Hôm nay Cát Khuê đưa lên Face Book của bạn ấy cái pano cho Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 16 sẽ được tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh từ 8 đến 12.12.2009. Tinh thần của LHP là "Vì một nền điện ảnh Việt Nam đổi mới và hội nhập.."
Cũng theo Cát Khuê, LHP VN lần này có 15 phim truyện tham dự, bao gồm (xếp theo thứ tự ABC):
14 ngày phép (Nguyễn Trọng Khoa),
Chơi vơi (Bùi Thạc Chuyên),
Chuyện tình xa xứ (Victor Vũ),
Duyên trần thoát tục (Lê Cung Bắc),
Được sống (Lê Ngọc Linh),
Đừng đốt (Đặng Nhật Minh),
Em muốn làm người nổi tiếng (Nguyễn Đức Việt),
Giải cứu thần chết (Nguyễn Quang Dũng),
Hoài vũ trắng (Đào Duy Phúc),
Huyền thoại bất tử (Lưu Huỳnh),
Không cân sức (tên cũ Tử hình- Trương Dũng),
Mười (Kim Tae-Kyung),
Rừng đen (Vương Đức),
Trăng nơi đáy giếng (Vinh Sơn),
Trái tim bé bỏng (Nguyễn Thanh Vân).
Thú thực là mình chưa được xem bất cứ phim nào trong danh sách này. Nghe dư luận thì thấy mấy phim có vẻ gây xôn xao là Chơi vơi, Đừng đốt, Rừng đen, Trăng nơi đáy giếng, Huyền thoại bất tử.
Xét theo tên phim và tên đạo diễn, thì thấy danh sách có vẻ cũng đáp ứng được 2 tiêu chí chính là đổi mới và hội nhập.
Xét về "đổi mới" thì có Chơi vơi, phim ta làm theo phong cách Tây được giải của FIPRECI tại LHP Venice, có Trăng nơi đáy giếng được coi là có cách làm phim mới với những cú máy quay từ vai... Xét về "hội nhập" thì có phim của các đạo diễn người ta từ "bển" về như Victor Vũ, Lưu Huỳnh, thậm chí có cả phim của đạo diễn Hàn Quốc (Mười).
Như thế là tương đối ổn, phải không ạ?
Nhưng cái pano thì không ổn tẹo nào.
Nó giống cái pano của thập niên 1980, thiết kế quá xấu kể cả phông chữ lẫn màu sắc. Một hoạ sĩ thiết kế mới vào nghề cũng đã biết là trên một cái pano hay poster thì không nên có 2 phông chữ. Đây thì có đến 3 loại khác nhau. Cái thì nghiêm túc, cái thì nhảy múa, cái thì nghiêng duyên dáng.
Hình ảnh những gương mặt trẻ thơ lồng trong hai chữ cái XV (số Lamã) không rõ được đưa vào cho đẹp hay mang thông điệp gì? Phải chăng ngoài 2 tiêu chí "hiện đại" và "hội nhập" thì còn tiêu chí ngầm nữa là "trẻ", là "tương lai", hay LHP này nhằm tới công chúng chính là thiếu nhi?
Pano cũng có một điểm được, đó là 5 cảnh phim được ghép thành dãy phim hay chữ I màu đỏ ở phía tay phải. Xem ra thì có sự đổi mới thật. Tình yêu được đề cao ở vị trí số 1, văn hoá dân tộc ở vị trí số 2, nông thôn - nông nghiệp ở vị trí số 3, cái gì đó (ảnh bé quá, nhìn không rõ) ở vị trí số 4 và cuối cùng mới là chiến tranh.
Cụm từ TPHOCHIMINH không rõ viết bằng tiếng nước nào? Nếu bằng tiếng Việt, thì phải là "TP. HỒ CHÍ MINH" mới đúng. Còn nếu bằng tiếng Anh thì phải là "HOCHIMINH CITY" chứ nhỉ?
Rồi cái chủ đề của LHP ở chân pano không hiểu sao lại có tới 2 dấu chấm ở cuối. Không rõ có thứ ngôn ngữ nào sử dụng dấu (..) không? Hay đây là dấu 3 chấm (...), mà "cậu đánh máy" hay "cậu thiết kế" nào đó lỡ quên mất một dấu chấm?
Nếu là cái dấu 3 chấm thì có lí hơn nhỉ. Ý là ngoài "đổi mới", "hội nhập" phải có thêm gì gì nữa đó, tuỳ cách hiểu của mỗi người.
Ai biết giải thích rõ hộ với.
Bonus: Poster Liên hoan phim Cannes 2009
9 comments:
Đúng quá bạn ơi, bởi 1 số người có thói quen "Tiên nhậu, hậu tính", nên cũng nghi cái pano này họ thuê thằng vớ vẩn làm cho xong(đét bít làm nghệ thuật)
Cái câu cổ động dưới là câu khẳng định mọi thứ đang làm ở đây (liên hoan phim) có mục đích như thế như thế để cổ vũ sự đồng thuận của xh (là mình đoán phỏng ý tứ of người tk chuẩn).Cuối cùng, chắc là thiếu 1 dấu "." thoi,còn hàm ý (cũng đoán fỏng)là: Vì mọt nền ... hãy búa xua, còn nếu đúng là hai chấm(.) thì có khả năng thiếu 2 từ "mut mut" hehehe
uhm, cái design này có vấn đề thật. Màu sắc nói theo luật color wheel thì sai chuẩn. Muốn pop up hai màu nóng lạnh thì luôn luôn màu lạnh làm nền, và màu nóng chỉ điểm xuyến nhẹ lên trên, người thiết kế chơi ngược nên pano trông rất nặng nề cục mịch kiểu nhà quê. Trong cùng một thiết kế nhỏ xí như vầy mà đi tới 3 kiểu chử là tầm pậy. Pano này nhìn vào cho ngay một í tưởng về tình trạng trẻ em bất hạnh, lang thang, đang vất vưỡng trong những nhà tù hay trại giam (hình chử La mã cho ta cảm giác sự giới hạn của ngục tù). Nền chợ Bến Thành phía sau chẳng nói lên gì cả, nó rất thừa trong design. Khi làm pano, đặc biệt pano về nghệ thuật, phải nên chú í về những mặt này, ko nên làm theo kiểu "mì ăn liền".
@Lu: Cam on vi nhan xet tu goc do chuyen nghiep.
Soi quá! Nhưng mình thích kiểu soi trí tuệ này.
:)
@ anh : em chỉ lập lại lời mí ku thầy design phán khi sinh viên nộp bài cho bọn hắn duyệt thôi à. Nói thế này thì trong trường em gọi là đợt chỉnh sửa bài đầu tiên chưa vào chi tiết đâu. Khi sinh viên mang về nhà sửa lại rồi thì mí ku thầy sẽ bắt đầu chỉnh tới cách layout và xì-tai mình dùng để thiết kế nữa đới. Em học Fine Art nên hơi khó tính tí ti, nhưng nói chung là những gì liên quan đến Art thì đòi hỏi phải tập trung cao vào sự tinh tế, ý nghĩa và thẩm mỹ.
Cái pano này là rơi rớt lại do tư duy thời bao cấp, không có thông điệp rõ ràng, kiểu như làm cho có. Sao mấy ổng không có 1 cuộc thi thiết kế cho cái pano nhỉ?
@Lu:"Pano này nhìn vào cho ngay một í tưởng về tình trạng trẻ em bất hạnh, lang thang, đang vất vưỡng trong những nhà tù hay trại giam (hình chử La mã cho ta cảm giác sự giới hạn của ngục tù)" -> hay đấy, để mình gửi cái này cho mấy ông trong ban tổ chức, mấy ổng xỉu cái đùng không chừng :-D
Không bit những phim này bao giờ thì chiếu ở HN anh nhỉ ?
@Titi: Anh không biết.
Mỗi lần thầy em (một trong những đạo diễn có phim trên kia) nói về việc phim của ông ra rạp, bao giờ ông cũng có câu : Ai cũng bit là PR cho phim là việc cực kỳ quan trọng nhưng không ai lo việc này. Kinh phí cho việc này cũng chẳng kém ,thế nhưng, không bao giờ làm được cho ra đầu ra đũa. Toàn bên nọ đá cho bên kia. Rất biết tình hình là dư thế, dư thế, dư thế nhưng đành chịu vậy. Hic…
Đăng nhận xét