BÌNH AN
Nhiều người cho rằng trên đời không có phụ nữ vụng, chỉ có phụ nữ không chịu tập cho mình khéo mà thôi! Có khắt khe quá không khi có người còn ví von rằng đã là hoa mà dại thì uổng phí cả một đời, là phụ nữ mà vụng thì không thể gọi là phụ nữ được?
Trước khi phê phán người phụ nữ vụng, hãy xem những người phụ nữ khéo léo nói gì không, ngoài sự than vãn rằng càng khéo càng khổ, càng giỏi càng phải làm nhiều, bởi có giỏi thì mới phải gánh vác mọi chuyện.
Một nghịch lý nữa thường thấy là ngày nay, nếu bà mẹ càng giỏi thì con gái càng vụng. Đơn giản vì mẹ đã làm hết rồi, còn đâu đến lượt con.
Hồi thập niên 1950-1960, các bà mẹ giỏi, vén khéo, rành nữ công gia chánh tất nhiên sẽ truyền nghề cho con gái và cô con gái phải bằng hoặc hơn mẹ về tài khéo léo chứ ít cô nào lại vụng hơn.
Các cô ấy cũng phải đi đến trường, học và làm bài tập bù đầu, thi tú tài, rồi vào đại học hoặc đi làm công sở, nhà máy như giới trẻ thời nay.
Cô nào vào đời sớm thì khổ sớm vì phải nuôi dạy con cái, giúp chồng thành công. Cô nào đi học càng khổ, vừa phải ráng học cho giỏi, vừa không được quên tài nữ công gia chánh.
Từ đó hình thành nên các bà mẹ thế hệ 5X, 6X giỏi ở cả hai nghĩa “việc nước, việc nhà”. Đó là lớp người lớn lên trong bối cảnh xã hội có chiến tranh; vào thời bình, ở cái tuổi đẹp nhất đời người thì lại đối mặt với những thiếu thốn khác.
Trong khó khăn, họ biết vận động và tư duy theo đúng kiểu người phụ nữ Á Đông, giữ vai trò làm mẹ, làm vợ, hy sinh thiếu thốn, cam chịu để giúp chồng, tạo điều kiện cho con thành công.
Thời gian cứ trôi đi và lớp bà mẹ lớn lên trong khó khăn, trong thiếu thốn ấy dần được toại nguyện trong cuộc sống bởi sự phấn đấu vươn lên không ngừng của họ.
Mọi điều kiện tốt đẹp có được họ đều dành hết cho con cái với suy nghĩ rằng đời mình đã khổ thì đời con phải sướng. Do đó, các cô gái sau này sướng quá thành vụng là điều khó tránh khỏi.
Ngày nay, các cô gái có đầy đủ điều kiện để trở thành người phụ nữ toàn diện nếu họ muốn. Những lớp học về nữ công gia chánh ngày càng nhiều và học viên không chỉ được truyền thụ cách làm những món ăn đơn giản cho gia đình, mà đủ những món cầu kỳ dành để đãi khách, theo đủ kiểu Tây, Tàu…
Có những lớp học về trang trí nhà cửa, cắm hoa, giao tiếp, thậm chí cả rót rượu để giúp các cô vừa vén khéo, vừa lịch thiệp trong giao tiếp, xứng đáng với vai trò của một phu nhân hay một người phụ nữ hiện đại.
Điều kiện thuận lợi đến vậy mà sao chẳng có mấy cô thực hành tốt được? Nhiều cô còn quan niệm đến các lớp học nữ công gia chánh như một kiểu gắn mác cho dễ lấy chồng! Lấy chồng xong, mấy cô chịu khó thực hành những bài tập mình đã học cho chồng con hưởng?
Có người cho là do bây giờ có nhiều thú vui giải trí bên ngoài khung cửa gia đình nên ai cũng thích ra đường. Một căn nhà đầy đủ tiện nghi, trang hoàng đẹp đẽ cách mấy cũng không vui bằng vào một quán cà phê lịch sự, nhạc hay, có bạn bè cùng tán dóc.
Tuyệt vời hơn là mỗi cuối tuần lại có dịp đi nhà hàng sang trọng, vui gấp mấy lần ở nhà! Thậm chí, quán cà phê cóc xập xệ ở lề đường buổi sáng cũng cứ… vui hơn.
Ra đường để thấy con người sống gấp, nhìn ngắm dòng người vội vã qua lại, cười đùa với bạn bè mới là cuộc sống năng động, hiện đại. Nhà chỉ là nơi để ngủ, nghỉ.
Một ngày quăng quật ngoài đường, về đến nhà gần như kiệt sức, thả lưng xuống giường là nhắm mắt, thả lỏng cơ thể để tái tạo năng lượng cho ngày hôm sau lại… ra đường tiếp! Và như thế thì lấy đâu ra thời gian để tập tành chuyện khéo tay? Đó là chưa kể, thời gian “làm việc cùng máy vi tính” cũng rất tốn kém.
Có thể thấy người phụ nữ đã khéo thì khéo từ việc dùng cây chổi. Chổi nào quét sân, chổi nào quét nhà dưới, chổi nào quét trên lầu. Quét thế nào cho nhà sạch là cả một quá trình tích lũy kinh nghiệm. Việc gì cũng thế, phải làm mới quen, ai cũng bắt đầu từ sự vụng về nếu không được trời ban cho “năng khiếu” khéo tay.
Thật ra, trong cuộc sống hiện đại, không ai đặt yêu cầu phụ nữ phải vẹn toàn nữ công gia chánh, hay đòi hỏi phải quá khéo léo trong cuộc sống. Hãy là người biết lo toan mọi việc trong khả năng của mình. Nhà cửa ngăn nắp, sạch sẽ, bữa cơm gia đình được đổi món mỗi ngày là đã quá tuyệt vời rồi! Các ông cũng chỉ cần thế thôi, phải không?
Nhiều người cho rằng trên đời không có phụ nữ vụng, chỉ có phụ nữ không chịu tập cho mình khéo mà thôi! Có khắt khe quá không khi có người còn ví von rằng đã là hoa mà dại thì uổng phí cả một đời, là phụ nữ mà vụng thì không thể gọi là phụ nữ được?
Trước khi phê phán người phụ nữ vụng, hãy xem những người phụ nữ khéo léo nói gì không, ngoài sự than vãn rằng càng khéo càng khổ, càng giỏi càng phải làm nhiều, bởi có giỏi thì mới phải gánh vác mọi chuyện.
Một nghịch lý nữa thường thấy là ngày nay, nếu bà mẹ càng giỏi thì con gái càng vụng. Đơn giản vì mẹ đã làm hết rồi, còn đâu đến lượt con.
Hồi thập niên 1950-1960, các bà mẹ giỏi, vén khéo, rành nữ công gia chánh tất nhiên sẽ truyền nghề cho con gái và cô con gái phải bằng hoặc hơn mẹ về tài khéo léo chứ ít cô nào lại vụng hơn.
Các cô ấy cũng phải đi đến trường, học và làm bài tập bù đầu, thi tú tài, rồi vào đại học hoặc đi làm công sở, nhà máy như giới trẻ thời nay.
Cô nào vào đời sớm thì khổ sớm vì phải nuôi dạy con cái, giúp chồng thành công. Cô nào đi học càng khổ, vừa phải ráng học cho giỏi, vừa không được quên tài nữ công gia chánh.
Từ đó hình thành nên các bà mẹ thế hệ 5X, 6X giỏi ở cả hai nghĩa “việc nước, việc nhà”. Đó là lớp người lớn lên trong bối cảnh xã hội có chiến tranh; vào thời bình, ở cái tuổi đẹp nhất đời người thì lại đối mặt với những thiếu thốn khác.
Trong khó khăn, họ biết vận động và tư duy theo đúng kiểu người phụ nữ Á Đông, giữ vai trò làm mẹ, làm vợ, hy sinh thiếu thốn, cam chịu để giúp chồng, tạo điều kiện cho con thành công.
Thời gian cứ trôi đi và lớp bà mẹ lớn lên trong khó khăn, trong thiếu thốn ấy dần được toại nguyện trong cuộc sống bởi sự phấn đấu vươn lên không ngừng của họ.
Mọi điều kiện tốt đẹp có được họ đều dành hết cho con cái với suy nghĩ rằng đời mình đã khổ thì đời con phải sướng. Do đó, các cô gái sau này sướng quá thành vụng là điều khó tránh khỏi.
Ngày nay, các cô gái có đầy đủ điều kiện để trở thành người phụ nữ toàn diện nếu họ muốn. Những lớp học về nữ công gia chánh ngày càng nhiều và học viên không chỉ được truyền thụ cách làm những món ăn đơn giản cho gia đình, mà đủ những món cầu kỳ dành để đãi khách, theo đủ kiểu Tây, Tàu…
Có những lớp học về trang trí nhà cửa, cắm hoa, giao tiếp, thậm chí cả rót rượu để giúp các cô vừa vén khéo, vừa lịch thiệp trong giao tiếp, xứng đáng với vai trò của một phu nhân hay một người phụ nữ hiện đại.
Điều kiện thuận lợi đến vậy mà sao chẳng có mấy cô thực hành tốt được? Nhiều cô còn quan niệm đến các lớp học nữ công gia chánh như một kiểu gắn mác cho dễ lấy chồng! Lấy chồng xong, mấy cô chịu khó thực hành những bài tập mình đã học cho chồng con hưởng?
Có người cho là do bây giờ có nhiều thú vui giải trí bên ngoài khung cửa gia đình nên ai cũng thích ra đường. Một căn nhà đầy đủ tiện nghi, trang hoàng đẹp đẽ cách mấy cũng không vui bằng vào một quán cà phê lịch sự, nhạc hay, có bạn bè cùng tán dóc.
Tuyệt vời hơn là mỗi cuối tuần lại có dịp đi nhà hàng sang trọng, vui gấp mấy lần ở nhà! Thậm chí, quán cà phê cóc xập xệ ở lề đường buổi sáng cũng cứ… vui hơn.
Ra đường để thấy con người sống gấp, nhìn ngắm dòng người vội vã qua lại, cười đùa với bạn bè mới là cuộc sống năng động, hiện đại. Nhà chỉ là nơi để ngủ, nghỉ.
Một ngày quăng quật ngoài đường, về đến nhà gần như kiệt sức, thả lưng xuống giường là nhắm mắt, thả lỏng cơ thể để tái tạo năng lượng cho ngày hôm sau lại… ra đường tiếp! Và như thế thì lấy đâu ra thời gian để tập tành chuyện khéo tay? Đó là chưa kể, thời gian “làm việc cùng máy vi tính” cũng rất tốn kém.
Có thể thấy người phụ nữ đã khéo thì khéo từ việc dùng cây chổi. Chổi nào quét sân, chổi nào quét nhà dưới, chổi nào quét trên lầu. Quét thế nào cho nhà sạch là cả một quá trình tích lũy kinh nghiệm. Việc gì cũng thế, phải làm mới quen, ai cũng bắt đầu từ sự vụng về nếu không được trời ban cho “năng khiếu” khéo tay.
Thật ra, trong cuộc sống hiện đại, không ai đặt yêu cầu phụ nữ phải vẹn toàn nữ công gia chánh, hay đòi hỏi phải quá khéo léo trong cuộc sống. Hãy là người biết lo toan mọi việc trong khả năng của mình. Nhà cửa ngăn nắp, sạch sẽ, bữa cơm gia đình được đổi món mỗi ngày là đã quá tuyệt vời rồi! Các ông cũng chỉ cần thế thôi, phải không?
Nguồn:
Chỉ cần thế thôi
17 comments:
hà hà...bài này rút cục cũng chỉ để bày tỏ mong muốn có một người phụ nữ truyền thống bit lo toan, chăm sóc gia đình tốt. Nguyện vọng này chính đáng thôi, nhưng nhớ các anh nhớ là phải đánh đổi nha. NGười phụ nữ nào lo toan được như mấy dòng cuối bài thôi cũng đủ bở hơi tai, không tránh khỏi những lúc cáu gắt, hôi mù, bú rù , chai tay và còng lưng sớm nha. hà hà... trừ khi các anh đủ tiền để cô ấy lo toan bằng 2, 3 người giúp việc :-D
Đùa chút cho vui . Đây mới là ý chính nè:
Thời đại này, chăm sóc gia đình là việc của cả hai vợ chồng. Người vợ chỉ cần cùng quan điểm hoặc không quá lệch quan điểm với chồng.
Phụ nữ sinh ra có người thích chăm sóc người khác, có người lại vụng chăm sóc, có người giỏi gia chánh, có người chỉ giỏi kiếm tiền, lại có người học giỏi và bận sự nghiệp học hành quá mức ... ép người phụ nữ phải giỏi gia chánh là một áp đặt có tinh thần nô bộc, rất ấu trĩ. Ai muốn ăn ngon thì hãy tự vào bếp hoặc kiếm tiền đi nhà hàng. Vợ nấu xong mệt rục ròi còn đâu xinh đẹp, thơm tho để đối ẩm với chồng nữa.
Ps: đây là comt của người nấu giỏi nhưng mờ hong thích nấu thường xuyên, chỉ thích cùng đối ẩm thường xuyên thôi :-D
" Nhà cửa ngăn nắp, sạch sẽ, bữa cơm gia đình được đổi món mỗi ngày là đã quá tuyệt vời rồi!Các ông cũng chỉ cần thế thôi, phải không? " Nếu thực sự các ông chỉ cần có thế này thôi thì tớ thấy đơn giản quá cậu ạ . Bình thưởng người phụ nữ khi lập gia đình đều muốn chăm sóc , chiều chuộng cho người sống chung với mình . Nhưng đôi khi người đàn ông được chiều quá sẽ cảm thấy cái đấy là cái tất nhiên của 1 người vợ cần làm và họ sẽ đòi hỏi nhiều điều khác hơn sự đảm đang khéo léo đó .
Còn về vấn đề suy nghĩ tư tưởng của giới trẻ bây giờ đối với việc nữ công gia chánh thì tớ thấy phải thay đổi cách nghĩ cho các bạn ấy . Nhiều bạn trẻ cho rằng cái gì mình không biết làm , không làm được , miễn có tiền thì sẽ mua được . Đúng là có tiền thì sẽ mua được rất nhiều thứ . Nhưng có tiền không chắc mua được cái tình cảm của mình khi thực hiện những công việc đó .Chăm sóc gia đình , nấu những món ăn ngon ... cho chồng con không chỉ là công việc làm cho xong , mà nó thể hiện sự quan tâm , vun vén cho tình cảm gia đình thêm ấm cúng nữa .Các bạn nên giúp mẹ ở nhà , cái gì chưa biết làm thì học hỏi . Khi tự mình làm được 1 cái gì đó các bạn sẽ thấy đẹp hơn , ngon hơn , thích thú hơn bỏ tiền mua nhiều lắm .
Quan niệm trời sinh ra khéo nên mới khéo được là sai nhé. Cái gì cũng phải học cả mới biết. Em thấy thực tế ở Mỹ bi giờ thì những đứa con gái trẻ, tuy chúng nó học cao, nhưng vẫn tự tìm hiểu nấu nướng đấy.
Ko cần nấu ngon để hầu hạ chồng, nhưng phải biết về ẩm thực, để ko làm chồng xí hổ khi đi tiệc cùng một "cô vợ thèng đậu".
Tất cả đều có đầy sách vở bày bán, mình có thể tự học ko cần tới trường mần chi.
Quan niệm đàn đúm như các ông ở cafe quán xá, là quan niệm của người chưa có cái của gầy nên, còn sống dựa theo bố mẹ thôi.
Ở Mỹ, khi người ta có khả năng thì thích ở nhà enjoy. Nhà của họ thì như cái dinh ấy, họ tự trang trí, làm tiệc tùng mời bạn bè thân đến vừa ăn vừa đàm đạo.
Họ tạo căn nhà của họ có tất cả, tiện nghi từ cái spa, hồ bơi, karaoke. Tất tật mọi thứ đều sang trọng hơn bên ngoài và thoải mái tự nhiên, thì việc gì đi rong ngoài đường?
lấy vợ thèng đậu thì ông nào cũng ngại khi dẫn tới tiệc tùng cả. Em thấy mấy đứa con gái trẻ bên đây bi giờ chúng nó khá lắm đó anh, khi có tiệc thì xăng tay áo lên nấu ăn cũng ra trò lắm.
Kể tiếp mấy í vụn khác:
Bạn gái em có đứa than thở tại sao mình biết nấu ăn làm giề, chồng thì béo phì, mẹ chồng nấu không ngon bằng đâm ra toàn nói cạnh khóe, mất vui quá :-P
Em an ủi nó, thôi thì ít nhất mày còn được làm điều mày thích. Còn khối bà hong thích nấu nhưng vẫn phải còng lưng, xong ròi còn bị chê đứng chê ngồi, chỉ biết tấm tức khóc thầm kia kìa :-P
Mí bé gái hong bit nấu ăn thời nay là do lỗi của cha mẹ, hông riêng gì mẹ mà cả cha phải biết hướng bé đến việc biết tự chăm sóc mình. Nấu ăn là để nấu cho mình trước tiên, có biết nấu cho vừa miệng mình thì mới tự lập, sống sót khi rời cha mẹ chứ.
Em còn biết một trường hợp mẹ vụng con gái giỏi , ngược lại bài này nhé. Cơ mờ cô con gái vẫn hong thích nấu nướng, vì cô ấy chẳng mấy khi có time nấu nướng thôi. Khi nào có time, cô ấy vẫn bày ra ối món mới, làm cả nhà lác mắt. Đi đâu cô ấy cũng nói mình dốt gia chánh, để mong tìm được anh chàng nào không sợ phụ nữ vụng thì cô ấy mới chịu hà :-D
Tình cờ hôm qua em vừa nghe được một câu rất hay trong một chương trình dạy nấu ăn của một ông người Ý, rằng chỉ cần tình yêu và tính hệ thống là nấu ăn giỏi, bởi thế Mẹ bao giờ nấu cũng ngon.
Chẳng biết đúng hay sai...
Hihi kinh nghiệm bản thân: phải cương quyết lắm mới dạy được con gái nấu ăn và chăm nom nhà cửa, ko phải vì con không chịu học, mà vì... bố cho rằng đấy là việc của mẹ ko phải việc của con gái và sợ con gái vất vả :))
Mình hoàn toàn đồng ý với bài này, với điều kiện là sự loan tải (mang tính giáo dục) cần công bằng đối với cả hai giới, nếu không sẽ lại theo hệ thống như trước đây: Con gái luôn được dạy phải thế này, thế kia, chăm chút gia đình, nữ công gia chánh..., 'con gái không biết làm gì sau này lấy chồng nhà chồng họ khinh cho' trong khi con trai 'không biết làm cũng chẳng sao, sau này kiếm vợ về nó hầu'.
Chính sự giáo dục thiên lệch (một cách tự nhiên/ hệ thống) này duy trì kiểu gia đình chồng uống bia, đọc báo, vợ cắm đầu cắm cổ tất tả cơm nước con cái nhà cửa. Hễ có gì không ổn là thành vợ vụng, chồng chê đi bồ lại được mọi người 'cảm thông'.
Nhìn lại, 100 câu dạy các bé gái, 10 bài viết phụ nữ cần biết nấu ăn gia chánh thì chỉ có 1 câu + hình như không bài nào về 'đàn ông cần học gì, chăm sóc vợ con, chia sẻ việc nhà thế nào'. Trong khi, cuộc sống chung là sự chia sẻ chứ không phải cưng nựng/ trách nhiệm/ bổn phận một chiều.
Hehe, cứ độc thân như em là phải biết tất thôi. Tài nấu ăn của em bây giớ chắc là ăn đứt tài nấu ăn của mẹ ở quê rồi.
Anh nghĩ là trong thời đại bây giờ, cái khéo léo ứng xử là quan trọng nhất. Nấu ăn ngon thì quá tốt rồi, nhưng giả sử không khéo lắm thì cũng chẳng sao. Ngày ăn có một bữa ở nhà mà. May vá thêu thùa thì có ai làm nữa đâu.
A cũng nghĩ là mẹ giỏi thì hầu như con gái cũng sẽ giỏi. Không mấy khi ngược lại đâu!
@ Mai : em định ko còm gì thêm vì nấu ăn là chuyện thường ngày của phụ nữ rồi. Nhưng, Mai hỏi thì em tám với Mai nhé, em tám chuyện nấu ăn theo cảm giác của một đứa học art heng.
"Chỉ cần tình yêu và tính hệ thống là nấu ăn giỏi", câu này hoàn toàn đúng!
Nếu ta làm một việc gì với sự đam mê và xem nó là nghệ thuật, thì ta sẽ là một người thạo nghề trong lĩnh vực đó. Bi giờ em chỉ nói đến nghệ thuật thôi nhé.
Nghệ thuật có ở mọi lĩnh vực, nghệ thuật giao tiếp, nghệ thuật ăn uống, nghệ thuật kinh doanh, nghệ thuật yêu, và ngay cả làm tình cũng cần có nghệ thuật.
Phụ nữ sinh ra đã được ấn định vai trò người đầu bếp trong gia đình. Muốn ko chán ngán nó thì phải xem nó là một nghệ thuật, ta gọi nó là nghệ thuật nấu ăn nhé.
Muốn nấu ăn ngon, nhanh và gọn, thì phải biết cách sắp xếp thời gian hợp lí. Lúc nhặt rau thì phải tranh thủ đặt nồi cơm lên, lúc chờ cá kho tộ riu riu chín thì tranh thủ làm tô nước chấm. Nói chung là nấu ăn cũng cần có sự sắp xếp có "hệ thống". Sự sắp xếp hợp lí, thể hiện IQ của ta cũng không đến nổi nào quá ẹ.
Nếu ta nâng tầm nấu ăn lên là một nghệ thuật thì ta sẽ yêu nó lắm, vì ta sẽ làm với đam mê. Mà đam mê thường dẫn đến khoái cảm. Ai cũng nghĩ, chỉ có làm tình mới đưa đến khoái cảm là nhầm to. Mai đã đọc LIKE WATER FOR CHOCOLATE của Laura Esquivel rồi phải ko? một quyễn tiểu thuyết nổi tiếng vì nhục cảm đã được mô tả qua ẩm thực.
Khi ta nấu ăn cho người đàn ông ta của ta, thì ta đã pha vào mắm, muối, đường, tỏi, cái cảm giác đam mê đầy nhục cảm iu đương.
Này nhé, ta đi chợ lựa từng con cá, cân thịt, cọng rau, ta cố gắng chọn cho tình yêu của ta những thứ tươi tốt nhất. Mang về, ta nấu nó lên với cảm giác của ta lúc đó. Ai bẩu ta nấu cho chồng là làm mọi, làm tớ, thì sai lầm very big.
Khi ta nấu, thì ta đang quyết định vận mệnh bao tử của hắn trong ngày đấy.
Hắn làm ta vui? ta cho sẽ cho ra một bữa ăn đầy ngọt ngào iu đương, lúc này đường hơi bị lạm dụng.
Hắn chọc ta nổi ghen? ta cứ ớt cay mà nấu những món hắn vừa ăn vừa hít hà muốn lột cả lưỡi.
Hắn làm ta giận? cứ trái mướp khổ qua đắng nghét ta nấu cho hắn xơi. Đây là em tám về tình iu ẩm thực. Tám rộng hơn đến tình iu trai gái nhé.
Mai có công nhận là khi mình nấu món ăn nào đó cho chồng, mình nêm nếm bằng lưỡi của mình nhưng lại nghĩ đến cái lưỡi của chồng ko? mình chỉ muốn hắn ăn vào vừa miệng và khen ngon.
Rồi cảm giác chờ đợi dọn cho chồng một bữa ăn nóng, nhìn vẻ mặt thõa mãn của chồng, được ăn nóng do vợ nấu, một cảm giác khoái cảm sẽ đến với mình. Khoái cảm ko nhất thiết chỉ xuất hiện khi làm tình đâu nhé. ;))
Nói chung là cảm giác hạnh phúc, đôi khi đơn giản lắm, "vợ chan chồng húp gật gù khen ngon" vẫn hơn là "bồi chan chồng húp gật gù khen ngon" khi đi ăn cơm hàng cháo chợ.
Hì hì, đây chỉ là quan niệm của riêng em thôi. Em học art nên tất cả mọi thứ em nhìn đều phải mang tính nghệ thuật và đam mê vào. Mặc dù em thừa điều kiện để có thể book vé bay đi bay lại bay tới bay lui, ăn những món ăn cầu kỳ nhất, nhưng em vẫn yêu lắm nếu có người đàn ông đã dám làm chuột bạch xơi tất tần tật những gì em nấu, ăn những gì giống em, hình ảnh đó theo em suốt đời!
@Lu: em "tán" dài quá, chị chỉ ngồi đc chút thôi:)
Quả thật chương trình nấu ăn vừa rồi làm chị nhớ Like water for chocolate, vụ em viết đó là đề tài của cả một cuốn sách, tha vào đây sao lọt, thôi để ai ham, người đó tự đọc và ... khắc biết:)
Nhưng câu "Mẹ nấu ngon" thì có lẽ chưa chính xác Lu à. Mẹ nấu ngon với ... con thôi, hoặc ít ra với chị là thế :(
@DMT: là cha của con gái ròi nên anh rất hiểu và thông cảm cho các bạn nữ nhỉ. Vâng, cần nhất là ứng xử khéo léo, nấu có dở tí cũng được cho qua vì ...rất dễ thương, chả ai nỡ chê, nỡ ruồng rẫy. Hì ...
Em thấy các bạn gái miền nam sướng hơn miền bắc ở chỗ không bị đem ra so sánh với má, với thế hệ đi trước. Em thì toàn nhận ngay là kém các cụ ròi, khi nào phải làm cơm em toàn cho ăn hải sản với lị lẩu liếc các thứ cho đơn giản, đỡ bị so với các món truyền thống như măng miến xào xiếc, dù các món đó em cũng làm tốt. Hè....
@Lu: nghe Lu tả mà mình thấy không chỉ miệng mà một số thứ khác cũng động đậy ghê :-D
@Mai: nhất trí với chị , Tí nhà em cũng rất khoái mẹ nấu :-D
Ối giời, mấy giờ rồi còn chăm chỉ dạy nữ công. Theo em bây h phải dạy con cách chọn chồng, phụ nữ giỏi là người chọn được anh chồng tử tế biết chia sẻ công việc gia đình với vợ, hehe
@Lừng: mình rất khoái các bác nam giới biết nấu ăn. Mình đọc đâu đó nói rằng, nam giới biết nấu ăn thì rất giỏi chiều phụ nữ hị hị...:-P
Là con gái thì phải biết ăn ngon. Biết ăn ngon thì mới nấu ngon được.
Mình ngưỡng mộ phụ nữ truyền thống, nhưng trở thành phụ nữ truyền thống (được) hay không thì giờ này mà kết quả còn chưa rõ thì tính sao đây?
Mình nấu ăn cũng tàm tạm, trừ món canh bóng khoái khẩu thì gần hai mươi năm nay, dù có tý bon chen, vẫn phải nghiêng mình kính phục mẹ chồng.
Nhất trí với chị Hậu. Thương con vất vả, hỏng tay đàn, đôi khi mẹ làm hỏng cả một nàng dâu tương lai của nhà khác.
@ Mai : hì hì, ngâm kíu ẩm thực đối với em là một đam mê rồi. Em có sở thích là chu du cả thế giới, đi đến mọi ngóc ngách. Ngoài việc ngâm kíu văn hóa xứ người, thì thưởng thức ẩm thực rồi học lóm, là một thú giải trí nho nhỏ của em sau những ngày làm việc nhức đầu. ;))
Đăng nhận xét