Tôi nhận được một cú điện thoại bất ngờ.
Giọng nữ lảnh lót từ đầu dây bên kia giới thiệu cô là biên tập viên của đài truyền hình, muốn mời tôi tham gia vào một chương trình do cô phụ trách. Cô trình bày rành rọt về chương trình của mình: mục đích là gì, concept ra làm sao, nội dung như thế nào và tôi phải làm gì. "Đơn giản lắm anh ạ. Bên em thấy anh rất phù hợp. Anh nhận lời nhé?" - cô thuyết phục bằng một câu hỏi.
Tôi thấy thú vị và nhận lời.
Đúng ngày giờ hẹn, tôi đến cổng đài, gọi điện thoại cho cô xuống đón.
Ít phút sau, một cô gái bé nhỏ, xinh xắn chạy ra.
Tôi ngạc nhiên, không còn tin vào mắt mình. Đây chính là cô sinh viên mới học tôi cách đây một năm. Xem nào, đã tốt nghiệp rồi. Đã đi làm ở đài truyền hình rồi đây!
Cô như hiểu sự ngạc nhiên của tôi, và cười rất tươi: "Vâng, em đây ạ. Trước đây em đã học một môn do anh dạy. Bây giờ em làm ở đây!".
Đấy sinh viên của mình đã trưởng thành rồi. Đã tự lập, tự biết và tự quyết chuyển gam từ "thầy" sang "anh" rồi.
Vào trường quay, gặp một khách mời quen, hỏi nguyên nhân nào dẫn đến đây, tôi tự hào giới thiệu: "Sinh viên của mình làm chương trình này nên mời mình tham gia. Cô bé ấy kia kìa, còn chuyển sang gọi thầy bằng anh nữa".
Vị khách mời kia lắc đầu cười hóm hỉnh: "Không được, không được!"
Cũng chẳng có gì là không được. Mọi việc đều có thể xảy ra. Tôi nhớ cách đây 22 năm, sau khi tốt nghiệp đại học, những thành viên trong đội kịch sinh viên của chúng tôi đều có lời với người phụ trách, một cô giáo ở khoa, học trước chúng tôi 5-7 khóa gì đó, được giữ lại trường giảng dạy: "Cô ơi, bọn em làm cái lễ từ nay gọi cô là chị nhé".
Chị cười ngất: "Thế thì các em làm 2 cái lễ đi, rồi muốn gọi cô thế nào cũng được!".
Hơn 20 năm qua, chúng tôi và chị trở thành những người bạn thân thiết. Tôi thấy thực sự phải cảm ơn cuộc sống đã ban tặng cho tôi một người bạn (cộng thêm "người chị" - "người thầy") tuyệt vời như chị.
Cho nên gọi là "thầy" hay "anh" thực ra chẳng có chuyện gì quan trọng.
Có lần ngồi với những người bạn, điểm lại, chúng tôi đều thấy khá nhiều thầy cô dạy đại học đã được chúng tôi chuyển gam sang gọi bằng "anh", "chị".
Nhưng tuyệt đối không một thầy cô dạy phổ thông nào, dù có những người mới ra trường là dạy học ngay, được chuyển gam như vậy.
Trước họ, ta vẫn cảm thấy bé nhỏ như những cô bé, cậu bé năm nào.
Giọng nữ lảnh lót từ đầu dây bên kia giới thiệu cô là biên tập viên của đài truyền hình, muốn mời tôi tham gia vào một chương trình do cô phụ trách. Cô trình bày rành rọt về chương trình của mình: mục đích là gì, concept ra làm sao, nội dung như thế nào và tôi phải làm gì. "Đơn giản lắm anh ạ. Bên em thấy anh rất phù hợp. Anh nhận lời nhé?" - cô thuyết phục bằng một câu hỏi.
Tôi thấy thú vị và nhận lời.
Đúng ngày giờ hẹn, tôi đến cổng đài, gọi điện thoại cho cô xuống đón.
Ít phút sau, một cô gái bé nhỏ, xinh xắn chạy ra.
Tôi ngạc nhiên, không còn tin vào mắt mình. Đây chính là cô sinh viên mới học tôi cách đây một năm. Xem nào, đã tốt nghiệp rồi. Đã đi làm ở đài truyền hình rồi đây!
Cô như hiểu sự ngạc nhiên của tôi, và cười rất tươi: "Vâng, em đây ạ. Trước đây em đã học một môn do anh dạy. Bây giờ em làm ở đây!".
Đấy sinh viên của mình đã trưởng thành rồi. Đã tự lập, tự biết và tự quyết chuyển gam từ "thầy" sang "anh" rồi.
Vào trường quay, gặp một khách mời quen, hỏi nguyên nhân nào dẫn đến đây, tôi tự hào giới thiệu: "Sinh viên của mình làm chương trình này nên mời mình tham gia. Cô bé ấy kia kìa, còn chuyển sang gọi thầy bằng anh nữa".
Vị khách mời kia lắc đầu cười hóm hỉnh: "Không được, không được!"
Cũng chẳng có gì là không được. Mọi việc đều có thể xảy ra. Tôi nhớ cách đây 22 năm, sau khi tốt nghiệp đại học, những thành viên trong đội kịch sinh viên của chúng tôi đều có lời với người phụ trách, một cô giáo ở khoa, học trước chúng tôi 5-7 khóa gì đó, được giữ lại trường giảng dạy: "Cô ơi, bọn em làm cái lễ từ nay gọi cô là chị nhé".
Chị cười ngất: "Thế thì các em làm 2 cái lễ đi, rồi muốn gọi cô thế nào cũng được!".
Hơn 20 năm qua, chúng tôi và chị trở thành những người bạn thân thiết. Tôi thấy thực sự phải cảm ơn cuộc sống đã ban tặng cho tôi một người bạn (cộng thêm "người chị" - "người thầy") tuyệt vời như chị.
Cho nên gọi là "thầy" hay "anh" thực ra chẳng có chuyện gì quan trọng.
Có lần ngồi với những người bạn, điểm lại, chúng tôi đều thấy khá nhiều thầy cô dạy đại học đã được chúng tôi chuyển gam sang gọi bằng "anh", "chị".
Nhưng tuyệt đối không một thầy cô dạy phổ thông nào, dù có những người mới ra trường là dạy học ngay, được chuyển gam như vậy.
Trước họ, ta vẫn cảm thấy bé nhỏ như những cô bé, cậu bé năm nào.
16 comments:
Giá mà cô sv ấy qua điện thọai vẫn gọi Thầy xưng em, và khi gặp ở đài TH thì xin phép gọi Thầy bằng anh, có lẽ sẽ phải đạo hơn! Ra trường mới có 1 năm mà đã "Chuyển gam" như thế thì hơi "suồng sã"...
Ko biết chị nghĩ thế có khó tính ko?
@Chị Hậu:
Chị không khó tính đâu. Lẽ ra phải làm như thế mới đúng... theo tư duy của thế hệ 5X, 6X như chị em mình. Thế hệ 9X không còn nghĩ như thế nữa.
Ừa... quả là hơi bất ngờ chút xíu, nhưng thật ra Lana nghĩ xưng hô là gì không quá quan trọng, miễn là vẫn mang đủ sự tôn trọng.
Hay là vì thầy chỉ dạy một môn, thày trò ít nói chuyện riêng nên cô ấy mới dễ dàng đổi 'ngọt' như vậy? (cũng có thể có cảm tình nên gọi 'anh' cho thân mật hơn, hihi).
Chắc đây là chương trình có liên quan đến vấn đề sinh viên, giáo dục, giám khảo chấm thi gì gì đây thì phải, nên cô ấy mới nói rằng thấy anh là người phù hợp để mời đến dự.
Cô gái ấy mời anh chứng tỏ rằng, trong thâm tâm cô ấy, anh vẫn ở ngôi vị người thầy. Thật ra xưng hô như thế nào ko có gì là quan trọng cả. Ở xứ người chỉ có hai danh xưng đơn giản --> you and me!
Không phải chỉ có 5X với 6X đâu anh ạ, bọn em 7X vẫn thế mà, thầy giáo đại học hơn bọn em 4 tuổi mà gặp em vẫn chào thầy xưng em như 18 năm trước mặc dù thầy bật đèn xanh "thôi gọi anh đi" - thế mà không thể đổi được :D
Em cũng nghĩ thế. Đáng lẽ qua điện thoại cô ấy phải nói rõ là học trò của anh C, rồi xin phép chuyển sang là anh. Lúc ấy anh C khéo lại rung rinh ấy chứ. Đằng này cô ấy lại để cho thầy mình ngạc nhiên khi gặp...
Bọn trẻ bi giờ khá thật :-D
Thày cô phổ thông thiêng liêng lắm em ạ! Thày cô dạy mình từ hồi mình còn nhỏ, chưa định hướng cho cuộc sống sau này. Vì thế, không chuyển gam được đâu em!
Thật ra. sống đừng nên phức tạp mọi việc quá sẽ tự làm khổ mình. Cứ suy nghĩ nhẹ nhàng và đơn giản như chị bạn thân 20 năm nay của anh Cường là tốt nhất, ko câu nệ tiểu tiết.
Cô gái đã xử xự theo cách giao thiệp khi ra làm ăn, mà làm ăn thì rành rọt đâu ra đó. Khi chuyển vị trí từ thầy sang anh, ở đây, ko có nghĩa cô ta sàm sở hay muốn gì cả. Chỉ là muốn đưa ra một cách làm việc rành rọt, trong công việc tất cả đều là đối tác, ko có sự thiên vị thầy cô bạn bè người thân ở đây.
Nếu đối tác ko làm tốt, cô gái vẫn theo luật sẽ mời đối tác khác tốt hơn. Đây là tác phong làm việc của giới trẻ bây giờ, có thế công việc mới được giải quyết tốt.
Đừng cho rằng khi cô ta gọi thế là xúc phạm thầy giáo, chỉ mỗi việc cô ta gọi mà mời anh Cường tham gia chương trình với câu, "thấy anh là người thích hợp cho chương trình", thì đủ thấy biết cô ta tôn trọng thầy Cường.
Có biết bao nhiêu người thầy dạy cô ta? đâu chỉ riêng anh Cường? mời thầy Cường chứng tỏ trong thâm tâm cô ấy anh Cường là một người thầy có uy tín.
Xã hội ngày một khác, có thể cái cách của giới trẻ sẽ làm giới già hòa nhập được. Nhưng điều gì cũng có lúc phải thay đổi, quy luật của xã hội là thế mà.
Ngại thật, có một thầy giáo aptech dạy mình lập trình, nay mình tốt nghiệp rồi, mình hơn thầy 2 tuổi, thầy cứ gọi mình là anh xưng em, mình thì một câu thầy 2 câu thầy, ... mấy lần định chuyển gam mà lời cứ lên đến họng lại nuốt vào, dạ thầy.
@ LU; Gọi thầy cô bằng anh chị, bây giờ cũng là bình thường. Chị cũng hay được sinh viên đã ra trường gọi như thế. Các thầy cô như anh C và chị đều vui vẻ khi được học trò quý mến và gọi bằng anh chị, vừa thân mật trong tình cảm vừa bình đẳng trong công việc.
Vấn đề là ở cách "chuyển gam" thế nào cho phù hợp văn hóa người Việt mình thôi em ạ :)
Chị Hậu : ồ, hôm nay Lu mới đọc còm này. Lu bênh cô gái lí do là vì đó là giới trẻ, họ còn trẻ nên có những điều chưa hoàn thiện được và phong cách trẻ bây giờ là thế phải chấp nhận thôi. Ở văn hóa nhà, ngay chính người lớn đôi khi còn nhiều tật xấu ko bỏ được, mặc dù biết nó là xấu, thì câu nệ làm gì những người trẻ. Lu thấy bên nhà có bao nhiêu là tật lớn, mà người lớn nói mãi có bỏ được đâu? một thí dụ đơn giản xã rác bừa bãi công cộng, của công thành của nhà, rồi chuyện nhà người ta ra sao thì kệ đi, nhưng bà con cứ thích tò mò tọc mạch soi vào...blah blah...
@ Lu; chính vì cô gái trẻ nên chị mới bảo: giá mà, tức là nếu cô ấy rút kinh nghiệm việc nhỏ này thì phong cách sẽ ngày càng hòan thiện. Bây giờ thầy cô chấp nhận gọi mình bằng anh chị tức là đã rất hợp thời rồi đấy, chứ ngày xưa cách nay 2,3 chục năm thôi ko có chuyện ấy đâu! Vấn đề như chị nói, là cách "chuyển gam" thế nào để cho thấy mình là người "hiểu xưa, biết nay".
Ô, ko lẽ người lớn còn nhiều khuyết điểm thì ko được "ước gì" người trẻ tốt hơn chăng?!
Chị Hậu : việc đầu tiền để dạy giới trẻ tốt là...người lớn phải làm tốt trước. Nếu mình là người lớn chỉ hô hào và bắt giới trẻ tốt mà mình thì cứ chặc lưỡi...thôi kệ, tại thời thế thế thời phải thế, thì sẽ không giới trẻ nào nghe theo cả. Đầu tàu hỏng thì sẽ kéo theo cả một lọat ốc vít hỏng hóc theo sau.
Ở xứ người, Lu học ở trường là làm lớn phải làm gương, lớn không uy thì nhỏ ko nể. Nếu nói như chị, thì em sẽ sửa lại câu này cho hợp hơn tuy hơi ngược đời một xí --> nhỏ phải làm gương cho lớn học hỏi.
Hè hè, có lẽ khác văn hóa nên Lu tranh luận thía thui, đừng giận nhé.
@ Lu: chị nghĩ là người lớn như anh Cường rất xứng đáng để cho học tró xử sự một cách phải đạo. Văn hóa ứng xử có lẽ không khác nhau, chỉ có cách nghĩ về "người Vn" thì hình như có khác nhau Lu ạ :)
Chị Hậu : anh Cường thì đi nước ngoài nhiều nên suy nghĩ cũng hơi bị thoáng rồi, Lu nghĩ tính anh Cường cũng không quá chi tiết đâu. Chị bạn thân, hơn 20 năm nay, của anh Cường cũng từng là cô giáo dạy anh Cường, và chị ấy cũng có lối nói chuyện rất trẻ và thông thoáng. Hè hè, chị đừng giận Lu nhe, vì Lu ảnh hưởng cái tính thẳng thắn giải quyết vấn đề của tụi tây rồi, đừng để bụng nhe. Chụt chịt chị. :)
Đăng nhận xét