong ngày" của phóng viên Quỳnh Nguyễn. tôi trả lời, có lẽ cô ấy chưa ngũ dậy.

Tôi đành nhắn tin..."Bài viết quá xuất sắc sao không mở phone để nghe những lời khen" (?) Im lặng... Lát sau tôi gọi lại...chuông đổ đầu dây bên kia…nhưng im thin thít.


Tôi chợt nhớ lại có một bài báo trước đây đã từng phỏng vấn tôi về chuyện lắng nghe ý kiến của người khác. Tôi trả lời - Nghề của tôi sợ nhất chuyện đẻo cày giữa chợ. Tuy nhiên nói như vậy không phải là không biết lắng nghe.

Và hãy tự ví ý kiến của mọi người như một chiếc gương soi. Nếu gương dơ thì mặt ta sẽ bẩn. Nếu gương sạch thì mặt ta sáng sủa hơn nhiều. Trong trường hợp này gương chẳng những bẩn mà còn bị hoen ố mất cả chất men tráng thủy đi rồi.

Đêm về lướt blog thấy mốc meo đến kinh khủng. mọi người vào la hét cho chuyện im thin thít của những entry. Và vô cùng thú vị, bất ngờ khi nhìn thấy một nhóm có tên là Ice Group đã đến xem chương trình và chụp được những tấm ảnh thật là đẹp. Quả là người trong cuộc đâu phải lúc nào cũng có những tư liệu quí giá như thế này đâu.

Vì thời gian diễn ra đêm diễn tay phải của tôi cho chuột máy tính, tay trái nghe bộ đàm.

Mắt nhìn chăm chăm lên những chi tiết nhỏ nhất đang bao bọc lấy ca sĩ.

Tai thì phải lắng nghe xem những nhạc cụ chính có được đúng hòa âm không.

Miệng thì liên hồi trả lời những thông tin bên dưới hậu đài thì lấy đâu ra cái còn thừa để mà ghi lại những tấm ảnh làm kỷ niệm... cho nên việc tư liệu ngẫu nhiên như thế này quả là đáng giá vô cùng.

Xin cám ơn những người bạn Blog, xin cảm ơn Ice Group.


Free hit counters

20/7/07

ĐA NHÀ



Vào làm báo được hai tháng mới gặp mặt với ông Tổng biên tập. Hồi đó, toà soạn chính đặt ở CQTT tại TPHCM, còn toà soạn Hà Nội lại hoạt động như một CQTT. Ông TBT do vậy chủ yếu ở Sài Gòn, tháng rưỡi hai tháng mới đảo qua Hà Nội.

Tôi gặp ông trên cầu thang từ tầng một lên tầng hai. Ông đi ở trên xuống, khuôn mặt xương xương, tóc hất ngược ra đằng sau, cặp mắt anh minh nhìn tôi từ đầu xuống chân đầy dò xét. Anh chàng phóng viên tóc dài chấm vai, đeo balô là tôi nhìn lại ông đầy ái ngại.

- Cưng là phóng viên mới đó hả? - ông hỏi trìu mến.
- Dạ, thưa chú. Chú mới ra ạ?
- Ờ, qua mới ra. Qua có đọc mấy bài viết của cưng. Được đó.
- Dạ...

Ông nắm vai tôi lắc lắc:

- Cứ như vậy nghe. À mà cưng có ziết thơ không vậy?

Câu hỏi của ông khiến tôi chột dạ. Nghe nói ông này mê văn thơ lắm. Thích lăn lóc một nữ văn sĩ rất cá tính với một loạt truyện ngắn tung hê mọi giá trị và những tuyên ngôn to tát.

Biết trả lời sao đây?

Mình đang đứng trước mặt một nhà báo lão làng và ông ấy hỏi mình có làm thơ không? Mình không làm thơ, nếu nói không mà ông ấy thích thơ thì sao? Nhưng nói có, mà ông ấy bập vào thơ ca thì mình toi. Thôi cứ nói thật là tốt nhất.

- Dạ, thưa chú, cháu không làm thơ ạ.

Ông cười ha hả, đập tay vào vai tôi: - Được, thế thì tốt. Cưng nhớ nghe: Ziết báo làm thơ là hai ziệc khác nhau. Cưng mà làm thơ là qua đuổi ziệc đó nghe!

...Từ đó đến nay đã 15 năm! Bao giờ tôi cũng nhớ lời ông làm báo thì chớ có làm thơ. Và nguyên tắc đó đã giúp tôi rất nhiều trong nghề nghiệp.

Nhưng cái nguyên tắc này có lẽ chỉ có tác dụng với tôi, chứ việc làm báo viết thơ song hành ở rất nhiều đồng nghiệp. Chẳng hạn như Tiên sinh Ngô Mai Phong. Viết phóng sự hay mà viết thơ thì cực hay luôn. Nhưng Ngô Tiên sinh rất tỉnh táo, chưa bao giờ có ý định in một tập thơ khi vẫn còn đang làm báo.

Có lần đi họp báo, gặp một anh bạn đồng nghiệp. Họp được chừng 20 phút thì bác bấm tay: "Thôi họp thêm làm đếch gì chú. Đi uống cà phê với anh".


Cuộc họp cũng chán, nên đánh bài chuồn là thượng sách. Nghĩ vậy nên đi với bác.

Ra quán cà phê, bác bắt đầu bàn về thơ, rồi đọc những bài thơ mới nhất mà bác vừa sáng tác. Mắt bác long lanh như lên đồng, những câu thơ ào ào tuôn chảy phá tan không gian yên tĩnh của quán cà phê buổi sáng.

Rồi đến lúc cao trào, bác bật khóc nức nở... Bà chủ quán tỏ vẻ khó chịu vì hai ông khách kỳ dị đuổi hết khách khỏi quán của bà.

Về nhà vô tình giở các card của bác ra xem, thấy ghi: Nhà thơ, nhà báo... Chết thật, danh "nhà thơ" bác đặt trước danh "nhà báo" cơ mà. Hèn nào...

Một lần khác đi ăn đám cưới, gặp ngay một bác danh nổi như cồn. Bác hỏi thăm một anh bạn đồng nghiệp cực kỳ nổi tiếng ở báo mình rồi nhắn: "Chú nói với thằng Y anh mời nó đến nhà chơi nhé. Anh mời luôn cả chú nữa. Đây card của anh đây".

Đọc card của bác mà phát hoảng. Vô số nhà...

Mới đây tình cờ đọc phỏng vấn của một bác khả kính khác. Thấy phần giới thiệu trước tên của bác hơi dài với đến ba danh xưng... Nhưng trên thực tế thì bác còn "đa nhà" hơn nhiều.

Ngồi tám với mấy đồng nghiệp, sao các bác ấy giỏi thế nhỉ? Phân thân thế nào mà "đa nhà" thế? Mấy anh bạn cười:

- Ông cũng đa nhà đấy thôi!
- Tôi ấy à? Đa gì? Chỉ có làm báo thôi chứ có làm gì nữa đâu?
- Oài, thì ông viết blog, "nhà blog" chứ còn nhà gì!

Hì hì. Đúng quá, thế hoá ra mình cũng "đa nhà"!?!


free hit counters
Free web counter

19/7/07

ĐỪNG MANG STRESS VỀ NHÀ!



- Này, ông còn đó không?

- Còn, tối nay tôi trực mà.

- Chán quá, mọi việc cứ rối tung cả lên...


- Sao, lại có chuyện gì mới à?


- Không, thì vẫn những chuyện cũ thôi. Sao mà tuần này lắm chuyện thế không biết!

- Ừ, làm nhiều thì cơ hội hỏng việc cũng nhiều hơn.

- Nhưng những tuần trước có thế này đâu? Khối lượng công việc cũng vẫn thế, vẫn những con người đấy. Thế mà lại hỏng...

- Không sao, tuần sau sẽ không thế nữa. Công việc cứ ngon trớn một thời gian, thì rồi lại có trục trặc. Vì sắp xếp thế nào, thì cũng có những bất cập. Đến một lúc nào đó bất cập tích tụ lại và bục ra. Điều đó có nghĩa là đã đến lúc phải thay đổi cái gì đó, sắp xếp lại một trật tự mới...

- Đã tự nhủ mình rồi là thôi, đến tuổi này không còn ham hố gì nữa, thì cũng nên calm down để mà enjoy peaceful life. Muốn vất tất cả quá...

- Không vất được đâu!

- Ừ, thế cho nên lại càng chán. Đâm đầu vào những việc này làm gì chứ. Chỉ tổ đau đầu và stress.

- Thôi đi về đi, còn ngồi đây làm gì? Qua Daewoo, rẽ vào sauna ngồi trong đó nửa tiếng cho thoải mái.

- Thôi phải về ăn cơm với chồng.

- Ờ, đành vậy.

- Giá mà được như thế nhỉ? Hay là gọi điện thoại báo cho ông ấy để đi sauna cái nhỉ?

- Gọi đi. Nên xả hết stress đi. Mang nó về nhà làm gì???

- Good idea. Cảm ơn ông đã nghe tôi từ nãy đến giờ. Thôi, tôi về đây. Sáng mai mọi chuyện sẽ ổn thôi.

- Hope so.



Free web page counters

18/7/07

TIẾNG HÉT CỦA CHIẾN TRANH



Bố lên đường đi B, khi mình mới 2 tháng tuổi.

Hồi bé hãnh diện lắm, đi đâu cũng được mọi người khen: "Thằng bé ngoan nhỉ, con bộ đội đi B có khác". Trẻ con được khen bao giờ chẳng sướng.

9 tuổi, bố mới về, mất mấy ngày mới quen được với bố. Nhưng bố chỉ ở nhà nửa tháng rồi lại đi...

...Cứ như thế, thời gian sống với nhau không nhiều, nên hai bố con ít biết nhau, ít hiểu nhau. Thêm vào đó là sự mặc định của mâu thuẫn giữa cha và con. Người ta nói, thường cha con ít chịu hiểu nhau, trong khi ông cháu thường thân ái với nhau hơn, thường hiểu nhau hơn.

Bố thỉnh thoảng lại ngủ mê. Những tiếng kêu thét dữ dội. Có lần sáng ra hỏi: "Hôm qua bố mơ thấy gì mà hét to thế?". Bố trả lời: "Bố mê thấy sáng ra mở cửa vấp phải mấy cái xác chết nằm ở ngoài". "Kinh quá, sao lại có cơn mê quái ác như vậy nhỉ?"

Hai anh em ở tầng hai, bố ở tầng một. Nhưng cứ mỗi lần bố hét, bao giờ em trai cũng tỉnh giấc ngay và gọi: "Bố, bố!". Nghe tiếng nó, bao giờ bố cũng thoát khỏi cơn mê rất nhanh.

Rồi đến một ngày cầm được trên tay cuốn "Nỗi buồn chiến tranh". Đọc ngấu nghiến và và thấy mình lạc đi trong thế giới mộng mị của người lính thời hậu chiến.

Chợt nhận thấy bố trong nhân vật ấy. Chợt nhận thấy cơn ác mộng của bố sao mà giống cơn ác mộng hàng đêm vẫn săn đuổi người lính ấy.

Chợt hiểu ra rằng tại sao bao giờ em trai cũng tỉnh giấc rất nhanh mỗi khi bố hét.

Đơn giản thôi, em đã đi theo bố suốt những năm tháng chiến tranh. Em là một phần trong cơ thể bố đã phải chứng kiến tất cả những sự khủng khiếp của chiến tranh.

Giữa họ có sợi dây liên lạc vô hình, mà người ở lại hậu phương không thể có được.

Free blog counters

17/7/07

MÓN QUÀ CUỘC SỐNG



Có một chàng trai bị bệnh ung thư. Chàng mới 19 tuổi, nhưng có thể chết bất kì lúc nào vì căn bệnh quái ác này. Suốt ngày, chàng phải nằm trong nhà.

Do đó, chàng trai luôn mong ước được ra ngoài chơi, dù chỉ một lúc cũng được.

Sau rất nhiều lần năn nỉ, bố mẹ cậu cũng đồng ý. Chàng trai đi dọc theo con phố- con phố nhà mình mà vô cùng mới mẻ- từ cửa hàng này sang cửa hàng khác. Khi đi qua một cưả hàng bán CD nhạc, chàng trai nhìn qua cưả kính và thấy một cô gái. Cô gái rất xinh đẹp với một nụ cười hiền lành.- và chàng trai biết đó là "tình yêu từ ánh mắt đầu tiên". Chàng trai vào cửa hàng và lại gần bàn cô gái đang ngồi. Cô gái ngẩng lên hỏi :

- Tôi có thể giúp gì được cho anh?

Cô gái mỉm cười, và đó là nụ cười đẹp nhất mà chàng trai từng thấy.

- Ơ...chàng trai lúng túng.

- Tôi muốn mua một CD...

Chàng chỉ bừa một cái CD trên giá rồi trả tiền.

- Anh có cần tôi gói lại không? Cô gái hỏi, và lại mỉm cười.

Chàng gật đầu, cô gái đem chiếc CD vào trong.

Khi cô gái quay lại với chiếc CD đã được gói cẩn thận, chàng trai tần ngần cầm lấy và đi về.

Từ hôm đó, ngày nào chàng trai cũng tới cưả hàng, mua một chiếc CD và cô gái bán hàng lại gói cho anh.

Những chiếc CD đó, chàng đem về nhà và cất ngay vào tủ.

Anh rất ngại, không dám hỏi tên hay làm quen với cô gái.

Nhưng cuối cùng, mẹ anh cũng phát hiện ra việc này và khuyên anh cứ nên làm quen với cô gái xinh đẹp kia.

Ngày hôm sau, lấy hết can đảm, chàng trai lại đến cửa hàng bán CD. Khi cô gái đem chiếc CD vào trong để gói, anh đã để một mảnh giấy ghi tên và số điện thoại của mình lên bàn.

Rồi anh cầm chiếc CD đã được gói - như tất cả mọi ngày - đem về.

Vài ngày sau...

Reeeeeeeeeeeeeeng !!!

Mẹ chàng trai nhấc điện thoại :- "Alô?"

Đầu dây bên kia là cô gái ở cửa hàng bán CD. Cô xin gặp chàng trai nhưng bà mẹ òa lên khóc :

- Cháu không biết sao? Nó đã mất rồi...hôm qua...

Im lặng một lúc. Cô gái xin lỗi, chia buồn rồi đặt máy.

Chiều hôm ấy, bà mẹ vào phòng cậu con trai.

Bà muốn sắp xếp lại quần áo cuả cậu, nên đã mở cửa tủ.

Bà sững người khi nhìn thấy hàng chồng, hàng chồng CD được gói bọc cẩn thận, chưa hề được mở.

Bà mẹ rất ngạc nhiên, cầm một cái lên, mở ra xem.

Bên trong lớp giấy bọc là một chiếc CD cùng với một mảnh giấy ghi : "Chào anh, anh dễ thương lắm - Jacelyn"

Bà mẹ mở thêm một cái nữa..

Lại thêm một mảnh giấy ghi : "Chào anh, anh khoẻ không? Mình làm bạn nhé? - Jacelyn"

Một cái nữa, thêm nữa... trong mỗi cái CD là một mảnh giấy.....


Trong mỗi cử chỉ đều có thể tiềm ẩn một món quà. Giá như chúng ta đừng ngần ngại mở tất cả những món quà mà cuộc sống đem lại.

*****

Tôi lấy câu chuyện này từ blog của một cô gái đang chống chọi với căn bệnh ung thư. Cô khác với chàng trai rụt rè kia. Hàng ngày, cô vẫn mở cửa bình thản đón nhận cuộc sống ùa vào.

Trong một entry khác cô viết:

Đổi màu thème!

Hóa ra để nền màu đen thì nhìn mọi chữ nghĩa hình ảnh lại rõ nét hơn hẳn!

Đôi khi trong đau khổ, tăm tối, người ta mới nhìn thấy rõ được những điều tươi sáng và đẹp đẽ..

Right?

Vâng, cô đang chấp nhận thua thiệt để nhìn đời thật tươi sáng và đẹp đẽ.

Tôi đã từng muốn công khai blog của cô, để bạn bè biết đến cô nhiều hơn. Nhưng cô muốn tự mình đứng bên ô cửa sổ nhìn ra khoảng trời bao la và rộn rã bên ngoài.

Cầu mong cô bình an.


Free counters
 

VMC Copyright © 2009 | Power by Blogger | Template redesigned by Lý Minh Triết