Khi tôi đến Stade de France xem trận Pháp - Saudi Arabia ngày 18.6.1998, thì sân vận động chính của World Cup France 1998 vẫn còn thơm mùi sơn. Nó như một chất men đập vào khứu giác của khán giả, bắt người ta phải hưng phấn với trò chơi và có những cảm giác huy hoàng.
Stade de France (Sân vận động nước Pháp) được xây dựng ở Saint Denis - thành phố vệ tinh của dân lao động nhập cư, cách trung tâm thủ đô Paris hơn 10 cây số. Stade de France đã kéo theo tuyến đường sắt ngầm cao tốc (RER) kéo Saint Denis gần hơn với Paris.
Trận đấu bắt đầu vào lúc 21 giờ, nhưng đại bộ phận cổ động viên đến sân lúc 19 giờ. Phần lớn đã vẽ mặt và ân vận trang phục sặc sỡ từ ở nhà. Những người nào đến đây sau giờ làm, chưa kịp trang điểm thì cũng không phải lo, sẽ có cách.
Khu vực bên ngoài sân vận động là một chiến trường cạnh tranh lớn của tất cả các hãng nước ngọt và bánh kẹo lớn. Hãng Coca-Cola cho các nhân viên ăn mặc theo kiểu anh hề trong triều đình đeo các bình lạnh đựng Coca chai trên lưng và bán cho khán giả với giả 15 FR/chai (2,5 USD). Hãng này còn căng những tấm phông lớn có dòng chữ: "Sân vận động nước Pháp, tôi đã đến đây ngày 18.6, xem trận Pháp gặp Saudi Arabia" kèm theo logo của hãng và cho một dàn người mẫu trẻ đẹp đứng làm mỗi một việc là chụp ảnh miễn phí cho các du khác bằng máy ảnh của họ, hoặc chụp cùng nếu họ muốn.
Đó là một chiêu PR và tiếp thị đầy hiệu quả cho thương hiệu Coca-Cola.
Hãng kẹo Snickers phát không những chiếc mũ nhựa có in quốc kỳ Pháp và Saudi Arabia. Một hãng khác lại phát những tấm bìa có thể cuốn lại thành loa. Tất nhiên trên tấm bìa này có in logo của hãng. Một công ty sơn của Pháp cũng phát những tấm bìa, nhưng trên lại để sẵn ba loại màu có thể vẽ lên mặt quốc kỳ Pháp. Tôi đã nhờ một cô gái Pháp vẽ ba màu đó lên hai má để trở thành một cổ động viên Pháp thứ thiệt.
Tôi có cảm giác là người Pháp khá thực dụng. Những khán đài cao, giá vé rẻ được họ lấp đầy từ trước trận đấu cả hai tiếng đồng hồ, trong khi đó những khán đài thấp hơn chỉ chưa đầy một phần ba. Nhưng hóa ra không phải như vậy, đến trước trận đấu khoảng nửa tiếng thì tất cả các khán đài đều được lấp đầy. Có thể những người ở phía dưới là những người trung lưu, họ đến đây sau giờ làm.
Sân vận động nước Pháp được thiết kế rất tốt, sao cho khán giả từ bất cứ vị trí nào đều có thể theo dõi toàn bộ sân cỏ. Một người dù i-tờ về bóng đá, cũng có thể thấy rõ cách bố trí đội hình của mỗi huấn luyện viên.
Stade de France (Sân vận động nước Pháp) được xây dựng ở Saint Denis - thành phố vệ tinh của dân lao động nhập cư, cách trung tâm thủ đô Paris hơn 10 cây số. Stade de France đã kéo theo tuyến đường sắt ngầm cao tốc (RER) kéo Saint Denis gần hơn với Paris.
Trận đấu bắt đầu vào lúc 21 giờ, nhưng đại bộ phận cổ động viên đến sân lúc 19 giờ. Phần lớn đã vẽ mặt và ân vận trang phục sặc sỡ từ ở nhà. Những người nào đến đây sau giờ làm, chưa kịp trang điểm thì cũng không phải lo, sẽ có cách.
Khu vực bên ngoài sân vận động là một chiến trường cạnh tranh lớn của tất cả các hãng nước ngọt và bánh kẹo lớn. Hãng Coca-Cola cho các nhân viên ăn mặc theo kiểu anh hề trong triều đình đeo các bình lạnh đựng Coca chai trên lưng và bán cho khán giả với giả 15 FR/chai (2,5 USD). Hãng này còn căng những tấm phông lớn có dòng chữ: "Sân vận động nước Pháp, tôi đã đến đây ngày 18.6, xem trận Pháp gặp Saudi Arabia" kèm theo logo của hãng và cho một dàn người mẫu trẻ đẹp đứng làm mỗi một việc là chụp ảnh miễn phí cho các du khác bằng máy ảnh của họ, hoặc chụp cùng nếu họ muốn.
Đó là một chiêu PR và tiếp thị đầy hiệu quả cho thương hiệu Coca-Cola.
Hãng kẹo Snickers phát không những chiếc mũ nhựa có in quốc kỳ Pháp và Saudi Arabia. Một hãng khác lại phát những tấm bìa có thể cuốn lại thành loa. Tất nhiên trên tấm bìa này có in logo của hãng. Một công ty sơn của Pháp cũng phát những tấm bìa, nhưng trên lại để sẵn ba loại màu có thể vẽ lên mặt quốc kỳ Pháp. Tôi đã nhờ một cô gái Pháp vẽ ba màu đó lên hai má để trở thành một cổ động viên Pháp thứ thiệt.
Tôi có cảm giác là người Pháp khá thực dụng. Những khán đài cao, giá vé rẻ được họ lấp đầy từ trước trận đấu cả hai tiếng đồng hồ, trong khi đó những khán đài thấp hơn chỉ chưa đầy một phần ba. Nhưng hóa ra không phải như vậy, đến trước trận đấu khoảng nửa tiếng thì tất cả các khán đài đều được lấp đầy. Có thể những người ở phía dưới là những người trung lưu, họ đến đây sau giờ làm.
Sân vận động nước Pháp được thiết kế rất tốt, sao cho khán giả từ bất cứ vị trí nào đều có thể theo dõi toàn bộ sân cỏ. Một người dù i-tờ về bóng đá, cũng có thể thấy rõ cách bố trí đội hình của mỗi huấn luyện viên.
Khác với USA '94, 130 người làm công tác an ninh dưới sân cỏ, tuy phải quay lưng vào trận đấu, nhưng lại được ngồi. Tuy nhiên, vào các giây phút gay cấn: sau bàn thắng, những cú đá phạt, hay cầu thủ nào đó bị đuổi ra khỏi sân, họ đồng loạt đứng dậy, chắp hai tay ra phía sau.
Khán giả Pháp thiên vị rõ rệt (đương nhiên rồi, trận đấu tầm cỡ quốc tế vì màu cờ sắc áo của quốc gia mà). Ngay cái việc cả sân vận động, có đến 80 nghìn người Pháp đồng thanh hát bài quốc ca Pháp "La Marseillaise" cũng khiến những ai không phải là người Pháp sởn gai ốc.
Khi đội Pháp tấn công, họ hát "Allez les Bleus" (Đội Xanh tiến lên). Khi đội Pháp đá phạt, họ kêu "Un but" (Ghi bàn). Khi đội Pháp làm hàng rào chắn quả phạt, học thúc giục "Bloquez" (Phong tỏa).
Rồi họ làm những làn sóng. Những làn sóng thường chấm dứt ở khu khán đài chính giữa. nơi các quan chức và khách mời ngồi. Nhưng vào những thời điểm kịch tính, thì những người đàn ông, đàn bà thượng lưu ngồi ở đó cũng không nề hà nghi lễ, đứng dậy để làn sóng được nói tiếp.
Có lẽ ít có loại khán giá nào bộc lộ sự cổ vũ của mình ở trình độ văn hóa cao như cổ động viên Pháp tại Stade de France tối 18.6. Họ "oh", "ah" khi các cầu thủ Pháp thực hiện một pha bóng không đẹp, hay trọng tài phạt đội Pháp, hoặc khi các cầu thủ Saudi bị tấn công.
Không có ai hét: "Đuổi thằng ấy ra đi", hay "Trọng tài bắt như c... ấy". Khi nào bất bình họ chỉ huýt sáo mà thôi. Ngay cả khi Zidane bị thẻ đỏ, cúi đầu bước ra khỏi sân và ông Aimé Jacques đứng ở đường piste giận dữ không thèm nhìn, thì cả cầu trường vẫn vang dội tiếng hô: "Zizou, Zizou!".
Có thể nói không ngoa rằng khán giả là nguồn sức mạnh quan trọng khiến đội Pháp ghi được 4 bàn thắng vào lưới đội Saudi Arabia trong trận đấu tối 18.6.
THAM KHẢO
BÊN LỀ WORLD CUP FRANCE 1998 (1)
BÊN LỀ WORLD CUP FRANCE 1998 (2)
VIỆT KIỀU CÁ CƯỢC
MUA VÉ WORLD CUP CHỢ ĐEN
PARIS, CÀ PHÊ, BÓNG ĐÁ
GẶP TIFOSI Ở SANREMO
Khán giả Pháp thiên vị rõ rệt (đương nhiên rồi, trận đấu tầm cỡ quốc tế vì màu cờ sắc áo của quốc gia mà). Ngay cái việc cả sân vận động, có đến 80 nghìn người Pháp đồng thanh hát bài quốc ca Pháp "La Marseillaise" cũng khiến những ai không phải là người Pháp sởn gai ốc.
Khi đội Pháp tấn công, họ hát "Allez les Bleus" (Đội Xanh tiến lên). Khi đội Pháp đá phạt, họ kêu "Un but" (Ghi bàn). Khi đội Pháp làm hàng rào chắn quả phạt, học thúc giục "Bloquez" (Phong tỏa).
Rồi họ làm những làn sóng. Những làn sóng thường chấm dứt ở khu khán đài chính giữa. nơi các quan chức và khách mời ngồi. Nhưng vào những thời điểm kịch tính, thì những người đàn ông, đàn bà thượng lưu ngồi ở đó cũng không nề hà nghi lễ, đứng dậy để làn sóng được nói tiếp.
Có lẽ ít có loại khán giá nào bộc lộ sự cổ vũ của mình ở trình độ văn hóa cao như cổ động viên Pháp tại Stade de France tối 18.6. Họ "oh", "ah" khi các cầu thủ Pháp thực hiện một pha bóng không đẹp, hay trọng tài phạt đội Pháp, hoặc khi các cầu thủ Saudi bị tấn công.
Không có ai hét: "Đuổi thằng ấy ra đi", hay "Trọng tài bắt như c... ấy". Khi nào bất bình họ chỉ huýt sáo mà thôi. Ngay cả khi Zidane bị thẻ đỏ, cúi đầu bước ra khỏi sân và ông Aimé Jacques đứng ở đường piste giận dữ không thèm nhìn, thì cả cầu trường vẫn vang dội tiếng hô: "Zizou, Zizou!".
Có thể nói không ngoa rằng khán giả là nguồn sức mạnh quan trọng khiến đội Pháp ghi được 4 bàn thắng vào lưới đội Saudi Arabia trong trận đấu tối 18.6.
THAM KHẢO
BÊN LỀ WORLD CUP FRANCE 1998 (1)
BÊN LỀ WORLD CUP FRANCE 1998 (2)
VIỆT KIỀU CÁ CƯỢC
MUA VÉ WORLD CUP CHỢ ĐEN
PARIS, CÀ PHÊ, BÓNG ĐÁ
GẶP TIFOSI Ở SANREMO
22 comments:
Có đúng là trình độ văn hóa cao không nhỉ? hay là 'lịch sự đã ngấm vào máu' người Pháp? Lana mà được ngồi ở sân xem đội nhà đá trận quan trọng như thế Lana cũng sẽ hò hét quân mình 'đá vào chân thằng kia đi'/ còn nếu quân nó phạm lỗi thì 'đồ dã man', đuổi ra sân đi, đuổi ra, đồ chơi đểu (đây là tưởng tượng, chứ thật chắc còn hơn) :)
Người Pháp ăn nhẹ nói khẻ của chị Mai đây mờ. Đi tour trọn gói sang Châu Âu khoảng 7 đến 8,000 dollars, nhưng đi kiểu này thì chán lắm vì ko tự do.
Tự đi mình ên thì mắc hơn một xí nhưng mà phiêu lưu hơn. Có điều em ko biết nói "pạc lê phăng xe", Ý ẹ thì em cũng chỉ vào nhà hàng biết gọi thức ăn thôi...thế thì tiếng ên-lít có mang ra chiến nỗi ko anh?
Em ngại nhất là đi mà ko hiểu tiếng nói của dân địa phương.
@Lana:
Mới trong tưởng tượng mà Lana đã "bạo liệt" như vậy, thì ngoài thực địa bà con ta "bạo lực" tới cỡ nào!
@LU:
Châu Âu mà đi tour thì hơi chán, tự đi hay hơn. Châu Âu nhìn chung là an toàn. Nước Pháp hơi bảo thủ về ngôn ngữ, nhưng nói chung là nói tiếng Anh vẫn có người hiểu.
@VMC: Ừa, mắc cười lắm, ra sân bóng mới thấy sự vô lý của thiên vị đến cỡ nào. Quân ta mà bị bên kia phạm lỗi nhẹ cũng đủ xót vô cùng tận, trong khi bên kia mà đang ào ào về phía gôn mình thì chỉ mong cậu nào bên mình thò cái chân cản cho nó ngã lăn quay ra, miễn là thò kín kín một tẹo tránh thẻ là được :)
Có người lại cho là lịch sự như thế là chưa máu, không biết chừng. Dân Châu Âu mà khen thì cũng thấy không phổng mũi lắm vì họ khéo.
Trí nhớ của bác tốt thế nhỉ. Có thể vì bác mê bóng đá nên chuyện hơn chục năm vẫn như mới.
Hì, mình thiên vị nước Pháp :)
Phải nói người VN mình có trí tưởng tượng rất phong phú nên mới có những câu hò hét với những điều không thể xẩy ra được (đuổi trọng tài, đá gãy chân đối phương,...) Người châu Âu chắc khiêm tốn hơn nên họ chỉ mong những điều có thể thành hiện thực.
:-))
@L2C:
Dân Mỹ khen mới khéo. Cái gì họ cũng khen hết.
Trí nhớ tốt vừa thôi, đây là bổn cũ soạn lại.
@Mai:
Thiên vị một chút cũng không sao nhỉ?
@NTĐ:
Chủ đề em nêu có thể tranh luận được đấy. Túm lại theo em, do người Châu Âu thực tế hơn, nên họ chỉ phát ngôn những thứ có thể thực hiện được, còn chúng ta khó với tay đến thực tế, nên cứ viển vông cho vui, đúng không?
Nói người Pháp thực dụng thì quá đúng rùi.
Anh có dịp đi cùng một đoàn nhà báo Pháp theo lời mời của TAT (Tổng cục Du lịch Thái) 10 ngày. Trời đất ơi, họ rắn như bê-tông ấy. Híc!
Em chỉ thích ngắm nghía văn hóa Pháp. Chứ người Pháp hong mê được anh ui. Lý tính tốt, bay bổng tốt nhưng mà bảo thủ thấy mồ, không chấp nhận những thứ khác mình chính là bệnh nặng của mấy anh Phú lãng xa ợ :-(
@A Thụy:
Họ "rắn" về khoản gì hả anh?
@Titi:
Thế mà nhiều chị em chỉ thích bay bổng, romantic em ợ.
anh Cường : anh làm em máu lên muốn đi trong dịp lễ này quá...anh viết theo kiểu đờn ông khoái bóng đá...còn em sẽ viết theo kiểu 3 chàng ngự lâm pháo thủ ;))
anh Thụy : người Mỹ mới là thực dụng nhất thế giới ấy chứ :)))
@LU:
Tư vấn cho LU nên đi Pháp trong dịp Quốc khánh 14.7. Paris vui lắm, đặc biệt là diễu binh trên đại lộ Champs-Elysees.
anh Cuong : oh, lễ độc lập của Mỹ là July 4th, Pháp là July 14th...cách nhau có 10 ngày thôi à...hay ha! passport Mỹ từ VN té sang Pháp chắc là ko có vấn đề gì rồi anh hả?
anh đi nhiều tư vấn cho em luôn sang Cairo thì ra sao? có an ninh lắm ko? em muốn té sang đó để thăm lão gà ác Pharaoh, lâu rồi ko vào trường mần research về xác úp...nhớ lão quá! :((
Giời ạ! Cơm áo gạo tiền không đùa với khách thơ . Bay bổng đúng lúc thì rất hay nhưng nếu bay cả tối cả ngày là bay lên giời luôn đóa. Hi hi...
Văn hóa Pháp được sự bay bổng chấp cánh nhưng hình như con người Pháp càng ngày càng khó chấp nhận sự thực là có nhiều dân tộc thú vị chẳng kém dân tộc mình. Vì thế đứng chiêm ngưỡng thành quả văn hóa của họ hay hơn là lại gần lĩnh hội tư tưởng thực dân cú chuối của các chú Phú Lãng xa.
@LU:
Passport Mỹ từ đâu đến Pháp cũng như nhau thôi.
Anh không rành Châu Phi, nên không tư vấn được gì.
@Titi:
Em nói đúng rồi: Điểm chán của một bộ phận các bạn Pháp chính là tư tưởng thực dân sau bao thập kỷ vẫn chưa gột rửa được bao nhiêu.
Nhưng nhìn chung thì các bạn ấy dễ thương và tử tế, chơi được.
hị hị, bi giờ mà nghe hai chử "thực dân" thì phì cười à. Thế kỷ 21 rồi, ko nên phán xét các dân tộc khác bằng cách dựa vào lịch sử thời Napoleon còn....còn...ba chấm!!! =))
@VMC: Trong mọi lĩnh vực, bọn Tây đặt mục tiêu phấn đấu thực tế hơn VN mình nên mới có thể thực hiện. Họ đi dần dần chứ không thích bỏ qua giai đoạn. Như vừa rồi ở VN điện dùng hàng ngày còn chưa đủ đã nghĩ đến tàu cao tốc. Mục tiêu đặt ra chỉ để cho vui, cho sướng miệng thì không còn gì để nói nữa :-((
@ntd & VMC: Trời đất, nói chuyện cổ vũ bóng đá mà phiên ra tưởng tượng và thực tế nghe to chuyện quá. Lana muốn mô tả là ngồi ở sân bóng khi dưới kia có một đội bóng bạn mê đang chơi, bạn có thể trở thành một con người khác (cụ thể là ngôn từ của bạn). Lúc đó để ý gì nữa đâu :-))
(hì hì, chậm chân - là đang phản hồi cái comment của ntd và VMC trên kia chớ chưa kịp tới cái tàu cao tốc này đâu nha. Về tàu cao tốc thì Lana đồng ý với ntd, nhưng đó là chuyện 'nóng' bên lề họp quốc hội mất rùi).
Đăng nhận xét