Hệt như trong chuyện cổ tích, hai nhân vật chính của câu chuyện này phải trải qua rất nhiều thử thách. 9 năm Hoàng tử William quen và yêu nàng, là 9 năm Kate Middleton mỏi mòn chờ đợi lời cầu hôn. 9 năm - đó là thời gian đủ để William hiểu rõ Kate và thấy rằng không ai khác ngoài nàng sẽ trở thành vợ của chàng và hoàng hậu tương lai của nước Anh.
Trong khoảng thời gian dài đằng đẵng chờ đợi lời cầu hôn, Kate bị gán biệt danh là “Kate kiên nhẫn”. Còn Hoàng tử William đã nhận được không ít những lời mai mỉa: thật hoài công vị vua tương lai của nước Anh gắn đời mình với một cô nàng không mang dòng máu quý tộc; hoặc ngược lại: hoàng tử nỡ lòng nào lại “lừa phỉnh” một cô gái tốt nết như Kate? Nhưng cuối cùng cả thế giới đã thở phào khi họ tuyên bố kết hôn mới đây.
Theo đúng truyền thống của Hoàng gia Anh, trước khi ngỏ lời cầu hôn với Kate, Hoàng tử William phải hỏi xin ý kiến bà nội là Nữ hoàng Elizabeth. Chàng đã làm điều đó, sau khi nhận được sự đồng ý của của Kate. Cuộc đời bi thảm của mẹ chàng là Công nương Diana đã làm thay đổi hệ thống quân chủ Anh đã tồn tại qua nhiều thế kỷ, buộc phải nhượng bộ trước hiện thực của cuộc sống hiện đại.
Những nhà cái đã nhiều năm đặt cược - hoàng tử sẽ cầu hôn với Kate hay không? Đây là một công việc đem lại lợi nhuận to lớn. Chỉ vài phút sau khi hoàng tử và Kate công bố quyết định thì nhà cái đã lại đưa ra cược mới - hôn lễ của họ sẽ cử hành khi nào và tại đâu? Nhưng lần này thì các nhà cái đã không gặp may. Hoàng gia đã không trì hoãn tiến độ tiết lộ kế hoạch - đám cưới sẽ được tổ chức vào ngày 29.4.2011. Nguyên nhân là do năm 2012 sẽ diễn ra một loạt sự kiện quan trọng tại Anh - kỷ niệm đám cưới kim cương của Nữ hoàng Elizabeth II và Olympic mùa hè tại London. Vì vậy không nên “no dồn đói góp”.
Trong khoảng thời gian dài đằng đẵng chờ đợi lời cầu hôn, Kate bị gán biệt danh là “Kate kiên nhẫn”. Còn Hoàng tử William đã nhận được không ít những lời mai mỉa: thật hoài công vị vua tương lai của nước Anh gắn đời mình với một cô nàng không mang dòng máu quý tộc; hoặc ngược lại: hoàng tử nỡ lòng nào lại “lừa phỉnh” một cô gái tốt nết như Kate? Nhưng cuối cùng cả thế giới đã thở phào khi họ tuyên bố kết hôn mới đây.
Theo đúng truyền thống của Hoàng gia Anh, trước khi ngỏ lời cầu hôn với Kate, Hoàng tử William phải hỏi xin ý kiến bà nội là Nữ hoàng Elizabeth. Chàng đã làm điều đó, sau khi nhận được sự đồng ý của của Kate. Cuộc đời bi thảm của mẹ chàng là Công nương Diana đã làm thay đổi hệ thống quân chủ Anh đã tồn tại qua nhiều thế kỷ, buộc phải nhượng bộ trước hiện thực của cuộc sống hiện đại.
Những nhà cái đã nhiều năm đặt cược - hoàng tử sẽ cầu hôn với Kate hay không? Đây là một công việc đem lại lợi nhuận to lớn. Chỉ vài phút sau khi hoàng tử và Kate công bố quyết định thì nhà cái đã lại đưa ra cược mới - hôn lễ của họ sẽ cử hành khi nào và tại đâu? Nhưng lần này thì các nhà cái đã không gặp may. Hoàng gia đã không trì hoãn tiến độ tiết lộ kế hoạch - đám cưới sẽ được tổ chức vào ngày 29.4.2011. Nguyên nhân là do năm 2012 sẽ diễn ra một loạt sự kiện quan trọng tại Anh - kỷ niệm đám cưới kim cương của Nữ hoàng Elizabeth II và Olympic mùa hè tại London. Vì vậy không nên “no dồn đói góp”.
Hôn lễ giữa Hoàng tử William và Kate sẽ diễn ra tại tu viện Westminster, nơi từ năm 1066 chứng kiến những sự kiện quan trọng nhất trong lịch sử nước Anh. Năm 1947, đám cưới giữa bà của Hoàng tử William là Elizabeth II với ông hoàng Philipp cũng diễn ra tại đây. Nửa thế kỷ sau, tu viện Westminster lại chứng kiến tang lễ của Công nương Diana. Tuy có sự liên kết đau buồn, nhưng Hoàng tử William vẫn muốn tổ chức hôn lễ tại đây. Có lẽ vì cũng tại tu viện này năm 1981 mẹ chàng đã kết hôn với cha chàng.
Ngày hôn lễ giữa Hoàng tử William và Kate được coi là ngày lễ của toàn dân. Điều mà người ta quan tâm là chi phí cho tiệc cưới sẽ được trích từ nguồn nào? Chính phủ Anh và Hoàng gia sẽ thảo luận kín về vấn đề này. Liệu những người đóng thuế Anh có đồng ý chia sẻ với hoàng gia kinh phí tổ chức đám cưới xa hoa trong bối cảnh gạo châu củi quế hôm nay? Nhưng có một điều chắc chắn là những khoản chi phi khổng lồ để bảo đảm an ninh trong ngày đó sẽ do nhà nước gánh vác. Tuy nhiên, theo đánh giá của một số chuyên gia, “sự kiện thế kỷ” này sẽ mang lại cho ngân khố Anh (và cả ngân khố của Hoàng gia) số tiền không dưới 620 triệu bảng từ du lịch, bán đồ lưu niệm, đồ ăn và thức uống.
Sau đám cưới, cặp vợ chồng trẻ sẽ chuyển đến sống tại khu biệt thự mà Hoàng tử William thuê cách không xa nơi đóng quân ở phía bắc xứ Wales, nơi chàng dự định sẽ trải qua 3 năm quân ngũ với tư cách là phi công chuyên lái các máy bay trực thăng quân sự và cứu hộ. Mặc dù đã được trang bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng để phụng sự trên cương vị tổng chỉ huy quân đội Anh quốc trong tương lai, nhưng chàng vẫn muốn trở thành một phi công chuyên nghiệp và cũng đã cho thấy mình có khả năng đó khi tham gia vào các cuộc tuần tra trên biển Caribbe với các thuỷ thủ của tàu hải quân “Iron Duke”.
Ngày hôn lễ giữa Hoàng tử William và Kate được coi là ngày lễ của toàn dân. Điều mà người ta quan tâm là chi phí cho tiệc cưới sẽ được trích từ nguồn nào? Chính phủ Anh và Hoàng gia sẽ thảo luận kín về vấn đề này. Liệu những người đóng thuế Anh có đồng ý chia sẻ với hoàng gia kinh phí tổ chức đám cưới xa hoa trong bối cảnh gạo châu củi quế hôm nay? Nhưng có một điều chắc chắn là những khoản chi phi khổng lồ để bảo đảm an ninh trong ngày đó sẽ do nhà nước gánh vác. Tuy nhiên, theo đánh giá của một số chuyên gia, “sự kiện thế kỷ” này sẽ mang lại cho ngân khố Anh (và cả ngân khố của Hoàng gia) số tiền không dưới 620 triệu bảng từ du lịch, bán đồ lưu niệm, đồ ăn và thức uống.
Sau đám cưới, cặp vợ chồng trẻ sẽ chuyển đến sống tại khu biệt thự mà Hoàng tử William thuê cách không xa nơi đóng quân ở phía bắc xứ Wales, nơi chàng dự định sẽ trải qua 3 năm quân ngũ với tư cách là phi công chuyên lái các máy bay trực thăng quân sự và cứu hộ. Mặc dù đã được trang bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng để phụng sự trên cương vị tổng chỉ huy quân đội Anh quốc trong tương lai, nhưng chàng vẫn muốn trở thành một phi công chuyên nghiệp và cũng đã cho thấy mình có khả năng đó khi tham gia vào các cuộc tuần tra trên biển Caribbe với các thuỷ thủ của tàu hải quân “Iron Duke”.
Thực ra, mối quan hệ kéo dài giữa Hoàng tử William với vợ chưa cưới có rất nhiều điều tích cực. Tất cả những mối quan tâm thái quá về cặp đôi nổi tiếng này chỉ củng cố vững chắc hơn mối liên kết giữa họ. Và sự kiên nhẫn của Kate đã được đền bù xứng đáng. Giờ đây trên tay nàng lấp lánh chiếc nhẫn đính hôn bằng ngọc saphir 18 carat khảm kim cương. Đây không phải là chiếc nhẫn bình thường. Chính Công nương Diana quá cố đã chọn chiếc nhẫn đó khi hứa hôn với Thái tử Charles. Đối với William, mẹ luôn là người thân thiết nhất, nên chỉ ít lâu sau khi bà qua đời, chàng đã đề nghị cha trao lại chiếc nhẫn.
Có cảm giác, Hoàng tử William vẫn chưa thoát hẳn khỏi ký ức đau buồn về cái chết bi thảm của người mẹ năm 1997, mặc dù chàng ít khi công khai chia sẻ tâm sự về Công nương Diana với người ngoài. Do vậy những lời chàng nói “Tôi muốn mẹ tôi ở bên tôi trong ngày này” vào lúc chàng trao nhẫn cho Kate thực sự chân thành và quý giá. Nhưng khó ngăn được miệng lưỡi thế gian, ngay sau khi đính hôn, Kate đã bị tiên đoán sẽ có số phận bi thảm chẳng khác gì bà mẹ chồng quá cố.
(còn tiếp)
Có cảm giác, Hoàng tử William vẫn chưa thoát hẳn khỏi ký ức đau buồn về cái chết bi thảm của người mẹ năm 1997, mặc dù chàng ít khi công khai chia sẻ tâm sự về Công nương Diana với người ngoài. Do vậy những lời chàng nói “Tôi muốn mẹ tôi ở bên tôi trong ngày này” vào lúc chàng trao nhẫn cho Kate thực sự chân thành và quý giá. Nhưng khó ngăn được miệng lưỡi thế gian, ngay sau khi đính hôn, Kate đã bị tiên đoán sẽ có số phận bi thảm chẳng khác gì bà mẹ chồng quá cố.
(còn tiếp)
6 comments:
Cầu chúc cho họ hạnh phúc!
Hai cha con nhà này đều tôn vinh tình yêu.
Bài này hay quá, cầu chúc họ hạnh phúc!
Ở nước ngoài quen nhau kéo dài nhiều năm, rồi đi đến quyết định hôn nhân là việc bình thường mà, nên 9 năm cũng ko gọi là quá dài đâu.
Thật sự phải có thời gian thử thách, thì mới hiểu hết được tính cách thật của người mình yêu. Sẽ rất mệt mõi nếu như phải gắn cuộc đời với người, mà chỉ giỏi đóng kịch như trên sân khấu.
Sân khấu nào cũng có lúc hạ màn, bất hạnh cho những ai phải ôm sô cái của nợ "sống là phải diễn".
Công nương tương lai xinh quá. NGhe nói cô này rất giỏi thể thao, em nghe là thích liền. Chăm thể thao mà vẫn giữ được nét mềm mại nữ tính, duyên dáng thế kia hong phải dễ đâu.
Mà lạ ghê, cách đây 2 năm trông W rất đẹp, K đi bên cạnh kém xa. Thế mà bi giờ trông K rực rỡ, đẹp át cả hoàng tử bắt đầu hói. Hé hé...
Đúng là tình yêu thật bình đẳng. Ngay cả tình yêu của hoàng tử cũng lắm chông gai và gian khó để phải vượt qua!
Chuyện tình này hay nhỉ. Riêng quan niệm của em, cũng hơi bị cổ hủ một xí, nên em thích cái cách kín đáo của giới hoàng tộc Anh.
Em dị ứng với cái kiều bô lô ba la, cái gì cũng kể lễ, cũng rên la cho dư lựng chía mũi vào. Vì lúc đó chính mình tự làm trò khỉ cho người ta cười, chứ thông cảm và quan tâm thì dư lựng ko có đâu. Tại sao mình lại khờ khao tự biến mình thành con rối puplic?
Mà hình như tính cách này đa số phụ nữ hay bị dính hơn. Muốn biết nhà nào ra sao? chồng íu hay mạnh, chồng vừa ngủ với em nào, chồng ko chịu tém rửa...chỉ cần lắng nghe những lời thủ thỉ mang tên "gở rối tơ lòng" của các bà, là hôm sau ta có thể mần được một thống kê tình hình xã hội. =))
Đàn ông? nói thật chứ ông nào cũng có tính tòm tèm, thích thử các thể loại thức ăn chỉ để cho biết thôi. Dĩ nhiên, em nào chịu chơi cho chơi chịu thì ko ông nào dại gì từ chối cả.
Người ta nói, cứ để cho các ông đi chán đi, thử chán đi, để họ thõa mãn cái tôi chứng tỏ bãn lĩnh đờn ông của mình. Để khi già roài, còn có cái mờ tưởng niệm lại collection búp-bê thời trai trẻ của mình.
he he, ba em là một điển hình đấy, tới già thì bắt đầu ngồi kể chuyện nhân tình cũ thời xưa cho em nghe đở buồn =))
Các ông thì có thể như thế, nhưng các bà mà cũng đèo bòng, muốn trả đủa cũng làm thế, thì các ông lại cắt cái cổ ngay. Lí do, đàn ông là những tâm hồn "mong manh và dễ vở", họ dị ứng nặng khi mang cảm giác đầu họ có mọc sừng, đây là lời ba em hay tâm sự mí em :))
Đăng nhận xét