4/6/10

NHẬT BẢN VÀ CĂN CỨ QUÂN SỰ MỸ


Việc đưa căn cứ quân sự của Mỹ khỏi Futenma (Okinawa) là vô cùng phức tạp. Nếu căn cứ vẫn ở nguyên chỗ đó, người dân Okinawa sẽ vẫn tiếp tục phản đối. Nếu căn cứ được di chuyển đến một vị trí khác trong Nhật Bản, thì dư luận vẫn không chịu buông tha và tinh thần chống Mỹ sẽ vẫn được kích động. Nếu căn cứ được chuyển hoàn toàn khỏi lãnh thổ Nhật Bản, người dân sẽ than phiền về việc để tiền Mỹ đội nón ra đi.

Tại sao Mỹ vẫn duy trì căn cứ quân sự tại Nhật Bản? Một trong những nguyên nhân là sự ỳ trệ. Mỹ xâm chiếm Okinawa năm 1945, ban đầu những căn cứ là chiến lợi phẩm. Ngay cả sau khi Okinawa được trả lại cho Nhật Bản năm 1972, một phần sáu diện tích đảo vẫn do Mỹ chiếm đóng và là nơi đồn trú của 75% lính Mỹ tại Nhật Bản.

Nguyên nhân thứ hai là hệ tư tưởng của Chiến tranh Lạnh với những lập luận về một hàng không mẫu hạm không thể bị đánh chìm (nếu như Okinawa được cho Mỹ sử dụng). Theo lập luận đó, thì đây là bức tường thành để đối trọng với một CHDCND Triều Tiên ngang ngạnh và một Trung Quốc đang vươn lên. Theo logic Chiến tranh Lạnh, thì “con sói luôn trực sẵn ngoài cửa, tai ương sẽ xảy ra với bất cứ ai lơ là chuyện canh gác và gây nguy hiểm cho an ninh khu vực”.


Tiếp theo phải kể đến phần việc đầy ấn tượng của quân đội Mỹ xuất phát từ nỗi ám ảnh về sự mất an ninh đó. Theo học giả Chalmers Johnson, tính đến năm 2005 có 737 căn cứ quân sự của Mỹ bên ngoài nước Mỹ (tăng đáng kể sau khi Chiến tranh Lạnh chấm dứt) và 2,5 triệu quân nhân Mỹ đồn trú trên toàn thế giới. Điều gì đã xảy ra sau đối với những cam kết đã được đưa ra hai thập niên trước sau khi Bức tường Berlin sụp đổ? Một phần của những cam kết đó đã bị chìm xuồng xuống những chỗ như Okinawa.

Còn một nguyên nhân nữa cho thấy sự ngạo mạn cơ bản của chính phủ Mỹ: “Giữ thần trong chai” xuất phát từ thực tế Nhật Bản không được phép tái vũ trang hóa. Thái độ của quân đội Mỹ dường như là “chúng tôi ở đây là đặc ân cho các anh”.


Nói về đặc ân. Lịch sử cho thấy, một khi đã thiết lập căn cứ ở nước ngoài, người Mỹ thường không rút. Họ thường hoặc thua trận (như trong chiến tranh Việt Nam), không còn sự lựa chọn nào khác (núi lửa Pinabuto hoạt động ở Philippines), hoặc bị nhà độc tài tống cổ (như ở Uzbekistan). Những lập luận về sự cân bằng quyền lực trong khu vực chỉ là sự lừa mị. Đừng bao giờ tính đến những vấn đề về chủ quyền quốc gia – đòi hỏi của đế chế Mỹ bắt buộc sức mạnh quân sự phải được đồn trú ở nước ngoài.


Người Nhật biểu tình đòi Mỹ rút các căn cứ quân sự khỏi Okinawa

Nhưng trong trường hợp Nhật Bản, thì lại xuất hiện diễn biến mới: Vấn đề Futenma đang đánh thức chính phủ Nhật.

Thủ tướng Hatoyama đã bỏ lỡ một số thời hạn đưa ra giải pháp, khiến nhiều người chỉ trích ông là không quyết đoán. Ông đã đến Okinawa nhiều lần để lắng nghe và giải thích cho người dân địa phương. Trong khi đó, phe đối lập là Đảng Dân chủ Tự do (LDP) lại lên án ông Hatoyama là người thất hứa (thực ra chính LDP trong 5 thập niên đã phớt lờ Okinawa, và Haytoyama là người chấp thuận bản hiệp ước do LDP ký kết năm 2006).


Futenma đã giành hết thời gian, khiến người ta xao lãng khỏi các chính sách mà nước Nhật quan tâm như tham nhũng, sự mất cân đối đang ngày một gia tăng trong kinh tế nội địa, những khoản nợ công xấu và tương lai của nước Nhật với dân số ngày một già trong thế giới.


Người Nhật thường được nghe rằng sự bất hợp tác của Nhật sẽ làm yếu đi quan hệ quý giá giữa Nhật và Mỹ, nhưng mối quan hệ này đã lỏng lẻo từ lâu. Tuyên bố về “mối quan hệ song phương bị đe dọa” là không có thật – Mỹ quan tâm nhiều hơn đến việc tăng cường tổ hợp công nghiệp quân sự hơn là an ninh khu vực ở Châu Á.

Nói tóm lại, Nhật Bản càng ít muốn căn cứ Mỹ ở lại thì Mỹ lại càng không muốn ra đi.


Nguồn: Japan Times
Căn cứ quân sự tại Futenma - Wikipedia
Thủ tướng Nhật xin lỗi người dân Okinawa - LAO ĐỘNG
Thủ tướng Nhật Bản từ chức vì mất uy tín - LAO ĐỘNG



6 comments:

Thuy Dam Minh on lúc 18:18 4 tháng 6, 2010 nói...

Nói thật là chỉ rất gần đây thôi, anh mới được biết là các căn cứ quân sự của Mỹ đặt ở nước ngoài, hàng năm cũng đem lại một khoản thu không nhỏ cho chính quốc gia đó.

Tất nhiên, căn cứ quân sự thì không chỉ được xem xét trên khía cạnh kinh tế như thế. Nhưng khi mà mất nó, ít nhiều, vấn đề tiền bạc vẫn phải được mang ra. Nghèo thì chẳng nói, chứ như Nhật, để căn cứ quân sự của Mỹ trên lãnh thổ mình cũng khó coi thật! (dưới góc độ của người dân thường thôi)

Đỗ on lúc 22:26 4 tháng 6, 2010 nói...

Tôi cũng nghĩ mãi cái căn cứ QS ấy tồn tại mấy chục năm, Đảng đối lập DCTD có nói năng gì đâu mà tại sao ông thủ tướng mới này phải từ chức chỉ vì chuyện đó.

Nặc danh nói...

Ông Hatoyama khi vận động tranhc ử thì hứa sẽ chuyển được căn cứ Mỹ ở Okinawa đi, nhưng sau đó thì ông thất bại. Ông đã xin lỗi dân chúng và cũng từ chức luôn.

Titi on lúc 17:11 5 tháng 6, 2010 nói...

Em thích ông thủ tướng vừa từ chức này. Bành trướng quân sự kiểu gì cũng để phục vụ lợi ích của thiểu số kẻ mạnh, nhà giàu. Nếu thương dân thì không thể ung dung hưởng lợi như vậy được :-(

NTD on lúc 15:59 6 tháng 6, 2010 nói...

nuoc Nhat giau nhu the ma van tham tien:( neu Nhat co nhieu tai nguyen chac cho thue ca rung...

Nặc danh nói...

hang nam nhat phai tra tien cho can cu qs cu my tai okinawa, ngoai ra con trong kinh te my con bat nhat ban mua mot so vu khi ma my ko con su dung hay it su dung voi muc dich trang bi de phong chien tranh nhat trieu, va con mot so mat hang nhat bi my kiem soat ve so luong xuat khau, noi theo cach nguoc lai quan he nhat my ve mat kinh te nhat bi thiet thoi nhieu hon loi ich thu duoc...

Đăng nhận xét

 

VMC Copyright © 2009 | Power by Blogger | Template redesigned by Lý Minh Triết