THIẾU TIỀN VÀ BỊ PHÂN BIỆT ĐỐI XỬ
Vấn đề gay cấn thứ hai là thiếu tiền. Nghe chuyện thiếu tiền ở một trong những nước công nghiệp phát triển nhất thế giới quả thật là lạ. Ông Heussen cho biết riêng thành phố Berlin hiện nay cần 7 tỷ DM mỗi năm. Cả hai miền của Berlin đều được nhận viện trợ của Chính phủ Liên bang, bởi nguồn thu từ kinh tế chẳng thấm vào đâu so với những nhu cầu phải trang trải ở thủ đô rộng lớn này của nước Đức.
Trong câu chuyện tiếp theo, ông Heussen luôn dùng từ "chúng tôi" để nói chung về Berlin, nhưng chi tiết của tất cả mọi vấn đề lại chỉ tập trung vào Đông Berlin mà thôi (tôi cứ nghĩ là trong con mắt của một nhà báo Việt Nam, Đông Berlin mới là chủ đề đáng quan tâm hơn nhiều, nhưng đúng là trên thực tệ chẳng có điều gì để nói về Tây Berlin cả).
Ông Heussen cho biết, chính quyền thành phố đặc biệt quan tâm đến việc xây dựng cơ sở hạ tầng ở Đông Berlin. Ông bảo: "Trông bề ngoài Đông Berlin cũng chẳng đến nỗi nào, nhưng phần lớn nhà cửa ở đây suốt 40 năm qua không được sửa chữa gì". Mãi về sau tìm hiểu tôi mới biết trong cùng một thành phố Berlin thôi, giá thuê nhà ở bên Đông chỉ bằng một nửa hoặc hai phần ba giá thuê nhà ở bên Tây. Do vậy, ngay cả những người Việt được quyền định cư lâu dài ở Đức cũng chọn thuê nhà ở bên Đông cho rẻ, mặc dù an ninh và điều kiện dịch vụ kém hơn.
Tất cả những điều đó: sự phụ thuộc vào ý thức hệ (dù là của một nửa đồng bào mình), chênh lệch về mức sống, thái độ cầu cạnh để có được việc làm đã khiến những người Đông Đức có phần nào bị lép vế ngay chính trên tổ quốc của mình.
Đi cùng tôi trong suốt chuyến đi một tuần ở Berlin là Goran, một chàng trai gốc Serbia, có xuất thân từ Munchen (bên Tây), nổi tiếng là nơi cung cấp nhân tài cho nước Đức. Tuy nhiên, do đi cùng một nhà báo Việt Nam, nên đến đâu cũng có cảm giác anh bị coi là người Đông Đức (ngày xưa, người Việt với người Đông Đức vốn thân nhau hơn mà).
Trong bữa ăn trưa thân tình cùng với quan chức đầu tiên trong lịch trình chuyến đi, vị đó nhã nhặn hỏi: "Goran, xin lỗi, anh là người của bang nào bên Đông vậy?". Tôi thoáng thấy Goran chau mày, tuy nhiên anh vẫn tươi cười: "Thưa không, tôi là người Munchen, ông ạ". Từ đó, ở bất cứ cuộc tiếp kiến nào, sau lời giới thiệu lịch thiệp với phía đối thoại Herr Vũ (ông Vũ - tức là tôi) - phóng viên một tờ báo của Việt Nam đổi mới, anh còn nói thêm: "Còn tôi là Goran M., người Munchen, nhân viên Vụ Báo chí Thông tin Chính phủ Liên bang".
Lời giới thiệu đó có hơi khoa trương, nhưng quả là cần thiết, bởi vì như thế những cuộc tiếp xúc của chúng tôi có sinh khí hơn rất nhiều. Ở vào địa vị của Goran, có lẽ tôi cũng hành động tương tự. Hơn hai hết, người Việt không chịu chấp nhận người khác nhìn mình theo kiểu từ trên xuống.
Tôi đã không gặp được Thomas. Anh không còn ở Berlin nữa. Sau khi từ Việt Nam trở về, anh bị thất nghiệp hoàn toàn. Tấm bằng đỏ về khoa học xã hội nhận được ở Liên bang Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xôviết một lúc nào đó là niềm tự hào của anh nay không còn cần thiết nữa. Bà mẹ anh, một người đã về hưu non (đúng ngôn từ và khái niệm của Việt Nam), sống bằng tiền trợ cấp xã hội, nói với tôi qua điện thoại rằng anh đã phải dốc 4 năm liền để đổi lấy một tấm bằng khác.
Ngành anh học, tôi nghe lạ lắm. Mẹ anh không biết tên tiếng Anh của nghề này, theo bà, hình như nó chưa có trong bảng danh mục nghề nghiệp ở phía Đông. Trầy trật lắm anh mới xin được việc làm cho một công ty Đức ở giáp biên giới với Pháp. 35 tuổi, chưa lập gia đình. Mẹ anh bảo anh chưa có cơ sở gì để đảm bảo một cuộc sống gia đình cả.
Ngày cuối cùng tôi ở Berlin, Thomas gọi điện đến khách sạn cho tôi. Anh xin lỗi không thể dẫn tôi đi chơi khắp nước Đức như đã hứa. "Công việc của tớ (chúng tôi vẫn xưng hô thân mật với nhau bằng tiếng Nga) ở đây căng thẳng lắm. Hả... mất việc ấy à? Không... Sếp chẳng đe dọa đuổi việc bao giờ, nhưng tớ cứ thấy có một áp lực nào đó rất nặng nề. Mình lúc nào cũng phải cố gắng hơn người ta, để người ta đừng dè bỉu chê mình là người Đông. Ê này, đây là lần đầu tiên sau 5 năm tớ mới nói tiếng Nga đấy... Nghe nói bên nhà cậu (Việt Nam) đời sống tốt lắm hả?... Tớ ấy à, cuộc sống cũng tốt thôi. Nhưng "phía Tây không có gì lạ"... Thế đấy, biết là như thế, mà vẫn phải sang phía Tây. Này... ngày xưa, chúng mình hay..."
Tiếng tút tút kéo dài trong điện thoại. Có thể thẻ điện thoại của Thomas hết tiền, có thể liên lạc bị trục trặc...
Tôi chẳng biết Thomas định nói gì về quá khứ ngày xưa. Có lẽ, anh định nói về một thời tốt đẹp đã qua. Vâng, đúng là đã có một thời như thế. Nhưng có ai đó đã nói với tôi rằng bất cứ con người nào khi ngoảnh lại nhìn đoạn đường đã qua, đều nhận ra rằng quá khứ đối với mình thật đẹp.
Tôi tản bộ một mình đến Quảng trường bên cổng Brandenbourg. Một cặp vợ chồng trẻ người Việt đang quay cảnh đám cưới của mình trên quảng trường. Quên máy ảnh, tôi không thể chụp được những tấm hình đẹp đẽ đó.
Đừng chân bên sạp hàng của một người đàn ông Thổ Nhĩ Kỳ, tôi bỏ ra 5 DM để mua một mảnh nhỏ Bức tường Berlin. Đó là kỷ niệm duy nhất tôi đem về từ nước Đức.
Ghi chú: Bài đăng trên báo Lao Động số 139, ngày 19.11.1995Vấn đề gay cấn thứ hai là thiếu tiền. Nghe chuyện thiếu tiền ở một trong những nước công nghiệp phát triển nhất thế giới quả thật là lạ. Ông Heussen cho biết riêng thành phố Berlin hiện nay cần 7 tỷ DM mỗi năm. Cả hai miền của Berlin đều được nhận viện trợ của Chính phủ Liên bang, bởi nguồn thu từ kinh tế chẳng thấm vào đâu so với những nhu cầu phải trang trải ở thủ đô rộng lớn này của nước Đức.
Trong câu chuyện tiếp theo, ông Heussen luôn dùng từ "chúng tôi" để nói chung về Berlin, nhưng chi tiết của tất cả mọi vấn đề lại chỉ tập trung vào Đông Berlin mà thôi (tôi cứ nghĩ là trong con mắt của một nhà báo Việt Nam, Đông Berlin mới là chủ đề đáng quan tâm hơn nhiều, nhưng đúng là trên thực tệ chẳng có điều gì để nói về Tây Berlin cả).
Ông Heussen cho biết, chính quyền thành phố đặc biệt quan tâm đến việc xây dựng cơ sở hạ tầng ở Đông Berlin. Ông bảo: "Trông bề ngoài Đông Berlin cũng chẳng đến nỗi nào, nhưng phần lớn nhà cửa ở đây suốt 40 năm qua không được sửa chữa gì". Mãi về sau tìm hiểu tôi mới biết trong cùng một thành phố Berlin thôi, giá thuê nhà ở bên Đông chỉ bằng một nửa hoặc hai phần ba giá thuê nhà ở bên Tây. Do vậy, ngay cả những người Việt được quyền định cư lâu dài ở Đức cũng chọn thuê nhà ở bên Đông cho rẻ, mặc dù an ninh và điều kiện dịch vụ kém hơn.
Tất cả những điều đó: sự phụ thuộc vào ý thức hệ (dù là của một nửa đồng bào mình), chênh lệch về mức sống, thái độ cầu cạnh để có được việc làm đã khiến những người Đông Đức có phần nào bị lép vế ngay chính trên tổ quốc của mình.
Đi cùng tôi trong suốt chuyến đi một tuần ở Berlin là Goran, một chàng trai gốc Serbia, có xuất thân từ Munchen (bên Tây), nổi tiếng là nơi cung cấp nhân tài cho nước Đức. Tuy nhiên, do đi cùng một nhà báo Việt Nam, nên đến đâu cũng có cảm giác anh bị coi là người Đông Đức (ngày xưa, người Việt với người Đông Đức vốn thân nhau hơn mà).
Trong bữa ăn trưa thân tình cùng với quan chức đầu tiên trong lịch trình chuyến đi, vị đó nhã nhặn hỏi: "Goran, xin lỗi, anh là người của bang nào bên Đông vậy?". Tôi thoáng thấy Goran chau mày, tuy nhiên anh vẫn tươi cười: "Thưa không, tôi là người Munchen, ông ạ". Từ đó, ở bất cứ cuộc tiếp kiến nào, sau lời giới thiệu lịch thiệp với phía đối thoại Herr Vũ (ông Vũ - tức là tôi) - phóng viên một tờ báo của Việt Nam đổi mới, anh còn nói thêm: "Còn tôi là Goran M., người Munchen, nhân viên Vụ Báo chí Thông tin Chính phủ Liên bang".
Lời giới thiệu đó có hơi khoa trương, nhưng quả là cần thiết, bởi vì như thế những cuộc tiếp xúc của chúng tôi có sinh khí hơn rất nhiều. Ở vào địa vị của Goran, có lẽ tôi cũng hành động tương tự. Hơn hai hết, người Việt không chịu chấp nhận người khác nhìn mình theo kiểu từ trên xuống.
Tôi đã không gặp được Thomas. Anh không còn ở Berlin nữa. Sau khi từ Việt Nam trở về, anh bị thất nghiệp hoàn toàn. Tấm bằng đỏ về khoa học xã hội nhận được ở Liên bang Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xôviết một lúc nào đó là niềm tự hào của anh nay không còn cần thiết nữa. Bà mẹ anh, một người đã về hưu non (đúng ngôn từ và khái niệm của Việt Nam), sống bằng tiền trợ cấp xã hội, nói với tôi qua điện thoại rằng anh đã phải dốc 4 năm liền để đổi lấy một tấm bằng khác.
Ngành anh học, tôi nghe lạ lắm. Mẹ anh không biết tên tiếng Anh của nghề này, theo bà, hình như nó chưa có trong bảng danh mục nghề nghiệp ở phía Đông. Trầy trật lắm anh mới xin được việc làm cho một công ty Đức ở giáp biên giới với Pháp. 35 tuổi, chưa lập gia đình. Mẹ anh bảo anh chưa có cơ sở gì để đảm bảo một cuộc sống gia đình cả.
Ngày cuối cùng tôi ở Berlin, Thomas gọi điện đến khách sạn cho tôi. Anh xin lỗi không thể dẫn tôi đi chơi khắp nước Đức như đã hứa. "Công việc của tớ (chúng tôi vẫn xưng hô thân mật với nhau bằng tiếng Nga) ở đây căng thẳng lắm. Hả... mất việc ấy à? Không... Sếp chẳng đe dọa đuổi việc bao giờ, nhưng tớ cứ thấy có một áp lực nào đó rất nặng nề. Mình lúc nào cũng phải cố gắng hơn người ta, để người ta đừng dè bỉu chê mình là người Đông. Ê này, đây là lần đầu tiên sau 5 năm tớ mới nói tiếng Nga đấy... Nghe nói bên nhà cậu (Việt Nam) đời sống tốt lắm hả?... Tớ ấy à, cuộc sống cũng tốt thôi. Nhưng "phía Tây không có gì lạ"... Thế đấy, biết là như thế, mà vẫn phải sang phía Tây. Này... ngày xưa, chúng mình hay..."
Tiếng tút tút kéo dài trong điện thoại. Có thể thẻ điện thoại của Thomas hết tiền, có thể liên lạc bị trục trặc...
Tôi chẳng biết Thomas định nói gì về quá khứ ngày xưa. Có lẽ, anh định nói về một thời tốt đẹp đã qua. Vâng, đúng là đã có một thời như thế. Nhưng có ai đó đã nói với tôi rằng bất cứ con người nào khi ngoảnh lại nhìn đoạn đường đã qua, đều nhận ra rằng quá khứ đối với mình thật đẹp.
Tôi tản bộ một mình đến Quảng trường bên cổng Brandenbourg. Một cặp vợ chồng trẻ người Việt đang quay cảnh đám cưới của mình trên quảng trường. Quên máy ảnh, tôi không thể chụp được những tấm hình đẹp đẽ đó.
Đừng chân bên sạp hàng của một người đàn ông Thổ Nhĩ Kỳ, tôi bỏ ra 5 DM để mua một mảnh nhỏ Bức tường Berlin. Đó là kỷ niệm duy nhất tôi đem về từ nước Đức.
25 comments:
Es teeee! Ảnh minh họa đệp. Nhưng em tò mò mảnh tường Berlin cơ. Có thể cho em nhìn thấy nó chút ko anh? :-D
Nghĩ lại em thấy ở Mỹ là thoải mái nhất, sự hòa nhập cũng dễ dàng, ko gặp kì thị, đặc biệt bang Cali thì lí tuởng cho người Việt vì Vietnam ở đông đúc. Hơn 10 năm trước cũng có tình trạng hay nói và phê phán khi người của xã hội chủ nghĩa sang Mỹ, giống như câu chuyện anh đang kể ấy, nhưng 10 năm sau này thì ko còn tình trạng dở hơi đó nữa. Biểu tình cũng bắt đầu bị coi là dở người hoặc là job dành cho mấy bô lão còn sống sót lại của thế kỷ cộng hòa trước ($50 cho một lần cầm cờ đi lòng vòng có trật tự cấm la, vì la thì police túm cổ ngay)...thế hệ Vietnam mới sau này tìm về nguồn nhiều hơn, trong họ ko còn ý nghĩ tư bản hay cộng sản nữa, họ chỉ biết Vietnam là Vietnam, ko care anh ở phía nào. Du học sinh từ VN sang vài năm thì sinh họat và nói sỏi tiếng Mỹ như người đã ở nhiều năm, họ vẫn xin được job ngon như người đã định cư lâu năm. Em ko biết bên Đức bây giờ còn tồn tại kì thị ko? chứ bên Mỹ thì sẽ bị coi là lỗi thời và lạc hậu nếu lại ngồi nói chuyện phe bên này và phe bên kia. Chỉ có mấy kụ già gần đất xa trời mới tám chuyện này thôi à.
Ngày xưa anh đã viết hay quá!!!
Hồi bức tường Berlin thì em còn nhỏ không hiểu gì, nhớ láng máng đâu đó người ta bảo chỉ mất một đêm và không tốn tý xương máu nào. Sau này em có một chị bạn, chị ấy đang là sinh viên năm thứ 2 tại Đông Đức thì phải về nước vì sự kiện này. Chị thi tiếp vào trường sư phạm ở tỉnh nhà, rồi ra trường lập gia đình vào đúng thời kỳ biên chế ngành giáo dục khó khăn nên không xin được việc. Chị ấy lại không may mắn trong chuyện riêng nên cuộc đời phải nói là rất chìm nổi. Trong khi chị là người tốt, rất tốt. Những người bạn cùng khóa của chị dù có về nước hay ở lại đều vất vả mưu sinh. Câu chuyện của chị làm em nghĩ tới 2 từ số phận và thời cuộc đồng thời nghĩ về sự kiện bức tường Beclin với một con mắt khác. Đôi khi ngột ngạt ta hay mong muốn một sự thay đổi nào đó, nhưng như những người dân Đông Đức kia, thay đổi liệu có tốt hơn không?
@Titi: Để chụp lại rồi post lên cho Titi xem sau nhé.
@Lu: Mỹ là nước với dân số đa phần là dân nhập cư, nên mọi chuyện dễ dàng hơn. Đức là dân tộc luôn kiêu hãnh về nguồn gốc xuất xứ của mình, nên chuyện hòa nhập không mấy dễ dàng. Với lại sự chia cắt đất nước trong 40 năm đã đào một cái hố quá sâu giữa 2 miền, nên chắc họ cũng phải mất chừng đấy năm để hàn gắn.
@Nặc danh: Em đọc thêm bài "Đêm tuyết Berlin" ở đường link này nhé: http://vmcinhanoi.blogspot.com/2007/01/em-tuyet-berlin.html
Không phải ngày xưa anh đã viết rất hay, mà đâu đó tản mát em đã thấy style này trong chuỗi câu chuyện viết về nước Nga xa xôi của anh, liệu em có lầm lẫn không nhỉ? Chỉ có điều khác biệt là bài viết trên ẩn tự sự, còn chuỗi câu chuyện nước Nga là sự trải lòng đúng chất blog.
@ anh : en thấy người Việt của mình hay đấy anh. Cũng đất nước chia cắt bắc nam nhiều năm, nhưng khi thống nhất thì hai miền hầu như xóa dần được sự khác biệt. Cũng có thể còn một chút nhưng ko là big deal. Nhưng em ngạc nhiên một điều --> Vietnam có ba miền bắc, trung, nam...nhưng tại sao khi người ta nói đến những vấn đề chính, những thay đổi, thì chỉ nhấn mạnh hai chử "bắc và nam" vậy anh? sao ít ai nói miền trung khúc giữa vào thế? chẳng lẽ miền trung ko đóng vài trò nào quan trọng trong sự thay đổi chính trị, văn hóa hay kinh tế VN?
Bài viết hay quá VMC.
Cái mảnh nhỏ bức tường Berlin của VMC mua ấy bây giờ bán đấu giá được bao nhiêu nhỉ? Có mắc lắm không để Lana phấn đấu để dành tiền.
:)
Hờ hờ, tiền mà mua được thì bạn Lu của em đã mua từ lâu rồi chị Lana ạ.
who is it? --> "nac danh"
Tớ ra giá khởi điểm cao ngất ngưởng đê !!!!! Ai có tường Berlin bán đê....
@LU: Ờ, Lu thắc mắc cũng hay thật.
@ Bí : Lu hỏi ai là "nặc danh" cmt thông minh thế? vì hiểu rõ Lu không hay dùng tiền mua cái gì cả, bởi vì Lu có ngu mấy cũng biết thừa rằng có những thứ tiền ko mua được :))
Mọi người đấu giá đê. 5DM thời giá 1995 + công mua + công mang về HN + bảo quản + PR + tăng giá (vì là của hiếm). Tóm lại là bạn Bí trả bao nhiêu nào?
@ anh : đừng có mà phá giá thế chứ, viên gạch có giá trị lịch sử thông thường là tài sản quốc gia, đúng ra anh nên mang vào viện bảo tàng chưng bày mới đúng. Anh phải học em một khóa sưu tầm đồ cổ đấy nhá. Của hiếm đới, Bí ráng gom tiền đầu tư đê, chậm tay là Obama mua đới...he he :D
anh bán được giá cao nhớ trả cho em tiền mần "cò mồi" héng =))
Có những thứ không mua được bằng tiền mà bằng rất nhiều tiền. Em đặt giá đây: gấp 10 giá cũ, 50 DM (ai rõ tỉ giá đổi sang USD hộ em)
Bài viết vô cùng hay nhưng mình lại thích miếng mảnh tường. Thế là bà con tập trung hết vào vụ đấu giá. hí hí.
Vấn đề quan trọng nhất là VMC đồng ý ra giá rồi. Bên kia có LU kích đẩy giá lên thì bên mình phải liên kết dìm giá chứ sao Bí và Ti lại cứ quân ta làm thiệt quân mình thế.
Tớ thích xem chốt khởi điểm của VMC 5DM thời giá 1995 + công mua + công mang về HN + bảo quản + PR + tăng giá cụ thể là bao nhiêu.
Ra giá đê! ???
@All: Mảnh tường này bây giờ nổi tiếng. Mình sẽ làm thêm một cái giấy chứng nhận là nó đã được VMC mua và lưu giữ trong vòng 15 năm. Như vậy giá khởi điểm sẽ là 500 Euro. Xin mời bà con ra giá.
@Lana: Hí hí…quân ta quân địch gì cũng phải đánh trận một cách công khai minh bạch . Nhất là trong trường hợp quân nào em cũng quí dư lày :-D
Uầy, anh ơi. Em bit anh nhắm đến đối tượng nào khi ra giá này ròi. Em gà mái một mình nuôi con, làm sao địch được với lại gái trẻ son rỗi hay là đại gia kim loại quí Bí Bí cơ chứ :-D
ấy chết, sao lại là 15 năm? chỉ mới có 14 năm 7 tháng thôi à, mở cửa ra làm ăn thì phải thành thật anh ơi. Nhớ nhắc các bác chính quyền oánh cho cái mộc chứng nhận "di tích lịch sử của hiếm" vào anh héng, vì đồ càng cổ càng quí anh à :))
- Bạn Lu cố gắng. Giá khởi điểm này nhiều khả năng hiện vật có đính kèm chủ.
nặc danh nào nữa đới? ...ặc, Lu lấy hiện vật mần chi? Mỹ thực tế và năng động lém, Lu làm thư kí cho chủ miếng gạch, cò mồi đẩy giá bán lên kiếm tiền ăn vặt thích hơn.
Lana trả 501ER cho mảnh tường đồ hiếm mới chỉ được đọc qua bài viết của VMC, chưa được tận mắt nhìn thấy :(
(Ti ơi Bí-đại-gia có vẻ như đang choáng váng vụ 'Vàng ơi V..à..àng' vừa rồi chưa kịp hồi tỉnh, mình tranh thủ chốt giá nhanh lên)
(NLVD) - Qua vụ đấu giá làm nộm này em rút ra kết luận rằng anh VMC nhà chị em ta không hot bằng Đàm Vĩnh Hưng, hí hí.
@NLVĐ: Đương nhiên rùi. Anh Đàm được bà con tiểu thương iu thương nhìu lắm. Mà họ thì lại sẵn tiền, sẵn vàng...
các bà tiểu thương mua anh Đàm về khóc hận, nghe đồn chỉ để ngắm thôi.
Đăng nhận xét