Chuyện vợ con của đàn ông trai tráng Hàn Quốc (HQ) đã trở thành chuyện quốc gia đại sự. Tỉ lệ sinh nở thấp, mất cân bằng giới tính do truyền thống trọng nam kinh nữ, khiến phụ nữ thiếu trầm trọng. Đàn ông ở nông thôn, các vùng địa hình hiểm trở, hẻo lánh càng khó kiếm vợ. Dịch vụ tìm vợ ngoại cho đàn ông Hàn do vậy mà nở rộ. Nghe nói có đến 1/5 đàn ông Hàn có vợ ngoại quốc.
Đội ngũ các cô dâu ngoại rất đa quốc tịch. Đứng đầu là người Trung Quốc (đa số là người gốc Hàn), tiếp đến là người Philippines. Cô dâu Việt Nam xếp thứ ba (đa phần là từ các tỉnh miền Tây Nam Bộ). Sau đó là người Mông Cổ, Uzbekistan và mới đây là cả các cô gái Khmer nữa.
Vân, một nghiên cứu sinh ở Đại học Quốc gia Seoul, nói với tôi: Không hiểu sao dịch vụ mai mối hôn nhân của họ khi giới thiệu các cô gái Việt thì lại nhấn mạnh yếu tố "trinh nữ". Các cô dâu tương lai từ những nước khác chỉ được gọi đơn giản là "cô gái" thôi.
Chính sự nhấn mạnh "trinh nữ" mang đậm chất thương mại này đã khiến nhiều người Việt phẫn nộ, xuống đường biểu tình, đòi dỡ bỏ dòng chữ "trinh nữ" ra khỏi quảng cáo của các công ty môi giới. Và nhiều công ty đã phải nhượng bộ.
Một quan chức ở Bộ Ngoại giao HQ nói: Các cô dâu Việt Nam được ưa chuộng, vì họ có nhiều phẩm chất tốt do ảnh hưởng của văn hóa Nho giáo như tôn trọng gia đình nhà chồng, chịu thương chịu khó, thích hợp nhanh với hoàn cảnh Hàn Quốc và đảm đương được những công việc đồng áng (mà họ cũng đã quen làm ở quê hương).
Một vị khác ở Quỹ văn hóa HQ thì cho rằng ngoài những điều nêu trên, phụ nữ Việt Nam khá giống với phụ nữ HQ, nên con cái họ sinh ra không khác biệt với con cái của những cặp vợ chồng Hàn - Hàn. Chính vì vậy mà chúng không bị phân biệt đối xử trong cộng đồng. Đó cũng chính là ưu thế tại sao đàn ông Hàn chọn phụ nữ Việt.
HQ sẽ có hàng vạn đứa trẻ lai từ những cặp vợ chồng Hàn - Việt. Chúng có thể thừa hưởng những phẩm chất tốt từ cha mẹ, nhưng cũng có thể sẽ trở thành nạn nhân của những mâu thuẫn do xung đột văn hóa, lối sống và tư duy. Chính vì vậy mà Chính phủ HQ đã lăng xê một chương trình giúp đỡ các cô dâu nước ngoài hòa nhập vào đời sống HQ, dạy cho họ tiếng Hàn, tư vấn y tế và pháp luật để họ có thể sống tự tin và thoải mái.
Vân nói, nếu phụ nữ Việt sang đây toàn tâm toàn ý vì gia đình thì sớm muộn họ cũng được đền đáp thôi, vì đa phần đàn ông Hàn đều hiền lành chăm chỉ. Nhưng cũng không ít cô muốn thoát khỏi cảnh chân lấm tay bùn ở Việt Nam, lấy chồng được vài tháng rồi tìm cách bỏ trốn, buôn bán sinh nhai và cặp bồ với các nam tu nghiệp sinh người Việt.
Ngẫm lại thấy lời Vân cũng có lý. Cách đây 3 năm tôi đã gặp một cặp vợ chồng Việt - Hàn hạnh phúc ở Jeju - đảo cực nam HQ.
Hyun Seung-jun là một chàng trai Hàn hiền lành, chất phác mà tôi gặp cuối năm 2003. 33 tuổi, anh làm thợ điện tại một cảng cá của một làng chài nhỏ ở Jeju. Cuộc sống của anh sẽ trôi đi một cách bằng lặng, nếu như không có Internet.
Năm 2000, chàng trai ở cái nơi đèo heo hút gió này quyết định nhờ hãng môi giới hôn nhân tìm vợ cho mình. Người ta giới thiệu cho anh một cô gái Việt Nam có tên là Trần Thị Thu Bê, quê ở ấp Bùng Binh, xã Đông Thuận, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh.
Chỉ khi vừa nhận được ảnh của Thu Bê gửi qua email, trái tim Seung-jun đã đập rộn lên một cách khác thường. Tháng 11.2001 anh bay đến TPHCM để gặp Thu Bê. Đám cưới được tổ chức ngày 25.11 cùng năm và sau đó Thu Bê theo chồng về Jeju. Đến cuối năm 2003 họ đã có một đứa con gái 11 tháng và đang chờ đứa con thứ hai chào đời vào khoảng tháng 5.2004.
Seung-jun khoe ảnh vợ con một cách kiêu hãnh (ảnh). Gặp được người khách Việt Nam, Seung-jun vui như được gặp người nhà. Anh móc túi lấy điện thoại di động, bấm về nhà và dúi vào tay tôi: "Anh nói chuyện với vợ tôi. Cả năm nay cô ấy không được nghe tiếng Việt".
Quả nhiên, tiếng Việt thân thương (mặc dù là giọng Bắc) khiến Thu Bê cảm động nghẹn ngào. Chị nhớ lại hồi mới sang, tiếng Hàn mới chỉ biết đôi ba chữ, lúc nào cũng thấy nhớ nhà. Nhưng may mà có người chồng hiền lành, tử tế, rất mực thương yêu vợ, nên chị cũng cảm thấy đỡ tủi.
Khi được hỏi: "Em có hạnh phúc không?", Thu Bê cười vang: "Em sướng như bà hoàng vậy, anh à! Có con rồi lại càng vui hơn!". Nói vậy thôi, chứ Thu Bê lúc nào cũng nhớ nhà, mặc dù được gia đình đằng chồng đối đãi tử tế.
Nhưng chắc là phải Tết 2005, chị mới về Việt Nam thăm ba má được. Phải đợi đứa con thứ hai của chị cứng cáp đã. Cả gia đình nhỏ bé ở Jeju của chị cũng sẽ về Việt Nam. "Chồng em đòi đi theo. Ảnh kiên quyết không cho em đi một mình" - giọng Thu Bê rổn rảng.
Cả đảo Jeju khi đó chỉ có hai người phụ nữ Việt Nam lấy chồng Hàn. Lúc mới qua, họ còn liên lạc được với nhau. Sau đó ai cũng bận rộn với cuộc sống riêng, nên họ hầu như đã bặt tin.
Đảo Jeju nổi tiếng với những hàng rào đá (tiếng địa phương gọi là batdam) chạy dài, cao chừng 0,5 đến 1m. Điều kỳ lạ là batdam hình thành từ những tảng đá xếp chồng lên nhau, không hề có một chút phụ gia gắn kết nào. Bề mặt thô nháp của những phiến đá núi lửa đã liên kết chúng lại với nhau.
Batdam đứng rất vững trước gió, vì những lỗ hổng tạo ra giữa các phiến đá có thể tiêu tán mọi sinh lực của gió. Người dân Jeju cũng giống như những phiến đá ấy. Họ đã liên kết để tạo lên một thiên đường du lịch trên hòn đảo này.
Chia tay với Seung-jun, không hiểu sao trong óc tôi cứ hiện lên hình ảnh Seung-jun mang một hòn đá lạ đến lắp vào hàng rào đá nhà mình. Viên đá ấy chẳng phải đá núi lửa, song nó cũng đã gắng gỏi dính kết vào những viên đá khác bằng những mối liên kết vô hình.
Cầu mong cho hàng rào đá nhà anh bền vững. Cầu mong cho căn nhà của anh luôn lặng gió.
Đội ngũ các cô dâu ngoại rất đa quốc tịch. Đứng đầu là người Trung Quốc (đa số là người gốc Hàn), tiếp đến là người Philippines. Cô dâu Việt Nam xếp thứ ba (đa phần là từ các tỉnh miền Tây Nam Bộ). Sau đó là người Mông Cổ, Uzbekistan và mới đây là cả các cô gái Khmer nữa.
Vân, một nghiên cứu sinh ở Đại học Quốc gia Seoul, nói với tôi: Không hiểu sao dịch vụ mai mối hôn nhân của họ khi giới thiệu các cô gái Việt thì lại nhấn mạnh yếu tố "trinh nữ". Các cô dâu tương lai từ những nước khác chỉ được gọi đơn giản là "cô gái" thôi.
Chính sự nhấn mạnh "trinh nữ" mang đậm chất thương mại này đã khiến nhiều người Việt phẫn nộ, xuống đường biểu tình, đòi dỡ bỏ dòng chữ "trinh nữ" ra khỏi quảng cáo của các công ty môi giới. Và nhiều công ty đã phải nhượng bộ.
Một quan chức ở Bộ Ngoại giao HQ nói: Các cô dâu Việt Nam được ưa chuộng, vì họ có nhiều phẩm chất tốt do ảnh hưởng của văn hóa Nho giáo như tôn trọng gia đình nhà chồng, chịu thương chịu khó, thích hợp nhanh với hoàn cảnh Hàn Quốc và đảm đương được những công việc đồng áng (mà họ cũng đã quen làm ở quê hương).
Một vị khác ở Quỹ văn hóa HQ thì cho rằng ngoài những điều nêu trên, phụ nữ Việt Nam khá giống với phụ nữ HQ, nên con cái họ sinh ra không khác biệt với con cái của những cặp vợ chồng Hàn - Hàn. Chính vì vậy mà chúng không bị phân biệt đối xử trong cộng đồng. Đó cũng chính là ưu thế tại sao đàn ông Hàn chọn phụ nữ Việt.
HQ sẽ có hàng vạn đứa trẻ lai từ những cặp vợ chồng Hàn - Việt. Chúng có thể thừa hưởng những phẩm chất tốt từ cha mẹ, nhưng cũng có thể sẽ trở thành nạn nhân của những mâu thuẫn do xung đột văn hóa, lối sống và tư duy. Chính vì vậy mà Chính phủ HQ đã lăng xê một chương trình giúp đỡ các cô dâu nước ngoài hòa nhập vào đời sống HQ, dạy cho họ tiếng Hàn, tư vấn y tế và pháp luật để họ có thể sống tự tin và thoải mái.
Vân nói, nếu phụ nữ Việt sang đây toàn tâm toàn ý vì gia đình thì sớm muộn họ cũng được đền đáp thôi, vì đa phần đàn ông Hàn đều hiền lành chăm chỉ. Nhưng cũng không ít cô muốn thoát khỏi cảnh chân lấm tay bùn ở Việt Nam, lấy chồng được vài tháng rồi tìm cách bỏ trốn, buôn bán sinh nhai và cặp bồ với các nam tu nghiệp sinh người Việt.
Ngẫm lại thấy lời Vân cũng có lý. Cách đây 3 năm tôi đã gặp một cặp vợ chồng Việt - Hàn hạnh phúc ở Jeju - đảo cực nam HQ.
Hyun Seung-jun là một chàng trai Hàn hiền lành, chất phác mà tôi gặp cuối năm 2003. 33 tuổi, anh làm thợ điện tại một cảng cá của một làng chài nhỏ ở Jeju. Cuộc sống của anh sẽ trôi đi một cách bằng lặng, nếu như không có Internet.
Năm 2000, chàng trai ở cái nơi đèo heo hút gió này quyết định nhờ hãng môi giới hôn nhân tìm vợ cho mình. Người ta giới thiệu cho anh một cô gái Việt Nam có tên là Trần Thị Thu Bê, quê ở ấp Bùng Binh, xã Đông Thuận, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh.
Chỉ khi vừa nhận được ảnh của Thu Bê gửi qua email, trái tim Seung-jun đã đập rộn lên một cách khác thường. Tháng 11.2001 anh bay đến TPHCM để gặp Thu Bê. Đám cưới được tổ chức ngày 25.11 cùng năm và sau đó Thu Bê theo chồng về Jeju. Đến cuối năm 2003 họ đã có một đứa con gái 11 tháng và đang chờ đứa con thứ hai chào đời vào khoảng tháng 5.2004.
Seung-jun khoe ảnh vợ con một cách kiêu hãnh (ảnh). Gặp được người khách Việt Nam, Seung-jun vui như được gặp người nhà. Anh móc túi lấy điện thoại di động, bấm về nhà và dúi vào tay tôi: "Anh nói chuyện với vợ tôi. Cả năm nay cô ấy không được nghe tiếng Việt".
Quả nhiên, tiếng Việt thân thương (mặc dù là giọng Bắc) khiến Thu Bê cảm động nghẹn ngào. Chị nhớ lại hồi mới sang, tiếng Hàn mới chỉ biết đôi ba chữ, lúc nào cũng thấy nhớ nhà. Nhưng may mà có người chồng hiền lành, tử tế, rất mực thương yêu vợ, nên chị cũng cảm thấy đỡ tủi.
Khi được hỏi: "Em có hạnh phúc không?", Thu Bê cười vang: "Em sướng như bà hoàng vậy, anh à! Có con rồi lại càng vui hơn!". Nói vậy thôi, chứ Thu Bê lúc nào cũng nhớ nhà, mặc dù được gia đình đằng chồng đối đãi tử tế.
Nhưng chắc là phải Tết 2005, chị mới về Việt Nam thăm ba má được. Phải đợi đứa con thứ hai của chị cứng cáp đã. Cả gia đình nhỏ bé ở Jeju của chị cũng sẽ về Việt Nam. "Chồng em đòi đi theo. Ảnh kiên quyết không cho em đi một mình" - giọng Thu Bê rổn rảng.
Cả đảo Jeju khi đó chỉ có hai người phụ nữ Việt Nam lấy chồng Hàn. Lúc mới qua, họ còn liên lạc được với nhau. Sau đó ai cũng bận rộn với cuộc sống riêng, nên họ hầu như đã bặt tin.
Đảo Jeju nổi tiếng với những hàng rào đá (tiếng địa phương gọi là batdam) chạy dài, cao chừng 0,5 đến 1m. Điều kỳ lạ là batdam hình thành từ những tảng đá xếp chồng lên nhau, không hề có một chút phụ gia gắn kết nào. Bề mặt thô nháp của những phiến đá núi lửa đã liên kết chúng lại với nhau.
Batdam đứng rất vững trước gió, vì những lỗ hổng tạo ra giữa các phiến đá có thể tiêu tán mọi sinh lực của gió. Người dân Jeju cũng giống như những phiến đá ấy. Họ đã liên kết để tạo lên một thiên đường du lịch trên hòn đảo này.
Chia tay với Seung-jun, không hiểu sao trong óc tôi cứ hiện lên hình ảnh Seung-jun mang một hòn đá lạ đến lắp vào hàng rào đá nhà mình. Viên đá ấy chẳng phải đá núi lửa, song nó cũng đã gắng gỏi dính kết vào những viên đá khác bằng những mối liên kết vô hình.
Cầu mong cho hàng rào đá nhà anh bền vững. Cầu mong cho căn nhà của anh luôn lặng gió.
0 comments:
Đăng nhận xét