Tại cuộc triển lãm "Their Past Lives Here" ở Bảo tàng Bralorne Pioneer (Canada) có một tấm ảnh chụp năm 1941 mà nếu chỉ nhìn qua người ta sẽ không phát hiện ra điều gì đặc biệt. Một đám đông hân hoan dự lễ khai trương cây cầu mới, dựng lên thế vào chỗ cây cầu bị lũ cuốn trôi.
Tuy nhiên trong đám đông có một người đàn ông trẻ với ngoại hình hoàn toàn khác biệt với những người xung quanh.
Kiểu tóc hợp thời trang, áo phông cotton có in chữ trước ngực, kính râm mắt to bản, áo len dệt kim, máy ảnh cầm tay… Hẳn đây không phải là mốt của thập niên 1940.
Một số người vừa nhìn thấy tấm hình đã phải thốt lên: chàng trai sành điệu kia là người du ngoạn xuyên thời gian, vì kết quả phân tích kỹ tấm hình cho thấy nó không hề được biến đổi bằng kỹ thuật Photoshop.
Một số người cố gắng tìm cách lý giải hình mẫu “hippy” của thập niên 1940: hãng Kodak khi đó đã bán máy ảnh cầm tay; áo len thì do bà ngoại đan chứ không phải đồ dệt kim, còn kính đen có quai da hai bên dùng để che nắng và gió đã được các nhà leo núi đeo từ thời đó.
Phức tạp lớn nhất là chiếc áo phông có in chữ. Các nhà khoa học khẳng định rằng vào đầu thập niên 1940 chưa có công nghệ in hình (hoặc chữ) trực tiếp lên vải cotton.
Vì thế nên, nếu bạn mặc một chiếc áo bành tô có tuồng cắt kỳ dị, hay đeo cặp kính râm khiến người khác tưởng bạn bị điên, thì chẳng việc gì phải ngượng ngùng. Bởi chính bạn có thể trở thành một người cực kỳ sành điệu trong mắt hậu thế - một người đi trước thời đại, hay người du ngoạn xuyên thời gian chưa biết chừng.
Tuy nhiên trong đám đông có một người đàn ông trẻ với ngoại hình hoàn toàn khác biệt với những người xung quanh.
Kiểu tóc hợp thời trang, áo phông cotton có in chữ trước ngực, kính râm mắt to bản, áo len dệt kim, máy ảnh cầm tay… Hẳn đây không phải là mốt của thập niên 1940.
Một số người vừa nhìn thấy tấm hình đã phải thốt lên: chàng trai sành điệu kia là người du ngoạn xuyên thời gian, vì kết quả phân tích kỹ tấm hình cho thấy nó không hề được biến đổi bằng kỹ thuật Photoshop.
Một số người cố gắng tìm cách lý giải hình mẫu “hippy” của thập niên 1940: hãng Kodak khi đó đã bán máy ảnh cầm tay; áo len thì do bà ngoại đan chứ không phải đồ dệt kim, còn kính đen có quai da hai bên dùng để che nắng và gió đã được các nhà leo núi đeo từ thời đó.
Phức tạp lớn nhất là chiếc áo phông có in chữ. Các nhà khoa học khẳng định rằng vào đầu thập niên 1940 chưa có công nghệ in hình (hoặc chữ) trực tiếp lên vải cotton.
Vì thế nên, nếu bạn mặc một chiếc áo bành tô có tuồng cắt kỳ dị, hay đeo cặp kính râm khiến người khác tưởng bạn bị điên, thì chẳng việc gì phải ngượng ngùng. Bởi chính bạn có thể trở thành một người cực kỳ sành điệu trong mắt hậu thế - một người đi trước thời đại, hay người du ngoạn xuyên thời gian chưa biết chừng.
5 comments:
Có thể hình trên áo ko phải ink mà có thể dùng màu vẽ lên được đó anh. Màu sắc hội họa thì thời đó có rồi., Maybe đây là một nhà tạo mẫu thiên tài đi trước thời gian. ;))
Thèng ku thầy Mỹ đen dạy vẽ nude trong trường em có thói quen quần áo của hắn sơ-mi hay jean đều được hắn dùng màu sơn dầu vẽ những gì hắn thích lên quần áo. Mỗi khi nhìn thấy hắn thì cứ nghĩ đến một bức tranh di động. Em hỏi hắn nếu giặt đi có bị phai ko? hắn bẩu rằng giặt thoải mái ko sợ màu phai đâu. Chỉ có điều vẽ lên vải vóc cần control kỹ lưỡng độ lan và thấm của màu để bức hình ko bị nhòe.
Photoshop anh ơi :-P
Nhưng em đồng ý rằng chẳng việc gì phải ngượng ngùng với trang phục mà mình thích :-D
Em mặc áo dài với 2 cái tay áo ngắn ngủn(tại tay em dài nên thiếu vải) đi đăng ký kết hôn, bà con xúm lại sờ mó quá chừng, nhờ em đặt may cho họ cũng có cái tay áo ngắn ngủn, hờ hờ, ai cũng tưởng VN mặc áo dài tay áo ngắn ngủn là tân thời.
Đúng là chiến tranh thế giới thứ 2 chưa kết thúc mà đã có mốt thế này thì thật là lạ!
Đăng nhận xét