Ngày xửa ngày xưa, tức là cách đây hơn 20 năm, tình cờ ngồi xem chương trình "Cái gì? Ở đâu? Bao giờ?" trên Đài truyền hình trung ương Liên Xô (chương trình này đến nay vẫn hot trên ORT của Nga) thấy người dẫn chương trình ra câu hỏi: "Ngôn ngữ nào giàu nhạc điệu nhất thế giới?". Nhóm các nhà thông thái (znatoki) thảo luận và đi đến quyết định: "Tiếng Việt".
Ngồi xem trước màn hình mà tôi giật mình vì phát kiến này.
Nhưng khi người dẫn chương trình khẳng định phương án trả lời này là đúng, thì tôi còn kinh ngạc hơn. Hoá ra trước nay mình không hề biết điều này. Từ kinh ngạc chuyển sang tự hào trước các bạn sinh viên Nga ở cùng ký túc xá: Tiếng Việt giàu nhạc điệu nhất thế giới đấy nhé!
Ngày xưa người ta đã từng tổng kết: Tiếng Nga là tiếng nói của văn chương, tiếng Pháp dùng để nói với người yêu, tiếng Đức dùng để nói với kẻ thù... Rất đúng.
Nay bổ sung thêm vài nhận xét về các ngôn ngữ khác từ quan điểm cá nhân:
- Tiếng Anh: Ngôn ngữ bình dân. Cả thế giới nói tiếng Anh, mỗi dân tộc nói một kiểu. Singlish nói ở Singapore và Malaysia rất buồn cười. Thailish, Vietlish, Chi(na)lese... đang làm cho tiếng này ngày một bình dân.
- Tiếng Nga: Ngôn ngữ khoa học. Những công trình khoa học viết bằng tiếng Nga bao giờ cũng chặt chẽ, chính xác và ít khi khiến người đọc phải hiểu sai nghĩa. Nhưng tiếng Nga dạo này bị Anh hoá trầm trọng. Giới nhà giàu mới phất rất khoái chêm tiếng Anh vào tiếng Nga.
- Tiếng Tây Ban Nha: Ngôn ngữ hội hè. Nếu tự nhiên lọt vào giữa một đám đông người nói tiếng Tây Ban Nha, sẽ có cảm giác đang dự một ngày hội nào đó. Họ nói líu lo, vui lắm, dường như bản chất của thứ ngôn ngữ ấy là niềm vui.
- Tiếng Italia: Ngôn ngữ gợi tình. Chao ôi, nghe tiếng Italia, thấy nó sexy khủng khiếp. Ngay cả tiếng phát thanh viên vô cảm ở sân bay cũng sexy. Không tin bà con cứ coi "Cinema Paradiso" hay "Marlena" mà xem.
- Tiếng Hoa: Ngôn ngữ elite. Trước mình không thích tiếng Hoa, nghe cứ eo éo, khó chịu. Nhưng nay thì thay đổi thái độ sau lần đi dự Festival of Tourism ở Hàn Quốc. Lúc đầu mọi người đều nói tiếng Anh cả, ai cũng chan hoà vui vẻ. Nhưng rồi đến hôm chiêu đãi, thấy họ cứ tụ tập thành từng nhóm nói chuyện với nhau, trật khấc mình. Lảng vảng quanh từng nhóm thì thấy họ sử dụng thứ tiếng khác... Tiếng Hoa phổ thông (Mandarin).
Hoá ra tiếng Anh chỉ là để hello, how are you thôi, còn đến lúc nói chuyện làm ăn, tâm tình, thì thương gia Châu Á chuyển sang tiếng Hoa hết.
Đi học tiếng Hoa thôi!
Ngồi xem trước màn hình mà tôi giật mình vì phát kiến này.
Nhưng khi người dẫn chương trình khẳng định phương án trả lời này là đúng, thì tôi còn kinh ngạc hơn. Hoá ra trước nay mình không hề biết điều này. Từ kinh ngạc chuyển sang tự hào trước các bạn sinh viên Nga ở cùng ký túc xá: Tiếng Việt giàu nhạc điệu nhất thế giới đấy nhé!
Ngày xưa người ta đã từng tổng kết: Tiếng Nga là tiếng nói của văn chương, tiếng Pháp dùng để nói với người yêu, tiếng Đức dùng để nói với kẻ thù... Rất đúng.
Nay bổ sung thêm vài nhận xét về các ngôn ngữ khác từ quan điểm cá nhân:
- Tiếng Anh: Ngôn ngữ bình dân. Cả thế giới nói tiếng Anh, mỗi dân tộc nói một kiểu. Singlish nói ở Singapore và Malaysia rất buồn cười. Thailish, Vietlish, Chi(na)lese... đang làm cho tiếng này ngày một bình dân.
- Tiếng Nga: Ngôn ngữ khoa học. Những công trình khoa học viết bằng tiếng Nga bao giờ cũng chặt chẽ, chính xác và ít khi khiến người đọc phải hiểu sai nghĩa. Nhưng tiếng Nga dạo này bị Anh hoá trầm trọng. Giới nhà giàu mới phất rất khoái chêm tiếng Anh vào tiếng Nga.
- Tiếng Tây Ban Nha: Ngôn ngữ hội hè. Nếu tự nhiên lọt vào giữa một đám đông người nói tiếng Tây Ban Nha, sẽ có cảm giác đang dự một ngày hội nào đó. Họ nói líu lo, vui lắm, dường như bản chất của thứ ngôn ngữ ấy là niềm vui.
- Tiếng Italia: Ngôn ngữ gợi tình. Chao ôi, nghe tiếng Italia, thấy nó sexy khủng khiếp. Ngay cả tiếng phát thanh viên vô cảm ở sân bay cũng sexy. Không tin bà con cứ coi "Cinema Paradiso" hay "Marlena" mà xem.
- Tiếng Hoa: Ngôn ngữ elite. Trước mình không thích tiếng Hoa, nghe cứ eo éo, khó chịu. Nhưng nay thì thay đổi thái độ sau lần đi dự Festival of Tourism ở Hàn Quốc. Lúc đầu mọi người đều nói tiếng Anh cả, ai cũng chan hoà vui vẻ. Nhưng rồi đến hôm chiêu đãi, thấy họ cứ tụ tập thành từng nhóm nói chuyện với nhau, trật khấc mình. Lảng vảng quanh từng nhóm thì thấy họ sử dụng thứ tiếng khác... Tiếng Hoa phổ thông (Mandarin).
Hoá ra tiếng Anh chỉ là để hello, how are you thôi, còn đến lúc nói chuyện làm ăn, tâm tình, thì thương gia Châu Á chuyển sang tiếng Hoa hết.
Đi học tiếng Hoa thôi!
0 comments:
Đăng nhận xét