Tình cờ đọc được bài này bên blog của Zoom-News, xin phép mang sang đây để các bạn cùng tham khảo. Tác giả bài viết tham gia dàn dựng show diễn "Nối vòng Việt Nam" của Khánh Hà.
Sáng chưa say giấc ngủ bù thì có một trang báo làm đánh thức giữa chừng. Ăn sáng với cái bài báo của Quỳnh Nguyễn báo Tuổi Trẻ. Bài báo này phân tích nhiều về màn hình, phân tích nhiều về việc cái nghe bị cái nhìn lấn lướt, phân tích về giá trị của vé không làm người bỏ tiền ra tiếc nuối...vâng vâng và vâng vâng...
Sáng chưa say giấc ngủ bù thì có một trang báo làm đánh thức giữa chừng. Ăn sáng với cái bài báo của Quỳnh Nguyễn báo Tuổi Trẻ. Bài báo này phân tích nhiều về màn hình, phân tích nhiều về việc cái nghe bị cái nhìn lấn lướt, phân tích về giá trị của vé không làm người bỏ tiền ra tiếc nuối...vâng vâng và vâng vâng...
http://www3.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=210658&ChannelID=10
Đọc xong ăn sáng thấy mắc nghẹn, mắc nghẹn không phải vì bài báo này hay làm mình súc động. Mắc nghẹn không phải vì buồn là mình làm ẩu, dở mà nghẹn vì tức. Mắc nghẹn cho cách viết một mẫu tin không phải tin, bình chẳng phải bình, chung chung đến ngạt thở, mâu thuẫn đến kinh hồn.
Khán giả cảm thấy không tiếc cho số tiền bỏ ra khi mua vé... vậy thì điều gì khiến cho cái điều vừa lòng ấy? tác giả lại mượn cái chuyện sức hút của ca sĩ ư? Chỉ chừng đó thôi cũng đủ thấy cái tâm của người viết bài điểm âm về đạo lý uống nước nhớ nguồn rồi.
Tôi không tự kêu ca về công của mình, nhưng chí ít cũng phải hiểu rằng điều gì khiến cho sự tổng thể trọn vẹn ít ra cũng được trên điểm trung bình? Đó là chưa nghĩ đến hàng trăm con người khác phải lao động ngày đêm sau cánh gà. Tức cho cái cô phóng viên còn nhỏ tuổi này luôn lấy cái quyền lực của mình là được thông tin lên đại chúng để mà muốn nói gì thì nói. Tức cho cái nội dung viết chán đến mức không còn đề tài gì để nói mà phải nhai đi nhai lại cái điệp khúc chuyện nghe, chuyện nhìn.
Cách đây vài năm cũng cái đề tài này, tác giả này phân tích mượn Duyên Dáng Việt nam để làm dẫn chứng bình phẩm cho chuyện nghe, chuyện nhìn của show... sau bao năm tưởng đâu có nhiều cái nhìn mới, ý tưởng mới, hóa ra cũng vậy chẳng có gì gọi là thay đổi.
Tôi thiết nghĩ nhà báo này có biết được sự tổng thể là gì của một show diễn? Chuyện hình ảnh và âm thanh tương trợ lẫn nhau như thế nào trong cái thế giới hiện đại, tương tác lẫn nhau trong công nghệ giải trí?
Giá mà cô ấy hiểu được rằng những thước vải trong phim Thập Diện Mai Phục của Trương Nghệ Mưu mạnh mẽ đến nhường nào là do bởi sự hỗ trợ của âm thanh? Hay những âm thanh của Broad Way nếu không có những màn trình diễn của phương tiện kỹ thuật hỗ trợ hay những cú xoẹt chân của vũ công thì những âm thanh lạ ấy xem như đổ sông đổ biển đi rồi.
Thôi thì quyền của cá nhân muốn nhìn góc độ nào cũng được chỉ có điều cái cá nhân ấy chớ nên mượn mặt báo để làm chính kiến của cộng đồng. Vả lại tôi hơi ngạc nhiên về một người cầm bút trẻ tuổi lại thiếu sự lễ độ cần thiết với người lớn khi ví ca sĩ Tuấn Ngọc như “Cái trụ đèn” của những lần về Việt Nam biểu diễn trước đây.
Nếu tôi còn trẻ việc tôi được gia đình giáo dục trước tiên đó là sự lễ phép của người Phương Đông rồi sau mới là sự phá cách, sáng tạo trên nền tản của người có giáo dục. Thôi thì tức vì cách dùng từ của trẻ con khi không lễ phép với người lớn...gọi điện thọai xem sự thể ra sao...phone tắt máy...
Lát sau một số anh chị phóng viên khác của báo Phụ Nữ, Người lao Động, Công Giáo dân Tộc….gọi điện thọai hỏi thăm về "chuyện lạ trong ngày" của phóng viên Quỳnh Nguyễn. tôi trả lời, có lẽ cô ấy chưa ngũ dậy.
Tôi đành nhắn tin..."Bài viết quá xuất sắc sao không mở phone để nghe những lời khen" (?) Im lặng... Lát sau tôi gọi lại...chuông đổ đầu dây bên kia…nhưng im thin thít.
Tôi chợt nhớ lại có một bài báo trước đây đã từng phỏng vấn tôi về chuyện lắng nghe ý kiến của người khác. Tôi trả lời - Nghề của tôi sợ nhất chuyện đẻo cày giữa chợ. Tuy nhiên nói như vậy không phải là không biết lắng nghe.
Và hãy tự ví ý kiến của mọi người như một chiếc gương soi. Nếu gương dơ thì mặt ta sẽ bẩn. Nếu gương sạch thì mặt ta sáng sủa hơn nhiều. Trong trường hợp này gương chẳng những bẩn mà còn bị hoen ố mất cả chất men tráng thủy đi rồi.
Đêm về lướt blog thấy mốc meo đến kinh khủng. mọi người vào la hét cho chuyện im thin thít của những entry. Và vô cùng thú vị, bất ngờ khi nhìn thấy một nhóm có tên là Ice Group đã đến xem chương trình và chụp được những tấm ảnh thật là đẹp. Quả là người trong cuộc đâu phải lúc nào cũng có những tư liệu quí giá như thế này đâu.
Vì thời gian diễn ra đêm diễn tay phải của tôi cho chuột máy tính, tay trái nghe bộ đàm.
Mắt nhìn chăm chăm lên những chi tiết nhỏ nhất đang bao bọc lấy ca sĩ.
Tai thì phải lắng nghe xem những nhạc cụ chính có được đúng hòa âm không.
Miệng thì liên hồi trả lời những thông tin bên dưới hậu đài thì lấy đâu ra cái còn thừa để mà ghi lại những tấm ảnh làm kỷ niệm... cho nên việc tư liệu ngẫu nhiên như thế này quả là đáng giá vô cùng.
Xin cám ơn những người bạn Blog, xin cảm ơn Ice Group.
Đọc xong ăn sáng thấy mắc nghẹn, mắc nghẹn không phải vì bài báo này hay làm mình súc động. Mắc nghẹn không phải vì buồn là mình làm ẩu, dở mà nghẹn vì tức. Mắc nghẹn cho cách viết một mẫu tin không phải tin, bình chẳng phải bình, chung chung đến ngạt thở, mâu thuẫn đến kinh hồn.
Khán giả cảm thấy không tiếc cho số tiền bỏ ra khi mua vé... vậy thì điều gì khiến cho cái điều vừa lòng ấy? tác giả lại mượn cái chuyện sức hút của ca sĩ ư? Chỉ chừng đó thôi cũng đủ thấy cái tâm của người viết bài điểm âm về đạo lý uống nước nhớ nguồn rồi.
Tôi không tự kêu ca về công của mình, nhưng chí ít cũng phải hiểu rằng điều gì khiến cho sự tổng thể trọn vẹn ít ra cũng được trên điểm trung bình? Đó là chưa nghĩ đến hàng trăm con người khác phải lao động ngày đêm sau cánh gà. Tức cho cái cô phóng viên còn nhỏ tuổi này luôn lấy cái quyền lực của mình là được thông tin lên đại chúng để mà muốn nói gì thì nói. Tức cho cái nội dung viết chán đến mức không còn đề tài gì để nói mà phải nhai đi nhai lại cái điệp khúc chuyện nghe, chuyện nhìn.
Cách đây vài năm cũng cái đề tài này, tác giả này phân tích mượn Duyên Dáng Việt nam để làm dẫn chứng bình phẩm cho chuyện nghe, chuyện nhìn của show... sau bao năm tưởng đâu có nhiều cái nhìn mới, ý tưởng mới, hóa ra cũng vậy chẳng có gì gọi là thay đổi.
Tôi thiết nghĩ nhà báo này có biết được sự tổng thể là gì của một show diễn? Chuyện hình ảnh và âm thanh tương trợ lẫn nhau như thế nào trong cái thế giới hiện đại, tương tác lẫn nhau trong công nghệ giải trí?
Giá mà cô ấy hiểu được rằng những thước vải trong phim Thập Diện Mai Phục của Trương Nghệ Mưu mạnh mẽ đến nhường nào là do bởi sự hỗ trợ của âm thanh? Hay những âm thanh của Broad Way nếu không có những màn trình diễn của phương tiện kỹ thuật hỗ trợ hay những cú xoẹt chân của vũ công thì những âm thanh lạ ấy xem như đổ sông đổ biển đi rồi.
Thôi thì quyền của cá nhân muốn nhìn góc độ nào cũng được chỉ có điều cái cá nhân ấy chớ nên mượn mặt báo để làm chính kiến của cộng đồng. Vả lại tôi hơi ngạc nhiên về một người cầm bút trẻ tuổi lại thiếu sự lễ độ cần thiết với người lớn khi ví ca sĩ Tuấn Ngọc như “Cái trụ đèn” của những lần về Việt Nam biểu diễn trước đây.
Nếu tôi còn trẻ việc tôi được gia đình giáo dục trước tiên đó là sự lễ phép của người Phương Đông rồi sau mới là sự phá cách, sáng tạo trên nền tản của người có giáo dục. Thôi thì tức vì cách dùng từ của trẻ con khi không lễ phép với người lớn...gọi điện thọai xem sự thể ra sao...phone tắt máy...
Lát sau một số anh chị phóng viên khác của báo Phụ Nữ, Người lao Động, Công Giáo dân Tộc….gọi điện thọai hỏi thăm về "chuyện lạ trong ngày" của phóng viên Quỳnh Nguyễn. tôi trả lời, có lẽ cô ấy chưa ngũ dậy.
Tôi đành nhắn tin..."Bài viết quá xuất sắc sao không mở phone để nghe những lời khen" (?) Im lặng... Lát sau tôi gọi lại...chuông đổ đầu dây bên kia…nhưng im thin thít.
Tôi chợt nhớ lại có một bài báo trước đây đã từng phỏng vấn tôi về chuyện lắng nghe ý kiến của người khác. Tôi trả lời - Nghề của tôi sợ nhất chuyện đẻo cày giữa chợ. Tuy nhiên nói như vậy không phải là không biết lắng nghe.
Và hãy tự ví ý kiến của mọi người như một chiếc gương soi. Nếu gương dơ thì mặt ta sẽ bẩn. Nếu gương sạch thì mặt ta sáng sủa hơn nhiều. Trong trường hợp này gương chẳng những bẩn mà còn bị hoen ố mất cả chất men tráng thủy đi rồi.
Đêm về lướt blog thấy mốc meo đến kinh khủng. mọi người vào la hét cho chuyện im thin thít của những entry. Và vô cùng thú vị, bất ngờ khi nhìn thấy một nhóm có tên là Ice Group đã đến xem chương trình và chụp được những tấm ảnh thật là đẹp. Quả là người trong cuộc đâu phải lúc nào cũng có những tư liệu quí giá như thế này đâu.
Vì thời gian diễn ra đêm diễn tay phải của tôi cho chuột máy tính, tay trái nghe bộ đàm.
Mắt nhìn chăm chăm lên những chi tiết nhỏ nhất đang bao bọc lấy ca sĩ.
Tai thì phải lắng nghe xem những nhạc cụ chính có được đúng hòa âm không.
Miệng thì liên hồi trả lời những thông tin bên dưới hậu đài thì lấy đâu ra cái còn thừa để mà ghi lại những tấm ảnh làm kỷ niệm... cho nên việc tư liệu ngẫu nhiên như thế này quả là đáng giá vô cùng.
Xin cám ơn những người bạn Blog, xin cảm ơn Ice Group.
0 comments:
Đăng nhận xét