Ai dám đặt một cái tít táo tợn như vậy cho một bộ phim chỉ ra mặt trái của nhà thờ? Xin thưa, đó là tác phẩm của đạo diễn người Mexico nổi tiếng Carlos Carrera.
Cha Amaro còn rất trẻ, mới chỉ ngoài 20 một chút. Tốt nghiệp trường dòng, cha (thôi gọi là chàng cho lãng mạn), được cử đến một thị trấn heo hút làm cha xứ trong một nhà thờ để thay thế Đức Cha Benito. Khi đến thị trấn vùng biên này, chàng phát hiện ra rằng cuộc đời của một nhà tu hành không hề xám xịt như chàng vẫn tưởng khi còn ngồi trên ghế trường dòng. Chàng phát hiện ra những điều khủng khiếp, và cả những điều tuyệt diệu.
Điều khủng khiếp đầu tiên là vụ cướp giữa ban ngày ban mặt ngay trên chiếc xe buýt mà chàng đi từ thủ đô về nơi phụng sự Đức Chúa. Chàng thấy bất lực, khi Chúa không phải là đấng toàn năng giúp những người dân hiền lành ngồi trên xe buýt tránh được cảnh bị trấn lột tới đồng tiền cuối cùng.
Điều khủng khiếp thứ hai, chàng phát hiện ra rằng Cha Benito không hề là người cao đạo như chàng tưởng. Ông có tình nhân là người đàn bà đang ở tuổi hồi xuân nóng bỏng.
Điều khủng khiếp thứ ba là vị thị trưởng khả kính nơi Cha Benito vẫn thường ăn tối lại chính là kẻ tiếp tay cho bọn tội phạm rửa tiền. Và Cha Benito cũng dính dáng đến công việc nhơ nhớp này.
Nhưng cái thị trấn ấy bất ngờ lại bừng sáng khi chàng nhìn thấy Amelia, thiếu nữ 16 tuổi – cô con gái xinh đẹp của người tình Cha Benito. Họ lao vào nhau như sinh ra để cho nhau vậy.
Nhưng vị ngọt của trái cấm kéo dài không lâu. Chàng linh mục hoảng hốt khi hay tin người yêu có bầu. Họ vội vã tìm một thầy lang chuyên nạo thai lậu. Và kết cục bi thảm đã đến...
Phim đoạt 19 giải thưởng, trong đó có giải Quả cầu Vàng cho phim nước ngoài hay nhất năm 2003, được đề cử Oscar phim nước ngoài hay nhất.
Một bộ phim rất đáng xem, cho thấy thế giới nhà thờ cũng có những khoảng sáng tối như chính đời sống trần tục.
Điểm đặc biệt là phim được chuyển thể từ tiểu thuyết O Crime do Padre Amaro do nhà văn Bồ Đào Nha thế kỷ José Maria de Eça de Queiroz viết năm 1875. Carlos Carrera dàn dựng nó trong bối cảnh hiện đại ở Mexico đầu thế kỷ 21.
Tức là những khoảng tối trong nhà thờ vẫn thế, từ nhiều thế kỷ qua.
P/S: Một cô bạn của tôi theo đạo mượn bộ phim này và nhất định không chịu trả lại, lý do là “Cha Amaro đẹp quá”.
31 comments:
Chuyện về Nhà thờ nhiều chuyện cảm động lắm. Và thường là những chuyện tình éo le, bi thảm. Ít có chuyện có kết cục hay, có hậu.
Tiếng Chim Hót Trong Bụi Mận Gai cực kỳ hay và kết thúc cũng tốt, dù chưa được như những gì mà những đầu óc lãng mạn thường mơ ước.
Nhày Lễ Thánh (chuyển thể từ Bão Biển của Chu Văn-Hì hì!) cũng thế. Hay, cảm động, nhưng hơi tiêng tiếc.
Nắng của Nguyễn Thế Phương thì anh đã viết về nó rồi. Buồn. Tiếc và xót xa.
Bài hát Người Yêu Xóm Đạo của Mạnh Phát cũng tả về một mối tình không bao giờ thành sự thật. Rồi Hai Mùa Noel nữa.
Ngẫm ra, Nhà Thờ cũng là một thế giới của những con người và vì thế, nó cũng có đủ các câu chuyện như cuộc sống muôn màu của chúng ta thôi. Chỉ có điều, Nhà Thờ là thế giới của những con người đặc biệt. Thế cho nên, những chuyện tình của họ (nếu có) cũng thật đặc biệt, khác người.
Mà suy cho cùng, chuyện tình nào chẳng đặc biệt, đúng không em? Chỉ có những chuyện không thuộc chủ đề chuyện tình mới là chuyện không đặc biệt thôi.
Xem phim này, cái kết thúc làm người ta còn lâu mới quên được. Cũng như Nắng đã ám ảnh anh suốt cả những năm tháng dài thời thơ ấu.
So-di em! Sửa giúp anh cái lỗi chính tả ở từ đầu tiên, dòng thứ 5 từ trên xuống. Ngày chứ không phải là nhày. Thank's em nhé!
Đây là lần đầu tiên em đọc hết một bài về chủ đề này, hấp dẫn hơn mức mình tưởng.
Ở cơ quan em có một cô thích truyền đạo lắm, nhưng nghe hơi giống bán hàng đa cấp thì phải: "một lần chị bị kẹp ngón tay vào cửa, chị nghĩ thầm, nếu có chúa thật thì chúa hãy làm cho cái móng tay của con mọc trở lại. Từ khi móng tay chị mọc lại, chị đổi từ đạo Phật sang đạo Thiên chúa".
E chưa xem phim này nhưng E vẫn biết ngoài phản ánh sự thật ra thì nó còn rất nhân văn. Dù là ai đi chăng nữa thì con người vẫn chứa đầy những cảm xúc: yêu thương, căm ghét, tức giận, khao khát, tham vọng...
Mai E sẽ đi tìm bộ phim này vì diễn viên nam chính đúng là... quá đẹp trai (như a.VMC) ;P
Bac Thuy oi, Nha tho dong thoi cung co nhung cau chuyen kinh tom.
Quay lai entry ngay nao cua em, de cho cac cha co vo hay ban tinh thoai mai di cho doi them tuoi.
Thú thật với anh là ... em từng gặp nhiều cha xứ trẻ và đẹp trai lắm, vì hồi xưa em thường theo một đứa bạn đi nhà thờ cho biết, rồi đưa cháu nó đi học giáo lí khi nó bận. Nhìn các cha mà..cầm lòng không đặng. Nhưng hổng dám tới gần đâu..sợ..có chuyện gì xảy ra. :P (Giờ anh post cái này em mới dám nói, chứ tự nhiên nói người ta lại bảo bôi nhọ tôn giáo)
Bản thân em thì nghĩ, các cha xứ cũng chỉ là những con người, nên có vài cha xứ không cưỡng lại được những ham muốn của người trần tục hoặc lỡ bước dấn thân làm điều không lương thiện cũng là chuyện bình thường thôi mà. :)
Kết câu cuối cùng trong cmt của bạn Huyền Nga. :P
Chị thấy truyện và phim viết về nhà thờ bao giờ cũng hay. Có thể vì nó đặt ra và giải quyết mâu thuẫn giữa ĐỜI và ĐẠO, dù kết thúc tốt đẹp hay là bi kịch thì phần thắng thường nghiêng về ĐỜI. Cuộc sống là thế... Đấy là cái mà chị thấy thích ở đạo Thiên Chúa vì ít ra nó vẫn bộc lộ và cho người ta nói đến những mảng tối của mình!
Sao bên đạo phật ko thấy truyện và phim hay như thế nhỉ?
Nội dung tóm tắt vậy chắc chắn là phim hay, tôi cũng sẽ tìm coi, cám ơn bạn.
Ngay xua em xem phim nay xong cung ngo ngac may hom vi cha dep trai qua(^-^)
Trên film thì thế thôi, ngày trước em đọc "tiếng chim hót trong bụi mận gai" thì khoái nhân vật cha Ralph lắm. Nhưng vài lần có dịp vào nhà thờ thì...ko lảng mạng được khi nhìn thấy cha thật ngoài đời...vì cha nào cũng cở tuổi ông ngoại em cả...
Em thấy,nếu đúng là những bậc bề trên, giỏi và được kính trọng, các Cha bên Thiên Chúa hay các Tăng bên Phật giáo đều đẹp vô cùng. Đó là cái đẹp của người bẩm sinh lương thiện cộng với cái đẹp trí tuệ do được mài rũa dưới bóng của gốc đạo mà viên thành. Em gặp rất nhiều người như vậy. Đầu tiên thì ngạc nhiên, sao người đẹp như vậy mà lại đi tu hành. Sau thì hiểu ra vì sao họ đẹp, vì sao trông họ thật cao quí. Và em thấy rằng, người phàm trần chúng ta chỉ nên trầm trồ mà ngưỡng mộ thôi, động vào đó là phạm thượng đới :-D
em cũng mê cái anh này lắm ạ--thật là không cưỡng lại được. :)) em nghĩ chắc bạn của anh sẽ rất thích "The motorcycle diaries" và còn nóng hơn nữa là Y tu mamma tambien kìa!
Rat ket cai comment cua chi Hau. Lai nho cai mau thuan DOI va DAO gay gat den dinh diem trong RUOI TRAU (The Gadfly cua Voynich, 1897), tac pham ma em van chon la yeu thich nhat trong tu sach em da~ doc.
@DMT:
Xem ra bác rất quan tâm đến chủ đề nhà thờ.
Rất tán đồng ý kiến này của bác: "Nhà Thờ là thế giới của những con người đặc biệt. Thế cho nên, những chuyện tình của họ (nếu có) cũng thật đặc biệt, khác người".
@Like2chat:
Đọc cái comment của em mà buồn cười quá. Bà cô này nói về chúa mà cứ như thuyết phục người khác vào mạng lưới bán hàng đa cấp ấy nhỉ?
Không biết bà ấy có tự đặt câu hỏi là nếu móng tay không mọc lại thì sẽ ra sao?
@Huyền Nga & Vân Lam:
Nga tìm phim này ở HN chắc dễ, Lam thì chắc không tìm được ở cái xứ sa mạc ấy rồi.
@Haukhaoco:
Có đấy chị. Trung Quốc có phim "Temptation of a Monk" do Trần Xung (Joan Chen) đóng, "Cõi ta bà" (http://vmcinhanoi.blogspot.com/2009/02/samsara-coi-ta-ba.html), Hàn Quốc có "Xuân hạ thu đông rồi lại xuân..."
@LU:
Đó là điểm khác biệt giữa cuộc đời và màn ảnh. Nhưng những ông ngoại cũng đã trải qua thời tuổi trẻ chứ...
@Titi:
Đúng rồi, thần tượng nào thì cũng chỉ nên ngắm từ xa. Cứ "kính nhi viễn chi" là tốt nhất.
@Aia & QT:
Các em là những fan điện ảnh chân chính.
Nói chung thì Gael García Bernal càng đóng càng hay. Nếu em xem "Bad Education" thì phải sởn da gà vì anh ta nhập vai một chàng trai bị vị linh mục lạm dụng tình dục rất đạt.
@Lana:
Hồi trước anh rất mê phim Ruồi trâu của Liên Xô có Sergei Bondarchuk đóng vai Cha Montanelli.
Khoảng tối của lòng người chứ nhỉ?!
@ Hau khao co : phim chuong Kim Dung cung hay dua ra nhung nhan vat o Thieu Lam Tu chiu su giang xe giua dao va doi . Hoac nhan vat khac la Nghi Lam , nguoi co tu tinh voi Lenh Ho Xung trong " Tieu ngao giang ho" .
@Mai: nếu gọi tình yêu (dù bị cấm) là khoảng tối của lòng người e rằng quá khe khắt ròi chị ơi. Khoảng tối của nhà thờ là đúng nhất, vì nhà thờ nó một đường nhưng chỉ làm được có nửa đường thôi ( chú ý, hong phải là làm một nẻo khác đâu) Hic hic...
Oái, type thiếu : Nói một đường nhưng chỉ làm được có nửa đường :-)
@Titi: khoảng tối đâu có nghĩa là khoảng xấu đâu em. Nó chỉ là phần khó nhìn thấy hoặc không nhìn thấy của con người,mặc dù người ta có thể tránh ko thừa nhận nó - chị nghĩ vậy, khoảng tối này có thể chẳng liên quan đến Tình yêu nữa kìa.
Thêm nữa chị ko muốn "đổ tại" Nhà Thờ :)
Xin chào mọi người!! Ngày trước tôi cũng có xem phim này ở nhà một người bạn, nhưng xem không được đầy đủ (chưa hết phim đã phải đi rồi). Nay xem entry này nên muốn mua coi lại, mọi người có thể chỉ giùm chỗ mua được không? Ở ngoài Hà Nội thì mua ở đâu ạ? Trong Sài gòn thì càng tốt (vì tôi đã đi nhiều chỗ trong SG rồi mà không có).
Cám ơn anh Cường và mọi người rất nhiều!!
@Mai: Lần này cố bắt giò con bạn tí, khoảng tối đúng là phần không nhìn thấy nhưng theo common sense thì thường nói đến những góc 'mà người ta cố tình che dấu', thường chứa những khuất tất, rắc rối, không thể công khai... negative nhiều hơn positive.
Từ trung dung hơn thì người ta dùng 'góc khuất' thì phải.
Thấy chưa đúng thì phản biện lại nhé. 2 ta đều ko phải chuyên về ngôn ngữ học, bạn bè cứ cãi nhau cho sướng :))
@Ẩn danh: Hic hic. Lỡ có ai đó biết mua phim này ở đâu thì báo cho ai nhỉ?
:)
Ồ, chào bạn Lana, tôi quên mất không để lại contact!!! :-) Nếu Lana hoặc bạn nào có thể chỉ cho tôi chỗ mua thì vui lòng email cho tôi nhé: tung_chau2001@yahoo.com (hoặc SMS 0908456618 cũng được). Vì tôi nghĩ nếu bạn nào biết chỗ mua thì cứ post lên đây để mọi người đều biết, :-)!!!
Cảm ơn anh Cường, bạn Lana và mọi người rất nhiều!!
@Nặc danh (Tùng Châu):
Nếu ở HN, bạn đến các tiệm bán DVD ở phố Bảo Khánh (cạnh Hồ Hoàn Kiếm). Lần trước tôi mua tại đó.
@Lana:
Lana nói về "gốc tối" và "góc khuất" đúng rồi.
@Lana : ko phản biện đâu, vì thật sự tao cũng chưa tìm trong từ điển để xem common sense. Tao chỉ nghĩ đơn giản khi nói "trời tối" và "trời sáng" người ta đâu có định nói ở đâu negative và ở đâu positive đâu nhỉ?
Be honestly... khi nghe đến từ "khuất" mình liên tưởng đến ngay tính từ "Khuất tất"... hì:)
Xin lỗi anh Cường nếu comment của em có mang vẻ chỉ trích. Quả thật em ko có ý định đó. Em chỉ nhìn thấy khoảng tối trong CON NGƯỜI, có thể vì con người chưa có dịp biết hết chính bản thân mình, mà cũng có thể chưa dám nhìn thẳng vào mình.
Đồng ý với Lana.
Đăng nhận xét