Có ai chủ tâm đi xem múa ở Việt Nam bao giờ không? Chắc là rất ít. Hôm kia tôi được mời đi xem múa. Không định đi, nhưng bà chị con bác (thân thiết với tôi hơn cả chị em ruột), hiện đang làm việc tại Trường Cao đẳng Múa Việt Nam (CĐMVN) , tha thiết mời, nên không nỡ từ chối.
Chẳng là trường kỷ niệm 50 năm ngày thành lập. Đây chính là ngôi trường mà Lê Vân nói tới trong hồi ký "Yêu và sống" gây xôn xao dư luận mấy năm trước. Trường này còn nổi tiếng vì một vài em chân dài xinh đẹp liên quan đến những vụ bê bối của các đại gia.
Tóm lại là nhân dịp tròn nửa thế kỷ, trường CĐMVN tổ chức chương trình "50 năm - Múa với thời gian" giới thiệu những tiết mục múa đặc sắc do các thầy cô giáo của trường biên đạo, hoặc dàn dựng lại từ những tác phẩm múa của nước ngoài: Múa dân gian VN, múa ballet, múa dân gian Nga, Trung Quốc, múa đương đại VN.
Chị tôi tất tả lo đón khách (vì có một số quan chức tới xem), đưa cho tôi vé và dặn: "Em cố xem đến hết nhé. Mấy tiết mục đầu có thể chưa hấp dẫn lắm, nhưng càng về sau càng hay đấy. Có cả Cao Chí Thành đấy". Tôi ậm ừ: "Được rồi, chị yên tâm".
Mở ngoặc đơn về Cao Chí Thành. Anh chàng này được báo chí mệnh danh là "Hoàng tử ballet Việt Nam" vì là nghệ sĩ ballet đầu tiên của Việt Nam đoạt giải tại một cuộc thi ballet quốc tế (giải tư Helsinki International Ballet Competition 2005). Cao Chí Thành là sản phẩm đào tạo 100% của Việt Nam.
Trong chương trình tối hôm kia, Thành trình diễn 2 trích đoạn kinh điển của múa ballet là "Don Quixote" và "Diana và Acteon". Quả đúng là danh bất hư truyền. Tài năng đã được khẳng định của Thành lại một lần nữa tỏa sáng. Tôi thấy không có sự khác biệt lắm với các ngôi sao thế giới trong màn trình diễn của Thành. Điểm thêm một số ấn tượng nữa.
Tôi đặc biệt thích ba cô gái Kiều Anh, Tuyết Anh, Mai Linh trong tiết mục "Vọng nguyệt" (biên đạo: NSƯT Kiều Lê). Tiết mục này được dàn dựng theo phong cách "Cirque du Soleil" của Canada. Ba cô gái cho thấy họ thành thục cả kỹ năng múa dân gian (ở đây là múa dân gian Việt Nam), lẫn khả năng tạo hình của nghệ thuật xiếc để tạo thành một tiết mục đặc sắc.
Ballet Việt Nam đầu thập niên 1980 đã dàn dựng và trình diễn thành công những vở ballet kinh điển của thế giới như Spartacus. Thời đó, nam diễn viên Nga đảm nhận vai Spartacus, vai nữ do NSND Kiều Ngân. Giờ đây Kiều Ngân dựng lại trích đoạn trữ tình nhất của vở diễn với cặp đôi Hoàng Giang và Tuyết Dung. Hoàng Giang phù hợp với Startacus cả về hình thể lẫn sự mạnh mẽ, còn Tuyết Dung thì như sinh ra để múa vai này vậy. Cả hai đã chứng minh rằng họ có đủ kỹ năng và cảm xúc để trình diễn trọn vẹn một vở ballet cổ điển.
Chương trình ghi nhận sự tiến bộ đáng kể trong trình độ biên đạo với những tiết mục đầy ngẫu hứng của các biên đạo múa trẻ. Trần Ly Ly thể nghiệm sự "đùa giỡn" với âm nhạc dân gian, nhịp điệu phóng túng với những cô gái mặc yếm trễ nải tạo nên một vũ đạo khó quên của tóc.
Một điểm yếu của múa Việt Nam đó là hình thể các diễn viên nam hơi mỏng manh, không tạo được sự mạnh mẽ đẹp mắt. Biên đạo múa Hồng Phong đã khắc phục được điều đó trong "Quốc ấn - Tâm thư" với những động tác khoáng đạt và nam tính. Tiết mục khắc họa chân dung sĩ phu Bắc Hà trong khung cảnh Văn Miếu tạo được hiệu ứng nhìn khá hiệu quả.
Nhưng tạo hiệu quả sân khấu mạnh nhất phải kể đến "Gạo mới" (NSƯT Kiều Lê biên đạo). Các cô sơn nữ múa mừng hội mùa rộn ràng trong vũ khúc của tre và kết thúc với màn thoát y táo bạo và gợi cảm, nhưng lại đầy thẩm mỹ.
Tôi không bỏ về như chị tôi lo ngại lúc đầu, vì các tiết mục cuốn hút từ đầu đến cuối. Hai tiếng đồng hồ trôi qua thật nhanh và chương trình kết thúc trong sự thòm thèm của khán giả. Nếu cứ múa thế này thì ai bảo nghệ thuật múa khủng hoảng nhỉ?
Ảnh: Nguyễn Thanh Hà
Tóm lại là nhân dịp tròn nửa thế kỷ, trường CĐMVN tổ chức chương trình "50 năm - Múa với thời gian" giới thiệu những tiết mục múa đặc sắc do các thầy cô giáo của trường biên đạo, hoặc dàn dựng lại từ những tác phẩm múa của nước ngoài: Múa dân gian VN, múa ballet, múa dân gian Nga, Trung Quốc, múa đương đại VN.
Chị tôi tất tả lo đón khách (vì có một số quan chức tới xem), đưa cho tôi vé và dặn: "Em cố xem đến hết nhé. Mấy tiết mục đầu có thể chưa hấp dẫn lắm, nhưng càng về sau càng hay đấy. Có cả Cao Chí Thành đấy". Tôi ậm ừ: "Được rồi, chị yên tâm".
Mở ngoặc đơn về Cao Chí Thành. Anh chàng này được báo chí mệnh danh là "Hoàng tử ballet Việt Nam" vì là nghệ sĩ ballet đầu tiên của Việt Nam đoạt giải tại một cuộc thi ballet quốc tế (giải tư Helsinki International Ballet Competition 2005). Cao Chí Thành là sản phẩm đào tạo 100% của Việt Nam.
Trong chương trình tối hôm kia, Thành trình diễn 2 trích đoạn kinh điển của múa ballet là "Don Quixote" và "Diana và Acteon". Quả đúng là danh bất hư truyền. Tài năng đã được khẳng định của Thành lại một lần nữa tỏa sáng. Tôi thấy không có sự khác biệt lắm với các ngôi sao thế giới trong màn trình diễn của Thành. Điểm thêm một số ấn tượng nữa.
Tôi đặc biệt thích ba cô gái Kiều Anh, Tuyết Anh, Mai Linh trong tiết mục "Vọng nguyệt" (biên đạo: NSƯT Kiều Lê). Tiết mục này được dàn dựng theo phong cách "Cirque du Soleil" của Canada. Ba cô gái cho thấy họ thành thục cả kỹ năng múa dân gian (ở đây là múa dân gian Việt Nam), lẫn khả năng tạo hình của nghệ thuật xiếc để tạo thành một tiết mục đặc sắc.
Ballet Việt Nam đầu thập niên 1980 đã dàn dựng và trình diễn thành công những vở ballet kinh điển của thế giới như Spartacus. Thời đó, nam diễn viên Nga đảm nhận vai Spartacus, vai nữ do NSND Kiều Ngân. Giờ đây Kiều Ngân dựng lại trích đoạn trữ tình nhất của vở diễn với cặp đôi Hoàng Giang và Tuyết Dung. Hoàng Giang phù hợp với Startacus cả về hình thể lẫn sự mạnh mẽ, còn Tuyết Dung thì như sinh ra để múa vai này vậy. Cả hai đã chứng minh rằng họ có đủ kỹ năng và cảm xúc để trình diễn trọn vẹn một vở ballet cổ điển.
Chương trình ghi nhận sự tiến bộ đáng kể trong trình độ biên đạo với những tiết mục đầy ngẫu hứng của các biên đạo múa trẻ. Trần Ly Ly thể nghiệm sự "đùa giỡn" với âm nhạc dân gian, nhịp điệu phóng túng với những cô gái mặc yếm trễ nải tạo nên một vũ đạo khó quên của tóc.
Một điểm yếu của múa Việt Nam đó là hình thể các diễn viên nam hơi mỏng manh, không tạo được sự mạnh mẽ đẹp mắt. Biên đạo múa Hồng Phong đã khắc phục được điều đó trong "Quốc ấn - Tâm thư" với những động tác khoáng đạt và nam tính. Tiết mục khắc họa chân dung sĩ phu Bắc Hà trong khung cảnh Văn Miếu tạo được hiệu ứng nhìn khá hiệu quả.
Nhưng tạo hiệu quả sân khấu mạnh nhất phải kể đến "Gạo mới" (NSƯT Kiều Lê biên đạo). Các cô sơn nữ múa mừng hội mùa rộn ràng trong vũ khúc của tre và kết thúc với màn thoát y táo bạo và gợi cảm, nhưng lại đầy thẩm mỹ.
Tôi không bỏ về như chị tôi lo ngại lúc đầu, vì các tiết mục cuốn hút từ đầu đến cuối. Hai tiếng đồng hồ trôi qua thật nhanh và chương trình kết thúc trong sự thòm thèm của khán giả. Nếu cứ múa thế này thì ai bảo nghệ thuật múa khủng hoảng nhỉ?
Ảnh: Nguyễn Thanh Hà
34 comments:
Uầy, em chẳng được xem, tiếc thế :-(
Còn buổi nào nữa không anh?
Nghe đã thấy hay và đẹp đến ấn tượng!
Đúng là hình thể các nam nghệ sĩ VN rất "mong manh", ko biết đạo diễn sửa thế nào.
Em đã được xem Cao Chí Thành múa ballet một lần, xem kịch hình thể của Trần Ly Ly vài lần.
Vài năm trước ĐSQ Đức và Viện Got rất nhiệt tình trong việc tài trợ văn hóa để công chiếu miễn phí nên em còn có cơ hội đi xem; chứ bây giờ chẳng được xem ở đâu cả.
Với lại anh sửa lại cái đoạn text thứ 3 có lỗi typing đấy, hí hí.
Không thấy cái tên Lê Vũ Long đình đám một thời anh nhỉ :-?
Mỗi lần nhắc đến múa là y như rằng nó làm cho em recall something in the past. Đừng cho là nghệ sĩ múa của mình ko hay bằng ngoại quốc. Hơn thua nhau chỉ qua quần áo, ánh sáng sân khấu, và cách hòa âm nhạc thôi.
Ai đã từng học bộ môn này mới thông cảm cho người múa, cực khổ lắm chứ ko dễ xơi đâu. vừa giử thể hình, vừa luyện kĩ năng nghe nhạc, di chuyển động tác rồi còn phải biết học cười, học diễn tả khuôn mặt nữa. Cực khổ là thế nhưng có mấy nghệ sĩ múa nào giàu như ca sĩ, kịch sĩ, bác sĩ, kỹ sư đâu? chưa nói đến xã hội vẫn còn lẩn quẩn với ý nghĩ "xướng ca vô loài".
Bây giờ cái nhìn đã khá hơn rồi, ngày trước cứ nghĩ dính vào múa là cái gì đó hơi gần với nghĩa kỹ nữ. Cho đến tận bây giờ và đến ngày nín thở về bên kia thế giới em vẫn muốn nói rằng, điều hối hận nhất trong đời em là đã không đeo đuổi đến cùng năng khiếu của mình.
Em nhớ cái ngày em ko còn được tới trường múa thì gần như bị shock ấy. Khóc tu tu mấy năm trời, mỗi lần xem TV thấy người ta múa thì lại khóc. Khóc vì nhớ những lúc cùng bạn bè múa, nhớ ánh đèn sân khấu, nhớ những lần đi diễn trong trường.
Ngày xưa cứ mơ ước được chọn đi Nga học múa, và cứ chắc mẫm mình sẽ làm được, thế mà tất cả tiêu tan như khói. Lúc xưa tính em ko được cứng rắn như bây giờ, có lẽ tại thế mà thất bại ko đi theo tới nơi tới chốn đam mê của em. Có những câu hỏi cả đời mình cứ thắc mắc mãi nhưng ko bao giờ tìm ra được câu trả lời.
I wonder...anh đàn ông mà nói về múa rành rẻ như thầy dạy múa ấy. Anh là nam giới đầu tiên em tám được vấn đề múa này đấy. Ai em cũng chỉ tám về chuyện kĩ thuật, vẽ, kiến trúc thôi, nhưng ko ai có thể có đủ am hiểu về múa để tám cho sướng miệng, mà múa lại chính là năng khiếu đúng nhất của em. :D
Có dịp em cũng muốn được xem múa ở VN xem bây giờ ra sao rồi.
LU - "Hơn thua nhau chỉ qua quần áo, ánh sáng sân khấu, và cách hòa âm nhạc thôi."
Chiện không đơn giản thế đâu LU ơi. Anh từ bé đã quen vào nhà hát lớn của tây xem ballet, ở đấy, các nghệ sĩ múa mà là nam, đều mặc quần đông xuân, trông LU biết không, hoành tráng vô tưởng.
Sau theo bản năng yêu nghệ thuật, anh cũng vào nhà hát lớn của mình để xem múa, nhưng thoạt nhìn thấy diễn viên múa nam xuất hiện, anh đã hoàn toàn bị cụt hứng.
PS: LU không tin thì thử xem lại ảnh Cao Chí Thành bay bay ở trên kia, xong rồi tham khảo đoạn Hồ Thiên Nga này xem.
he he...nói về diễn viên múa nam thì VN mình hơi bị teo teo tí...tại tụi tây nó no đủ từ bé nên tướng "be" hơn thôi mà. Nhưng người Việt mình nếu được đào tạo như họ thì cũng giỏi ko thua ai đâu. Lu thấy bên chỗ Lu học ấy, có rất nhiều du học sinh là VN mới qua sau này, tiếng anh của họ tuy chưa bằng dân đẻ ở Mỹ, nhưng họ học giỏi lắm đó. Ngày ra trường Lu thấy đa số họ tốt nghiệp toàn đeo dây đỏ dây vàng danh dự. Nói chung dân Việt mình mà có đủ điều kiện đào tạo thì ko thua kém ai cả đâu.
LU suy nghĩ sai một cách cơ bản, Đào nhỉ?
Anh nghĩ "dân Việt mình", việc đầu tiên, quan trọng nhất, phải tự xác định, không lăn tăn, là mình là giống dốt.
Bác Long nói thế, thì em e cũng có phần khí cực đoan (về chiện giống), nhưng mà cách nghĩ thì đúng là nên phải thay đổi tận gốc.
Ok, thì anh cực đoan, thế không cực đoan thì phải thay đổi cái gì tận gốc?
Tây nói đầy ra rồi, Edison anh em chẳng hạn, anh bảo cái gì tài năng chỉ 1% là "inspire" còn 99% là "perspire".
Dân "Việt mình" phải bớt "trạng", bớt "nổ", bớt khát khao "ngon bổ rẻ" đi, ngậm ngùi xác định cho đúng vị trí dốt nát hiện tại, và chăm chỉ lên.
Lập luận của chú thiếu logic nặng.
Những cái đơn giản như chú blah mà cũng không hiểu thì... anh vẫn nghĩ là do giống!
Ví dụ luôn, như ở trên các bạn biết về múa cũng vừa biểu hiện, các nghệ sĩ Việt nói chung hay có kiểu kể lể "chúng tôi lao động nghệ thuật vất vả lắm chứ, blah, nhưng!..."
Bao giờ cũng có cái "nhưng" ở cuối, xong rồi tiếp tục sẽ là, anh chưa cần viết ra, chú cũng biết rồi. Mà bạn LU viết đây này: "Cực khổ là thế nhưng có mấy nghệ sĩ múa nào giàu như ca sĩ, kịch sĩ, bác sĩ, kỹ sư đâu? chưa nói đến xã hội vẫn còn lẩn quẩn với ý nghĩ "xướng ca vô loài."
Luẩn quẩn không? Chú không nhận thấy có vấn đề "giống" thì anh cũng đến chịu chú.
Ảnh chụp có hồn quá,
Em thích Vọng nguyệt và Cao Chí Thành, tuyệt
Quốc ấn - Tâm thư, em xem trong chương trình Mrs World 09, rất ấn tượng
Có x gì mà thiếu logic?
Lúc bác nói "giống dốt", thì trọng tâm phải hiểu là nói về khả năng trí tuệ. Bác đừng bảo không, em chửi bác lươn lẹo đấy.
Nhưng còn khả năng đấy có phát triển tốt được không, thì nó còn bị ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác.
Bác thích ví dụ thì cứ lấy ví dụ đấy luôn: LU nó bốt được một bốt dài như ở trên, bác không thể bảo là nó không có đời sống trí tuệ được, phỏng ạ? Nhưng còn cái chỗ cuối, nó một cách bản năng mà tụt hết ra thế, là tại vì nó là gái.
Rõ chửa?
Chửa rõ lắm. Gái thì sao?
@Dao hoa and Phi Long : đề nghị 2 người tranh luận đừng có mang Lu vào làm ví dụ nhá. Đây là Lu chỉ cmt chia sẻ cảm nghĩ của Lu với anh Cường thôi. Hai người thông cảm nha!
Thì "Gái" chứ còn sao nữa!
"Trong một giọt nước mưa lóng lánh, có câu chuyện của cả vầng thái dương!"
"Trong một bạn LU xuýt thành gái trường múa, có bi kịch của cả một dân tộc!"
Cả một dân tộc "Gái", cả một dân tộc giàu nữ tính.
Cả một dân tộc đ' quan tâm đến nghệ thuật múa trym bé, các bạn múa nghĩ là ai cần phải làm cho quần chúng quan tâm? Ai nếu không phải là chính các bạn ấy?! Cứ học nhiều là phải đắt à? Học là một trong những việc đơn giản nhất, cái đấy thằng tây con nó cũng hiểu, từ trong máu nó đã hiểu sẵn rồi.
Rõ chửa?
"Trong một bạn xxx xuýt thành gái trường múa, có bi kịch của cả một dân tộc!"
=))
Ừ, rõ. Chú mày đúng là vẫn phong độ như ngày nào.
Ps: Xin lỗi bạn LU đi em.
Anh xin lỗi LU.
PS: Ảnh anh Cao Chí Thành bay bay, bây giờ anh nhìn kỹ, cũng thấy đẹp. Đẹp lắm! Công nhận đẹp!
@ Dao Hoa and Phi Long : Lu ko biết 2 người là ai và cũng ko có nói gì đụng chạm đến 2 người, sao hai người là đàn ông lại đi chửi Lu thế? Lu có làm lỗi gì sao? nếu có cứ thẳng thắn nói ra Lu có lỗi Lu nhận, nhưng ko nên đi chửi phụ nữ như thế này. Thật ra Lu ko biết gì về 2 người cả. Rất ngạc nhiên?
@LU - Lỗi là ở thằng Đào, và anh, nó cũng thành thật xin lỗi LU rồi, giờ anh cũng xin lỗi LU. (Thằng Đào nó vẫn cứng miệng thế đấy, chứ nó không có bụng dạ gì đâu, LU đừng ghét nó, tội nghiệp).
Ps: Anh cũng thấy ảnh Cao Chí Thành, nhìn kỹ, đúng là đẹp thật, chứ không xấu xí như quả Hồ Thiên Nga này.
Hình như bên 360o em cũng đọc một vài bài của hai anh Đào & Long, bây h không biết hai anh lưu lạc phương nào rùi? Muôn hình vạn trạng vẫn không lẫn vào đâu được,
:) Anh mới mở cái blog tập tọe chơi trên mạng thôi.
Ps: Nhưng còn thằng dao_hoa_daochu, =)), em gú ra mà xem, =)), anh cũng chẳng biết gì đâu.
@Đào Hoa và Phi Long:
Cảm ơn hai bạn đã quan tâm đến blog của tôi. Tuy nhiên đây không phải là diễn đàn, nên nếu các bạn comment, thì đề nghị chỉ bàn xung quanh những vấn đề nêu ra trong blog này.
Anh Đào múa vẫn đẹp đấy chứ bác VMC.
Mình không được xem Anh Đào. Đây là chương trình biểu diễn của sinh viên trường cao đẳng múa VN, nên không có Anh Đào.
Tôi thấy không có sự khác biệt lắm với các ngôi sao thế giới trong màn trình diễn của Thành".
Anh đang nói tới "các ngôi sao thế giới" nào zậy anh?. Câu so sánh này chung chung quá. Anh có đi coi mấy "ngôi sao thế giới đó" múa lần nào chưa anh? Mong anh chỉ bảo dùm zụ này cho kỹ hơn thì phần so sánh này mới thiuye61t phục người đọc nha anh.
Sao anh Cường không quay về Blog cũ ở yahoo plus xem nhỉ? Ở bên ấy nhiều người comment lắm đấy. Và có lẽ mọi người đều đang mong anh hồi âm. :)
@LG: Tôi có cơ hội được xem ballet ở Liên Xô từ thời đi học đại học cách đây hơn 20 năm. Không thể nhớ được tên của những nghệ sĩ mà tôi đã từng được xem. Tôi cũng không có ý định thuyết phục bạn nào, chỉ là nêu cảm xúc và suy nghĩ của mình thôi.
@ND: Cám ơn em. A không có nhiều thời gian để chăm sóc 2 blog một lúc. Nhưng sẽ rẽ sang bên đó để hồi âm.
@VMC: E là ND a vừa trả lời bên trên đây.
Okey.
Chúc anh luôn mạnh giỏi và công tác tốt nhé!_!
Chào bạn, đọc bài viết của bạn rất hay, thật tiếc tôi không được xem chương trình này. Tôi đang làm website www.muavietnam.com , trước tiên xin phép được sử dụng bài viết này của bạn, và sau đó muốn hỏi bạn có tư liệu, hình ảnh gì về Múa có thể chia sẻ trên website hãy email về địa chỉ muavietnam@gmail.com nhé. Cảm ơn rất nhiều.
có bạn nào học trường múa k thỳ pm nick bunbun_luvly
Đăng nhận xét