KTS NGUYỄN THANH CHƯƠNG
Mấy hôm trước tôi đọc trên trang nhất của VNexpress một tin khá nóng, đó là video clip ý tưởng quy hoạch Hà Nội năm 2030 với một cái tên thật hay: “Great Hà Nội”. Người Việt Nam, dù có sống hay không sống ở Hà Nội, dù có biết hay không biết tiếng Anh, nhưng nhác thấy chữ “Hà Nội vĩ đại” thì trong lòng cũng đã vui mừng lắm rồi. Là một người con của Hà Nội đang xa quê hương, tôi cũng không phải là ngoại lệ.
Ngồi xem đi xem lại đoạn video clip với những hình ảnh tuyệt vời về quy hoạch Hà Nội trong 20 năm nữa , lòng tôi lại ngập tràn niềm vui khôn tả. Không vui sao được khi chỉ 20 năm nữa thôi, lúc mà con cháu của tôi vừa mới trưởng thành, chúng đã được sống trong những căn nhà cao trọc trời tuyệt đẹp, được đi trên những tuyến phố rộng thênh thang, được dạo chơi trong những công viên rộng lớn rợp bóng cây, nhìn những đàn chim bay lượn trong yên bình. Cuộc sống đó, chẳng phải là thiên đường mà chúng ta bấy lâu nay vẫn đang mơ ước?
Ngồi tủm tỉm cười một mình, tôi chợt nhớ đến một câu chuyện liên quan đến quy hoạch Hà Nội từ mấy năm trước, khi tôi vừa mới tốt nghiệp ngành Kiến trúc. Một giảng viên dạy khoa Quy hoạch, tôi vẫn thường xưng hô anh em vì anh ấy chỉ cũng là đồng nghiệp vả lại hơn tôi có vài tuổi, có mời tôi tham gia vào một dự án quy hoạch một xã, vị trí quy hoạch cũng ngay gần trung tâm Hà Nội. Hôm ấy là buổi thuyết trình dự án, chúng tôi là bên tư vấn sẽ có nhiệm vụ trình bày về dự án trước chủ đầu tư, bao gồm ủy ban xã, đại diện thành phố và các ban ngành liên quan.
Trước khi buổi thuyết trình dự án diễn ra, anh giảng viên có đưa tôi khoảng hơn chục cái phong bì, mỗi phong bì đã để sẵn 20 ngàn đồng (xin lưu ý là 20 ngàn hồi ấy chưa mất giá, nên cũng tương đương khoảng 50 ngàn bây giờ); ngoài ra còn thêm vài cái phong bì 50 ngàn nữa. “Mấy cái dày này, em nhớ là để dành cho ông chủ tịch xã, ông bí thư, và cậu đại diện cho phòng quy hoạch của thành phố. Cậu ấy đại diện cho cấp thành phố, nên quan trọng lắm đấy! Em nhớ đánh dấu phong bì, kẻo lại nhầm!” – anh giảng viên dặn đi dặn lại tôi mấy lần.
Buổi thuyết trình diễn ra cũng khá suôn sẻ. Bản quy hoạch vùng cũng được thiết kế khá tốt, với những con đường mới, những tòa nhà chọc trời, những tiểu khu, những trường học, nhà trẻ, bể bơi, khu điều dưỡng, khu bảo tồn …, nói chung là rực rỡ và lung linh như bao thiết kế quy hoạch khác. Các đại diện cho xã, huyện, thành phố và các thôn ai cũng lộ vẻ hài long. Chẳng gì thì những cái nhà to đùng kia chẳng ở ngay cạnh nhà họ bây giờ sao? Những công trình tuyệt vời kia chẳng phục vụ cho con cái họ sao?
Phần phản biện và góp ý mới là phần căng thẳng nhất. Một bác trai đã về hưu, nhưng còn khá phong độ đứng lên phát biểu trước: “Tôi nghĩ con đường thôn mới mở kia nên chệch về phía phải khoảng 20 mét!”. Trong khi đại diện cho bên tư vấn là tôi còn đang thộn mặt chưa hiểu vì sao thì ở dưới đã có tiếng xì xào: “Vì cái đường trên bản đồ ấy nó hơi xa nhà bác ấy, nên cái miếng đất rộng bao la của bác ấy sẽ bị mất giá”.
Anh giảng viên dường như cũng nhận ra cái vẻ ngơ ngác của tôi, quay sang nói nhỏ: “Em đừng có thắc mắc làm gì, cứ ghi tất cả các ý kiến vào!”. Một bác gái khác lại đứng lên: “Tôi nghĩ rằng xã chỉ có một cái bể bơi lại đặt ở xóm X. thế kia là không công bằng. Tôi đề nghị xóm Y. chúng tôi cũng phải có một cái bể bơi to như thế, đặt ở chỗ này này…”. Nói rồi bác gái bước lên hẳn bục thuyết trình, trỏ vào tận nơi chỗ bác ấy đề nghị quy hoạch cái bể bơi.
Lập tức đại diện các xóm khác cũng không kém cạnh, chạy lên chỉ trỏ vào cái bàn đồ, đề nghị xây dựng công trình này, nắn lại con đường kia, tất cả đều gần nhà họ, hoặc ít ra thì gần nhà con cháu họ, hoặc họ hàng nội ngoại gần xa…; nói chung là làm sao cho chúng được “đặt đúng vị trí”. Tất cả tạo ra không khí cho một buổi đóng góp ý kiến phản biện rất ồn ào và căng thẳng, không thể chê vào đâu được!
Sau khi tất cả các ý kiến đóng góp đã được ghi lại cẩn thận, thì các vị đại biểu lục tục ra về. Tôi không quên nhiệm vụ cần từng phong bì, kính cẩn đưa từng vị đại biểu. Trái với cái vẻ lóng ngóng vì lần đầu đưa phong bì của tôi, các vị đại biểu cầm phong bì rất tự nhiên. Thậm chí có vị còn bóc phong bì ngay tại đó, móc tiền ra và thản nhiên cho vào túi. Tôi mãi ghi nhớ những hình ảnh đó, vì nó đã dạy cho tôi biết những kinh nghiệm đầu tiên của “văn hóa đưa và nhận phong bì”.
Tôi đang lục tục dọn dẹp đồ đạc, cuộn lại các bản vẽ để chuẩn bị ra về thì chợt nhận ra ông bí thư xã vẫn còn đang nán lại nói chuyện với anh đồng nghiệp của tôi. Ông bí thư xã người gầy nhỏ, tuổi chắc cũng sắp đến lúc về hưu nhưng còn nhanh nhẹn lắm. Tôi mới nhớ ra rằng lúc nãy cũng ngồi ở dưới bàn đại biểu, nhưng ông chỉ cười chứ không đưa ra phát biểu hay góp ý gì.
Dường như đọc được câu hỏi trong mắt tôi, ông bí thư cười to: “Cháu không biết chứ trong kho của xã đang còn bốn, năm cái bản quy hoạch xã từ mấy chục năm trước; mỗi cái một khác và chẳng cái nào giống với hiện trạng bây giờ cả! Bác có đưa ra góp ý thì cũng chẳng có để làm gì, rốt cuộc cái bản quy hoạch này lại nằm ở trong kho của xã thôi! Mấy năm nữa sẽ lại có một bản quy hoạch mới toanh mà!”.
Tôi ra về với bao câu hỏi quay cuồng trong đầu. Anh đồng nghiệp đèo tôi quay lại bảo: “Đúng là chú mới ra trường có khác! Đây là một dự án quy hoạch mà ai cũng có lợi: chúng ta là bên tư vấn, tất nhiên có tiền! Bên thành phố và huyện, xã thì có cái để mà giải ngân và chia chác. Các vị lãnh đạo thì có thành tích và để lại dấu ấn trong nhiệm kì của mình; còn người dân thì được hả hê và no mắt!”.
Đó là câu chuyện của những ngày tôi chập chững vào nghề kiến trúc sư. Trở lại clip về “Hà Nội vĩ đại”, tôi vẫn đang ngồi và hả hê với đoạn video về thành phố thân yêu của mình 20 năm nữa. Lần trước tôi là bên tư vấn, lần này tôi lại là người dân; biết đâu 20 năm nữa tôi lại là lãnh đạo thành phố, tôi hứa sẽ làm một video thật đẹp về thành phố thân yêu của chúng ta.
Và con cháu chúng ta cũng sẽ hả hê và no mắt về nó! Tôi hứa như vậy!
(Tác giả của bài viết này là KTS Nguyễn Thanh Chương)
Ngồi xem đi xem lại đoạn video clip với những hình ảnh tuyệt vời về quy hoạch Hà Nội trong 20 năm nữa , lòng tôi lại ngập tràn niềm vui khôn tả. Không vui sao được khi chỉ 20 năm nữa thôi, lúc mà con cháu của tôi vừa mới trưởng thành, chúng đã được sống trong những căn nhà cao trọc trời tuyệt đẹp, được đi trên những tuyến phố rộng thênh thang, được dạo chơi trong những công viên rộng lớn rợp bóng cây, nhìn những đàn chim bay lượn trong yên bình. Cuộc sống đó, chẳng phải là thiên đường mà chúng ta bấy lâu nay vẫn đang mơ ước?
Ngồi tủm tỉm cười một mình, tôi chợt nhớ đến một câu chuyện liên quan đến quy hoạch Hà Nội từ mấy năm trước, khi tôi vừa mới tốt nghiệp ngành Kiến trúc. Một giảng viên dạy khoa Quy hoạch, tôi vẫn thường xưng hô anh em vì anh ấy chỉ cũng là đồng nghiệp vả lại hơn tôi có vài tuổi, có mời tôi tham gia vào một dự án quy hoạch một xã, vị trí quy hoạch cũng ngay gần trung tâm Hà Nội. Hôm ấy là buổi thuyết trình dự án, chúng tôi là bên tư vấn sẽ có nhiệm vụ trình bày về dự án trước chủ đầu tư, bao gồm ủy ban xã, đại diện thành phố và các ban ngành liên quan.
Trước khi buổi thuyết trình dự án diễn ra, anh giảng viên có đưa tôi khoảng hơn chục cái phong bì, mỗi phong bì đã để sẵn 20 ngàn đồng (xin lưu ý là 20 ngàn hồi ấy chưa mất giá, nên cũng tương đương khoảng 50 ngàn bây giờ); ngoài ra còn thêm vài cái phong bì 50 ngàn nữa. “Mấy cái dày này, em nhớ là để dành cho ông chủ tịch xã, ông bí thư, và cậu đại diện cho phòng quy hoạch của thành phố. Cậu ấy đại diện cho cấp thành phố, nên quan trọng lắm đấy! Em nhớ đánh dấu phong bì, kẻo lại nhầm!” – anh giảng viên dặn đi dặn lại tôi mấy lần.
Buổi thuyết trình diễn ra cũng khá suôn sẻ. Bản quy hoạch vùng cũng được thiết kế khá tốt, với những con đường mới, những tòa nhà chọc trời, những tiểu khu, những trường học, nhà trẻ, bể bơi, khu điều dưỡng, khu bảo tồn …, nói chung là rực rỡ và lung linh như bao thiết kế quy hoạch khác. Các đại diện cho xã, huyện, thành phố và các thôn ai cũng lộ vẻ hài long. Chẳng gì thì những cái nhà to đùng kia chẳng ở ngay cạnh nhà họ bây giờ sao? Những công trình tuyệt vời kia chẳng phục vụ cho con cái họ sao?
Phần phản biện và góp ý mới là phần căng thẳng nhất. Một bác trai đã về hưu, nhưng còn khá phong độ đứng lên phát biểu trước: “Tôi nghĩ con đường thôn mới mở kia nên chệch về phía phải khoảng 20 mét!”. Trong khi đại diện cho bên tư vấn là tôi còn đang thộn mặt chưa hiểu vì sao thì ở dưới đã có tiếng xì xào: “Vì cái đường trên bản đồ ấy nó hơi xa nhà bác ấy, nên cái miếng đất rộng bao la của bác ấy sẽ bị mất giá”.
Anh giảng viên dường như cũng nhận ra cái vẻ ngơ ngác của tôi, quay sang nói nhỏ: “Em đừng có thắc mắc làm gì, cứ ghi tất cả các ý kiến vào!”. Một bác gái khác lại đứng lên: “Tôi nghĩ rằng xã chỉ có một cái bể bơi lại đặt ở xóm X. thế kia là không công bằng. Tôi đề nghị xóm Y. chúng tôi cũng phải có một cái bể bơi to như thế, đặt ở chỗ này này…”. Nói rồi bác gái bước lên hẳn bục thuyết trình, trỏ vào tận nơi chỗ bác ấy đề nghị quy hoạch cái bể bơi.
Lập tức đại diện các xóm khác cũng không kém cạnh, chạy lên chỉ trỏ vào cái bàn đồ, đề nghị xây dựng công trình này, nắn lại con đường kia, tất cả đều gần nhà họ, hoặc ít ra thì gần nhà con cháu họ, hoặc họ hàng nội ngoại gần xa…; nói chung là làm sao cho chúng được “đặt đúng vị trí”. Tất cả tạo ra không khí cho một buổi đóng góp ý kiến phản biện rất ồn ào và căng thẳng, không thể chê vào đâu được!
Sau khi tất cả các ý kiến đóng góp đã được ghi lại cẩn thận, thì các vị đại biểu lục tục ra về. Tôi không quên nhiệm vụ cần từng phong bì, kính cẩn đưa từng vị đại biểu. Trái với cái vẻ lóng ngóng vì lần đầu đưa phong bì của tôi, các vị đại biểu cầm phong bì rất tự nhiên. Thậm chí có vị còn bóc phong bì ngay tại đó, móc tiền ra và thản nhiên cho vào túi. Tôi mãi ghi nhớ những hình ảnh đó, vì nó đã dạy cho tôi biết những kinh nghiệm đầu tiên của “văn hóa đưa và nhận phong bì”.
Tôi đang lục tục dọn dẹp đồ đạc, cuộn lại các bản vẽ để chuẩn bị ra về thì chợt nhận ra ông bí thư xã vẫn còn đang nán lại nói chuyện với anh đồng nghiệp của tôi. Ông bí thư xã người gầy nhỏ, tuổi chắc cũng sắp đến lúc về hưu nhưng còn nhanh nhẹn lắm. Tôi mới nhớ ra rằng lúc nãy cũng ngồi ở dưới bàn đại biểu, nhưng ông chỉ cười chứ không đưa ra phát biểu hay góp ý gì.
Dường như đọc được câu hỏi trong mắt tôi, ông bí thư cười to: “Cháu không biết chứ trong kho của xã đang còn bốn, năm cái bản quy hoạch xã từ mấy chục năm trước; mỗi cái một khác và chẳng cái nào giống với hiện trạng bây giờ cả! Bác có đưa ra góp ý thì cũng chẳng có để làm gì, rốt cuộc cái bản quy hoạch này lại nằm ở trong kho của xã thôi! Mấy năm nữa sẽ lại có một bản quy hoạch mới toanh mà!”.
Tôi ra về với bao câu hỏi quay cuồng trong đầu. Anh đồng nghiệp đèo tôi quay lại bảo: “Đúng là chú mới ra trường có khác! Đây là một dự án quy hoạch mà ai cũng có lợi: chúng ta là bên tư vấn, tất nhiên có tiền! Bên thành phố và huyện, xã thì có cái để mà giải ngân và chia chác. Các vị lãnh đạo thì có thành tích và để lại dấu ấn trong nhiệm kì của mình; còn người dân thì được hả hê và no mắt!”.
Đó là câu chuyện của những ngày tôi chập chững vào nghề kiến trúc sư. Trở lại clip về “Hà Nội vĩ đại”, tôi vẫn đang ngồi và hả hê với đoạn video về thành phố thân yêu của mình 20 năm nữa. Lần trước tôi là bên tư vấn, lần này tôi lại là người dân; biết đâu 20 năm nữa tôi lại là lãnh đạo thành phố, tôi hứa sẽ làm một video thật đẹp về thành phố thân yêu của chúng ta.
Và con cháu chúng ta cũng sẽ hả hê và no mắt về nó! Tôi hứa như vậy!
(Tác giả của bài viết này là KTS Nguyễn Thanh Chương)
Ảnh: Phối cảnh thành phố sông Hồng - một dự án quy hoạch do Hàn Quốc tài trợ.
24 comments:
Thú và vị!!! Đau hết cả lòng mề. Chỉ khổ công vẽ vẽ in ấn, đóng quyển đêm ngày.
Đau lòng thật. Văn của bác không đao to bua lớn, rất nhẹ nhàng mà người đọc đau. Mình ở vai người dân thế mà cố gắng để có được cái sung sướng của 'hả hê tưởng tượng' mà chịu, chỉ thấy một bức tranh xám xịt vô vọng :((
À, nhưng ánh sáng cuối đường hầm là đây: Ít nhất cũng còn có người viết lên điều này và gửi chia sẻ trên một trong những blog nhiều độc giả nhất. Thôi, lại hy vọng...
Hôm xem clip này em tưởng bài dự thi "Trí tuệ Việt Nam" (không biết có phải tên thế không nhỉ, thi CNTT gì mà trao giải vào 1/1 ấy).
Hic...anh đăng bài nài làm em vỡ mộng. Em thật dại khờ, xem cái clip vẫn nghĩ là HN sẽ đẹp như vầy trong nay mai. Lòng vui phơi phới mới đểu chứ. Hic...
Buồn thật, đau nữa, và cũng thật buồn cười.
Sao bạn Titi lại có thể cả tin như vậy nhỉ.
Xin đừng làm nỗi đau thêm dài ...
@NLVĐ: hic...tớ chẳng bit nữa. Tớ kể cho mấy đồng nghiệp nghe về cái clip nài và cả hội xem đầy hào hứng....mãi cho tới khi ...đọc bài của KTS Nguyễn Thanh CHương :-(
Có lẽ tại tớ ít khi bị phản bội, cho nên tớ luôn tin vào những lời hứa :-P
Hihi 1 bản vẽ kiến trúc khi ra ngoài hiện thực cuộc sống đã khác hẳn, từ bối cảnh tới vẻ đẹp của nó,huống chí là clip 3D nơi tác giả thỏa sức để trí tưởng tượng bay nhảy, chị Titi tin j vào bánh vẽ ấy :P.
Tất nhiên ko thể phủ nhận những bạn nào làm clip 3D này thật tuyệt, làm mình cảm giác đất nước hóa rồng tới nơi :P
@TQ: Đúng chuyên ngành của Quý mà nhận xét ngắn thế thôi à?
@Lana: Đời là hy vọng, không hy vọng đời buồn lắm.
@NLVĐ: Tên cuộc thi đúng là như thế, nhưng cái này chỉ giống bản demo bài dự thi thôi.
@Titi: Ai đánh thuế giấc mơ nào? Chắc chắn HN sẽ đẹp như vầy. Không nay mai thì sau 20-30 năm. Lo gì?
@Dứa: Cái clip thật tuyệt, giá lồng nhạc VN thì tốt hơn. Đường xa vạn dặm của Quốc Trung chẳng hạn.
@Đỗ, Bảo Linh: Đau một lần rồi thôi.
Em thấy trên VNE có ý kiến này cũng hay về quy hoạch HN: http://vnexpress.net/GL/Ban-doc-viet/Xa-hoi/2010/04/3BA1A8F3/
Còn tương lai nếu thủ đô ko được ntn thì đó sẽ là sự thất bại và nỗi tủi hổ của thế hệ 8X, 9X :(
Đọc xong thở dài đánh thượt một cái,
Tương lai mờ mịt khi cáchlàm quy hoạch như thế!
Đọc bài này làm tôi liên tưởng đến kế hoạch phát triển ngành sản xuất phần mềm của VN trước đây mấy năm. Khi đó, ngành phần mềm VN mới bước đầu phát triển họ đã đặt ra mục tiêu đuổi kịp Trung Quốc, Ấn Độ trong lĩnh vực này, thật hoang tưởng. :-(
vẽ đẹp, xem cũng vui mắt, may mà có lời bình, nếu không tưởng là quảng cáo games online chứ.
bác Chương này ác quá, không để cho bà kon tự sướng 1 tí.
Thở dài...
Dù em cũng đang nghe chung quanh không ít tiếng thờ dài...
Ha ha.
Sao cả nhà lại thở dài?
Mình thì xem xong sướng ghê lắm, thấy nhạc nhọt có vẻ Avatar là mê rồi.
Hy vọng khối người thấy mê nó như mình mê.
Hà hà, vì bạn bè thân thuộc của mình và con cháu chúng nó không làm cán bộ nhưng kết ngành bất động sản.
----
Đùa chút thôi, mình thích Clip thật vì không hiểu sao vẫn hy vọng Qui hoạch đất sẽ kèm Qui hoạch lãnh đạo có tầm thực hiện qui hoach đất.
Bận việc nhà có 2 ngày, không ngờ mọi người tham gia cái đề tài này sôi nổi thế. Về quy hoạch, xin được có vài ý kiến thế này:
1. Nói thật lòng là tôi không tin cái bản quy hoạch ấy lắm, không tin rằng nó mang lại những gì tốt đẹp nhất cho Thủ đô của chúng ta. Chúng ta quy hoạch, nhưng rồi lại điều chỉnh quy hoạch, và cái quan trọng nhất là hầu hết các điểu chỉnh ấy đều xuất phát từ quyền lợi cục bộ, thậm chí quyền lợi cá nhân. Mọi người còn nhớ vụ bác Phó Chủ tịch Thành phố điều chỉnh quy hoạch một conđường để nó đi qua nhà bác khong?
2. Bố tôi là một ông già nông dân chính hiệu. Gặp tôi mới rồi, cụ bảo tôi: "Bố nhà quê, ít hiểu biết, nhưng bố thấy ngót chục năm nay, Chủ tịch Thành phố Thủ đô toàn những ông tối quá con ạ! Đi thì gù lưng, nhìn xuống, mặt tối xầm xầm. Người cao nhất mà thế thì khó cho đại cuộc lắm con ạ!". Tôi chẳng biết trả lời cụ thế nào!
3. Thuê mấy bác Hàn Quốc làm quy hoạch, tôi trộm nghĩ, các bác ấy chỉ quy hoạch cho các bác ấy thôi. Chứ chẳng cho đất nước mình đâu.
Mà thôi, nó kiểu này thì nói mãi cũng được mất! Hu hu!
biết lâu rồi, nghe nhiều rồi, hiểu lắm rồi, tay thì buông xuôi rồi bó rồi buông nhiều lần rồi. Hy vọng cũng tốt nhưng ít thôi để thất vọng đỡ đau. Thân
cac bac lam nhu pha sach cai hn nay xay cai moi u.cho xem den 2030 co duoc 20% nhu video la toi mung roi
Ai cần quy hoạch?
Chỉ có Quan cần quy hoạch mà lấy tiền chứ còn ai!
huhu!
Đăng nhận xét