Bố lên đường đi B, khi mình mới 2 tháng tuổi.
Hồi bé hãnh diện lắm, đi đâu cũng được mọi người khen: "Thằng bé ngoan nhỉ, con bộ đội đi B có khác". Trẻ con được khen bao giờ chẳng sướng.
9 tuổi, bố mới về, mất mấy ngày mới quen được với bố. Nhưng bố chỉ ở nhà nửa tháng rồi lại đi...
...Cứ như thế, thời gian sống với nhau không nhiều, nên hai bố con ít biết nhau, ít hiểu nhau. Thêm vào đó là sự mặc định của mâu thuẫn giữa cha và con. Người ta nói, thường cha con ít chịu hiểu nhau, trong khi ông cháu thường thân ái với nhau hơn, thường hiểu nhau hơn.
Bố thỉnh thoảng lại ngủ mê. Những tiếng kêu thét dữ dội. Có lần sáng ra hỏi: "Hôm qua bố mơ thấy gì mà hét to thế?". Bố trả lời: "Bố mê thấy sáng ra mở cửa vấp phải mấy cái xác chết nằm ở ngoài". "Kinh quá, sao lại có cơn mê quái ác như vậy nhỉ?"
Hai anh em ở tầng hai, bố ở tầng một. Nhưng cứ mỗi lần bố hét, bao giờ em trai cũng tỉnh giấc ngay và gọi: "Bố, bố!". Nghe tiếng nó, bao giờ bố cũng thoát khỏi cơn mê rất nhanh.
Rồi đến một ngày cầm được trên tay cuốn "Nỗi buồn chiến tranh". Đọc ngấu nghiến và và thấy mình lạc đi trong thế giới mộng mị của người lính thời hậu chiến.
Chợt nhận thấy bố trong nhân vật ấy. Chợt nhận thấy cơn ác mộng của bố sao mà giống cơn ác mộng hàng đêm vẫn săn đuổi người lính ấy.
Chợt hiểu ra rằng tại sao bao giờ em trai cũng tỉnh giấc rất nhanh mỗi khi bố hét.
Đơn giản thôi, em đã đi theo bố suốt những năm tháng chiến tranh. Em là một phần trong cơ thể bố đã phải chứng kiến tất cả những sự khủng khiếp của chiến tranh.
Giữa họ có sợi dây liên lạc vô hình, mà người ở lại hậu phương không thể có được.
Hồi bé hãnh diện lắm, đi đâu cũng được mọi người khen: "Thằng bé ngoan nhỉ, con bộ đội đi B có khác". Trẻ con được khen bao giờ chẳng sướng.
9 tuổi, bố mới về, mất mấy ngày mới quen được với bố. Nhưng bố chỉ ở nhà nửa tháng rồi lại đi...
...Cứ như thế, thời gian sống với nhau không nhiều, nên hai bố con ít biết nhau, ít hiểu nhau. Thêm vào đó là sự mặc định của mâu thuẫn giữa cha và con. Người ta nói, thường cha con ít chịu hiểu nhau, trong khi ông cháu thường thân ái với nhau hơn, thường hiểu nhau hơn.
Bố thỉnh thoảng lại ngủ mê. Những tiếng kêu thét dữ dội. Có lần sáng ra hỏi: "Hôm qua bố mơ thấy gì mà hét to thế?". Bố trả lời: "Bố mê thấy sáng ra mở cửa vấp phải mấy cái xác chết nằm ở ngoài". "Kinh quá, sao lại có cơn mê quái ác như vậy nhỉ?"
Hai anh em ở tầng hai, bố ở tầng một. Nhưng cứ mỗi lần bố hét, bao giờ em trai cũng tỉnh giấc ngay và gọi: "Bố, bố!". Nghe tiếng nó, bao giờ bố cũng thoát khỏi cơn mê rất nhanh.
Rồi đến một ngày cầm được trên tay cuốn "Nỗi buồn chiến tranh". Đọc ngấu nghiến và và thấy mình lạc đi trong thế giới mộng mị của người lính thời hậu chiến.
Chợt nhận thấy bố trong nhân vật ấy. Chợt nhận thấy cơn ác mộng của bố sao mà giống cơn ác mộng hàng đêm vẫn săn đuổi người lính ấy.
Chợt hiểu ra rằng tại sao bao giờ em trai cũng tỉnh giấc rất nhanh mỗi khi bố hét.
Đơn giản thôi, em đã đi theo bố suốt những năm tháng chiến tranh. Em là một phần trong cơ thể bố đã phải chứng kiến tất cả những sự khủng khiếp của chiến tranh.
Giữa họ có sợi dây liên lạc vô hình, mà người ở lại hậu phương không thể có được.
3 comments:
Comments
(19 total)
* Cô gá…
* Offline
Bố là anh hùng rồi, anh 2 ;-)
Thursday July 19, 2007 - 12:04am (SGT)
* mitdac
* Offline
Nỗi buồn chiến tranh. Em tưởng có cả tiếng thét nữa chứ?
Wednesday July 18, 2007 - 11:22pm (ICT)
* VMC
* Offline
@CGDL: Thank you, bố anh là người bình thường thôi, hổng phải hero gì hết.
@Mitdac: Tiếng hét với tiếng thét cũng như nhau mà.
Wednesday July 18, 2007 - 11:24pm (ICT)
* xitru…
* Offline
vua doc xong cuon NOi buon chien tranh. Du hieu hon mot ti, va ghe so chien tranh nhieu hon, nhung co le cam nhan khong bang nhugn chien si
Wednesday July 18, 2007 - 07:53pm (CEST)
* Anna …
* Offline
Em thấy từ "tiếng thét" mang tính bị động nhiều hơn thì phải anh ạ?
Wednesday July 18, 2007 - 03:41pm (EDT)
* VÂN LAM
* Offline
Cay mắt quá anh ạ...
Có một lúc, người ta cho rằng "Nỗi buồn chiến tranh" của Bảo Ninh là một cái gì thảm khóc và chút "phản động" (sorry, em chỉ nói theo dư luận, em không có ý nói về chính trị ở đây). Nhưng khi đọc, vẫn thấy có một góc khuất làm tim ta đau nhói. Phải chăng, sự thật luôn làm ta đau, nhưng làm ta biết sống thật hơn?
Người trẻ như bọn em chưa đi qua chiến tranh, nên có lẽ cái cảm nhận còn mù mịt lắm. Nhưng những dòng anh viết, làm em tin rằng nó không còn là chuyện trong tiểu thuyết hay phim ảnh nữa. Nó rất THỰC! Và có khi ở ngoài đời THỰC nó còn thảm khóc hơn nhiều!
Và vì thế, càng quý cái thanh bình mà ta đang có. Phải không anh?
Thursday July 19, 2007 - 07:00am (EST)
* 2Ti
* Offline IM
hồi 17, 18 tuổi em đọc Nỗi buồn chiến tranh. Ấn tượng mạnh đến nỗi viết mấy trang nhật ký bình loạn về cảm xúc của mìn.
Thursday July 19, 2007 - 05:46am (ICT)
* TomCu…
* Offline IM
Em chua duoc doc cuon nay, nhung chac la hay. Chien tranh that la dang so. Cu nhin canh giet choc hang ngay o Iraq la da thay ghe roi.
Wednesday July 18, 2007 - 06:57pm (CDT)
* Nguoi…
* Offline
Hồi trước em đọc "Nỗi buồn chiến tranh" và toát mồ hôi vì những trường đoạn miêu tả sự khốc liệt của cuộc chiến, thấy nó khủng khiếp giống cuộc nội chiến ở "Sông Đông êm đềm" hay ít ra trong "Dấu chân người lính".
Nhưng hôm nay đọc những liên tưởng của anh "Chợt hiểu ra rằng tại sao bao giờ em trai cũng tỉnh giấc rất nhanh mỗi khi bố hét.
Đơn giản thôi, em đã đi theo bố suốt những năm tháng chiến tranh. Em là một phần trong cơ thể bố đã phải chứng kiến tất cả những sự khủng khiếp của chiến tranh.
Giữa họ có sợi dây liên lạc vô hình, mà người ở lại hậu phương không thể có được"
Em thấy nổi da gà anh ạ.
Cám ơn anh một phút nhìn lại để thấy mình đang sống hạnh phúc trong hòa bình!
Thursday July 19, 2007 - 08:11am (ICT)
* Mecghi
* Offline
mẹ em cũng vậy , cũng đã từng là thanh niên xung phong, đã từng là người sống sót duy nhất giữa 5 cái xác chết là đồng đội, chỉ trong tíc tắc.. chả còn gì. Tuy nhiên, mẹ cũng chưa bị ác mộng chiến tranh bao giờ ... hoặc em không biết, tuy nhiên mỗi khi có bạn cũ là lính đến nhà , bao giờ cũng có cả ngày chuyện về hồi ấy. Đọc entry này của anh, lại thấy mình thật sung sướng khi sống trong hoà bình
Thursday July 19, 2007 - 12:00pm (ICT)
* GIÀYĐỎ
* Offline
!!!!!!!!!!
Thursday July 19, 2007 - 12:43pm (ICT)
* Thuy …
* Offline
"Nỗi buồn chiến tranh" giờ tái bản thành "Thân phận của tình yêu". Sao lại phải đổi tên nhỉ?
Thursday July 19, 2007 - 03:17pm (ICT)
* neuye…
* Offline IM
cảm động nhỉ.
Thursday July 19, 2007 - 04:53pm (ICT)
* Nguyễ…
* Offline IM
Ai đã có một phần đời nhúng qua chiến tranh đều khó mà có thể sống bình thường. Dù là những tiếng thét trong cơn mơ hay chỉ là những quặn sóng nơi đáy lòng.
Ngày em còn bé, về quê ngoại có một chú thương binh thỉnh thoảng lên cơn cứ giăng gối ra làm súng hô xung phong rồi bắn pằng pằng, xùi bọt mép làm trẻ con cả xóm phát khiếp.
Em thích cách anh lý giải về mối dây liên hệ giữa em trai và Bố: Những gì thuộc về chiến tranh đã thấm đẫm đến tận từng tế bào cơ thể.
Thursday July 19, 2007 - 05:57pm (ICT)
* grass
* Offline
Bác nhà anh có còn bị thế không thì em có thể chỉ chỗ chữa. Khó có thể chữa dứt hẳn những cũng được một chút. Nếu cứ để thế thì sức khỏe sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều. Cái này người Mỹ gọi là post traumatic stress disorder, hay hội chứng chiến tranh mà người Việt mình thường hiểu lờ mờ và hiểu sai. Các cựu binh Mỹ khi bị như thế này cũng được xếp hạng và chăm sóc giống như bị thương tật trên cơ thể. Ở Việt Nam, hiểu biết về chứng bệnh này còn rất ít nên đa số các cựu chiến binh phải chịu đựng mà không biết cách chạy chữa.
Thursday July 19, 2007 - 06:37pm (PDT)
* Đông …
* Offline
Nếu anh đã đọc Nỗi buồn chiến tranh thì nên đọc cả Tiểu thuyết Vô đề của Dương Thu Hương. Chiến tranh nhìn từ hai bên chiến tuyến. Đối đầu! Bản năng sinh tồn. Sống hay là chết?
Nếu BN là ký ức đẫm máu, là tiếng thở dài của những hồi tưởng thì DTH là sự thật tàn nhẫn và khắc nghiệt của chiến tranh.
Em đã đọc cả hai, và thích Vô đề hơn, mặc dù không thích cái tư tưởng chính trị mà chị DTH hay lồng vào tiểu thuyết của chị ấy.
Thursday July 19, 2007 - 09:16pm (PDT)
* VMC
* Offline
@Thuỷ Tiên: Tên bản thảo cuốn sách là "Nỗi buồn chiến tranh", nhưng từ xuất bản lần đầu tiên thì tên của nó đã là "Thân phận của tình yêu" rồi. Cái tên này cũng có hay riêng của nó.
@Grass: Bố anh hầu như không còn bị nữa rồi.
@ĐPBB: Anh xem Vô đề roài, và cũng chung ý kiến với iem.
Friday July 20, 2007 - 11:50am (ICT)
* Cô gá…
* Offline
Tiếng thét chứa đựng nhiều nỗi niềm, nghe bi ai hơn...
Friday July 20, 2007 - 05:07pm (SGT)
* mitdac
* Offline
Em thích tên Nỗi buồn chiến tranh hơn, nó hợp hơn với nội dung và không khí cũng như văn phong tiểu thuyết. Thân phận của tình yêu nghe ủy mị, sến và lạc tông. Đó có lẽ là cuốn tiểu thuyết Việt Nam hay nhất đến nay mà em được đọc. Ít ra là từ đoạn giữa tới đoạn cuối không đuối sức như một số tiểu thuyết Việt Nam.
Monday July 23, 2007 - 12:38am (ICT)
Đăng nhận xét