Hồi Mỹ tấn công Iraq thì tôi đang tham dự lớp tiếng Anh dành cho báo chí ở Hội đồng Anh Hà Nội.
Giảng viên là một cô gái sinh trưởng ở Anh nhưng có gốc gác Ba Lan. Hình như người Do Thái thì phải, vì có mái tóc đen. Tất nhiên là cô xinh xắn, thông minh, tận tuỵ và dễ mến.
Một hôm, đúng vào cao trào chiến sự, cô giải thích hai cụm từ rất hot trong bối cảnh lúc ấy là friendly fire và collateral damage.
Friendly Fire (hoả lực thân thiện) tức là hoả lực bắn nhầm vào phe ta hoặc nhà dân. Tóm lại là loại hoả lực này mặc dù có sức mạnh giết người nhưng vẫn thân thiện.
Hậu quả của friendly fire là collateral damage (thiệt hại phụ, thiệt hại ngoài ý muốn). Đương nhiên, thiệt hại từ "hoả lực thân thiện" dù có nặng nề đến mấy thì cũng chỉ có thể là thiệt hại phụ, chứ không thể là thiệt hại chính được.
Đúng là trò chơi ngôn ngữ!!!
Mấy hôm gần đây bỗng được nghe một câu chuyện liên tưởng đến "hoả lực thân thiện" giữa hai bạn đồng nghiệp.
Bạn đồng nghiệp thứ nhất có nguy cơ bị nuốt chửng vì cơ quan chủ quản của bạn ấy bị sáp nhập vào Bộ.
Hai nữ phóng viên của bạn đồng nghiệp thứ hai thấy thế sốt sắng viết một bài (với chủ định tốt thôi, tôi tin thế) về tình hình và tâm tư của bạn thứ nhất. Tuy nhiên, do chủ quan, hai nữ phóng viên đưa ra những dẫn chứng thiếu kiểm chứng, những suy diễn thiếu cơ sở.
Chuyện ấy khiến cho bà con ở bạn đồng nghiệp thứ nhất nổi cơn thịnh nộ. Họ tức giận là phải thôi, vì không ngờ đúng vào lúc bối rối họ lại nhận được "hoả lực thân thiện" từ những người đứng chung một chiến hào. Họ đâu có thảm thương như lời mô tả của hai nữ phóng viên nọ!!!
Và thế là họ đã trút nỗi giận trên các blog. Từ phóng viên viết bài, đến biên tập viên, lãnh đạo của bạn đồng nghiệp thứ nhất đều bị nhận hoả lực đáp lại, lần này thì không còn "thân thiện" chút nào.
Sự giận dữ càng lên tới đỉnh điểm, khi bạn đồng nghiệp thứ nhất (chắc không có ai chơi blog) vô tư thưởng cho tác giả của cú "hoả lực thân thiện".
Lãnh đạo của bạn đồng nghiệp thứ hai không thể làm ngơ, gửi văn thư cho đồng nghiệp thứ nhất, đòi giải thích rõ những chi tiết không có thực trong bài báo kia.
Và bạn đồng nghiệp thứ nhất đương nhiên phải trả lời, phải nhận lỗi do đã phóng "hoả lực thân thiện".
"Thiệt hại ngoài ý muốn" trong trường hợp này, không giống như trong chiến tranh, lại quay trở lại giáng vào người đã gây ra "hoả lực thân thiện". Hai nữ tác giả đã phải hứng chịu không biết bao nhiêu lời rủa sả của đồng nghiệp, và chắc chắn sẽ phải chịu cả sự phê bình, rút thưởng của báo nhà.
"Hoả lực thân thiện" và "thiệt hại ngoài ý muốn" của nghề báo được chứa trong một cụm từ: "tai nạn nghề nghiệp"!
Giảng viên là một cô gái sinh trưởng ở Anh nhưng có gốc gác Ba Lan. Hình như người Do Thái thì phải, vì có mái tóc đen. Tất nhiên là cô xinh xắn, thông minh, tận tuỵ và dễ mến.
Một hôm, đúng vào cao trào chiến sự, cô giải thích hai cụm từ rất hot trong bối cảnh lúc ấy là friendly fire và collateral damage.
Friendly Fire (hoả lực thân thiện) tức là hoả lực bắn nhầm vào phe ta hoặc nhà dân. Tóm lại là loại hoả lực này mặc dù có sức mạnh giết người nhưng vẫn thân thiện.
Hậu quả của friendly fire là collateral damage (thiệt hại phụ, thiệt hại ngoài ý muốn). Đương nhiên, thiệt hại từ "hoả lực thân thiện" dù có nặng nề đến mấy thì cũng chỉ có thể là thiệt hại phụ, chứ không thể là thiệt hại chính được.
Đúng là trò chơi ngôn ngữ!!!
Mấy hôm gần đây bỗng được nghe một câu chuyện liên tưởng đến "hoả lực thân thiện" giữa hai bạn đồng nghiệp.
Bạn đồng nghiệp thứ nhất có nguy cơ bị nuốt chửng vì cơ quan chủ quản của bạn ấy bị sáp nhập vào Bộ.
Hai nữ phóng viên của bạn đồng nghiệp thứ hai thấy thế sốt sắng viết một bài (với chủ định tốt thôi, tôi tin thế) về tình hình và tâm tư của bạn thứ nhất. Tuy nhiên, do chủ quan, hai nữ phóng viên đưa ra những dẫn chứng thiếu kiểm chứng, những suy diễn thiếu cơ sở.
Chuyện ấy khiến cho bà con ở bạn đồng nghiệp thứ nhất nổi cơn thịnh nộ. Họ tức giận là phải thôi, vì không ngờ đúng vào lúc bối rối họ lại nhận được "hoả lực thân thiện" từ những người đứng chung một chiến hào. Họ đâu có thảm thương như lời mô tả của hai nữ phóng viên nọ!!!
Và thế là họ đã trút nỗi giận trên các blog. Từ phóng viên viết bài, đến biên tập viên, lãnh đạo của bạn đồng nghiệp thứ nhất đều bị nhận hoả lực đáp lại, lần này thì không còn "thân thiện" chút nào.
Sự giận dữ càng lên tới đỉnh điểm, khi bạn đồng nghiệp thứ nhất (chắc không có ai chơi blog) vô tư thưởng cho tác giả của cú "hoả lực thân thiện".
Lãnh đạo của bạn đồng nghiệp thứ hai không thể làm ngơ, gửi văn thư cho đồng nghiệp thứ nhất, đòi giải thích rõ những chi tiết không có thực trong bài báo kia.
Và bạn đồng nghiệp thứ nhất đương nhiên phải trả lời, phải nhận lỗi do đã phóng "hoả lực thân thiện".
"Thiệt hại ngoài ý muốn" trong trường hợp này, không giống như trong chiến tranh, lại quay trở lại giáng vào người đã gây ra "hoả lực thân thiện". Hai nữ tác giả đã phải hứng chịu không biết bao nhiêu lời rủa sả của đồng nghiệp, và chắc chắn sẽ phải chịu cả sự phê bình, rút thưởng của báo nhà.
"Hoả lực thân thiện" và "thiệt hại ngoài ý muốn" của nghề báo được chứa trong một cụm từ: "tai nạn nghề nghiệp"!
0 comments:
Đăng nhận xét