- Ly dị ngày xưa dễ, bây giờ khó - chị bạn đầu 4 của tôi phán trong bữa ăn trưa.
- Tôi nghĩ, ngày xưa khó hơn chứ. Ngày xưa còn dư luận xã hội, rồi đoàn thể hòa giải... Bây giờ xã hội coi ly dị là việc cá nhân. Ngay cả ban nữ công của cơ quan cũng không can thiệp, không vun vào nếu anh ả chán nhau.
- Không đâu ông ơi. Chính ngày xưa mới lại dễ đấy. Con người ta nếu thấy ai chen vào cuộc sống của mình, thường xù lông nhím lên để tự vệ và cương quyết làm theo cách của mình. Nói thật nhé, người ta ai cũng mang trong mình cái tính con vích, chỉ có ít hay nhiều mà thôi.
- Thế theo bà thì tại sao bây giờ lại khó?
- Vì bây giờ không ai xía vào chuyện riêng của ai nữa. Anh ả phải tự quyết định, thế là khó.
- Không thuyết phục. Để được tự do, con người ta có thể rũ bỏ tất cả.
- Đấy là lý thuyết thôi. Thực tế không giống thế một chút nào. Tôi phải nói để ông nghe: rất ít người dám chấp nhận rũ bỏ tất cả.
- Tại sao?
- Tại vì không ai muốn thất bại, không ai muốn mất mát, không ai muốn thua chị kém em.
- Nói rõ hơn đi.
- Đây, ngày xưa, tài sản của các cặp vợ chồng chỉ là chổi cùn rế rách. Nói một cách văn vẻ là gia sản lớn nhất là những đứa con. Nhưng tôi nói với ông, chia con là dễ nhất. Vì thế nên các cặp vợ chồng hầu như chẳng mất gì sau vụ ly dị. Đã thế lại mất gông cùm xiềng xích và được tự do. Cho nên ly dị không phải là việc khiến người ta phải đau đầu.
- Thế hôm nay thì sao?
- Hôm nay ấy à? Hôm nay mà ly dị thì phải chia đất chia cát, chia xe chia cộ, chia nhà chia cửa, chia tài sản chia cổ phiếu. Tóm lại là chia ti tỉ thứ. Mà chia tức là mất. Nhiều anh nhiều chị chán phèo nhau ra rồi, nhưng thấy ly dị tốn kém quá, nên thôi, quay ra làm lành nhau, mang danh sống vì con cái ra để tiếp tục sống chung dưới một mái nhà.
- Chẳng nhẽ chỉ vì mỗi lý do vật chất thôi sao?
- Tất nhiên, còn cả lý do áp lực dư luận nữa. Quan niệm xã hội bắt đầu thay đổi và cho rằng anh chỉ là người thành đạt, nếu gia đình anh yên ấm. Cũng chính vì thế mà nhiều ông bà chủ tịch hội đồng hay tổng giám đốc các công ty các tập đoàn cố gắng thu xếp gia đình để mà tiếp tục giữ vững vị trí.
- Cũng chưa đến mức ý đâu.
- Đúng là chưa đến mức ý, nhưng bắt đầu có xu hướng như vậy. Nhưng tôi vẫn muốn nhắc lại với ông là nếu để thằng đàn ông và con đàn bà tự quyết định cuộc hôn nhân mà không có Hội Phụ nữ, tổ hòa giải phường chen vào, thì 90% là anh chị tự nguyện ngồi lại "trại giam cuộc đời". Ông cứ thử để ý xem tôi nói có đúng không?
- Tôi nghĩ, ngày xưa khó hơn chứ. Ngày xưa còn dư luận xã hội, rồi đoàn thể hòa giải... Bây giờ xã hội coi ly dị là việc cá nhân. Ngay cả ban nữ công của cơ quan cũng không can thiệp, không vun vào nếu anh ả chán nhau.
- Không đâu ông ơi. Chính ngày xưa mới lại dễ đấy. Con người ta nếu thấy ai chen vào cuộc sống của mình, thường xù lông nhím lên để tự vệ và cương quyết làm theo cách của mình. Nói thật nhé, người ta ai cũng mang trong mình cái tính con vích, chỉ có ít hay nhiều mà thôi.
- Thế theo bà thì tại sao bây giờ lại khó?
- Vì bây giờ không ai xía vào chuyện riêng của ai nữa. Anh ả phải tự quyết định, thế là khó.
- Không thuyết phục. Để được tự do, con người ta có thể rũ bỏ tất cả.
- Đấy là lý thuyết thôi. Thực tế không giống thế một chút nào. Tôi phải nói để ông nghe: rất ít người dám chấp nhận rũ bỏ tất cả.
- Tại sao?
- Tại vì không ai muốn thất bại, không ai muốn mất mát, không ai muốn thua chị kém em.
- Nói rõ hơn đi.
- Đây, ngày xưa, tài sản của các cặp vợ chồng chỉ là chổi cùn rế rách. Nói một cách văn vẻ là gia sản lớn nhất là những đứa con. Nhưng tôi nói với ông, chia con là dễ nhất. Vì thế nên các cặp vợ chồng hầu như chẳng mất gì sau vụ ly dị. Đã thế lại mất gông cùm xiềng xích và được tự do. Cho nên ly dị không phải là việc khiến người ta phải đau đầu.
- Thế hôm nay thì sao?
- Hôm nay ấy à? Hôm nay mà ly dị thì phải chia đất chia cát, chia xe chia cộ, chia nhà chia cửa, chia tài sản chia cổ phiếu. Tóm lại là chia ti tỉ thứ. Mà chia tức là mất. Nhiều anh nhiều chị chán phèo nhau ra rồi, nhưng thấy ly dị tốn kém quá, nên thôi, quay ra làm lành nhau, mang danh sống vì con cái ra để tiếp tục sống chung dưới một mái nhà.
- Chẳng nhẽ chỉ vì mỗi lý do vật chất thôi sao?
- Tất nhiên, còn cả lý do áp lực dư luận nữa. Quan niệm xã hội bắt đầu thay đổi và cho rằng anh chỉ là người thành đạt, nếu gia đình anh yên ấm. Cũng chính vì thế mà nhiều ông bà chủ tịch hội đồng hay tổng giám đốc các công ty các tập đoàn cố gắng thu xếp gia đình để mà tiếp tục giữ vững vị trí.
- Cũng chưa đến mức ý đâu.
- Đúng là chưa đến mức ý, nhưng bắt đầu có xu hướng như vậy. Nhưng tôi vẫn muốn nhắc lại với ông là nếu để thằng đàn ông và con đàn bà tự quyết định cuộc hôn nhân mà không có Hội Phụ nữ, tổ hòa giải phường chen vào, thì 90% là anh chị tự nguyện ngồi lại "trại giam cuộc đời". Ông cứ thử để ý xem tôi nói có đúng không?
0 comments:
Đăng nhận xét