Vào làm báo được hai tháng mới gặp mặt với ông Tổng biên tập. Hồi đó, toà soạn chính đặt ở CQTT tại TPHCM, còn toà soạn Hà Nội lại hoạt động như một CQTT. Ông TBT do vậy chủ yếu ở Sài Gòn, tháng rưỡi hai tháng mới đảo qua Hà Nội.
Tôi gặp ông trên cầu thang từ tầng một lên tầng hai. Ông đi ở trên xuống, khuôn mặt xương xương, tóc hất ngược ra đằng sau, cặp mắt anh minh nhìn tôi từ đầu xuống chân đầy dò xét. Anh chàng phóng viên tóc dài chấm vai, đeo balô là tôi nhìn lại ông đầy ái ngại.
- Cưng là phóng viên mới đó hả? - ông hỏi trìu mến.
- Dạ, thưa chú. Chú mới ra ạ?
- Ờ, qua mới ra. Qua có đọc mấy bài viết của cưng. Được đó.
- Dạ...
Ông nắm vai tôi lắc lắc:
- Cứ như vậy nghe. À mà cưng có ziết thơ không vậy?
Câu hỏi của ông khiến tôi chột dạ. Nghe nói ông này mê văn thơ lắm. Thích lăn lóc một nữ văn sĩ rất cá tính với một loạt truyện ngắn tung hê mọi giá trị và những tuyên ngôn to tát.
Biết trả lời sao đây?
Mình đang đứng trước mặt một nhà báo lão làng và ông ấy hỏi mình có làm thơ không? Mình không làm thơ, nếu nói không mà ông ấy thích thơ thì sao? Nhưng nói có, mà ông ấy bập vào thơ ca thì mình toi. Thôi cứ nói thật là tốt nhất.
- Dạ, thưa chú, cháu không làm thơ ạ.
Ông cười ha hả, đập tay vào vai tôi: - Được, thế thì tốt. Cưng nhớ nghe: Ziết báo làm thơ là hai ziệc khác nhau. Cưng mà làm thơ là qua đuổi ziệc đó nghe!
...Từ đó đến nay đã 15 năm! Bao giờ tôi cũng nhớ lời ông làm báo thì chớ có làm thơ. Và nguyên tắc đó đã giúp tôi rất nhiều trong nghề nghiệp.
Nhưng cái nguyên tắc này có lẽ chỉ có tác dụng với tôi, chứ việc làm báo viết thơ song hành ở rất nhiều đồng nghiệp. Chẳng hạn như Tiên sinh Ngô Mai Phong. Viết phóng sự hay mà viết thơ thì cực hay luôn. Nhưng Ngô Tiên sinh rất tỉnh táo, chưa bao giờ có ý định in một tập thơ khi vẫn còn đang làm báo.
Có lần đi họp báo, gặp một anh bạn đồng nghiệp. Họp được chừng 20 phút thì bác bấm tay: "Thôi họp thêm làm đếch gì chú. Đi uống cà phê với anh".
Cuộc họp cũng chán, nên đánh bài chuồn là thượng sách. Nghĩ vậy nên đi với bác.
Ra quán cà phê, bác bắt đầu bàn về thơ, rồi đọc những bài thơ mới nhất mà bác vừa sáng tác. Mắt bác long lanh như lên đồng, những câu thơ ào ào tuôn chảy phá tan không gian yên tĩnh của quán cà phê buổi sáng.
Rồi đến lúc cao trào, bác bật khóc nức nở... Bà chủ quán tỏ vẻ khó chịu vì hai ông khách kỳ dị đuổi hết khách khỏi quán của bà.
Về nhà vô tình giở các card của bác ra xem, thấy ghi: Nhà thơ, nhà báo... Chết thật, danh "nhà thơ" bác đặt trước danh "nhà báo" cơ mà. Hèn nào...
Một lần khác đi ăn đám cưới, gặp ngay một bác danh nổi như cồn. Bác hỏi thăm một anh bạn đồng nghiệp cực kỳ nổi tiếng ở báo mình rồi nhắn: "Chú nói với thằng Y anh mời nó đến nhà chơi nhé. Anh mời luôn cả chú nữa. Đây card của anh đây".
Đọc card của bác mà phát hoảng. Vô số nhà...
Mới đây tình cờ đọc phỏng vấn của một bác khả kính khác. Thấy phần giới thiệu trước tên của bác hơi dài với đến ba danh xưng... Nhưng trên thực tế thì bác còn "đa nhà" hơn nhiều.
Ngồi tám với mấy đồng nghiệp, sao các bác ấy giỏi thế nhỉ? Phân thân thế nào mà "đa nhà" thế? Mấy anh bạn cười:
- Ông cũng đa nhà đấy thôi!
- Tôi ấy à? Đa gì? Chỉ có làm báo thôi chứ có làm gì nữa đâu?
- Oài, thì ông viết blog, "nhà blog" chứ còn nhà gì!
Hì hì. Đúng quá, thế hoá ra mình cũng "đa nhà"!?!
Tôi gặp ông trên cầu thang từ tầng một lên tầng hai. Ông đi ở trên xuống, khuôn mặt xương xương, tóc hất ngược ra đằng sau, cặp mắt anh minh nhìn tôi từ đầu xuống chân đầy dò xét. Anh chàng phóng viên tóc dài chấm vai, đeo balô là tôi nhìn lại ông đầy ái ngại.
- Cưng là phóng viên mới đó hả? - ông hỏi trìu mến.
- Dạ, thưa chú. Chú mới ra ạ?
- Ờ, qua mới ra. Qua có đọc mấy bài viết của cưng. Được đó.
- Dạ...
Ông nắm vai tôi lắc lắc:
- Cứ như vậy nghe. À mà cưng có ziết thơ không vậy?
Câu hỏi của ông khiến tôi chột dạ. Nghe nói ông này mê văn thơ lắm. Thích lăn lóc một nữ văn sĩ rất cá tính với một loạt truyện ngắn tung hê mọi giá trị và những tuyên ngôn to tát.
Biết trả lời sao đây?
Mình đang đứng trước mặt một nhà báo lão làng và ông ấy hỏi mình có làm thơ không? Mình không làm thơ, nếu nói không mà ông ấy thích thơ thì sao? Nhưng nói có, mà ông ấy bập vào thơ ca thì mình toi. Thôi cứ nói thật là tốt nhất.
- Dạ, thưa chú, cháu không làm thơ ạ.
Ông cười ha hả, đập tay vào vai tôi: - Được, thế thì tốt. Cưng nhớ nghe: Ziết báo làm thơ là hai ziệc khác nhau. Cưng mà làm thơ là qua đuổi ziệc đó nghe!
...Từ đó đến nay đã 15 năm! Bao giờ tôi cũng nhớ lời ông làm báo thì chớ có làm thơ. Và nguyên tắc đó đã giúp tôi rất nhiều trong nghề nghiệp.
Nhưng cái nguyên tắc này có lẽ chỉ có tác dụng với tôi, chứ việc làm báo viết thơ song hành ở rất nhiều đồng nghiệp. Chẳng hạn như Tiên sinh Ngô Mai Phong. Viết phóng sự hay mà viết thơ thì cực hay luôn. Nhưng Ngô Tiên sinh rất tỉnh táo, chưa bao giờ có ý định in một tập thơ khi vẫn còn đang làm báo.
Có lần đi họp báo, gặp một anh bạn đồng nghiệp. Họp được chừng 20 phút thì bác bấm tay: "Thôi họp thêm làm đếch gì chú. Đi uống cà phê với anh".
Cuộc họp cũng chán, nên đánh bài chuồn là thượng sách. Nghĩ vậy nên đi với bác.
Ra quán cà phê, bác bắt đầu bàn về thơ, rồi đọc những bài thơ mới nhất mà bác vừa sáng tác. Mắt bác long lanh như lên đồng, những câu thơ ào ào tuôn chảy phá tan không gian yên tĩnh của quán cà phê buổi sáng.
Rồi đến lúc cao trào, bác bật khóc nức nở... Bà chủ quán tỏ vẻ khó chịu vì hai ông khách kỳ dị đuổi hết khách khỏi quán của bà.
Về nhà vô tình giở các card của bác ra xem, thấy ghi: Nhà thơ, nhà báo... Chết thật, danh "nhà thơ" bác đặt trước danh "nhà báo" cơ mà. Hèn nào...
Một lần khác đi ăn đám cưới, gặp ngay một bác danh nổi như cồn. Bác hỏi thăm một anh bạn đồng nghiệp cực kỳ nổi tiếng ở báo mình rồi nhắn: "Chú nói với thằng Y anh mời nó đến nhà chơi nhé. Anh mời luôn cả chú nữa. Đây card của anh đây".
Đọc card của bác mà phát hoảng. Vô số nhà...
Mới đây tình cờ đọc phỏng vấn của một bác khả kính khác. Thấy phần giới thiệu trước tên của bác hơi dài với đến ba danh xưng... Nhưng trên thực tế thì bác còn "đa nhà" hơn nhiều.
Ngồi tám với mấy đồng nghiệp, sao các bác ấy giỏi thế nhỉ? Phân thân thế nào mà "đa nhà" thế? Mấy anh bạn cười:
- Ông cũng đa nhà đấy thôi!
- Tôi ấy à? Đa gì? Chỉ có làm báo thôi chứ có làm gì nữa đâu?
- Oài, thì ông viết blog, "nhà blog" chứ còn nhà gì!
Hì hì. Đúng quá, thế hoá ra mình cũng "đa nhà"!?!
0 comments:
Đăng nhận xét