Một người Đức đã kiện hãng lữ hành ra tòa án
Hóa ra những du khách người Nga ở chung khách sạn đã khiến ông phiền muộn. Trong lá đơn gửi tòa, ông viết “không thể chịu đựng được cách hành xử thô lỗ” của những người này.
Nhưng thương thay, tòa án Dusseldorf chẳng những đã bác đơn của người Đức lịch thiệp này, mà còn khuyên ông ta nên chăm đi nước ngoài nghỉ ngơi hơn và tăng cường tiếp xúc với du khách từ những nước khác để khỏi phải viết những tờ đơn “không có cơ sở và thiếu khách quan”.
Tuy nhiên, nhận xét của tòa chưa hẳn đã chính xác.
Theo kết quả thăm dò dư luận mà người tham dự chính là các du khách, thì cả người Nga lẫn người Đức đều có mặt trong top 5 du khách khó chịu nhất, cùng với người Anh, người Pháp và người Đan Mạch. Người Nga mà ở chung với người Đức thì thật chẳng khác nào “kẻ cắp bà già” gặp nhau: ghét nhau, không chịu đựng được nhau là phải.
Website nổi tiếng RealHolidayReports.com mô tả hình ảnh khó chịu của du khách Nga (loại giầu mới nổi) như thế này: “Đó là người đàn ông trung niên ăn mặc kiểu cách đi cùng vợ hoặc người tình trẻ hơn khoảng 20 tuổi. Việc ưa thích là biển thủ ghế ở bãi tắm đem cất vào phòng để đảm bảo sáng sau có chỗ phơi nắng dù dậy muộn mấy đi chăng nữa; mang vào phòng ở vô số thức ăn cứ thể như tích trữ cho ngày tận thế”.
Loại khách này có thái độ khó chịu và lỗ mãng với những người ở cùng khác sạn; trong bể bơi thì hết ợ lại nói bậy. Nhưng lụôn luôn tìm mọi cơ hội để khoe của: những người phụ nữ thừa ký luôn đeo trên mình hàng kilogram vàng và đủ thứ trang sức đá quý khác. “Nhưng người này không biết cư xử trong xã hội lịch sự” – Harry Hewitt, chuyên gia người Anh về du lịch nhận xét.
Nhưng các hãng lữ hành và chủ khách sạn lại rất thích du khách Nga vì lối chi tiêu rộng rãi của họ.
Các hãng lữ hàng và chủ khách sạn cũng biết rất rõ sự kỵ dơ của du khách và thường không xếp họ ở chung với nhau. Ví dụ: người Nga không ở chung với người Đức; người Italia không ở chung với người Anh; người Thụy Điển không ở chung với người Pháp.
Người "ta" đi du lịch thì bộc lộ những gì?
Có lẽ họ cũng có đủ những tính xấu kiểu nhà giàu mới nổi của người Nga.
Họ còn nói to, khạc nhổ giống người Trung Quốc.
Họ còn nhiều đặc tính riêng nữa: Phí phạm thức ăn tại các nhà hàng buffet; nhồi nhét hàng chục người già trẻ lớn bé vào một phòng để tiết kiệm tiền; ít khi boa cho nhân viên phục vụ; để nguyên cả quần áo (bộ đồ) nhảy xuống hồ bơi; ngậm tăm khi đi bát phố; biển thủ khăn tắm, vỏ gối đẹp, dép đi trong phòng của khách sạn...
Du khách ta ngại nhất là chạm mặt với người nhà mình trong cùng một khách sạn, còn ở cùng người nước khác thì vô tư đi.
Ưu điểm duy nhất của du khách ta là không bao giờ kiện hãng lữ hành, khách sạn, nhà hàng dù dịch vụ có tồi thế nào đi chăng nữa.
Ai biết thêm tính nào hay của du khách nhà ta thì viết trong comment nhé.
34 comments:
Du khách ta cũng rất ồn ào, hay túm tùm nói cười, ăn uống nơi công cộng anh ạ.
Du khách ta lấy khăn mặt của khách sạn lau giầy.
Một số khách sạn ở ta đã buộc phải có điều khoản cấm dùng khăn mặt và khăn tắm để lau giầy.
Bài này rất hay, có ích cho mùa du lịch đang đến.
Anh ít đi theo đoàn. Nhưng ở cùng khách sạn với đoàn nhà mình thì cũng không ít. Tình hình quan sát thấy các bác hay thế này:
- Hay lấy thừa thức ăn (sáng) ăn không hết rồi vứt luôn trên bàn.
- Vợ gọi chồng, cha gọi con, mẹ mắng con, huấn luyện chồng vang cả sảnh khách sạn, bên hành lang.
- Đi theo đoàn nhưng thường xuyên sai giờ tập trung, đến muộn, bắt cả đoàn phải chờ.
- Đi đâu cũng mua mua bán bán tha lôi cả đống đồ lề tam tổ thánh hiền, sợ lắm!
- Mang đồ ăn, thức uống, xả rác, bừa bãi.
- Nhiều ông bà rất hay nói tiếng Đan Mạc và tiếng Pháp. Hic
...
Đi chậm và đi trễ, ăn nhanh, nhiều, lãng phí. Nói to nói nhiều, hay chê nhất là thức ăn, kiểu "ko ngon bằng rau muống quê mình". Mua bán nhiều, so kè nhau xem ai mua rẻ hơn. Ko chịu xếp hàng, chen ngang khi ăn buffet...
- Nơi đâu cũng có thể là thùng rác.
Ko bit la tanh xau hay dep cua minh nua: khi di du lich, nhat la ra bai bien, minh rat thich NGAM GAI,the moi hay cho, kho sua lam lam i.Minh con xai ca ONG NHOM quan su nua co.
Lieu co bi chi bo blogger phe phan hong :((
MC3: Ối giời đất ơi, em làm anh buồn cười quá. Em mà ra biển, khối ông còn mượn cả ống nhòm của em nữa cơ!
Khí có một nhóm từ 3 người trở nên là "quân ta" rất tự tin - coi chỗ công cộng như nhà riêng của mình. Có lần TC đi máy bay SG-HN, mấy vị "thượng đế" mặc sức trêu chọc, sàm sỡ với các cô tiếp viên hàng không. Mở điện thoại di động trong chuyến bay mặc dù đã được nhắc nhở.
Lần khác đợi nối chuyến từ sân bay Hàn quốc về HN, các chị em lao động xuất khẩu cười nói râm ran cả phòng chờ. Nói bậy thì thôi rồi Lượm ơi. Con của chị bạn TC nói tiếng Việt không giỏi, nhưng chỉ đợi cùng chuyến bay trong vòng 2 giờ đã khoe với mẹ "con biết rồi nhé, tiếng Việt cứ có chữ "mẹ" là chửi nhau".
@Nặc danh:
Không chỉ túm tụm nói cười, mà còn chỉ chỏ bình phẩm rất vô ý nữa.
@Vhlinh:
Mr. cựu nhà báo (hôm chủ nhật đi Phù Lỗ cùng xe với mình) chúa sợ các loại khăn trong khách sạn. Ông ấy bao giờ cũng mang khăn ở nhà đi, dù có đến KS 5 sao đi chăng nữa.
@Thụy:
Anh rất chịu khó quan sát đấy nhé. Chứng tỏ anh rất khó tính và kỹ tính. Haizzz.
Tiếng Đan Mạc là tiếng gì đấy ạ?
@Hậukhảocổ:
Đúng là cái trò "không gì ngon bằng rau muống quê mình" thực là nực cười. Em nhớ một lần qua Hàn Quốc, một bác cứ vừa ăn vừa mắng xơi xơi (bằng tiếng Việt): Bọn này nấu ăn ngu quá, ai lại ăn (cái này)... với (cái này)???
@VanLam:
Người Việt vô địch về xả rác. Ai mà dọn rác thì bị coi là điên!
@MC3:
Thói quen đấy của M vừa là tính xấu vừa là tính đẹp (tùy quan niệm của một người). Khi nào mang ống nhòm quân sự thì nhớ rủ bác Thụy đi cùng nhé.
@Chị Chung:
Chuyện không tắt điện thoại di động trên máy bay thì thật hết thuốc chữa.
Chị đọc thêm bài này nhé:
http://vmcinhanoi.blogspot.com/2007/07/bay-gia-re.html
các bác nhà ta thì có đủ cả các tính xấu của họ :-< hội nhập là như vậy
Dân ở những nước phát triển, trước khi đi du lịch đến một nước lạ họ đều tìm hiểu trước những nét chính về nơi họ sẽ đến: đất nước, chính trị, văn hóa...v..v... còn dân mình, hình như chỉ chú ý mỗi nơi đó lạnh hay nóng, giá cả thế nào, đồ ăn có dễ ăn hay không.
Ví dụ: Nước Úc rất thiếu nước ngọt. Tiết kiệm nước là 1 trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu và người dân Úc nào cũng rất có ý thức về điều này. Quân ta qua đó cứ vô tư xả nước thoải mái, có gì thì lại đổ 'không biết thì ko có tội' :(
@Lana:
Anh nhớ khi đi làm visa vào Úc, ĐSQ luôn phát một tờ giấy ghi rõ được mang cái gì vào Úc, cái gì không. Nhưng không thấy có lời cảnh báo nào về tiết kiệm nước.
@Anh VMC: Đối với các tour du lịch đơn thuần, một vài khách hàng có ``xấu´´ thì cũng tạm chấp nhận. Nhưng cỡ những tour kèm dịch vụ tươi mát (sex tours) hiện giờ, núp bóng dưới mark du lịch trị liệu hoặc du lịch sinh thái, đa phần du khách thuộc kiểu ai cũng vừa hư vừa xấu cả. Em thấy ngày đầu tiên sau khi check-in mọi sự ổn (chắc để thăm dò!?) Những ngày kế tiếp, lần lượt từng vị một kéo bạn tình đến hội họp như cái chợ. Gọi là chợ bởi vì có cả ngã giá, xem hàng, show hàng thậm chí gầy sòng bạc ngay tại phòng lưu trú, hút thuốc làm rơi tàn cháy lũng thảm lỗ chỗ, thậm chí cháy cả một lỗ trên tấm drap trải giường. Nếu được nhắc nhở thì họ phản ứng theo cách rất thiếu văn hoá mặc dù bộ dạng trông vô cùng lịch lãm. Những khách này họ mang một tâm lý chung là mình trả tiền để được phục vụ. Điều này không hề sai. Nhưng để phục vụ những nhóm khách như thế quả là rất đau đầu. Khách du lịch ´´trong sáng´´ mà lỡ phải ở chung khách sạn với các vị kia thì niềm vui khi đi du lịch của họ giảm phân nửa.
p/s : Anh ơi, em đang ´´mê´´ mấy tấm hình anh post ở entry Bí ẩn trong cơ thể người, nhưng sao bây giờ em lại không xem được.
@HPLT:
Những chuyện em nêu thì không thể bình luận gì thêm rồi.
Mới đây anh đi Nhật mới biết, VN cũng trở thành điểm đến trong sex tour của các bà các cô NB nhé.
P/S: Mấy tấm ảnh ấy bị lỗi. Mai anh sẽ post lại. Đón xem ngày mai.
Ở bên em đi du lịch thì người của mình hay như thế này (mặc dù họ đã sống lâu ở Mỹ), thí dụ điển hình : đợt vừa rồi đi Las Vegas chơi, em bỏ thử vài giờ lượn các sòng casino xem dân tình ra sao thì thấy...đa số dân mình chúm đầu vào sòng bạc cả ngày, ngoại trừ lúc ngưng nghĩ để ăn uống thôi. Và họ mang cả con nít đi lên đó vứt cho chúng nó vào những nơi chọi thú nhồi bông cho chúng nó êm miệng đừng quấy.
Hôm sau, em té qua sa mạc đi xem Grand Cannon thì em lại thấy thế này...toàn là dân Mỹ, người nước ngoài đủ sắc dân, mang con nít đeo balô cho chúng nó đi thám hiểm thiên nhiên. Tịnh không thấy một bậc cha mẹ VN nào vác con đi tới những nơi như thế này. Có lẽ cha mẹ Việt quan tâm đến sự "giải trí" của bản thân mình hơn là cho con cái. Sòng bài là nơi ko nên cho trẻ em tới.
Tình trạng ăn to nói lớn như ở nhà mình thì em thấy rõ khi nơi nào có đông người VN. Chôm chĩa đồ khách sạn mang về thì có thật, miễn bàn.
Nhưng khó chịu nhất cho tới nay khi em đi du lịch, là cái tính nói phone như đang hát một bài dài ko dứt nơi công cộng của người mình. Mà có phải nói nhỏ đâu? nói to oang oác bắt mọi người cùng nghe chuyện họ đang nói gì, mặc dù có đưa mắt nhìn vài lần nhắc nhở xì-tốp đừng làm phiền chung quanh, nhưng...người mình vẫn tỉnh bơ non-stop!
Oài, em sợ nhất đi du lịch gặp các bác ở tỉnh lên hoặc các bác Trung Quốc bình dân. Trong ăn nói có phong vị hoành tráng. Trong đi đứng có dáng vẻ điện giật ...rất riêng. Và em cũng rất sợ gặp các bác da đen cười tươi vào buổi tối thiếu đèn nữa :-P
Hì em sợ nhất đi du lịch mà gặp các bác cứ chỗ nào đông người là nói oang oang thể hiện mình là người đi nhiều và biết nhiều mà nhiều khi những điều các bác ý thể hiện lại không chính xác :(
Em cười rũ vì cả entry lẫn còm.
Em xin bổ sung là ở khách sạn thì thường mở cửa phòng và gọi nhau từ phòng này sang phòng khác như ở ký túc xá sinh viên.
Mua bán thì theo bầy đàn. Đi vệ sinh cũng theo bầy đàn "mình đi tè đi".
Còn vụ này không biết ai gặp giống em chưa, là lên máy bay đi nhà vệ sinh không cần nhìn đèn occupied bật hay tắt, cứ thế xếp hàng dài, lại còn gõ cửa cộc cộc đe dọa em ngồi trong.
Còn ở đây nữa http://like2chat.blogspot.com/2010/02/bangkok-au-nam-canh-dan.html
@Like2chat: hihi chị cũng cười rũ khi đọc bài và các còm, lại lời thêm cái còm của em.
@VMC: Em nghĩ DSQ chắc sẽ chỉ cảnh báo những thứ gì bị cấm theo luật khi nhập cảnh vào Úc thôi ạ, không nói về văn hóa. Thiếu nước là vấn đề gay gắt của nước Úc. Người Việt mình sẽ trật rõ vì vốn là không tiết kiệm những cái gì của 'chùa', cộng thêm thói quen không tiết kiệm nước bao giờ.
Dù thế nào thì Lana vẫn thấy so với các bác du lịch bình dân TQ (chính xác như trong comment của Titi) thì một đoàn dân quê VN vẫn còn là quý tộc và khá đáng yêu :)
Hay là vì mình yêu tổ quốc yêu đồng bào nhỉ?
ANh chọn được quả ảnh nhã ghê. Cứ vào nhà anh là phải ngắm cái bụng tròn xoe ấy :-P
Tóm lại người mình có rất nhiểu điểm "tốt" khi đi du lịch:
- Ăn to, nói lớn kể cả khi nói với cái mobile
- Dễ hội nhập, ở đâu cũng như ở nhà của mình
- Tinh thần tập thể cao
- Phóng khoáng
- Yêu làm kinh tế hơn thiên nhiên
@NTD:
Tổng kết của NTD cực kỳ có ý nghĩa. Nên gạn đục khơi trong, nhìn vào những điểm tốt thì hay hơn, đúng không? Tội gì mà vò đầu bứt tai làm gì cho mệt người! Hìhì.
Bà con ta thì khỏi nói rồi, nhưng nói lắm lại mang tiếng nói xấu dân ta :P, nên thôi em nói xấu "dân nó" cho vui vậy :D
Em có ước muốn mãnh liệt là đi đâu đừng có gặp người TQ. Ầm ĩ, thô tục, ồn ào, ăn thùng uống vại, đi đâu gặp đám ấy mà váng hết cả đầu. Đợt tháng 4 vừa rồi em lên T chơi với cụ bà em sang bên này công tác, ở cái khách sạn ngay giữa trung tâm, toàn khách Trung Quốc lắm tiền sang đi du lịch, thế nhưng mà chời ơi thật là như tra tấn khi ở với đám ấy. 6 cái thang máy ì ạch lao lên lao xuống cả ngày, cứ đứng với đám TQ thì ko thở nổi, vì ko chen lấn thì cũng xô đẩy, ko 1 lời xin lỗi, ko 1 chút nhượng bộ. Đứng trong thang máy thì oang oang như giữa chợ. Trong khi đó bọn N đông mấy nó cũng tránh ko động vào ng mình, 1 câu xin lỗi 2 câu làm ơn.
Đi mua hàng thì chả đâu như đám TQ, người ta đang tính tiền thì chồm lên đặt đồ đòi thanh toán trước :-w
@Dứa:
Đồng ý với Dứa. Hôm nọ ở T anh cũng vấp một đám khách TQ ở chung khách sạn. Toàn các bạn sang trọng nhé (doanh nhân và quan chức). Thế mà các bạn ấy cứ như ở chỗ không người, giống hệt các bạn em đã gặp. Nói chung là cứ phải tránh, kẻo bị lẫn với các bạn ấy.
Còn các bạn ta thì hút thuốc hôi mù phòng, kèm theo mùi mì tôm (nấu trộm), hè hè, cũng độc đáo lắm.
Em thì thấy các bác nhà ta đi đâu cũng có thể NHẬU và TÁ LẢ, bất kể đi công tác hay du lịch, trong nước hay ngoài nước.
Đi du lịch, tôi thấy sợ nhất là đi với những người chuyên ngồi "soi" người khác, sau đó đưa ra những bình luận đầy "âm tính". Người bản lĩnh đến mấy khi nghe những nhận xét như vậy về mình cũng đều trở nên thiếu tự tin. Trừ phi anh/chị ấy có những hành động quá lố + mang tính cá biệt, còn lại thì ai thích làm gì thì làm, kệ, cho họ thoải con gà mái tí.
Nghệ Nghệ.
người Nga không ở chung với người Đức; người Italia không ở chung với người Anh; người Thụy Điển không ở chung với người Pháp. - Cái này đúng vì em đã làm trong ngành du lịch ( người Italia có phải là người Ý không bác :))
Cho em tham gia còm tí - nói chung cứ đi du lịch đâu mà gặp đồng bào mình thiếu ý thức là em có nhiều cảm xúc, vừa buồn, vừa xấu hổ, lẫn tí tuyệt vọng (kiểu "thế này thì khi nào mới khá lên được???"). Nhưng em thấy dần dần cũng khá lên...Đoàn em vừa rồi cả xe bảo ban nhau không vứt rác bừa bãi, đồ gì ăn uống trên xe gom cả vào một túi rác riêng, đến nới mới bỏ vào thùng rác, bà con a lô khí tế nhị, không ca cho cả xe nghe...hì hì
Em là dân điều hành du lịch lữ hành chính cống, mà nghe các bác còm thế nào, oải chè đậu quá. Người dân mình bây giờ ý thức hơn nhiều rồi. Dân có gốc thành thị thường có học vấn và ý thức tốt nên hiếm khi gặp những cảnh như các bác đã nói. Đa phần là khách đi tour rẻ tiền và là dân ngoại tỉnh. Các bác quơ đũa cả nắm thế này, dân làm du lịch bọn em nản quá hà.THấy sợ khi làm tour cho các khách như vậy.
Đăng nhận xét