Khi nhạc sĩ Hoàng Việt viết Tình ca, ông không ngờ Quốc Hương sẽ mang lại cho nó một ngọn lửa lan toả mạnh mẽ. Bài hát ấy còn góp phần nuôi dưỡng tâm hồn một thế hệ thanh niên đầy lý tưởng. Trong số đó, có cô gái phương Nam sau này là vợ của nghệ sĩ Quốc Hương, chị Thu An.
Nguyễn Lê Thu An xuất thân từ một gia đình trí thức Sài Gòn. Cha chị là chủ bút tờ báo Tiếng Dân, mẹ là thi sĩ Ngọc Sương, cậu ruột là thi sĩ Bích Khê. Cô nữ sinh 16 tuổi của trường Trưng Vương tham gia phong trào học sinh sinh viên, bị bắt và bị đày ra Côn Đảo. Năm 1975, đất nước thống nhất, chị về TP.HCM làm phó bí thư quận đoàn Bình Thạnh.
Cuộc gặp gỡ kỳ lạ
“Tôi được các anh chị trong tù dạy thuộc lòng hai bài hát Tình ca của Hoàng Việt và Màu xanh và ánh mắt của Phan Nhân. Khi còn hoạt động ở Sài Gòn, tôi được nghe Tình ca qua đài ngoài Bắc và tiếng hát của Quốc Hương đeo đuổi tôi suốt chặng đường tuổi trẻ. Giọng hát anh dẫn dắt chúng tôi đi trên con đường chông gai, gian khó của những ngày ấy”, chị nói. Đôi mắt của người phụ nữ goá chồng gần hai mươi năm nay đến giờ vẫn ẩn chứa nhiều lẩn khuất.
Chị chậm rãi kể tiếp: “Lần đầu tiên tôi gặp anh Quốc Hương khi anh xuống quận đoàn hát cho thanh niên nghe. Thấy ai cũng yêu cầu bài hát, tôi thì không, anh quay sang hỏi tôi: “Giang Thuỳ (bí danh của tôi), em thích nghe bài gì?” – “Dạ, em thích bài Tình ca của Hoàng Việt”. Anh sững người nhìn tôi. Rồi anh đến đứng trước mặt tôi, cất giọng hát… Mọi người đều nổi da gà, và khi anh hát câu cuối: Giữ lấy đức tin bền vững em ơi, giữ lấy trái tim đòi sống yêu đời… thì tôi không cầm được nước mắt. Sau này anh nói với tôi, anh từng nguyện nếu cô gái nào đề nghị anh hát bài Tình ca thì anh sẽ lấy làm vợ.
Rồi anh tự giới thiệu mình đã có vợ là diễn viên điện ảnh và một con trai. Anh như một cuốn sách mở cho mọi người cùng biết, anh khoe cả hình con trai. Tôi cũng lởi xởi: “Con trai anh dễ thương quá, khi nào anh về Hà Nội em gửi quà cho cháu”. Giọng anh chùng xuống: “Tôi sẽ không về Bắc nữa, chúng tôi đã chia tay, chị ấy đã chọn ở lại miền Bắc. Tôi sẽ ở lại miền Nam hát cho đến chết!” Rồi bỗng nhiên anh đứng dậy nói: “Em đã trải qua những gian khổ và hy sinh cả tuổi thanh xuân, do đó em mới hiểu được bài Tình ca và hiểu được anh. Em, anh rất yêu em!” Anh nhìn mặt tôi: “Em sẽ là vợ anh!”, câu tiếp theo là “Em phải là vợ anh!” Tôi quá sợ hãi vì đám đông nhiều thanh niên đang nhìn mình. Tôi nhìn đồng hồ: “Em xin lỗi anh, em đi họp Đoàn xí nghiệp”, miệng nói chân đứng dậy chào mọi người. Đi xuống thang lầu như ma đuổi chỉ mong thoát thật nhanh khỏi chỗ đó. Tôi chợt nghe anh nói sau lưng: “Xin lỗi các bạn, để tôi đưa Giang Thuỳ xuống”, và trái tim tôi lặng đi một lúc.
Một tuần sau, anh Quốc Hương lại được mời hát cho đại hội Đoàn. Anh hát đúng 18 bài, mở đầu là Tình ca của Hoàng Việt. Anh nói với tôi: “Anh hát chương trình này để tặng riêng em”. Giữa đường về, chúng tôi nói chuyện và biết thêm anh quen với chị của tôi, tôi đề nghị: “Hay cho em làm em gái anh”. Anh nghiêm mặt: “Anh là người cộng sản chân chính, anh không bao giờ đùa giỡn với phụ nữ, vì thế khi anh nói yêu em là anh yêu thật sự chứ không anh em gì với em cả”. Rồi bỗng anh cầm tay tôi và hỏi: “Anh nói vậy có xúc phạm gì em không?” – “Dạ không!”, thế là anh ôm tôi. Lúc đó anh đã 58 tuổi, còn tôi mới 29.
Khi biết anh yêu tôi, lãnh đạo không ai chịu vì anh quá lớn tuổi.
Nguyễn Lê Thu An xuất thân từ một gia đình trí thức Sài Gòn. Cha chị là chủ bút tờ báo Tiếng Dân, mẹ là thi sĩ Ngọc Sương, cậu ruột là thi sĩ Bích Khê. Cô nữ sinh 16 tuổi của trường Trưng Vương tham gia phong trào học sinh sinh viên, bị bắt và bị đày ra Côn Đảo. Năm 1975, đất nước thống nhất, chị về TP.HCM làm phó bí thư quận đoàn Bình Thạnh.
Cuộc gặp gỡ kỳ lạ
“Tôi được các anh chị trong tù dạy thuộc lòng hai bài hát Tình ca của Hoàng Việt và Màu xanh và ánh mắt của Phan Nhân. Khi còn hoạt động ở Sài Gòn, tôi được nghe Tình ca qua đài ngoài Bắc và tiếng hát của Quốc Hương đeo đuổi tôi suốt chặng đường tuổi trẻ. Giọng hát anh dẫn dắt chúng tôi đi trên con đường chông gai, gian khó của những ngày ấy”, chị nói. Đôi mắt của người phụ nữ goá chồng gần hai mươi năm nay đến giờ vẫn ẩn chứa nhiều lẩn khuất.
Chị chậm rãi kể tiếp: “Lần đầu tiên tôi gặp anh Quốc Hương khi anh xuống quận đoàn hát cho thanh niên nghe. Thấy ai cũng yêu cầu bài hát, tôi thì không, anh quay sang hỏi tôi: “Giang Thuỳ (bí danh của tôi), em thích nghe bài gì?” – “Dạ, em thích bài Tình ca của Hoàng Việt”. Anh sững người nhìn tôi. Rồi anh đến đứng trước mặt tôi, cất giọng hát… Mọi người đều nổi da gà, và khi anh hát câu cuối: Giữ lấy đức tin bền vững em ơi, giữ lấy trái tim đòi sống yêu đời… thì tôi không cầm được nước mắt. Sau này anh nói với tôi, anh từng nguyện nếu cô gái nào đề nghị anh hát bài Tình ca thì anh sẽ lấy làm vợ.
Rồi anh tự giới thiệu mình đã có vợ là diễn viên điện ảnh và một con trai. Anh như một cuốn sách mở cho mọi người cùng biết, anh khoe cả hình con trai. Tôi cũng lởi xởi: “Con trai anh dễ thương quá, khi nào anh về Hà Nội em gửi quà cho cháu”. Giọng anh chùng xuống: “Tôi sẽ không về Bắc nữa, chúng tôi đã chia tay, chị ấy đã chọn ở lại miền Bắc. Tôi sẽ ở lại miền Nam hát cho đến chết!” Rồi bỗng nhiên anh đứng dậy nói: “Em đã trải qua những gian khổ và hy sinh cả tuổi thanh xuân, do đó em mới hiểu được bài Tình ca và hiểu được anh. Em, anh rất yêu em!” Anh nhìn mặt tôi: “Em sẽ là vợ anh!”, câu tiếp theo là “Em phải là vợ anh!” Tôi quá sợ hãi vì đám đông nhiều thanh niên đang nhìn mình. Tôi nhìn đồng hồ: “Em xin lỗi anh, em đi họp Đoàn xí nghiệp”, miệng nói chân đứng dậy chào mọi người. Đi xuống thang lầu như ma đuổi chỉ mong thoát thật nhanh khỏi chỗ đó. Tôi chợt nghe anh nói sau lưng: “Xin lỗi các bạn, để tôi đưa Giang Thuỳ xuống”, và trái tim tôi lặng đi một lúc.
Một tuần sau, anh Quốc Hương lại được mời hát cho đại hội Đoàn. Anh hát đúng 18 bài, mở đầu là Tình ca của Hoàng Việt. Anh nói với tôi: “Anh hát chương trình này để tặng riêng em”. Giữa đường về, chúng tôi nói chuyện và biết thêm anh quen với chị của tôi, tôi đề nghị: “Hay cho em làm em gái anh”. Anh nghiêm mặt: “Anh là người cộng sản chân chính, anh không bao giờ đùa giỡn với phụ nữ, vì thế khi anh nói yêu em là anh yêu thật sự chứ không anh em gì với em cả”. Rồi bỗng anh cầm tay tôi và hỏi: “Anh nói vậy có xúc phạm gì em không?” – “Dạ không!”, thế là anh ôm tôi. Lúc đó anh đã 58 tuổi, còn tôi mới 29.
Khi biết anh yêu tôi, lãnh đạo không ai chịu vì anh quá lớn tuổi.
“Anh ấy quá trẻ so với tôi”
Lần đầu tiên đến nhà anh tôi mặc áo dài lụa trắng, lên lầu hai ngôi nhà 146AB Nguyễn Thị Minh Khai, anh ở phòng 207 – 208. Các phòng đều trống trơn, độc nhất có cái ly và chai nước. Góc nhà có một cây đàn piano. Anh vào phòng mở tủ ra lấy một món quà tặng tôi, đó là bản chép tay bài Tình ca trên đó Hoàng Việt ghi: “Tặng giọng ca đầm ấm Quốc Hương”.
Không hiểu sao những ngày sau đó tôi mê anh một cách kinh khủng. Tôi mê anh và khao khát có thể với tới được tâm hồn của anh. Khi họp chi bộ, tôi nói: “Đến với anh Quốc Hương, tôi phải vói lên mới bằng tầm vóc của ảnh. Tài sản duy nhất của anh là giọng hát, ngoài ra chỉ còn cái đồng hồ và cái balô để sẵn lòng đi bất cứ nơi đâu mà người dân cần. Bất cứ lúc nào anh cũng hành quân với tiếng hát của mình. Anh hát để cho mọi người ngộ ra lẽ phải, lẽ sống với niềm tin vào tương lai tốt đẹp”.
Tổ chức vẫn không chịu, tôi bèn mời tất cả đảng viên và các lãnh đạo xuống dự để “báo cáo tình yêu của tôi”. Tôi thấy mình như một luật sư trình bày toàn bộ mối tình của mình, cuối cùng khẳng định: “Tôi lấy anh Quốc Hương vì anh ấy quá trẻ so với tôi, anh luôn sống như một thanh niên xung kích, sức sống của anh mãnh liệt và luôn sáng tạo trong từng lời ca với sức truyền lửa… Ở bên anh Quốc Hương, tôi luôn cảm thấy anh ấy làm mình trẻ lại”.
Ba tháng sau, ngày 9.1.1978 chúng tôi đăng ký kết hôn. Trong khi các lãnh đạo quận la rầy tôi thì có bạn đoàn viên viết thư: “Em cám ơn mối tình của chị, qua đó em mới thấy thế nào là sự quyết liệt người cộng sản”.
Đám cưới, anh không có nhẫn, tôi sẵn có chiếc nhẫn vàng bạn tù cho ngày xưa mà tôi quấn len rất kỹ, đem đánh ra thành hai chiếc mỏng dính. Sống chung với anh một thời gian, phát hiện anh bị ung thư vòm họng đã di căn. Nhưng anh vừa xạ trị, vừa đi hát. Anh mất năm 1985, sau bảy năm chung sống ngắn ngủi. Lúc đó tôi mới sinh bé gái tên An Hương. Năm tuổi, tôi cho An Hương học nhạc trên cây đàn của anh. Trước đó cây đàn đó đã phải gán nợ vì lúc anh bệnh, nhà tôi không còn đồng nào. Sau này có tiền, tôi chuộc về ngay và An Hương đã theo đuổi sự nghiệp âm nhạc bằng cây đàn này. Tôi tính năm nay đưa An Hương về quê nội cho biết. Nó đã 27 tuổi rồi.
Khi nằm bệnh, anh vẫn còn hỏi tôi: “Em từ đâu đến? Sao em lại đến với anh?” Mỗi lần anh hạnh phúc, anh cũng luôn hỏi câu đó. Đến giờ, mỗi đêm, khi quờ tay sang bên cạnh để tìm chiếc gối, tôi lại nghĩ hình như mình đang chạm vào một linh ảnh thân thương nào đó, rồi lẩm bẩm một mình: “Em đang ở đây, còn anh đi đâu mất rồi!”
Lần đầu tiên đến nhà anh tôi mặc áo dài lụa trắng, lên lầu hai ngôi nhà 146AB Nguyễn Thị Minh Khai, anh ở phòng 207 – 208. Các phòng đều trống trơn, độc nhất có cái ly và chai nước. Góc nhà có một cây đàn piano. Anh vào phòng mở tủ ra lấy một món quà tặng tôi, đó là bản chép tay bài Tình ca trên đó Hoàng Việt ghi: “Tặng giọng ca đầm ấm Quốc Hương”.
Không hiểu sao những ngày sau đó tôi mê anh một cách kinh khủng. Tôi mê anh và khao khát có thể với tới được tâm hồn của anh. Khi họp chi bộ, tôi nói: “Đến với anh Quốc Hương, tôi phải vói lên mới bằng tầm vóc của ảnh. Tài sản duy nhất của anh là giọng hát, ngoài ra chỉ còn cái đồng hồ và cái balô để sẵn lòng đi bất cứ nơi đâu mà người dân cần. Bất cứ lúc nào anh cũng hành quân với tiếng hát của mình. Anh hát để cho mọi người ngộ ra lẽ phải, lẽ sống với niềm tin vào tương lai tốt đẹp”.
Tổ chức vẫn không chịu, tôi bèn mời tất cả đảng viên và các lãnh đạo xuống dự để “báo cáo tình yêu của tôi”. Tôi thấy mình như một luật sư trình bày toàn bộ mối tình của mình, cuối cùng khẳng định: “Tôi lấy anh Quốc Hương vì anh ấy quá trẻ so với tôi, anh luôn sống như một thanh niên xung kích, sức sống của anh mãnh liệt và luôn sáng tạo trong từng lời ca với sức truyền lửa… Ở bên anh Quốc Hương, tôi luôn cảm thấy anh ấy làm mình trẻ lại”.
Ba tháng sau, ngày 9.1.1978 chúng tôi đăng ký kết hôn. Trong khi các lãnh đạo quận la rầy tôi thì có bạn đoàn viên viết thư: “Em cám ơn mối tình của chị, qua đó em mới thấy thế nào là sự quyết liệt người cộng sản”.
Đám cưới, anh không có nhẫn, tôi sẵn có chiếc nhẫn vàng bạn tù cho ngày xưa mà tôi quấn len rất kỹ, đem đánh ra thành hai chiếc mỏng dính. Sống chung với anh một thời gian, phát hiện anh bị ung thư vòm họng đã di căn. Nhưng anh vừa xạ trị, vừa đi hát. Anh mất năm 1985, sau bảy năm chung sống ngắn ngủi. Lúc đó tôi mới sinh bé gái tên An Hương. Năm tuổi, tôi cho An Hương học nhạc trên cây đàn của anh. Trước đó cây đàn đó đã phải gán nợ vì lúc anh bệnh, nhà tôi không còn đồng nào. Sau này có tiền, tôi chuộc về ngay và An Hương đã theo đuổi sự nghiệp âm nhạc bằng cây đàn này. Tôi tính năm nay đưa An Hương về quê nội cho biết. Nó đã 27 tuổi rồi.
Khi nằm bệnh, anh vẫn còn hỏi tôi: “Em từ đâu đến? Sao em lại đến với anh?” Mỗi lần anh hạnh phúc, anh cũng luôn hỏi câu đó. Đến giờ, mỗi đêm, khi quờ tay sang bên cạnh để tìm chiếc gối, tôi lại nghĩ hình như mình đang chạm vào một linh ảnh thân thương nào đó, rồi lẩm bẩm một mình: “Em đang ở đây, còn anh đi đâu mất rồi!”
Ngân Hà ghi
Nguồn:
Chuyện tình của người hát Tình ca
17 comments:
Không ngờ Quốc Hương lại có một mối tình hay đến như thế. Em cũng bất ngờ khi biết, thích cái cách yêu đương rõ ràng và thẳng thắn của cả hai. Quốc Hương, dù chết hay sống, vẫn là tình yêu duy nhất của người vợ. Em thích những người yêu như thế này.
Câu chuyện quá đẹp và cũng quá buồn.
Xưa rồi LuLu ạ, ngày nay 70 vẫn tỏ tình ngọt sớt cùng em 20 - tình yêu làm gì có tuổi.
Nhắc chuyện xưa, thấy người ta can thiệp vào cuộc sống riêng tư trắng trợn, dã man... thật.
MC3 : đúng là tình yêu ko có tuổi thật. Lu vừa đọc được tin trên web, vua Playboy 84 tuổi rồi, vừa tuyên bố trao nhẫn đính hôn tập 3 với một em mẫu 24 tuổi.
Em í có vẻ xúc động vì cái nhẫn to. Nhưng, Lu nhìn lại hình hài của vua playboy, khi đã 84 tuổi, thì phải gật gù khen em í là can đảm thật. Ông í nhìn như một nhúm vải nhầu nát trông phát sợ à. :))
@LU:
Nghệ sĩ lớn, để sáng tạo cần phải có tình yêu tiếp sức.
@Lana:
Anh không thấy buồn. Chỉ thấy là một chuyện tình đẹp.
@MC3:
Thời đó đã qua lâu rồi...
Nghệ sĩ lớn hát tuyệt quá nhỉ !
Phục chị Thu An thật !
Mọi người cứ thắc mắc tại sao QH hát hay, tại vì ông ấy yêu và được yêu như thế cơ mà :-)
Bác Quốc Hương này có phải là bác hát Tiểu Đoàn 307 không hả em?
@Nặc danh:
Xứng danh là Nghệ sĩ Nhân dân, đúng không bạn.
@PTN:
Cả hai người đều đáng phục.
@Titi:
Đúng rồi.
@Anh Thụy:
Chính xác!
Đọc xong tự nhiên tò mò muốn biết NSND Quốc Hương là ai thì tìm được hai bài này:
http://nhacvietplus.com.vn/vn/blogradio/30208/index.aspx
http://vnca.cand.com.vn/vi-VN/doisongvanhoa/2008/1/54879.cand
Nhưng hình như trong bài anh VMC post có thông tin không phù hợp lắm với hai bài trên.
Nó đây: "Rồi anh tự giới thiệu mình đã có vợ là diễn viên điện ảnh và một con trai. Anh như một cuốn sách mở cho mọi người cùng biết, anh khoe cả hình con trai".
Theo cả hai bài mà em dẫn link ở trên, đứa con với người vợ miền Bắc của bác Quốc Hương là con gái, tên là Dạ Hương.
Nghệ Nghệ
À, ngoài ra, trong bài anh Cường post, NSND Quốc Hương mất năm 1985, trong khi theo hai bài báo kia thì Quốc Hương mất năm 1987.
Nghệ Nghệ
@Nghệ Nghệ
Bài viết mà tôi post là một bài báo đã đăng trên Sài Gòn Tiếp thị (có link dẫn đến bài báo đó).
Trong Wikipedia cũng nêu: NSND Quốc Hương mất năm 1987.
@VMC: Lana thấy buồn vì chuyện tình quá đẹp nhưng lại ngắn. Bệnh tật khiến Q.Hương ra đi sớm quá để câu chuyện dở dang.
Chuồn Chuồn:
Có một tình yêu như thế, kể thì cũng tuyệt. Ý chí và lãng mạn tạo nên tuyệt đỉnh cung yêu.
Đăng nhận xét