16/11/09

NGÀY BAO DUNG



Hóa ra hôm nay (16.11) là Ngày Quốc tế về bao dung (International Day for Tolerance). Ngày này được tôn vinh trong Tuyên bố về các nguyên tắc bao dung của UNESCO và bắt đầu được thế giới kỷ niệm thường niên từ năm 1995, sau khi được thông quan tại hội nghị toàn thể lần thứ 28 của UNESCO.

Khoan dung được bản Tuyên bố định nghĩa là "sự tôn trọng, chấp nhận và hiểu đúng sự đa dạng phong phú các nền văn hóa của thế giới chúng ta, những hình thức tự biểu hiện và những khả năng thể hiện cá tính của con người."

Bản tuyên bố còn kêu gọi công nhận một thực tế là con người khác nhau về hình dáng bên ngoài, địa vị, lời nói, cách ứng xử và các giá trị; có quyền được sống trong hòa bình và duy trì cá tính của mình.




Nhân kỷ niệm 10 năm Ngày Quốc tế về bao dung năm 2005, Tổng Thư ký Liên Hợp quốc đã phát biểu rằng cuộc đấu tranh chống lại thái độ phi bao dung là một trong những hướng hoạt động chính của tổ chức này.

Để bao dung hơn, theo ông, cần phải biết về nhau nhiều hơn, tôn trọng truyền thống và tín ngưỡng của nhau; cần phải tôn trọng cá tính của nhau, tôn trọng đặc tính tôn giáo và văn hóa của nhau, để có thể đánh giá được khả năng của mình mà không căm ghét khả năng của người khác.

Bao dung cũng có nghĩa là phải biết NHẪN.

Sao nước mình không nói nhiều về ngày này nhỉ?

Video link: http://www.youtube.com/watch?v=kJn_nS_E62k

14 comments:

LU on lúc 00:29 17 tháng 11, 2009 nói...

Exactly! --> "cần phải tôn trọng cá tính của nhau, tôn trọng đặc tính tôn giáo và văn hóa của nhau, để có thể đánh giá được khả năng của mình mà không căm ghét khả năng của người khác" :D

Vân Lam on lúc 00:58 17 tháng 11, 2009 nói...

Đáng tiếc con người ta thường khó làm được điều đó. Thấy ai thua mình thì người ta khinh, thấy ai hơn mình thì người ta ghét. Ngay trên thế giới bờ-nóc, một thế giới ảo mà cũng xảy ra hàng ngày như cơm bữa. Không thể hiểu nổi những người như thế...

Với những người như vậy, thì cho dù có sống qua 100 "ngày bao dung" trong đời (nếu mỗi năm hcir có 1 "ngày bao dung", tức là sống được 100 năm) thì cũng vậy thôi đại K ơi..! :)

LU on lúc 01:07 17 tháng 11, 2009 nói...

@ VL : exactly!...I'm sorry. I'm in my company so English only :D

Titi on lúc 01:34 17 tháng 11, 2009 nói...

Nghĩa đen của từ BAO DUNG rất dễ hiểu, ai cũng thích vì nó thể hiện cái sự được (cho mình và cho người), chẳng mất giề của ai nên dĩ nhiên BAO DUNG là rất hay, rất đáng duy trì. Nhưng mấy ai hiểu được toàn bộ ý nghĩa của từ này nhể.
Lòng bao dung không chỉ có nghĩa là cho đi mà còn hơn thế nữa. Nó còn có nghĩa là hợp tác với người khác. Hành động cao cả nhất của lòng bao dung là nhìn vượt khỏi những nhược điểm và lỗi lầm của người khác, giúp họ nhận ra giá trị vốn có của mình.
Người bao dung thật sự là người phấn đấu để làm chủ chính họ. Họ nhân hậu, rộng lượng, ân cần đối với cả những ai có thái độ phớt lờ hay chỉ trích chân lí. Họ hiểu rằng người ta không thể cứ mãi phớt lờ, giả như không biết đến sự cần thiết của chân lí.
Những ai trong đời chưa hề cố gắng phấn đấu vươn lên hiểu biết sẽ ít rộng lượng với người khác, ngay cả khi họ tỏ ra bao dung. Chẳng bao giờ nhìn thẳng vào những thiếu sót của bản thân, họ không thể cư xử với thiếu sót của người khác bằng sự hiểu biết được. Họ là những người có tính bảo thủ.

Titi on lúc 01:44 17 tháng 11, 2009 nói...

Sống BAO DUNG không hề dễ, bởi phần lớn chúng ta đều bị quá khứ ám ảnh. Việc lưu giữ trong ký ức về một nỗi bất hạnh hay những việc không giải quyết được của quá khứ thường gây ức chế và cản trở lối sống tích cực, hạnh phúc của chúng ta, khiến chúng ta chỉ nhìn đời, nhìn người theo hướng chúng ta muốn và coi là an toàn. Điều đó khiến ta có thái độ thù nghịch ngay khi cảm thấy không an toàn trong khi đáng lẽ phải có thái độ hợp tác, thân thiện để tạo hòa bình :-)

Unknown on lúc 01:56 17 tháng 11, 2009 nói...

Đúng là hnay đọc blog của anh mới biết có ngày này. Ở VN dường như người ta ít chú ý đến việc khuyến khích phát triển những giá trị riêng của bản thân con người cũng như dạy cho họ cách tôn trọng những j mình và người khác có. "Cái tôi" được hiểu và đánh giá nhiều hơn về hình thức chứ ko phải bản chất.

Chỉ tiếc là trong số chúng ta ít người bao dung.1 phần do xã hội chung quanh ảnh hưởng(sống cộng đồng, không mấy cởi mở với sự khác biệt và cái mới lạ...), có thể một phần trong bản thân mỗi con người, sự cái tôi cá nhân quá lớn làm lấn át tất cả. Có thể do văn hóa sống, hoặc vật chất chi phối... Ko hiểu ở Vn đã có nghiên cứu XH nào nói về khả năng chấp nhận thay đổi và sự khác biệt của người VN chưa nhỉ :)

Thêm 1 ý nữa, tuy ko muốn triết tự bởi vì em nghĩ chữ dung trong chữ "bao dung" mà hiểu thành ung dung là sai vì đúng ra nó là dung thứ. Tuy nhiên muốn bao dung, người ta nên có dc sự bình thản, ung dung để đón nhận tất cả những điều cs ban tặng, dù nó là khác biệt hay kỳ quặc đến mức nào. Điều này cũng gần với chữ Nhẫn của anh VMC nhỉ.

(Hic, mà nói thế thôi, chắc em chưa đủ bình thản. Ví dụ trong tranh cãi chẳng hạn, mình mà ba máu sáu cơn lên là quên hết bao dung, quên hết việc phải chấp nhận khác biệt trong hành xử, suy nghĩ, nói năng, cách trình bày...của đối phương rồi)

Lana on lúc 06:24 17 tháng 11, 2009 nói...

Cảm ơn VMC về bài viết. Câu hỏi rất đúng, tại sao VN mình nói ít vậy về "bao dung"? Bên cạnh những đức tính tốt: nghị lực, cần cù, đấu tranh... bao dung hầu như không được tôn vinh.

Lana thường hay nói với những người bạn có con nhỏ thế này: Hãy chọn lọc chuyện kể cho con, đừng bao giờ kể nửa sau chuyện Tấm Cám. Nếu nói những gì thuộc về 'dân gian' là từ văn hóa lâu đời thì các cụ mình xưa đã dạy con cháu nuôi hận và trả thù độc ác quá.

Đồng ý với Vân Lam: Ngoài cái 'biết suy nghĩ bao dung', đôi khi cũng còn là bản tính người ta nữa. Người nóng nảy đụng chuyện là không chịu được xông vào tranh cãi rồi. "Lời nói như mũi tên bắn ra", khi nóng nảy mũi tên xát muối - dễ làm tổn thương người khác lắm.

Vậy nên đúng là cần thêm chữ Nhẫn.

vutd on lúc 06:25 17 tháng 11, 2009 nói...

Hay quá. Đúng là sâu sắc như cơi đựng trầu... :)

LU on lúc 09:28 17 tháng 11, 2009 nói...

@ he he...exactly! :D

LU on lúc 09:44 17 tháng 11, 2009 nói...

...bi giờ viết tiếng Việt được rồi đây, "ngày bao dung" nên phải bao dung. Ai nói gì cũng "ừ!".

...anh thấy em ngoan ngoãn dễ dạy hông =))

Nặc danh nói...

Thực ra văn hóa VN mình từ rất lâu vẫn hằng nhắc đến "bao dung" chứ. "Từ, bi, hỉ, xả" trong Phật giáo là ví dụ, chẳng qua tự mình thôi

Diu on lúc 13:02 17 tháng 11, 2009 nói...

"Bao dung": quá dễ để khen ai đó, để khuyên ai đó nên làm, để giáo huấn và dạy bảo người khác. Nhng đối với mỗi người, tôi nghĩ đó lại là bài học khó thuộc trong đời.

Mỗi người đề có quá khứ, lỗi lầm thâm chí những tội lỗi trong quãng đời của mình. Đối với họ, đó là vết thương, là niềm đau, là sự tủi hổ khó vượt qua. Cần có sự bao dung, thông cảm và chia sẻ của người khác.

Nhưng nhân gian đâu có gì dễ dàng là thế: " trăm năm bia đá thì mòn, ngàn năm bia miệng vẫn con trơ trơ". Thế nên để học được sự bao dung, độ lượng là không đơn giản đâu bạn ạ.
Co khi ngay đối với bản thân mình, con người cũng khôgn tự bao dung cho mình. Rằn vặt, đau khổ, điên loạn về lỗi lầm quá khứ.

Từ ngauwx rất hay, ý nghĩa rất nhân văn, ai cũng cần nhưng làm được sao mà khó...

Nặc danh nói...

Bao dung là truyền thống của ... Thiên chúa giáo đấy: yêu người như yêu mình. Đó là câu "khẩu hiệu" thôi, nhưng được duy dưỡng và giáo dục bao nhiêu thế kỷ nên ít nhiều đã thành ý thức trong xã hội phương Tây. Mình thiển nghĩ, sự tôn trọng lẫn nhau là hệ quả của tính bao dung.
Mình muốn bạn mình, hay chồng con mình Tốt theo hệ quy chiếu Tốt của mình chưa chắc đã là Tốt theo hệ quy chiếu của người mà mình mong điều tốt.

Bạn mình nói đúng, ai cũng làm được nhưng sao mà khó. Nhưng truyền thống nào cũng có điểm bắt đầu, ý thức cũng thế, chẳng nhờ được ai ngoài chính mình, phải không nhỉ?

Nặc danh nói...

Mỗi sáng đi làm, khổ sở chen chúc ở những ngã 4, ngã 3. Mình cố gắng nhường đường trong khả năng có thể, cũng tìm cách nhanh thoát và thầm cảm ơn khi ai đó nhường đường. Ai đó lỡ va chạm vào mình, mình cố viện dẫn một lí do nào đấy để không hơn thua phải trái...Bao dung? Ai dám nói mình có lòng bao dung

Đăng nhận xét

 

VMC Copyright © 2009 | Power by Blogger | Template redesigned by Lý Minh Triết