Trước ngày lễ của các nhà báo (21.6), một người bạn nhà văn gửi tới tôi một bức email. Bên trong chẳng có gì ngoại trừ một đường link. Nhấp chuột vào đó, trình duyệt mở ra bức ảnh mà bạn nhìn thấy ở trên.
Đó là một mẩu báo có đăng mẩu tin ngắn vỏn vẹn
“Leo Tonstoy” – cuốn sách bán chạy nhất nước Mỹ
Opra Winfrey – người dẫn chương trình truyền hình nổi tiếng nước Mỹ đã có công giúp cuốn sách “Leo Tonstoy” của nữ tác giả Anna Karenina trở thành cuốn sách bán chạy nhất nước Mỹ trong tuần qua, sau khi được giới thiệu trong chương trình của chị. Winfrey đã khuyên độc giả đừng có hoảng khi nhìn vào cuốn sách dày 873 trang và ca ngợi đây là “một trong những câu chuyện tình hay nhất của mọi thời đại”. “Leo Tonstoy” đã đánh bật tác phẩm của tác giả nổi tiếng Mỹ như Dan Brown, Daniellie Stell và Clive Cussler ra khỏi danh sách top 10. Bản dịch cuốn chuyện này được Nhà xuất bản Penguin mua cách đây 6 năm sau khi bị các nhà xuất bản khác từ chối”.
Người sưu tầm mẩu tin độc đáo này đủ lịch sự để không tiết lộ danh tính của tờ báo đã đăng tải nó.
Không hiểu sao cả người dịch tin lẫn người duyệt tin lại có thể sai lầm ngớ ngẩn như vậy được nhỉ?
Anna Karenina qua diễn xuất Tatyana Drubich (Nga - 2009)
20 comments:
Đáng buồn. Nhưng thanh niên ngày nay có đọc Anna Karenina không nhỉ?
Vẫn có những tin như thế trên báo chí đấy em ạ :))
Hihi, em dốt văn lắm nên cũng chỉ nhớ được mỗi cô Anna hình như lao vào đoàn tàu tự tử thôi. Chắc người dịch và người kiểm tra bài dịch cũng lõm bõm như e.
E và nhiều đưá bạn cùng thế hệ hay đọc Chó hoang Dingo, Hơi thở nhẹ .... hơn là Anna Karenina.
chị Mai : em đã đọc Anna Karenina khi em còn ở Việt Nam í, có điều là đọc bằng tiếng Việt. Chắc em sẽ đi tìm xem quyển sách "Leo Tonstoy" có hay bằng quyển "Anna Karenina" ko? ;))
anh Cường: dịch thế này cũng ko có gì sai cả vì vẫn có đầy đủ tên của Leo Tonstoy và Anna Karenina, chỉ là đảo ngược thứ tự một xí cho nó lạ và gây chú ý...có lẽ người viết đã dịch theo xì tai từ thể chủ động biến sang thể thụ động trong tiếng ên-lít -->bà già cởi xe đạp --> đổi lại thành --> xe đạp được cởi bởi bà :)))
ờ mà sao nữ văn sĩ "Anna Karenina" lại có thể đánh bật được Danielle Steel của em thía? em kết nhà văn này từ lúc đọc truyện "Những bông hồng đầu hạ". Cũng đọc lúc còn ở bên Việt Nam.
Anh không biết tiếng Anh, để có thể tự kiểm chứng. Tuy nhiên, hôm nọ, có bạn cho anh xem một bài của ai đó viết trên blog, dẫn đoạn phỏng vấn WB về dự án đường sắt cao tốc của Việt Nam. Đọc xong, chán không thể tả được. Phóng viên dịch sai thì đi một nhẽ, đằng này, cả người Việt Nam làm trong WB có nhiệm vụ dịch, cũng dịch sai nhiều đoạn cơ bản.
Hay là hiện tượng như thế này là chuyện thường ngày ở huyện hả em?
Ơ, nhớ là Lép-Tônxtôi viết An-na Kha-lệ-Ninh chứ đâu phải An-na viết Lép-Tônxtôi?
Chết mất :-P
Cứ tưởng có nữ văn sĩ Nga nào mới nổi tiếng, lại viết lên hẳn một tác phẩm nổi tiếng 837 trang nào. Thật là hiện tượng!
Lại còn Leo Tolstoy nữa chứ. Leo là Leo nào, tên người ta là Lev (Nikolaevic) Tolstoy. Phiên từng chữ cái tên ông ra là thế. Đau ruột.
không hiểu, vốn kiến thức văn học của em chỉ ghi nhận Anna Karenina & ông Lép Tôn sờ tôi thôi :D
mà 6 năm rồi chắc báo chí cũng phải khác
@Mai:
Chắc là không đọc. Thời nay mà có thanh niên nào đọc Anna Karenina chắc phải phong làm anh hùng.
@Haukhaoco:
Có những tin như thế và những tin khác nữa chị ạ.
@L2C:
Đúng là cô Anna đấy rồi. Tự tử kiểu đó cũng là một hành động dũng cảm nhỉ. Phụ nữ nhiều người tự tử vẫn chọn cách chết nào cho dung nhan không quá tệ.
À mà ở tuổi em bây giờ, đọc Anna Karenina bắt đầu thấy RẤT hay rồi đấy.
@LU:
Chữ "cởi" của LU phải viết thành "cưỡi" thì mới đúng. Hehe.
@A Thụy:
Em có đọc bản đó. Ông đại diện WB ở VN bức xúc vì một báo mạng trích dẫn không đầy đủ phát ngôn của mình, nên yêu cầu nhân viên người Việt của WB dịch lại. Nhưng đáng tiếc là những chỗ khó nhất thì bạn ấy dịch cũng sai...
@Đỗ:
Bác mà viết Kha-lệ-ninh nữa thì có người lại tưởng có thêm nữ văn sĩ người Trung Quốc nào đó...
@Titi:
Nóng 42 độ còn chưa chết nữa là chuyện nhỏ như con thỏ này...
@Lana:
Tên Leo Tonstoy thì là phiên âm theo tiếng Anh, Lana ạ.
@NTD:
Hồi xưa có câu đối thế này: "Chắc tôn ông không bằng lép tôn tôi"
Ôi Lana không biết Lev Tolstoy phiên âm tiếng Anh lại thành Leo. Sao thế nhỉ? Tiếng Nga phát âm tên ông cũng ra Lev Nikolaevič (Лев Николаевич), sao tiếng Anh lại thành Leo nhỉ. Khó hiểu cách phiên âm này ghê :(
@Lana:
Có lẽ người Anh đã dùng phương pháp chuyển nghĩa để "dịch" tên của Tolstoy. Lev trong tiếng Nga có nghĩa là "sư tử", mà sư tử trong tiếng Anh là Leo.
anh Cường : ha ha, chử "cởi, cưỡi" là em hay làm em suy nghĩ dử dội lắm mỗi khi muốn xử dụng nó đấy anh à, vì ko biết chọn từ nào cho đúng mỗi lần viết. Check vdict.com thì nó ko nói rõ nên em cứ oánh đại vào. Nhưng mờ sai chính tả chử cởi cũng ko sao, bà già thì ko còn sức để mà cởi hay cưỡi bất cứ cái gì cả :)))
@VMC: Ừa... chuyển nghĩa thì đúng là Leo nhỉ. Nhưng (lại cho Lana bướng chút nhé), thường người ta phiên chữ cái, hoặc phát âm, ai phiên nghĩa tên riêng đâu nhỉ.
Thôi, kệ, chấp nhận trong tiếng Anh tên ông là Leo Tolstoy :(
Dù tên của đại văn hào Nga là Lev Tonstoi hay Leo Tolstoy hay gì gì đi nữa thì vẫn phải toát lên ý mà bố mẹ ông đặt tên ông là Sư Tử, ông xứng đáng với cái tên này. Còn chuyện dịch dọt kia thì đúng là em no table hay bó hand.com thôi ạ:P
Đăng nhận xét