Tôi khởi động máy tính và thấy một tin nhắn offline từ cô bạn thân: “Khi nào anh online thì báo em nhé, em có chuyện muốn hỏi ý kiến của anh”.
Tôi buzz YM và cô xuất hiện sau vài giây. Cô đi vào việc ngay: “Anh nghĩ thế nào về anh Th., anh cứ nói thẳng, em hỏi về tư cách nghề nghiệp thôi. Chắc anh cũng biết chút chứ. Hoặc anh nghe thấy những gì thì cho em biết?”
Th. là chồng cũ của cô. Hai người có một mối tình lãng mạn, một cuộc hôn nhân sóng gió và giờ đây đang có một tình bạn đẹp. Tôi tiếp xúc với anh từ lâu rồi. Đó là một người thông minh và nổi loạn, một nhà khoa học mẫn cán và khám phá, một người đàn ông đào hoa và gia trưởng. Nay anh đã trở nên nổi tiếng nhờ những công trình nghiên cứu độc đáo và có giá trị của mình.
Sao tự nhiên cô lại quan tâm đến anh nhỉ?
Cô giải thích: Anh ấy đang bị tố cáo là bôi nhọ uy tín ngành. Người tố cáo lại chính là ông sếp, một kẻ ngụy khoa học, từng bị vạch mặt “ăn cắp” công trình của đồng nghiệp làm công trình của mình. Nhưng không hiểu sao vẫn thoát tội và vẫn ung dung trên chiếc ghế của mình. Nay nhân một phát biểu của anh bày tỏ mối quan ngại về những mặt trái trong ngành, ông ta đã không ngần ngại nâng cao quan điểm thành “bôi nhọ uy tín ngành” và vận động đuổi anh khỏi cái Viện nơi ông ta làm sếp.
“Làm sao ông ta có thể làm như vậy được?” – tôi nói. Cô bảo, ông ta tự tin lắm. Ông ta bảo là ông ta đã mua được hết báo chí rồi. Đợt này ông ta sẽ cho anh Th. “ra bã”.
Tôi cười: “Không thể có chuyện ông ấy mua được hết báo chí. Cứ để cho ông ấy tố cáo. Những vụ “đạo văn” của ông ta người ta còn chưa quên đâu. Có khi gậy ông lại đập lưng ông chưa biết chừng!
Cô nói: “Anh Th. xứng đáng được bảo vệ, đúng không anh?”
Điều này thì đúng. Nhưng giờ anh ấy là người của công chúng rồi, phát biểu cái gì cũng nên cân nhắc, thật chắc chắn rồi hãy nói. Anh ấy cũng cần điềm đạm hơn, đừng hơi một tí thì bốc đồng, chê bai người khác. Trước đây thì không ai để ý tới anh ấy, nhưng giờ thì dư luận sẽ trông vào. Nhất cử nhất động đều được theo dõi. Già rồi, nên sống đằm tính hơn thì cái uy sẽ lớn hơn!
Cô bảo: “Vâng, cái này thì anh ấy quán triệt rồi”.
Tôi hỏi: “Này, hình như là em vẫn còn yêu anh ấy?” Cô quả quyết ngay: “Vâng, em còn yêu chứ. Anh ấy là một người đàng hoàng”. Tôi hơi tò mò: “Thế tại sao hai người lại chia tay nhỉ? Tự ái kiểu trẻ con à?”. Cô đáp: “Anh ấy sinh ra để làm việc, nên chỉ hợp với môi trường công việc”.
Tôi trách: “Em hơi ích kỷ nhé, cứ muốn đàn ông phải chăm sóc mình. Chẳng lẽ những người đàn ông tốt và đàng hoàng cứ mãi khổ à?”. Cô nói: “Đàng hoàng chỉ là một trong những phẩm chất tốt, còn cần nhiều phẩm chất nữa để trở thành người em cần. Em không cần chăm sóc em đâu, em chỉ cần tôn trọng em thôi”.
“Thế anh ấy không tôn trọng à?” – tôi hỏi. “Vầng, anh ấy muốn em trở thành người như anh ấy muốn, muốn gọt giũa em, em ngạt thở anh ạ. Tụi em chia tay nhưng vẫn rất tốt với nhau” – cô giải thích. Không ngờ một người đàn ông thông minh như thế mà lại mắc phải một sai lầm cơ bản thế.
Cách đây không lâu, tôi tình cờ gặp chồng cũ của cô cùng người yêu mới đưa con trai của cô đi chơi. Tôi hỏi thăm: “Thế cô bạn gái của anh ấy thì thế nào? Trông trẻ quá...”. Cô đáp: “Cô bé là sinh viên của anh ấy mà. Nhìn mặt thì nó cũng bướng như em ngày xưa, không biết là có tài hơn em không. Tài hơn nghĩa là chịu đựng giỏi hơn, hoặc là cải tạo lại anh ấy. Nhưng nói chung, cứ tìm cách cải tạo là sai lầm, trừ khi người kia tự động muốn cải tạo.”
32 comments:
Bài này hay và gợi suy nghĩ. Em cho rằng, phần lớn những đổ vỡ trong các mối quan hệ, dù là tình yêu, tình bạn hay gì khác, là do người ta không tôn trọng người kia như bản thân con người đó vốn như thế.
Cải tạo ư? Em không nghĩ là có ai đã thành công, ít nhất là trong phần nhỏ hẹp của thế giới mà em biết.
Bài này của anh làm em nhớ đến entry CHIẾC GIẦY bên blog của em --> Chiếc giầy chỉ thật sự đẹp khi nó vừa vặn, và mang lại thoãi mái cho bàn chân. Chân phải cùng ni tấc với giầy thì mới có thể đi xa được, cố gượng ép chỉ vì đôi giày nhìn "có vẻ" như vừa thì chân sẽ đau và bước đi sẽ chậm. Cứ chậm dần cho đến khi trở nên khập khểnh không còn gắng gượng đi tiếp được nữa.
Cái khờ khạo nhất của một số người là có ý nghĩ đòi cải tạo người khác cho giống như mình. Tại sao lại bắt người ta phải giống mình? nếu thực sự mình là một biểu tượng tốt thì ko cần hét hò cả thế giới sẽ tự động cải tạo bắt chước nhái giống mình vì ngưỡng mộ.
"Già rồi, nên sống đằm tính hơn thì cái uy sẽ lớn hơn!" <--câu nói này ko phải ai cũng đủ thông minh mà làm được đâu anh à.
Bai viet rat hay. Cam on VMC.
love = compromise.
Bài này đầy ắp thông tin. Để em xử lý từng cái một xem nào:
1 . Anh chồng tài năng, đào hoa, gọi tắt là tài hoa, thế mà không giữ nổi vợ. Suy ra tài hoa chẳng giúp gì cho cuộc sống chung.
2. Anh chồng là một người thông minh, khám phá, mẫn cán, có công trình nghiên cứu độc đáo - gọi tắt là người giỏi, mà vẫn không tránh được nguy cơ bị đuổi việc. Suy ra IQ cao chẳng thể chắc chắn thành công trong sự nghiệp.
3. Chị vợ yêu chồng nhưng không chấp nhận sự cải tạo của anh ấy. Chị này cũng cứng đầu và cá tính đây nhưng IQ cao cũng chẳng giúp chị ấy giữ chồng.
4. Hãy chú ý câu cuối chị ấy nói "trừ khi người ta tự động muốn cải tạo" , suy ra anh chồng kia phải gặp sư phụ em, một người có khả năng thay đổi người khác mà người kia thậm chí không biết mình đang thay đổi (tự động cải tạo mà).
5. "Vâng, em còn yêu chứ. Anh ấy là một người đàng hoàng”. May mà 2 người biết tự dừng tình yêu đúng lúc. Không để cho cá sự tài hoa, thông minh của mình ảnh hưởng đến suy nghĩ và tình cảm tốt đẹp dành cho nhau.
6. “Đàng hoàng chỉ là một trong những phẩm chất tốt, còn cần nhiều phẩm chất nữa để trở thành người em cần" bà này tham lam vô đối, người đang hoàng đã là ghê gớm ròi, nhiều hơn đàng hoàng là gì vậy? Em đoán hẳn bà ta phải sắc nước hương trời lắm mới dám phát ngôn kiểu vậy. Hơ hơ... đề nghị anh VMC xác minh giúp chi tiết này ạ :-D
PS: anh hơi bị nhiều bạn gái đấy nhé. Giống em :-D
Mình thấy thích cô bạn này, kiểu phụ nữ hiện đại.
- Titi: Cái điểm 6 nhỏ của chị làm cho em nghĩ là em biết "bà" này. Ka ka, cũng có khi mình đoán sai nhưng mà hy vọng lần này mình đoán đúng.
Chị Titi xác nhận giúp em cái. Em có "biết" "bà" này không?
NLVD
Em chưa thấy cuộc "cải tạo" nào thành công trong đời sống vợ chồng, nếu không muốn nói là thường gây ra những hậu quả đáng tiếc...
Nếu có thể "cải tạo" được thì người ta đã không dùng chữ "Nhẫn", kể cả từ "chịu đựng" khi nói về bí quyết để đời sống hôn nhân lâu bền. Đương nhiên, hai điều đó phải đi kèm với tình yêu nữa. Kekeke!
bai nay rat co y nghia doi voi nhung nguoi dang chuan bi...lap gia dinh, cam on VMC
Vẫn còn thông tin đáng chú ý: ông sếp, kẻ ăn cắp, trù úm người tài bấy lâu, nay đang có dã tâm làm cho anh chồng ra bã. Đã lên đến sếp to thế thì cũng phải thông minh nhưng là cái thông minh của kẻ tiểu nhân, ghét ai thì toàn chơi trò hiểm ác. Suy ra, thông minh cũng không giúp người ta sống tốt.
Vậy, đâu là tính cách có thể mang lại một con ngừi thành công, biết sống tốt, biết giữ gìn hạnh phúc???
Câu trả lời cũng có ở trong bài nhé: Tôn trọng nhau...và ...chịu đựng giỏi. Đó cũng chính là 2 tính cách cơ bản thiết lập sự bền vững của mọi quan hệ khác.
@NLVD: làm sao chị bit được em bit những ai?
Thú thật với anh rằng, khi không thể tìm thấy một điểm nào khả dĩ của một con người, em đành khen người ta là thông minh. Hi hi...
Có ai dám khen phó tổng một tờ báo là thông minh không nhờ :-D
Cám ơn Titi đã xử lý dùm thông tin, nhưng xem ra hơi mạnh tay quá.
Xem ra xã hội ngày một nhiều những người phụ nữ như thế này: thích tự do và không cam chịu. Nếu có ai đó nhìn thấy trong người phụ nữ trên bạn bè của mình hay chính mình thì cũng là chuyện bình thường thôi.
Câu cuối của Titi không biết là khen hay là chê đây.
@Titi: like your comments!!:-D
@VMC: thanks for an interesting post!!
Hi hi...ai bảo bài của anh quá nhiều chi tiết thú vị, vừa có vấn đề xã hội, gia đình, nhân bản, lại vừa có những vấn đề của tâm lí, tình yêu ...toàn những thứ mà em quan tâm.
Trả lời câu cuối của anh nhé: khen chê chẳng bao giờ là cái mà người tự tin cần phải quá để ý :-) Bởi vì những lời khen, với tác dụng tâm lí rất tốt, phần lớn chỉ để dùng trong giáo dục, chữa bệnh và quản lí. Như kiểu Tí nhà em cần những lời khen để nó luôn cảm thấy đc ủng hộ, động viên, cảm thấy an toàn vì nó còn quá bé. Hoặc những bệnh nhân cô độc trầm cảm cần được khen ngợi thường xuyên để thấy mình cũng hay ho, thú vị chẳng kém ai. Hay nhân viên cần lời khen để tiếp tục thiêu thân cho ông chủ.
Với lại, anh có thể khen một cái máy thông minh, chứ anh không thể khen một cái máy là có duyên được :-D
@Nặc danh: thanks :-)
@Vân Lam: Chị thích từ "Nhẫn" của em, nó thể hiện sự duyên dáng của phụ nữ, hơn là từ "Chịu đựng tốt" khá mạnh tay của chị (người thế nào văn thế ấy à)
Hôm trước, tình cờ, mình xem film này http://licensetowedthemovie.warnerbros.com/
Hai cô cậu sống với nhau mặn mà. Bỗng một hôm quyết định cưới nhau. Tưởng đơn giản. Nhưng mà cần "giấy phép" của cha xứ. Phải qua test một lớp tập làm vợ chồng. Suýt nữa vẫy tay chào nhau. May mà mọi chuyện OK - như film ấy, he he.
Làm tình với nhau thì rất dễ. Nhưng ...
Em thích cái cách giải quyết tình cảm của cô vợ này. Khi biết rõ ko hợp tính cách với nhau thì đã biết đổi tình yêu ngột ngạt sang tình bạn. Cô ta không phải đòi hỏi cao mà chỉ là cô ta muốn có người thật sự hiểu và hợp với mình thôi. Cô ta thông mình nên biết dừng lại đúng lúc để còn có được một tình bạn đẹp.
Vừa đi xả hơi với bé con về, lại tràn đầy năng lượng, em vào quậy tiếp trong trang của anh.
Tại vì, hình như, mọi người quên mất rằng IQ giờ đây bị coi là không có giá trị nhiều trong sự thành công và việc cảm thấy hạnh phúc, EQ mới là quan trọng nên em xí xớn gõ lại hầu cả nhà :-)
Thực ra, tiếng Việt có rất nhiều từ chỉ đức tính con người mà trong nội 1 từ đó thôi, thông minh chỉ chứa 30 %, còn lại là những phẩm chất ưu việt khác. Ví như là: Uyên bác, mực thước, nhậy cảm, tinh tế, đoan trang, hóm hỉnh, thú vị ... ngày nay còn có những từ lóng như "chuẩn", "ngoại hạng", "đỉnh cao", thậm chí là "lỳ đòn"... những người được gắn những mác trên chắc chắn là thông minh, ngoài ra họ còn có chỉ số EQ cao ( khả năng điều khiển cảm xúc của mình và đọc cảm xúc của người khác), thường là rất thành công trong nhiều lĩnh vực và mới gọi là vơ đét :-D
Từ đó suy ra, thông minh chỉ là 1 từ chỉ trí tuệ ở dạng khô khan, cực kỳ máy móc. Còn anh có vị trí nào trong xã hội (gia đình nữa) hay không lại hoàn toàn dựa vào việc anh có cảm xúc tích cực với bản thân và với những người xung quanh anh hay không. Lúc nào cũng bực dọc, thù ghét, không chịu thông cảm, tự cao tự đại, nói xấu, dễ nổi giận, ngờ vực, đố kỵ...thì có mà IQ cao nhất thế giới vẫn cô đơn và bất hạnh như thường :-D
Em sẽ không khen anh là thông minh, bởi vì anh có nhiều phẩm chất cao quí hơn cái thứ khô khan đó nhiều :-D
Titi:
Thank you.
Đúng là EQ rất quan trọng. Nghiệm ra thì thấy những người học giỏi nhất khối ở phổ thông và đại học đều không mấy thành công trong cuộc đời.
Đúng rồi Titi và VMC, IQ và EQ. Mặc dù vậy chuyện phân biệt EQ và IQ không phải là mới. Gần đây người ta nói một cách 'khoa học' IQ và EQ, còn trước kia mình vẫn hay cố diễn giải nôm na là người học cao, học giỏi chưa hẳn đã có văn hóa cao.
Theo Lana, IQ và EQ không trùng nhau nhưng có liên quan. IQ phụ thuộc nhiều vào bẩm sinh. EQ cao cần có nền IQ cao + giáo dục kỹ năng sống.
Đứa trẻ IQ cao có cái nền rằng nó có khả năng tiếp thu cao hơn - và thế, nếu được chú ý dạy đầy đủ các kỹ năng sống nó sẽ có nhiều khả năng để sở hữu EQ cao hơn.
Vì thế câu "nghiệm ra" của VMC chỉ đúng đối với các bạn thời mình học rất giỏi toán văn lý hóa ... nhưng ít được hướng dẫn, dạy những tiêu chí EQ khác thôi.
Lana lên mạng sớm ghê. Đa phần các bạn có IQ cao thường đắm chìm trong thế giới của các bạn í, ít giao tiếp, và nhiều khi nghĩ rằng chỉ cần như thế là đủ, không phải học thêm kỹ năng nào nữa. Bố mẹ các bạn í thấy con chúi đầu vào học, không đàn đúm tụ tập, thì yên tâm, không dạy bảo gì thêm. Kết cục là khi ra đời các bạn ấy khó hòa nhập với cộng đồng.
@Lana: "Đứa trẻ IQ cao có cái nền nên nó có khả năng tiếp thu cao hơn "́- trừ một số ít trẻ bị bệnh, em thấy đứa trẻ nào cũng thông minh chị ạ. Người lớn có biết cách tạo điều kiện phát huy trí thông minh của trẻ hay không thôi. Bởi vì ai cũng yêu con nhưng không phải ai cũng bit cách biến tình yêu ấy thành động lực, xây dựng những bước đi an hòa đầu tiên cho con trưởng thành đâu. Hầu hết cha mẹ toàn yêu con vì bản thân cha mẹ, bắt con phải đi theo hướng mình cho là đúng. Tình yêu kiểu ấy giống giống như tình yêu của anh chồng trong bài, yêu vợ chỉ vì anh ta chứ không phải vì cô ta. Tình yêu kiểu ấy không mang tính xây dựng, tôn trọng mà mang tính áp đặt, là một thứ quả độc cho cả người yêu và được yêu. Hic hic...
VMC: em có người bạn, anh ấy cũng rất tự hào là thông minh hơn người, anh ấy cũng gặt hái được một số thành công nhất định nhưng rồi cũng chính anh ấy nhận ra rằng thế giới của anh ấy thật ra quá nghèo nàn so với hàng chục, hàng trăm thế giới khác. THế là anh ấy mở rộng giao lưu, kết bạn hồ hởi...nhưng anh ta vẫn không thể thoát khỏi bản thân khi vẫn giao lưu kiểu một chiều, tức là cái gì vừa ý mình thì chấp nhận, cái gì không vừa ý thì bye bye...tình bạn cũng là tình, nếu chỉ quan hệ với bạn vì bạn làm vui lòng mình thì đó là quan hệ ích kỷ, chỉ vì mình, quan hệ kiểu ấy không bao giờ tìm thấy tình bạn đích thực cả.
@Ti: Đứa trẻ nào cũng đáng yêu thì đúng, nhưng thông minh thì không đúng đâu. Người ta chứng minh gien thông minh di truyền kia mà. Chị chơi (và dạy lớp mẫu giáo nữa rồi đấy :) - thì thấy rất rõ khả năng tiếp thu của mỗi đứa trẻ rất khác nhau Ti à.
@Lana: yeah, em bit hiện tượng đó chứ. Nhưng đó là vì mỗi đứa trẻ đã chịu sự giáo dục khác nhau của cha mẹ, mà phần lớn là người lớn đã làm thui chột rất nhiều cảm hứng khám phá thế giới của tụi trẻ. Điều ấy đc chứng minh rất nhiều qua các công trình khoa học về tâm sinh lí con người nói chung và trẻ em nói riêng mà em bit . Nếu tất cả các ông bố bà mẹ đều được trải qua các lớp học cha mẹ trước khi sinh con thì sẽ giảm thiểu được sai lầm trên :-)
@Lana, Titi:
Không phải đứa trẻ nào cũng thông minh. Nhưng ngay cả những đứa trẻ không thông minh cũng có một khả năng đặc biệt nào đó. Vấn đề là cha mẹ phải biết phát hiện ra khả năng đặc biệt đó và tạo điều kiện để đứa trẻ phát triển khả năng đó.
Đúng rồi. Và Lana cũng quên không viết một điều rằng EQ cũng có một phần là bản chất (innate, inborn) - ví như có đứa trẻ sinh ra đã có tố chất 'tinh tế cảm nhận'.
Nói chung, gộp ý kiến của cả Titi, Lana và VMC lại thì đứa trẻ nào cũng có những tố chất bẩm sinh, và cần cộng thêm sự nuôi dưỡng phát triển đúng cách để thành công.
Cái này có gọi là tranh luận win-win (cả ba cùng thắng) không nhỉ? :)
Gặp bài viết, mình không thể không ký gửi một Lan man của mình...
Yêu, đề tài muôn thuở của muôn thời đại và thế hệ.
Mượn một câu của người bạn cũ ngày xưa, Yêu là yêu vì tính cách, trọng vì nhân cách và quyến rũ về thể xác. Thiếu một điều kiện là chiếc kiềng ba chân sẽ thành khập khiễng. Tuổi trẻ bồng bột thường làm rơi chữ Trọng, đã thế thời gian lại mài mòn, cái thuở ban đầu còn khó có thể giữ cho vẹn nguyên, nói gì đến điều chưa từng có, giờ tìm sao cho thấy?
Trích một câu trong sách của người Hylap ngày xưa "Con xin Cha, vì tất cả mọi điều trên cõi đời này, hãy cho con được ngưỡng mộ Cha, hãy cho con cảm thấy được ngưỡng mộ Cha! Sẽ quá cô độc và đời sẽ quá trụi trần, khi đến ngưỡng mộ Cha mà con cũng không thể "
Có thể hơi lạc đề vì đả động đến 2 thể loại tình yêu khác nhau, nhưng thực ra cùng bản chất.
Hết Ngưỡng mộ hay Tôn trọng, bạn sẽ thấy lòng lạnh tanh... Bạn có thấy thế không?
@Mai: chính xác. Chỉ có điều, có những người đặt ra tiêu chí để họ tôn trọng quá xa vời, quá máy móc, tức là phải thế này, phải thế kia thì mới xứng đáng để họ quan tâm. Ngoài cái "phải" đó ra, tất cả đều chỉ là cục đất :-(
@Titi: Mình không nghĩ thế, ngưỡng mộ có thể là quá xa vời, nhưng tôn trọng thì không. Cục đất cũng đang tôn trọng chứ bộ :))
Hi hi… nếu họ nghĩ được thế đã chẳng đặt ra tiêu chí để tôn trọng. Hơ hơ…tôn trọng tức là làm nổi lên, tôn lên những gì bản thân sự vật, con người đã và …đang có . Vì thế mọi vật, mọi cá thể đều đáng được tôn trọng, dù tốt hay xấu … bởi tốt và xấu đều có lí của nó, mỗi con người phải chịu trách nhiệm về sự tốt và xấu của mình, nhưng tất cả vẫn có quyền được tôn trọng nhất định mà không phụ thuộc vào cái nhìn của cá thể khác.
"Nghiệm ra thì thấy những người học giỏi nhất khối ở phổ thông và đại học đều không mấy thành công trong cuộc đời." Em thấy điều này chỉ chứng tỏ rằng là đánh giá ở khối phổ thông và đại học ở Việt Nam chẳng có mấy giá trị hoặc là xã hội Việt Nam sử dụng nhân lực không đúng thôi.
Em không nghĩ có bạn nào IQ cao mà lại nghĩ rằng việc đắm chìm trong thế giới của bạn í là đủ cả. Em IQ cũng vừa phải, nhưng cũng là loại đắm chìm trong thế giới của mình. Đó là đặc điểm cá nhân thôi, chứ không phải do nhận thức sai lầm đâu.
Đăng nhận xét