2/6/10

ĐỒNG NGHIỆP NGA BỊ ĐÁNH



Aleksandr Artemyev là phóng viên trẻ của báo điện tử Nga Gazeta.ru. Tôi biết anh khi cùng anh đến Mỹ đưa tin về cuộc bầu cử tổng thống hồi tháng 10.2008. Aleksandr (tên thân mật là Sasha) còn rất trẻ, anh mới tốt nghiệp đại học được vài năm, nhưng đã là một cây bút khá tiếng tăm về các vấn đề chính trị.

Hôm nay, Mikhail Beletsky - nhà báo Ukraina, cũng tham gia chuyến đi Mỹ hơn một năm rưỡi trước gửi cho tôi đường link tới một bài báo về việc Sasha bị đánh khi anh tham gia cuộc mít-tinh.

Thuật lại câu chuyện với báo chí, Sasha cho hay, anh đến dự cuộc mít-tinh "Стратегии-31" với tư cách là nhà hoạt động xã hội. Anh bị cảnh sát tạm giữ và đưa về đồn công an “Замоскворечье” (Mátxcơva) cùng một số người khác cũng có mặt tại đó. Anh bị cảnh sát đánh gẫy xương bả vai và sẽ phải nằm viện ít nhất 10 ngày. Sasha đã không xuất trình thẻ nhà báo cho cảnh sát.


Sasha cho biết anh sẽ đưa vụ việc ra cơ quan công tố, anh có một số nhân chứng và cả băng video về việc anh bị đánh đập.


Ông Mikhail Mikhailov, Tổng biên tập Gazeta.ru, gọi sự cố trên là “chuyện kinh dị”. “Điều khủng khiếp là cảnh sát đã áp dụng bạo lực với một người mang hộ chiếu là công dân Nga”. Tuy nhiên, ông cũng cho rằng một nhà báo độc lập thì không nên bày tỏ quan điểm chính trị của mình bằng cách tham dự những cuộc mít-tinh như vậy.


Bà Svetlana Mironhiuk, Tổng biên tập Hãng tin RIA Novosti, người đứng đầu Hội đồng Xã hội thuộc Sở Công an Mátxcơva, khẳng định: “Vụ việc nhất định sẽ được xem xét. Chúng tôi sẽ mời nhà báo Artemyev tới đây để anh kể về những chuyện đã xảy ra tại đồn công an "Замоскворечье".


Đại tá Aleksandr Khavkin, người đứng đầu đồn "Замоскворе
чье" phủ nhận việc các đồng nghiệp đã đánh gẫy tay nhà báo.

Ngày 31.5 tại Quảng trường Triumfalnaya của thủ đô Mátxcơva diễn ra cuộc mít-tinh bảo vệ điều 31 của Hiến pháp Nga (đảm bảo quyền tự do của công dân được hội họp hòa bình). Theo đánh giá của bộ phận báo chí của lực lượng cảnh sát OMON, khoảng 2 nghìn người đã tham gia sự kiện này, 170 người trong số đó đã bị bắt giữ.


Những người có mặt tại đó cho hay cảnh sát đã áp dụng những biện pháp rất mạnh để bắt họ: quật ngã xuống đất, đập phá thiết bị của các nhà báo. Cuộc mít tinh này diễn ra vào những thấng có ngày 31 và lần trước cũng có một số người bị bắt.

Chia buồn với Sasha và chúc anh chóng bình phục.


Nguồn: Kasparov.ru
Entry trước:
CHỜ TIN BẠN TỪ VÙNG ĐỘNG ĐẤT


13 comments:

MC3 on lúc 00:45 3 tháng 6, 2010 nói...

No comment!

Đỗ on lúc 08:35 3 tháng 6, 2010 nói...

Thời chiến hay thời bình, và ở bất cứ chế độ chính trị nào, muốn có tin, bài, ảnh là phải xông pha. Nghề này cũng mệt mỏi quá phải không bạn? Đấy là chưa kể những tai nạn rơi kiểu trái phải.

Thuy Dam Minh on lúc 09:11 3 tháng 6, 2010 nói...

May mà mới chỉ bị đánh. Năm trước, anh nhớ có một cái thống kê bao nhiêu nhà báo bị thiệt mạng trên thế giới. Nghề báo vinh quang, thú vị, ngọt bùi nhưng cũng nguy hiểm lắm!

Titi on lúc 09:20 3 tháng 6, 2010 nói...

Em không hiểu tại sao cảnh sát cứ phải đánh người? Trong khi quyền hành bắt giữ và trấn áp khác họ có thừa?

NOO on lúc 09:55 3 tháng 6, 2010 nói...

Đồng nghiệp người Nga của em nói, chính họ cũng sợ cảnh sát Nga...Moscow có tên trong bảng xếp loại 10 thành phố nguy hiểm nhất thế giới của CNN, sánh ngang cùng Bagdad và những thành phố đang loạn khác hic thế mà tháng sau em phải đi qua đấy, hơi ớn. Nhất là khoản phân biệt ngay ở sân bay - người Việt hả, đứng qua 1 cửa làm thủ tục, Châu Âu - qua cửa khác...

Lana on lúc 10:47 3 tháng 6, 2010 nói...

Người dân thường thì chỉ tự hỏi nếu không có những nhà báo dám xông pha thì sẽ thế nào nhỉ?

SuchAFLife on lúc 10:57 3 tháng 6, 2010 nói...

sinh nghề tử nghiệp, hic

em thì vô cùng cảm động cái vụ nhà báo quay phim ng Nhật hy sinh ở Bkk :(

L2C on lúc 11:30 3 tháng 6, 2010 nói...

Một cách trả lời rất rõ ràng của chính quyền Nga về quyền tự do hội họp hòa bình của công dân?

Với công dân Nga mà họ còn đối xử thế. Với người Việt, em được nghe nhiều chuyện sợ lắm. Họ kể là có một bác ở bộ Ngoại giao nhà mình sang đó, công an hỏi 2-3 câu ấp úng, vừa giơ quyển hộ chiếu ngoại giao ra trình bày, thì bị công an đổ cả lọ hồ vào quyển hộ chiếu, nằm đồn mãi bộ Ngoại giao can thiệp mới được ra. Còn nghe nói mọi người đi ra biển chơi mà cũng phải dắt theo người giấy tờ tùy thân, không thì vào đồn trong trang phục đi bơi như chơi.

LU on lúc 13:37 3 tháng 6, 2010 nói...

Hèn gì em hỏi con bạn làm ở dịch vụ bán vé máy bay nó bảo em sang Nga giấy tờ rắc rối lắm, đợi vài năm nữa ỗn một tí rồi hảy đi.

VMC on lúc 15:35 3 tháng 6, 2010 nói...

@Đỗ:
Trót mang cái nghiệp vào thân, anh à.

@A Thụy:
Ở các thành phố lớn của Nga nói chung cũng không quá tệ, nhưng nếu đi đến những vùng như Bắc Kavkaz, hay Chechnya thì dễ mất mạng như chơi thật.

VMC on lúc 15:38 3 tháng 6, 2010 nói...

@Titi:
Có khi chỉ vì một vài anh công an trẻ còn hăng tiết vịt.

@NOO:
Sự phân biệt đối xử tại sân bay thì không chỉ có ở Mátxcơva không thôi đâu, hầu hết tại tất cả các nước Châu Âu đều có sự phân luồng để đề phòng di dân bất hợp pháp.

VMC on lúc 15:40 3 tháng 6, 2010 nói...

@Lana:
Thì lúc đó báo chí sẽ boring lắm.

@Mèo Điệu:
Hình ảnh anh nhà báo Nhật bảo vệ máy ảnh khi sắp chết (hình như ở Myanmar thì phải) rất cảm động và rất đáng khâm phục..

VMC on lúc 15:42 3 tháng 6, 2010 nói...

@L2C:
Nói chung, sang Nga không biết tiếng thì chớ có ra đường một mình. Giấy tờ lúc nào cũng phải găm đủ trong người. Đúng là đi tắm biển cũng phải mang giấy tờ đi thật.

@LU:
Bạn em nói đúng đấy. Nhưng đi du lịch theo tour thì vẫn có thể được.

Đăng nhận xét

 

VMC Copyright © 2009 | Power by Blogger | Template redesigned by Lý Minh Triết