Ấy là một ngày mùa xuân giá rét cách đây hai năm. Lâu lắm rồi đất Bắc mới có một trận rét kéo dài và nhiệt độ xuống thấp đến như vậy. Người ta bảo đó là trận rét thế kỷ.
Anh đưa cô con gái vừa tốt nghiệp đại học lên cái huyện miền núi hiu hắt nằm giữa đường từ Hòn Gai đi Móng Cái. Con đường miền đông cô lẻ trong những chuyến đi công tác khắp những bản làng ở đây dường như vui hơn, ấm áp hơn nhờ bóng áo màu rực rỡ của cô gái trẻ trong xe.
Anh thuộc mảnh đất này. Cứ mỗi lần đến đây, anh lại khai phá được một điều gì đó mới mẻ. Khi thì anh thấy màu "vàng man dã", "bắp chân đỏ tía búp chuối rừng", "mưa tía hoa đào", lúc lại bị hút hồn bởi những "cặp mắt dài đuôi lau" dưới vành khăn Soóng Cọ của các cô gái Sán Chỉ.
Chỉ cần nhắm mắt lại là những hình ảnh ấy lại tràn ngập trong đầu.
Con gái anh đã nghe anh kể nhiều lần về lễ hội hát Soóng Cọ và rất háo hức muốn tận mắt chứng kiến một lần. Nay mai, cô lấy chồng, theo chồng sinh sống ở Hà Nội, và chắc sẽ khó có dịp được tận tai nghe những làn điệu Soóng Cọ mộc mạc và dân dã trước khi nó bị văn minh giết chết.
Nhưng trời đã không thương cô. Khi xe đi đến Tiên Yên thì hay tin, đoạn đường đến Bình Liêu bị tắc và không có cách nào để đến được nơi lễ hội đang diễn ra. Con đường này là thế, chỉ cần một tai nạn giao thông, hoặc một sự cố gì đó kiểu như xe chết máy nằm ngang đường thì sẽ tạo vài chục cây số xe nằm nối đuôi nhau, có khi phải nửa ngày mới thông xe được.
Họ rẽ vào một bản người Dao ven đường. Bản nghèo, tê tái trong những lằn roi lạnh buốt của gió núi. Một căn nhà tranh vách đất đứng co ro dưới chân đồi. Anh cất tiếng gọi, một người đàn bà Dao gầy gò ngoài 40 tuổi, gương mặt đen đúa khắc khổ, vết chân chim lộ đầy nơi khóe mắt bước ra.
- Chị có trà nóng không? Có thể bán cho chúng tôi bát trà nóng không?
Người đàn bà lặng lẽ đi nhóm lửa, đun nước và pha trà trong một cái ấm cóc cáy.
Anh và cô con gái đón bát trà nóng hổi vừa thổi vừa uống. Anh hỏi người đàn bà: "Chị tên gì? Chồng con đi đâu cả mà vắng tanh thế này?"
Người đàn bà xưng tên là Tằng Nhịt Múi, góa chồng lâu rồi, ở với ba đứa con trai. Chồng chết trong một lần đi bắt cá gặp lũ. Bốn mẹ con lần hồi nuôi nhau. Khổ lắm. Cơm không đủ mà ăn. Áo ấm không có mà mặc. Mấy đứa con trai đang lên rừng tìm xem có thứ gì ăn được không.
Anh nhìn người đàn bà Dao mà ái ngại. Bộ trang phục Dao cũ kỹ của chị không đủ ấm. Đôi chân trần nứt nẻ đen đúa di di dưới nền nhà đất trong cái giá lạnh ghê người.
Anh lấy cớ đi ra ngoài, vòng xuống bếp. Căn bếp tềnh toàng chỉ có một cái nồi đặt trên ba viên gạch chụm lại. Anh mở nồi và nhìn thấy những củ khoai lang, có lẽ được luộc từ sáng sớm, giờ đã nguội tanh nguội ngắt. Củ to nhất bằng ngón chân cái, các củ còn lại sàn sàn như những viên thuốc tễ.
Quay trở lại căn nhà, anh và con gái dốc gần hết số tiền mà họ mang theo, đưa cho người đàn bà Dao. Anh nói: "Chị cầm lấy mua gạo cho các cháu. Mấy đứa con trai đang tuổi ăn tuổi lớn. Ăn mấy củ khoai lang bé tí thế kia thì lớn thế nào được".
Chị ngỡ ngàng rồi rưng rưng nước mắt cầm lấy.
Anh hỏi: "Nếu có một điều ước thì chị muốn gì?"
Người phụ nữ Dao thật thà: "Chỉ ước có được con trâu thôi"!
Anh nhìn quanh. Đồi núi trập trùng, chẳng thấy bóng ruộng đồng ở đâu. Có trâu thì ích lợi gì? Anh bảo: "Tôi sẽ tặng chị một con bê nhé?"
Người đàn bà gật đầu, không nói gì.
Đấy là thôn Đốc Phẹ, xã Phong Dụ, huyện Tiên Yên. Tằng Nhịt Múi, cái tên nghe trúc trắc và khó nhớ, nhưng nếu dịch nghĩa sang tiếng Việt, thì lại được cái tên đẹp bất ngờ: Đặng Diệp Mai.
Về đến Hòn Gai, anh gọi ông bạn thân đến kể lại câu chuyện của Tằng Nhịt Múi. Bạn anh nói: "Tặng một con bê thì chẳng nghĩa lý gì. Tôi với ông tặng chị ấy một đôi bê đi. Cả bê đực lẫn bê cái. Mấy mẹ con họ nuôi, sau này có sữa bò, lại có thêm bê. Như thế tốt hơn".
Mấy hôm sau họ lên tận xã Thượng Yên Công dưới chân núi Yên Tử mua một cặp bê đẹp như trong tranh. Hai người thuê một chiếc xe tải chở đôi bê lên Tiên Yên. Tằng Nhịt Múi và ba đứa con trai không thể tin được người đàn ông ghé vào mua bát nước trà đã cho họ tiền mua gạo còn quay lại để thực hiện lời hứa của mình.
Anh bảo: "Chị nuôi đôi bê này nhé. Bao giờ chúng sinh ra bê mới, thì báo tin cho chúng tôi. Lúc đó chúng tôi sẽ xây lại cho mẹ con chị ngôi nhà này".
Người đàn bà Dao đưa bàn tay gầy guộc lau những giọt nước mắt và lặng lẽ gật đầu...
Trên đường về, bạn anh nói đùa: "Này, ngày mai ông với tôi quay lại Đốc Phẹ, có khi thấy bà Múi ngả thịt hai con bê đem bán cũng nên"...
...Mấy hôm trước, một cán bộ xã Phong Dụ liên lạc cho anh báo tin mừng: Cặp bê của Tằng Nhịt Múi mà anh tặng hai năm trước đã sinh hạ một chú bê con.
Anh cũng mừng lắm. Anh gọi điện cho tôi: "Tôi sẽ đi xây nhà cho bốn mẹ con Tằng Nhịt Múi. Cậu cũng tham gia nhé. Xây một căn nhà ở đó chẳng tốn kém lắm đâu. Mình tôi cũng lo được, nhưng tôi muốn cậu tham gia. Tằng Nhịt Múi rất đáng được giúp đỡ. Đúng không nào?"
- Vâng, đương nhiên em sẽ tham gia. - tôi đáp. - Em sẽ kể lại câu chuyện này trên blog, để những người biết anh vẫn đọc thơ anh cũng biết và tham gia giúp đỡ chị Múi.
- Thế thì tốt quá. Như vậy thì mấy đứa con trai của Tằng Nhịt Múi chắc chắn sẽ có cuộc sống khác.
Anh đưa cô con gái vừa tốt nghiệp đại học lên cái huyện miền núi hiu hắt nằm giữa đường từ Hòn Gai đi Móng Cái. Con đường miền đông cô lẻ trong những chuyến đi công tác khắp những bản làng ở đây dường như vui hơn, ấm áp hơn nhờ bóng áo màu rực rỡ của cô gái trẻ trong xe.
Anh thuộc mảnh đất này. Cứ mỗi lần đến đây, anh lại khai phá được một điều gì đó mới mẻ. Khi thì anh thấy màu "vàng man dã", "bắp chân đỏ tía búp chuối rừng", "mưa tía hoa đào", lúc lại bị hút hồn bởi những "cặp mắt dài đuôi lau" dưới vành khăn Soóng Cọ của các cô gái Sán Chỉ.
Chỉ cần nhắm mắt lại là những hình ảnh ấy lại tràn ngập trong đầu.
Con gái anh đã nghe anh kể nhiều lần về lễ hội hát Soóng Cọ và rất háo hức muốn tận mắt chứng kiến một lần. Nay mai, cô lấy chồng, theo chồng sinh sống ở Hà Nội, và chắc sẽ khó có dịp được tận tai nghe những làn điệu Soóng Cọ mộc mạc và dân dã trước khi nó bị văn minh giết chết.
Nhưng trời đã không thương cô. Khi xe đi đến Tiên Yên thì hay tin, đoạn đường đến Bình Liêu bị tắc và không có cách nào để đến được nơi lễ hội đang diễn ra. Con đường này là thế, chỉ cần một tai nạn giao thông, hoặc một sự cố gì đó kiểu như xe chết máy nằm ngang đường thì sẽ tạo vài chục cây số xe nằm nối đuôi nhau, có khi phải nửa ngày mới thông xe được.
Họ rẽ vào một bản người Dao ven đường. Bản nghèo, tê tái trong những lằn roi lạnh buốt của gió núi. Một căn nhà tranh vách đất đứng co ro dưới chân đồi. Anh cất tiếng gọi, một người đàn bà Dao gầy gò ngoài 40 tuổi, gương mặt đen đúa khắc khổ, vết chân chim lộ đầy nơi khóe mắt bước ra.
- Chị có trà nóng không? Có thể bán cho chúng tôi bát trà nóng không?
Người đàn bà lặng lẽ đi nhóm lửa, đun nước và pha trà trong một cái ấm cóc cáy.
Anh và cô con gái đón bát trà nóng hổi vừa thổi vừa uống. Anh hỏi người đàn bà: "Chị tên gì? Chồng con đi đâu cả mà vắng tanh thế này?"
Người đàn bà xưng tên là Tằng Nhịt Múi, góa chồng lâu rồi, ở với ba đứa con trai. Chồng chết trong một lần đi bắt cá gặp lũ. Bốn mẹ con lần hồi nuôi nhau. Khổ lắm. Cơm không đủ mà ăn. Áo ấm không có mà mặc. Mấy đứa con trai đang lên rừng tìm xem có thứ gì ăn được không.
Anh nhìn người đàn bà Dao mà ái ngại. Bộ trang phục Dao cũ kỹ của chị không đủ ấm. Đôi chân trần nứt nẻ đen đúa di di dưới nền nhà đất trong cái giá lạnh ghê người.
Anh lấy cớ đi ra ngoài, vòng xuống bếp. Căn bếp tềnh toàng chỉ có một cái nồi đặt trên ba viên gạch chụm lại. Anh mở nồi và nhìn thấy những củ khoai lang, có lẽ được luộc từ sáng sớm, giờ đã nguội tanh nguội ngắt. Củ to nhất bằng ngón chân cái, các củ còn lại sàn sàn như những viên thuốc tễ.
Quay trở lại căn nhà, anh và con gái dốc gần hết số tiền mà họ mang theo, đưa cho người đàn bà Dao. Anh nói: "Chị cầm lấy mua gạo cho các cháu. Mấy đứa con trai đang tuổi ăn tuổi lớn. Ăn mấy củ khoai lang bé tí thế kia thì lớn thế nào được".
Chị ngỡ ngàng rồi rưng rưng nước mắt cầm lấy.
Anh hỏi: "Nếu có một điều ước thì chị muốn gì?"
Người phụ nữ Dao thật thà: "Chỉ ước có được con trâu thôi"!
Anh nhìn quanh. Đồi núi trập trùng, chẳng thấy bóng ruộng đồng ở đâu. Có trâu thì ích lợi gì? Anh bảo: "Tôi sẽ tặng chị một con bê nhé?"
Người đàn bà gật đầu, không nói gì.
Đấy là thôn Đốc Phẹ, xã Phong Dụ, huyện Tiên Yên. Tằng Nhịt Múi, cái tên nghe trúc trắc và khó nhớ, nhưng nếu dịch nghĩa sang tiếng Việt, thì lại được cái tên đẹp bất ngờ: Đặng Diệp Mai.
Về đến Hòn Gai, anh gọi ông bạn thân đến kể lại câu chuyện của Tằng Nhịt Múi. Bạn anh nói: "Tặng một con bê thì chẳng nghĩa lý gì. Tôi với ông tặng chị ấy một đôi bê đi. Cả bê đực lẫn bê cái. Mấy mẹ con họ nuôi, sau này có sữa bò, lại có thêm bê. Như thế tốt hơn".
Mấy hôm sau họ lên tận xã Thượng Yên Công dưới chân núi Yên Tử mua một cặp bê đẹp như trong tranh. Hai người thuê một chiếc xe tải chở đôi bê lên Tiên Yên. Tằng Nhịt Múi và ba đứa con trai không thể tin được người đàn ông ghé vào mua bát nước trà đã cho họ tiền mua gạo còn quay lại để thực hiện lời hứa của mình.
Anh bảo: "Chị nuôi đôi bê này nhé. Bao giờ chúng sinh ra bê mới, thì báo tin cho chúng tôi. Lúc đó chúng tôi sẽ xây lại cho mẹ con chị ngôi nhà này".
Người đàn bà Dao đưa bàn tay gầy guộc lau những giọt nước mắt và lặng lẽ gật đầu...
Trên đường về, bạn anh nói đùa: "Này, ngày mai ông với tôi quay lại Đốc Phẹ, có khi thấy bà Múi ngả thịt hai con bê đem bán cũng nên"...
...Mấy hôm trước, một cán bộ xã Phong Dụ liên lạc cho anh báo tin mừng: Cặp bê của Tằng Nhịt Múi mà anh tặng hai năm trước đã sinh hạ một chú bê con.
Anh cũng mừng lắm. Anh gọi điện cho tôi: "Tôi sẽ đi xây nhà cho bốn mẹ con Tằng Nhịt Múi. Cậu cũng tham gia nhé. Xây một căn nhà ở đó chẳng tốn kém lắm đâu. Mình tôi cũng lo được, nhưng tôi muốn cậu tham gia. Tằng Nhịt Múi rất đáng được giúp đỡ. Đúng không nào?"
- Vâng, đương nhiên em sẽ tham gia. - tôi đáp. - Em sẽ kể lại câu chuyện này trên blog, để những người biết anh vẫn đọc thơ anh cũng biết và tham gia giúp đỡ chị Múi.
- Thế thì tốt quá. Như vậy thì mấy đứa con trai của Tằng Nhịt Múi chắc chắn sẽ có cuộc sống khác.
Ảnh: Một phụ nữ Dao đỏ (Ảnh minh họa, không liên quan đến bài viết)
THAM KHẢO:
CÁC TÁC PHẨM CỦA NGÔ MAI PHONG
20 comments:
Em cong nhan ten cua nguoi dan toc kho nho qua chung (not easy to remember) Tinh hinh la laptop cua em bi error nghiem trong ma chua fix duoc nen comment tieng tay tieng u lung tung. Em dang su dung may cua van phong nen khong comt duoc gi nhieu ca. Thinh thoang van doc bai cua anh.
Kính nể tấm lòng của Ngô tiên sinh!
Giá mà tớ đang ở nhà để xin tham gia 1 chân đi xây nhà cho 4 mẹ con chị Tằng Nhịt Múi cùng cậu và bác NMP . Yêu tấm lòng và việc làm ý nghĩa của bác Phong . Cảm ơn cậu đã luôn chia sẻ rất nhiều những câu chuyện hay .
hàaa...anh nói anh Phong cho em được vào mần thành ziên của ủy ban trung ương tổ chức xây nhà nhá. Em háo danh lắm à, phải cho em title đó thì em mới chịu =))
Đùa thôi, anh và anh Phong cho em hùn vốn vào xây nhà cho chị Tằng Nhịt Múi nhá...phải chi có dịp nào đó, được đến tận nơi xem cảnh sống của người dân tộc thì hay nhỉ? nghe tả lễ hát Soóng Cọ làm em tò mò...
Cau chuyen cua ban rat hay va nhan ban, cam on.
Cai ten Tang Nhit Mui nghe la la, phat am gan tieng Quang Dong (TQ) cua mot it dan toc giap TQ nen nghe vay thoi, dich ra tieng Viet hay tieng Bac Kinh la ten dep phet.
Lana thì có cả thời trẻ con theo trường của Ba Mẹ sơ tán ở vùng núi gần bản làng của người dân tộc nên thường có những cảm nhận đặc biệt khi đến những bản làng.
Bao giờ có chuyến đến bản người Dao ấy VMC cho Lana bám càng nha. Nhớ gọi Lana theo với.
Sau entry này lại yêu thơ Ngô Mai Phong hơn.
Bà con dân tộc mình khổ lắm lắm. Tiên sinh giúp đỡ họ tự nhiên và nhẹ tênh, nhưng có khi họ lại tưởng là họ đang nằm mơ í. Hi hi...
@Titi: Mà yêu cái 'tự nhiên và nhẹ tênh' ấy.
Đôi khi như vậy, thấy muốn giúp thì giúp thôi.
Họ nằm mơ nhưng lại thực hiện rất thật lời dặn của tiên sinh, nuôi đủ hai con bê đến khi có bê con, thế là tiên sinh thấy vui rồi, rằng sự giúp đỡ của mình là 'đúng người đúng việc' và nó được nhân lên.
Em cho anh đăng ký tặng gia đình chị Tằng Nhịt Múi một món quà. Khi nào anh Phong làm xong nhà, anh sẽ tặng. Ví dụ, chiếc TV hoặc một cái gì đó tương tự như thế nhé!
Cho anh gửi lời thăm anh Phong. Em nói anh ngưỡng mộ nhà thơ vùng Đông Bắc có tấm lòng hào hiệp của Tống Giang nhé!
VMC: Và em nhớ nhắc anh nhé!
@HPLT:
Khi nào hết error thì vào còm em nhé.
@Dứa:
Viết ghi chép "NTGBDMCQ" đê!
@Tóc Dài:
Còm gì mà yêu ghê!
@LU:
Mần LU làm ủy viên thường trực luôn hén?
@Đỗ:
Người Dao ở hai bên biên giới là một dân tộc mà anh.
@Lana:
OK, khi nào Ngô tiên sinh ới thì sẽ ới Lana.
@Titi:
Mặc dù tưởng là trong mơ, nhưng việc nuôi 2 con bê để chúng lớn và sinh con, thì chắc chắc họ biết không phải là trong mơ rồi.
@A Thụy:
Wow, món quà của anh thật độc đáo. Cám ơn anh nhiều. Cái TV rất là thiết thực đấy anh ạ.
Chả trách thơ Ngô tiên sinh lúc nào cũng đầy lòng trắc ẩn. Người đã thế cơ mà. Kính phục tài đức của bác í. :)
anh Cường : he he...nhất trí là như thế, nhưng anh với anh phong nhớ stamp cho em cái mộc chứng nhận nha ;))
Sao không thể có ảnh thật (thay vì ảnh minh họa) ĐạiK nhể? :((
@MC3:
Ngô Tiên sinh không thích chụp ảnh khi đi tặng quà.
Ồ, ý em hong phải nói nhà chị Múi sướng quá quên cả làm việc. Ý em là chúng ta có thể không tin vào giấc mơ nhưng chúng ta phải tin rằng có những sự thật đẹp như mơ, anh ợ :-D
Đọc thơ Ngô tiên sinh phải ngẫm và nghĩ mà vẫn chưa dám chắc mình hiểu hết. Nhưng việc này của Ngô tiên sinh thì hiểu và thấm.
Làm tò mò muốn kèo VMC một bữa ngồi thỉnh chuyện với Ngô tiên sinh về thơ và đời quá, VMC à, kỳ nèo đấy.
Đăng nhận xét