“Thời tiết” theo tư duy quân sự thì không chỉ là những trận mưa trút xuống đầu đối phương khiến họ khó khăn trong việc ngụy trang, hay hạn hán làm tê liệt nguồn lương thực dự trữ. Đó còn là việc hình thành những “lỗ hổng ozon” trên lãnh thổ kẻ thù; là việc tạo ra những cơn bão từ làm hỏng hệ thống radar, liên lạc và các thiết bị điện tử; là những trận động đất tàn phá các căn cứ quân sự, đường giao thông và các đô thị.
Khi Chiến tranh Thế giới 2 còn chưa kết thúc, Mỹ đã bỏ ra hàng triệu đôla tiến hành những nghiên cứu quân sự bí mật, trong đó có các dự án nghiên cứu khả năng gây động đất nhân tạo, sử dụng sét để đánh bại đối phương, kiểm soát hướng chuyển động của những cơn bão lớn. Theo các chuyên gia thì con người đã đạt được những kết quả thực tế trong việc kiểm soát thời tiết. Ngay từ thập niên 1950, Mỹ đã đưa ra khái niệm “chiến tranh khí tượng” và bắt đầu quá trình lần lượt nghiên cứu những khía cạnh riêng biệt của loại chiến tranh này.
Năm 1965, tiến sĩ Richard Blasbend đã dùng iodide bạc và dioxide carbon để tiến hành 38 cuộc thí nghiệm “gọi mưa” và thành công 18 lần. Năm 1969, tại đảo Hispaniola (nơi có hai quốc gia là Haiti và CH Dominicana), đã tiến hành thành công dự án “Raging Storm”. Người ta đã dùng iodide bạc và dioxide carbon để “dập bão”, tức là làm giảm đáng kể cường độ của bão và thay đổi hành trình của nó về hướng Panama và Nicaragua. Các chuyên gia cho rằng thì nghiệm này đã chứng minh khả năng thực tế trong kiểm soát bão.
Năm 1977, một báo cáo của CIA được báo chí Mỹ đăng tải thông báo về những khả năng quản lý thời tiết vào mục đích quân sự. Đó chính là việc Lầu Năm góc đã sử dụng những công nghệ do các nhà khoa học Mỹ tạo ra để gây ảnh hưởng đến thời tiết ở Việt Nam, Lào và Campuchia, tạo khó khăn đáng kể cho sự di chuyển của quân đội từ miền bắc Việt Nam trong thời gian chiến tranh.
Tại Hội nghị thượng đỉnh Trái đất tại Johannesburg năm 2002, dư luận lại đặt ra vấn đề quân đội Mỹ tiếp tục nghiên cứu công nghệ tác động lên khí hậu. Một số chuyên gia phát biểu tại diễn đàn này cho rằng sự thay đổi khí hậu nhanh chóng và theo chiều hướng hủy diệt là kết quả của các cuộc thử nghiệm những loại vũ khí mới, hoặc là kết quả của ba tháng ném bom liên tiếp Nam Tư mùa xuân 1999.
Ông Sergey Aleksandrov, nhà nghiên cứu của Viện lịch sử, tự nhiên và kỹ thuật thuộc Viện Hàn lâm Khoa học LB Nga, khẳng định: “Tác động đến bầu khí quyển để tạo ra những thay đổi khí tượng là rất thực tế. Người ta cũng không còn ngạc nhiên về những trận lụt ở Châu Âu. Mọi chuyện đều rất trùng hợp".
Động đất nhân tạo cũng là mối quan tâm từ lâu của quân đội. Các nhà địa chất biết một số phương pháp để tạo chấn động trong lòng đất. Việc xây dựng những hồ chứa nước, đào những hầm mỏ sâu, khai thác nước ngầm đang làm suy yếu vỏ trái đất và có thể dẫn đến động đất. Tuy nhiên, không thể sử dụng cách này vào mục đích quân sự.
Người đi đầu về công nghệ mới kích thích tạo ra động đất là nhà vật lý Nikola Tesla – một trong những nhà khoa học huyền bí nhất thế kỷ XIX-XX. Phát minh đó được tạo ra một cách bất ngờ. Một lần, trong khi nghiên cứu Tesla chế tạo loại thiết bị tạo rung có khả năng bắt được những giao động cộng hưởng của các lớp đá núi, ông bật máy lên và ra khỏi phòng thí nghiệm. Bỗng nhiên những bức tường nhà rung lên bần bật, kính văng khỏi các ô cửa sổ, trần thạch cao rơi xuống từng mảng. Nguyên nhân của hiện tượng này rất đơn giản. Thiết bị đã “cảm thấy” tần số cộng hưởng của mặt đất (cũng là nền nhà) và gây ra sự rung chuyển từ lòng đất. Tesla đã phải ném một cái búa vào cỗ máy hóa điên để nó dừng lại.
Những phát minh nổi tiếng của Tesla đều được thực hiện trước Chiến tranh Thế giới I. Những nghiên cứu sau đó nhằm mục tiêu tạo ra “vũ khí thời tiết”, cũng như chương trình xây dựng những thiết bị kỹ thuật vô hình đối với kẻ thù (dự án Cầu vồng) đều được đóng dấu “Tuyệt mật”. Theo ý kiến của một số chuyên gia về hậu quả của việc áp dụng vũ khí địa vật lý, những trận oanh tạc ồ ạt của không quân Mỹ vào các thành phố Afghanistan, nơi ẩn náu của lực lượng khủng bố Al-Qaeda, đã gây ra động đất cướp đi mạng sống của nhiều người.
Vũ khí khủng khiếp nhất của các cuộc chiến tranh trong tương lai đã được chuẩn bị ở Lầu Năm góc trong khuôn khổ một dự án có cái tên rất hòa bình “Chương trình cao tần tích cực nghiên cứu cực quang” (The High Frequency Active Auroral Research Program - HAARP). Để giải quyết vấn đề sống còn này, Lầu Năm góc đã chi gần 30 triệu USD. Người ta đã cho lắp đặt tại Alaska một loại máy gia tốc cực mạnh có khả năng phát vào tầng trên của khí quyển năng lượng mạnh 100 hegawatt.
Khi các chuyên gia độc lập phân tích điều gì sẽ xảy ra khi phóng một luồng năng lượng mạnh như vậy vào tầng điện ly, thì họ đã buộc phải gióng lên hồi chuông cảnh báo. Dự án HAARP không chỉ tác động đến thời tiết, mà còn làm tan băng ở bắc cực, suy giảm ozone trong không khí và gây ra những chuyển động kiến tạo.
Báo chí phương Tây đưa tin, trong quá trình triển khai dự án HAARP, người ta đã thu được những hiệu ứng tương tác của thành plasma với từ quyển của Trái đất. Điều đó có nghĩa là ước mơ của những kẻ điên rồ về một loại siêu vũ khí đã trở thành hiện thực. Quân sự đã thực sự có khả năng chế tạo ra loại vũ khí tích phân có khả năng tác động lên toàn bộ môi trường gần Trái đất. Nếu như các nhà khoa học có thể biết hiệu ứng mà việc thử bom hạt nhân hoặc bom hydro tác động lên thiên nhiên, thì lại không thể theo dõi được ảnh hưởng của việc lắp thiết bị nêu trên ở Alaska, vì khí quyển, tầng điện ly và từ quyển Trái đất kết hợp thành những hệ thống đa tham số có tác động qua lại với nhau.
Các nhà vật lý hiện đại không thể xây dựng những mô hình đúng của các hệ thống địa vật lý phức tạp như vậy, cũng như mô tả những quá trình đang diễn ra trong đó và những phản ứng dây chuyền đi kèm với chúng có thể tạo ra sự cộng hưởng cực mạnh của sóng radio tần số cao. Điều khủng khiếp hơn, theo các chuyên gia, là tại đảo Greenland sẽ xuất hiện một thiết bị gia tốc tương tự, có công suất còn mạnh hơn thiết bị ở Alaska, và phối hợp cùng thiết bị hiện có tại bán đảo Scandinavia tạo nên một tam giác với những khả năng tác động tích phân của HAARP lên môi trường xung quanh.
Có thể nói rằng từ thời điểm đó, Trái đất cùng hơn 5 tỉ dân của mình sẽ bước vào một giai đoạn mới, đáng tiếc là không phải là giai đoạn phát triển tốt nhất, mà trở thành con tin cho chương trình HAARP. Không ai biết, khi nào nút bấm của ba thiết bị trên được nhất và thế cân bằng trong tầng điện ly sẽ bị phá hủy ra sao: Những lỗ thủng ozon mới sẽ xuất hiện, hệ thống liên lạc điện tín trên toàn trái đất sẽ ngừng hoạt động hay một hình thức tiêu cực nào đó sẽ tác động lên toàn bộ hệ sinh thái?
Ảnh: Hệ thống HAARP tại Alaska
Nguồn: Курортная газета
Khi Chiến tranh Thế giới 2 còn chưa kết thúc, Mỹ đã bỏ ra hàng triệu đôla tiến hành những nghiên cứu quân sự bí mật, trong đó có các dự án nghiên cứu khả năng gây động đất nhân tạo, sử dụng sét để đánh bại đối phương, kiểm soát hướng chuyển động của những cơn bão lớn. Theo các chuyên gia thì con người đã đạt được những kết quả thực tế trong việc kiểm soát thời tiết. Ngay từ thập niên 1950, Mỹ đã đưa ra khái niệm “chiến tranh khí tượng” và bắt đầu quá trình lần lượt nghiên cứu những khía cạnh riêng biệt của loại chiến tranh này.
Năm 1965, tiến sĩ Richard Blasbend đã dùng iodide bạc và dioxide carbon để tiến hành 38 cuộc thí nghiệm “gọi mưa” và thành công 18 lần. Năm 1969, tại đảo Hispaniola (nơi có hai quốc gia là Haiti và CH Dominicana), đã tiến hành thành công dự án “Raging Storm”. Người ta đã dùng iodide bạc và dioxide carbon để “dập bão”, tức là làm giảm đáng kể cường độ của bão và thay đổi hành trình của nó về hướng Panama và Nicaragua. Các chuyên gia cho rằng thì nghiệm này đã chứng minh khả năng thực tế trong kiểm soát bão.
Năm 1977, một báo cáo của CIA được báo chí Mỹ đăng tải thông báo về những khả năng quản lý thời tiết vào mục đích quân sự. Đó chính là việc Lầu Năm góc đã sử dụng những công nghệ do các nhà khoa học Mỹ tạo ra để gây ảnh hưởng đến thời tiết ở Việt Nam, Lào và Campuchia, tạo khó khăn đáng kể cho sự di chuyển của quân đội từ miền bắc Việt Nam trong thời gian chiến tranh.
Tại Hội nghị thượng đỉnh Trái đất tại Johannesburg năm 2002, dư luận lại đặt ra vấn đề quân đội Mỹ tiếp tục nghiên cứu công nghệ tác động lên khí hậu. Một số chuyên gia phát biểu tại diễn đàn này cho rằng sự thay đổi khí hậu nhanh chóng và theo chiều hướng hủy diệt là kết quả của các cuộc thử nghiệm những loại vũ khí mới, hoặc là kết quả của ba tháng ném bom liên tiếp Nam Tư mùa xuân 1999.
Ông Sergey Aleksandrov, nhà nghiên cứu của Viện lịch sử, tự nhiên và kỹ thuật thuộc Viện Hàn lâm Khoa học LB Nga, khẳng định: “Tác động đến bầu khí quyển để tạo ra những thay đổi khí tượng là rất thực tế. Người ta cũng không còn ngạc nhiên về những trận lụt ở Châu Âu. Mọi chuyện đều rất trùng hợp".
Động đất nhân tạo cũng là mối quan tâm từ lâu của quân đội. Các nhà địa chất biết một số phương pháp để tạo chấn động trong lòng đất. Việc xây dựng những hồ chứa nước, đào những hầm mỏ sâu, khai thác nước ngầm đang làm suy yếu vỏ trái đất và có thể dẫn đến động đất. Tuy nhiên, không thể sử dụng cách này vào mục đích quân sự.
Người đi đầu về công nghệ mới kích thích tạo ra động đất là nhà vật lý Nikola Tesla – một trong những nhà khoa học huyền bí nhất thế kỷ XIX-XX. Phát minh đó được tạo ra một cách bất ngờ. Một lần, trong khi nghiên cứu Tesla chế tạo loại thiết bị tạo rung có khả năng bắt được những giao động cộng hưởng của các lớp đá núi, ông bật máy lên và ra khỏi phòng thí nghiệm. Bỗng nhiên những bức tường nhà rung lên bần bật, kính văng khỏi các ô cửa sổ, trần thạch cao rơi xuống từng mảng. Nguyên nhân của hiện tượng này rất đơn giản. Thiết bị đã “cảm thấy” tần số cộng hưởng của mặt đất (cũng là nền nhà) và gây ra sự rung chuyển từ lòng đất. Tesla đã phải ném một cái búa vào cỗ máy hóa điên để nó dừng lại.
Những phát minh nổi tiếng của Tesla đều được thực hiện trước Chiến tranh Thế giới I. Những nghiên cứu sau đó nhằm mục tiêu tạo ra “vũ khí thời tiết”, cũng như chương trình xây dựng những thiết bị kỹ thuật vô hình đối với kẻ thù (dự án Cầu vồng) đều được đóng dấu “Tuyệt mật”. Theo ý kiến của một số chuyên gia về hậu quả của việc áp dụng vũ khí địa vật lý, những trận oanh tạc ồ ạt của không quân Mỹ vào các thành phố Afghanistan, nơi ẩn náu của lực lượng khủng bố Al-Qaeda, đã gây ra động đất cướp đi mạng sống của nhiều người.
Vũ khí khủng khiếp nhất của các cuộc chiến tranh trong tương lai đã được chuẩn bị ở Lầu Năm góc trong khuôn khổ một dự án có cái tên rất hòa bình “Chương trình cao tần tích cực nghiên cứu cực quang” (The High Frequency Active Auroral Research Program - HAARP). Để giải quyết vấn đề sống còn này, Lầu Năm góc đã chi gần 30 triệu USD. Người ta đã cho lắp đặt tại Alaska một loại máy gia tốc cực mạnh có khả năng phát vào tầng trên của khí quyển năng lượng mạnh 100 hegawatt.
Khi các chuyên gia độc lập phân tích điều gì sẽ xảy ra khi phóng một luồng năng lượng mạnh như vậy vào tầng điện ly, thì họ đã buộc phải gióng lên hồi chuông cảnh báo. Dự án HAARP không chỉ tác động đến thời tiết, mà còn làm tan băng ở bắc cực, suy giảm ozone trong không khí và gây ra những chuyển động kiến tạo.
Báo chí phương Tây đưa tin, trong quá trình triển khai dự án HAARP, người ta đã thu được những hiệu ứng tương tác của thành plasma với từ quyển của Trái đất. Điều đó có nghĩa là ước mơ của những kẻ điên rồ về một loại siêu vũ khí đã trở thành hiện thực. Quân sự đã thực sự có khả năng chế tạo ra loại vũ khí tích phân có khả năng tác động lên toàn bộ môi trường gần Trái đất. Nếu như các nhà khoa học có thể biết hiệu ứng mà việc thử bom hạt nhân hoặc bom hydro tác động lên thiên nhiên, thì lại không thể theo dõi được ảnh hưởng của việc lắp thiết bị nêu trên ở Alaska, vì khí quyển, tầng điện ly và từ quyển Trái đất kết hợp thành những hệ thống đa tham số có tác động qua lại với nhau.
Các nhà vật lý hiện đại không thể xây dựng những mô hình đúng của các hệ thống địa vật lý phức tạp như vậy, cũng như mô tả những quá trình đang diễn ra trong đó và những phản ứng dây chuyền đi kèm với chúng có thể tạo ra sự cộng hưởng cực mạnh của sóng radio tần số cao. Điều khủng khiếp hơn, theo các chuyên gia, là tại đảo Greenland sẽ xuất hiện một thiết bị gia tốc tương tự, có công suất còn mạnh hơn thiết bị ở Alaska, và phối hợp cùng thiết bị hiện có tại bán đảo Scandinavia tạo nên một tam giác với những khả năng tác động tích phân của HAARP lên môi trường xung quanh.
Có thể nói rằng từ thời điểm đó, Trái đất cùng hơn 5 tỉ dân của mình sẽ bước vào một giai đoạn mới, đáng tiếc là không phải là giai đoạn phát triển tốt nhất, mà trở thành con tin cho chương trình HAARP. Không ai biết, khi nào nút bấm của ba thiết bị trên được nhất và thế cân bằng trong tầng điện ly sẽ bị phá hủy ra sao: Những lỗ thủng ozon mới sẽ xuất hiện, hệ thống liên lạc điện tín trên toàn trái đất sẽ ngừng hoạt động hay một hình thức tiêu cực nào đó sẽ tác động lên toàn bộ hệ sinh thái?
Ảnh: Hệ thống HAARP tại Alaska
Nguồn: Курортная газета
5 comments:
Vừa rồi vụ động đất Chilê đã làm cho bên bộ quốc phòng Mỹ tốn mất mớ tiền để sửa chữa lại mấy ngàn cái máy tính của mấy ku lính. Công ti em chuyên thầu sửa Laptop cho General Dynamics nên đã trúng quả.
Giao động của đất làm ảnh hưởng đến hàng loạt máy phải gởi về Mỹ cài cắm lại. Laptop của mấy chú lính thì thuộc giá hàng khủng, gần 10,000 dollars cho một con máy nhỏ bằng 2 lòng bàn tay chụm lại, bên ngoài thì ko có bán chỉ dành cho quân sự.
Điều này chứng tỏ được Mỹ mỗi năm bỏ ra biết bao nhiêu là tiền để support cho quân sự. Đây cũng là lý do làm cho dân Mỹ bực bội biểu tình đòi cắt giãm quân sự, họ cần việc làm hơn.
Em đọc đâu đó cũng ko nhớ rõ, đại khái nói rằng, chính phủ Mỹ ũng hộ tất cả những sáng tạo có ích và ko có ích. Họ bỏ tiền ra cho lĩnh vực này nghiên cứu để cứu người, lẽ đương nhiên điều này sẽ được công bố rộng rãi. Và đồng thời họ cũng ũng hộ mật những sáng tạo có thể gây ra hại người, lẽ đương nhiên những thứ này thường là hay bảo mật.
Khi quân sự Mỹ dính đến nước ngoài, trong thời được mùa sẽ có một ngành nghề nào đó có liên quan đến quân sự sẽ phất to, tạo ra một số công ăn việc làm ko nhỏ cho một số người. Hình như phe cánh đảng Cộng Hòa đi theo cái cách quân sự tạo ra kinh tế này thì phải, đấy là theo em nghĩ thôi.
Em thì thích kinh tế ko có dính đến chiến tranh hơn, như thế cho nó lành. Xem ra thế giới đang tồn tại dưới sự tuần hòan của hai điểm, sinh ra và hủy diệt của chính con người, chứ không phải là do trời do đất như ông bà ta ngày xưa cho là thế nữa.
Những thông tin mới được biết, cám ơn bạn.
Kiểu này về sau thiên tai chưa chắc lúc nào cũng có thể gọi được là act of super nature mà còn là act of a super nation. Mà chắc Nga cũng nghiên cứu những cái tương tự như thế này đúng không anh?
Sao họ điều mây khiển gió được như thế mà không ngăn được bão Katrina nhỉ? Toàn thấy ứng dụng vào chiến tranh, không thấy nói đến những ứng dụng hòa bình hơn nhỉ.
Hồi học đại học, anh có nghe nói về việc làm mưa nhân tạo, mây nhân tạo và có thể làm ngưng mưa trong một khoảng thời gian nào đó. Chưa từng nghe nói đến nghiên cứu làm động đất nhân tạo.
Còn dùng máy gia tốc cực mạnh để phóng năng lượng vào tầng điện ly thì quả là khủng khiếp, nếu điều đó trở thành hiện thực (không chỉ dừng ở mức độ thí nghiệm).
Thế giới đúng là ngày càng bất an!
The nay thi ba Vanga hinh nhu da tien doan dung tuong lai cua trai dat^^
Đăng nhận xét