Chuyện kể nhân Ngày của Cha
Bruce Feiler nhớ cái cảm giác hồi tháng 5.2008. Anh khỏe mạnh và đang ở trên chín tầng mây: Có cuộc hôn nhân hạnh phúc, là cha của 2 bé gái sinh đôi và là tác giả có sách bán chạy "Walking the Bible".
Nhưng trong ngày tháng 5 ấy, kết quả thử máu định kỳ đã khiến anh khựng lại. Bác sĩ nói anh có nồng độ phosphat kiềm nhẹ cao, chứng tỏ có điều gì đó không ổn đối với xương hoặc thận. Anh làm thêm một xét nghiệm nữa, thận ổn. Bác sĩ đề xuất làm scan toàn bộ xương. Anh đồng ý.
Kết quả scan cho thấy một khối u bên đùi trái. Bác sĩ nói, không đáng lo ngại. Feiler nhắc đi nhắc lại điều đó với cha mẹ, với vợ, và với chính mình: “Không phải ung thư, không có gì đáng lo ngại cả”.
Nhưng chị Linda, vợ anh thì lại linh cảm có điều gì chẳng lành.
Kết quả chụp X-quang và MRI đùi trái của Feiler cho thấy anh có một khối u ác dài khoảng 20 cm, nói theo ngôn ngữ y khoa là “xacôm xương”. Mỗi năm có khoảng 900 người Mỹ mắc căn bệnh này. 2/3 trong số đó ở độ tuổi dưới 40. Feiler năm đó 43 tuổi.
Thông tin về chẩn đoán bệnh khiến Feiler hoảng sợ: “Không có một khoảnh khắc nào mà tôi không bị bao phủ bằng cách này hay cách khác về ung thư, bệnh tật, về chuyện cái chết chẳng còn bao xa nữa”.
Feiler biết rằng anh có thể sẽ không còn sống để nhìn thấy hai bé gái sinh đôi Eden và Tybee trưởng thành: “Tôi đã nỗ lực suốt đời để mơ một giấc mơ không thể mơ được. Ai sẽ dạy chúng cách thức để mơ ước? Ai sẽ là người tư vấn cho chúng, nếu chúng muốn chạy marathon, mở nhà hàng, viết sách? Ai sẽ nói với chúng: “Con có thể làm được điều đó”?
Bruce Feiler nhớ cái cảm giác hồi tháng 5.2008. Anh khỏe mạnh và đang ở trên chín tầng mây: Có cuộc hôn nhân hạnh phúc, là cha của 2 bé gái sinh đôi và là tác giả có sách bán chạy "Walking the Bible".
Nhưng trong ngày tháng 5 ấy, kết quả thử máu định kỳ đã khiến anh khựng lại. Bác sĩ nói anh có nồng độ phosphat kiềm nhẹ cao, chứng tỏ có điều gì đó không ổn đối với xương hoặc thận. Anh làm thêm một xét nghiệm nữa, thận ổn. Bác sĩ đề xuất làm scan toàn bộ xương. Anh đồng ý.
Kết quả scan cho thấy một khối u bên đùi trái. Bác sĩ nói, không đáng lo ngại. Feiler nhắc đi nhắc lại điều đó với cha mẹ, với vợ, và với chính mình: “Không phải ung thư, không có gì đáng lo ngại cả”.
Nhưng chị Linda, vợ anh thì lại linh cảm có điều gì chẳng lành.
Kết quả chụp X-quang và MRI đùi trái của Feiler cho thấy anh có một khối u ác dài khoảng 20 cm, nói theo ngôn ngữ y khoa là “xacôm xương”. Mỗi năm có khoảng 900 người Mỹ mắc căn bệnh này. 2/3 trong số đó ở độ tuổi dưới 40. Feiler năm đó 43 tuổi.
Thông tin về chẩn đoán bệnh khiến Feiler hoảng sợ: “Không có một khoảnh khắc nào mà tôi không bị bao phủ bằng cách này hay cách khác về ung thư, bệnh tật, về chuyện cái chết chẳng còn bao xa nữa”.
Feiler biết rằng anh có thể sẽ không còn sống để nhìn thấy hai bé gái sinh đôi Eden và Tybee trưởng thành: “Tôi đã nỗ lực suốt đời để mơ một giấc mơ không thể mơ được. Ai sẽ dạy chúng cách thức để mơ ước? Ai sẽ là người tư vấn cho chúng, nếu chúng muốn chạy marathon, mở nhà hàng, viết sách? Ai sẽ nói với chúng: “Con có thể làm được điều đó”?
Clip "The Council of Dads by Bruce Feiler"
Feiler đã đi đến một quyết định quan trọng. Anh tập hợp một nhóm 6 người đàn ông và gọi họ là “Hội đồng những người cha”. Đó là 6 người bạn xuất hiện vào những giai đoạn khác nhau trong cuộc đời Feiler sẽ thay anh dạy hai bé gái những bài học cuộc đời mà anh không còn cơ hội để dạy.
Feiler gặp Jeff Shumlin trong một lần du lịch vòng quanh thế giới. Thoải mái tự tin trên chiếc máy kéo ở Maine, cũng như trên các sân ga ở Châu Âu, Shumlin sẽ dạy hai cô bé làm thế nào để thực sự nhận biết thế giới xung quanh. Đối với Shumlin, ngay cả vũng bùn cũng có thể là nơi thực hiện cuộc phiêu lưu. “Hãy nhảy xuống vũng bùn. Hãy vùng vẫy trong đó để thử cảm giác ở trong đó và bước ra với người đầy bùn như thế nào? Chỉ cần nhảy vào là sẽ luôn học được một điều gì đó” – Shumlin sẽ nói với hai cô bé như vậy.
Đối với Ben Edwards, người đã từng cùng Feiler nắm tay đi đến nhà trẻ, thì những con nòng nọc có thể lớn thành ếch mà hai người đã bắt trong một vũng nước cạn có ý nghĩa rất nhiều. Feiler coi đó là phép ẩn dụ: “Anh ấy là con nòng nọc của tôi. Anh ấy là người bạn có mặt ngay từ đầu, rồi lại quay trở lại vào thời điểm có thể có dấu chấm hết và nhắc nhở tôi về nơi xuất thân của chúng tôi”.
Edwards sẽ dạy hai cô bé nhà Feiler môn lịch sử, dạy chúng vui đùa và dạy chúng về tình bạn. “Bạn luôn muốn con bạn có được nền tảng về nơi chúng được sinh ra. Hy vọng tôi có thể cho chúng nền tảng đó và chúng sẽ nhớ rằng những nòng nọc và ếch đều là những khoảng thời gian hạnh phúc” – Edwards chia sẻ.
Bốn người đàn ông khác sẽ nắm giữ những khía cạnh khác trong nhân cách của Feiler. Đó là người ở cùng phòng với anh thời học đại học. Đó là đối tác kinh doanh của anh. Đó là một nhà văn đồng nghiệp. Đó là người bạn tâm tình gần gụi với anh nhất. Họ sẽ xuất hiện nếu xảy ra điều không thể hình dung nổi. Và trong suốt cuộc chiến chống ung thư của Feiler, họ sẽ kề vai sát cánh bên anh.
Một năm qua, cuộc chiến giành giật sự sống của Feiler đã đưa anh đến miệng hố tử thần. Liệu anh có qua khỏi? Đó vẫn là câu trả lời còn bỏ ngỏ.
Feiler gặp Jeff Shumlin trong một lần du lịch vòng quanh thế giới. Thoải mái tự tin trên chiếc máy kéo ở Maine, cũng như trên các sân ga ở Châu Âu, Shumlin sẽ dạy hai cô bé làm thế nào để thực sự nhận biết thế giới xung quanh. Đối với Shumlin, ngay cả vũng bùn cũng có thể là nơi thực hiện cuộc phiêu lưu. “Hãy nhảy xuống vũng bùn. Hãy vùng vẫy trong đó để thử cảm giác ở trong đó và bước ra với người đầy bùn như thế nào? Chỉ cần nhảy vào là sẽ luôn học được một điều gì đó” – Shumlin sẽ nói với hai cô bé như vậy.
Đối với Ben Edwards, người đã từng cùng Feiler nắm tay đi đến nhà trẻ, thì những con nòng nọc có thể lớn thành ếch mà hai người đã bắt trong một vũng nước cạn có ý nghĩa rất nhiều. Feiler coi đó là phép ẩn dụ: “Anh ấy là con nòng nọc của tôi. Anh ấy là người bạn có mặt ngay từ đầu, rồi lại quay trở lại vào thời điểm có thể có dấu chấm hết và nhắc nhở tôi về nơi xuất thân của chúng tôi”.
Edwards sẽ dạy hai cô bé nhà Feiler môn lịch sử, dạy chúng vui đùa và dạy chúng về tình bạn. “Bạn luôn muốn con bạn có được nền tảng về nơi chúng được sinh ra. Hy vọng tôi có thể cho chúng nền tảng đó và chúng sẽ nhớ rằng những nòng nọc và ếch đều là những khoảng thời gian hạnh phúc” – Edwards chia sẻ.
Bốn người đàn ông khác sẽ nắm giữ những khía cạnh khác trong nhân cách của Feiler. Đó là người ở cùng phòng với anh thời học đại học. Đó là đối tác kinh doanh của anh. Đó là một nhà văn đồng nghiệp. Đó là người bạn tâm tình gần gụi với anh nhất. Họ sẽ xuất hiện nếu xảy ra điều không thể hình dung nổi. Và trong suốt cuộc chiến chống ung thư của Feiler, họ sẽ kề vai sát cánh bên anh.
Một năm qua, cuộc chiến giành giật sự sống của Feiler đã đưa anh đến miệng hố tử thần. Liệu anh có qua khỏi? Đó vẫn là câu trả lời còn bỏ ngỏ.
(Theo CNN)
THAM KHẢO
Website Hội đồng những người cha
9 comments:
Một người cha vĩ đại!
Em đặc biệt đánh giá cao những phụ huynh không chỉ có trách nhiệm vật chất với con cái mà còn quan tâm sâu sắc đến tinh thần của chúng :-)
Hy vọng, người cha trong bài sẽ vượt qua được căn bệnh hiểm nghèo và nếu không thể thì những dự định của Feiler sẽ thành công, con gái anh sẽ được quan tâm, bảo ban sâu sắc như anh mong muốn.
Hôm qua bên đây ngày Father Day, các nhà hàng rất đông khách. Buổi tối, tình cờ em tới ăn ở nhà hàng Pháp do người Việt làm chủ, được nghe ké mấy ông bố lên ca tặng cho vợ và con mình, toàn hát nhạc Ngô Thụy Miên và Vũ Thành An...
rất đúng tâm trạng của những người làm cha mẹ, sống không chỉ cho mình mà còn mong muốn sống để dõi theo con.Bài rất ý nghĩa.Thanks đã chia sẻ
Người làm cha mẹ là biết mang trách nhiệm theo dõi nuôi dưỡng đến con khôn lớn mới trả cho đời. Phải chào cuộc đời khi con còn nhỏ là lo lắng cho trách nhiệm đó chưa thành, làm sao yên...
Câu chuyện hay quá ở cách Bruce thu xếp cho các con những chỗ dựa chuẩn bị cho việc anh ra đi. Có tình thương của anh, có những người cha đỡ đầu chỉ bảo dạy dỗ, hy vọng các con anh sẽ lớn lên vững vàng.
Cảm ơn VMC vì entry này nha.
@ Lana : Exactly! công lao cha mẹ nuôi một đứa con nên người thành tài thì ca ngợi bao nhiêu cũng bằng thừa. Khi đứa bé dưới 10 tuổi, nuôi nó chủ yếu chỉ là lo cho khỏe mạnh, tập nhận thức chung quanh một chút, và bập bẹ đọc chử, nói chung thì thời gian này rất là khỏe cho cha mẹ.
Điều lo ngại nhất là bắt đầu từ lứa tuổi 13 dậy thì của các bé cả trai lẫn gái. Lúc này phải lo định hướng tương lai cho con, rồi định hình tính cách cho con. Có nhiều ông cha, bà mẹ phải đi học cùng con mình để động viên cho nó đừng sa ngã.
Ngày con tốt nghiệp đại học quăng mũ vui mừng, cha mẹ cười ra nước mắt sung sướng, nhưng nổi lo vẫn còn chưa dứt. Lo con mình có tìm được công việc tốt ko? ra ngoài xã hội có thành công ko? hay lại trật trì cả đời lình bình lên ko lên mà xuống cũng chã xuống.
Cũng ko có gì gọi là thất bại nếu như con mình nó ra đời cứ nhàn nhạt như thế. Cha mẹ có thể tự an ũi, miễn là nó ko phá hoại đời nó, ko có lối sống hư hỏng là tốt rồi...nhưng thật sự thâm tâm họ rất ước ao đứa con của mình thành danh trong xã hội.
Mỗi khi xem gương những người Việt thành công được giới thiệu, luôn luôn Lu thấy có cảnh quay hoặc hình chụp người cha mẹ cười tươi, với vẻ mặt như muốn khóc. Và đứa con thành công đang đứng trên khán đài...cũng như muốn khóc khi thốt lên lời cảm ơn cha mẹ, lúc đó Lu thấy cảm động lắm!
Một người cha đáng kính trọng. Nhiều bậc quyền cao chức trọng, tiền của như nước mà không lo cho con cái được như thế này đâu nhé!
Người cha này làm em nhớ tới "Bải giảng cuối cùng" và giáo sư Randy Pausch. Họ đã sống một cuộc sống rất ý nghĩa ngay cả khi biết mình khó có thể vượt qua "lưỡi hái" của thần chết. Tất cả chỉ vì câu đầu đề của entry đấy anh. Rất hay ạ! :)
Ai cung nghi ngay den chuyen ai se day con minh neu minh co menh he gi. Nhung ong bo nay that la may man tim duoc nhung 6 nguoi ban co the lam thay minh mot cong viec quan trong nhu vay. Ma khong biet vo anh ay co ghen ty khi anh ay khong tim ai cham soc vo thay minh khong, hihi.
Nhieu luc em cung nghi den chuyen dao tao cac chau chi bao cho con em ve sau khi em qua gia, nhung khong don gian ty nao. Lam sao ma em kiem duoc 6 nguoi tuyet voi nhu ong bo nay nhi.
Chuc mung anh VMC nhan ngay nha bao, du em chang hieu gi lam ve the gioi nha bao.
Em rất thích cách tư duy tích cực này. Nếu mình không làm được, thì sẽ nghĩ ra cách thay thế, thay vì âu sầu về việc mình không thể làm.
Với bọn em cũng thế, 1 đứa trẻ TK nghĩa là cha mẹ sẽ không biết ai sẽ lo cho con (bố mẹ tất nhiên phải tiết kiệm sẵn tiền cho con rồi) khi bố mẹ ra đi! Trẻ TK, sẽ chỉ lớn như trẻ bình thường, nhưng sẽ không có khôn lên nhiều, khôn đủ để sống tự lập. Chỉ hi vọng sau này sẽ có những hình thức dịch vụ nào đó quản lý tiền và cuộc sống cho các con.
Chúc mừng ngày Nhà báo muộn ạ!
VH!
Đăng nhận xét