Lần đầu khi nghe tôi nói từ "Team Work", các em sinh viên K49 khoa Báo chí Đại học Khoa học Xã hội Nhân văn đã ồ lên cười. Có thể các bạn ấy nghe nó giống một từ nào đó buồn cười trong tiếng Việt.
Nhưng Team Work chả buồn cười tí nào, nếu như không nói đó là kỹ năng quan trọng hàng đầu để có được thành công trong thời buổi @ hôm nay.
Cách đây 7-8 năm, ông Trần Văn Thình, Đại sứ của Liên minh Châu Âu (ông Thình là người Việt Nam đầu tiên được bổ nhiệm làm đại sứ ở nước ngoài, ông đã đàm phán hiệp định thương mại giữa EU và Trung Quốc; tại cuộc đàm phán người ta tưởng lầm ông là phiên dịch tiếng Hoa, chứ không phải là nhà đàm phán chính), có nói: "Người Việt chỉ đoàn kết khi nhìn thấy kẻ thù".
Đúng là mỗi khi có giặc ngoại xâm, hay chống lại thiên tai..., người Việt rất dễ dàng liên kết với nhau. Khi hết nguy cơ, thì khả năng liên kết cũng giảm xuống, nhiều khi triệt tiêu, thậm chí dẫn đến đối đầu...
Có một câu chuyện tiếu lâm lưu truyền vài ba thập niên nay rằng một sinh viên VN có trí thông minh không thua kém một sinh viên Đức, ba sinh viên Đức tốt nghiệp ra trường có thể hợp tác để tạo ra phát minh, còn ba người Việt Nam thì chỉ kìm hãm nhau, người này chặn cơ hội phát triển của người kia.
Nói chung, người Việt chúng ta ích kỷ, thích làm việc đơn lẻ và đạt thành tích cá nhân hơn là cộng tác với nhau để có được thành tích cho cả một nhóm. Tiếng Việt chằng có từ "chơi trội" đó sao?
Ở trường, các thầy cô chẳng mấy mặn mà giao bài tập thực hành cho các nhóm học sinh. Các em thì mạnh ai nấy học, sao cho mình phải cao điểm hơn bạn khác.
Con người ta dù thông minh đến mấy, thì cũng chỉ giỏi giang ở một vài lĩnh vực nhất định. Mà công việc ngày hôm nay thì đòi hỏi phải đưa ra được những giải pháp mang tính tổng thể, nên một cá nhân dù giỏi thế nào, cũng có những chỗ hở sườn.
Ví dụ, người Việt có thể làm một sản phẩm có chất lượng không tồi, nhưng lại không biết cách tiếp thị và bán sản phẩm ấy. Trong khi người chế tạo ra sản phẩm lại có tâm lý coi thường người tiếp thị, bán hàng, mà không đếm xỉa đến chuyện, nếu không có những người đấy thì sản phẩm của anh chỉ xếp trong kho và anh bị treo niêu.
Rất nhiều người vỗ ngực rằng mình giỏi giang, có tầm nhìn chiến lược, cao ngạo về trí thông minh của mình, nhưng chẳng bao giờ chịu đứng cùng người khác. Rốt cục là những ý tưởng cao siêu của họ không thực hiện được, vì họ không có kỹ năng cộng tác, lắng nghe và hoà mình trong team work.
Nhưng Team Work chả buồn cười tí nào, nếu như không nói đó là kỹ năng quan trọng hàng đầu để có được thành công trong thời buổi @ hôm nay.
Cách đây 7-8 năm, ông Trần Văn Thình, Đại sứ của Liên minh Châu Âu (ông Thình là người Việt Nam đầu tiên được bổ nhiệm làm đại sứ ở nước ngoài, ông đã đàm phán hiệp định thương mại giữa EU và Trung Quốc; tại cuộc đàm phán người ta tưởng lầm ông là phiên dịch tiếng Hoa, chứ không phải là nhà đàm phán chính), có nói: "Người Việt chỉ đoàn kết khi nhìn thấy kẻ thù".
Đúng là mỗi khi có giặc ngoại xâm, hay chống lại thiên tai..., người Việt rất dễ dàng liên kết với nhau. Khi hết nguy cơ, thì khả năng liên kết cũng giảm xuống, nhiều khi triệt tiêu, thậm chí dẫn đến đối đầu...
Có một câu chuyện tiếu lâm lưu truyền vài ba thập niên nay rằng một sinh viên VN có trí thông minh không thua kém một sinh viên Đức, ba sinh viên Đức tốt nghiệp ra trường có thể hợp tác để tạo ra phát minh, còn ba người Việt Nam thì chỉ kìm hãm nhau, người này chặn cơ hội phát triển của người kia.
Nói chung, người Việt chúng ta ích kỷ, thích làm việc đơn lẻ và đạt thành tích cá nhân hơn là cộng tác với nhau để có được thành tích cho cả một nhóm. Tiếng Việt chằng có từ "chơi trội" đó sao?
Ở trường, các thầy cô chẳng mấy mặn mà giao bài tập thực hành cho các nhóm học sinh. Các em thì mạnh ai nấy học, sao cho mình phải cao điểm hơn bạn khác.
Con người ta dù thông minh đến mấy, thì cũng chỉ giỏi giang ở một vài lĩnh vực nhất định. Mà công việc ngày hôm nay thì đòi hỏi phải đưa ra được những giải pháp mang tính tổng thể, nên một cá nhân dù giỏi thế nào, cũng có những chỗ hở sườn.
Ví dụ, người Việt có thể làm một sản phẩm có chất lượng không tồi, nhưng lại không biết cách tiếp thị và bán sản phẩm ấy. Trong khi người chế tạo ra sản phẩm lại có tâm lý coi thường người tiếp thị, bán hàng, mà không đếm xỉa đến chuyện, nếu không có những người đấy thì sản phẩm của anh chỉ xếp trong kho và anh bị treo niêu.
Rất nhiều người vỗ ngực rằng mình giỏi giang, có tầm nhìn chiến lược, cao ngạo về trí thông minh của mình, nhưng chẳng bao giờ chịu đứng cùng người khác. Rốt cục là những ý tưởng cao siêu của họ không thực hiện được, vì họ không có kỹ năng cộng tác, lắng nghe và hoà mình trong team work.
Một thí sinh đoạt giải Trí tuệ Việt Nam kể câu chuyện thế này: Làm việc cho cty phần mềm nước ngoài, cậu được phân công thực hiện một phần dự án theo thiết kế đã có sẵn. Áp dụng nguyên tắc "phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật" của người Việt, cậu làm phần việc của mình tốt hơn so với thiết kế yêu cầu. Cậu hãnh diện lắm.
Nhưng than ôi, khi đem ghép lại, thì cái phần làm tốt của cậu khiến cho phần mềm không hoạt động được. Cậu buộc phải sửa lại theo đúng yêu cầu. Sự "chơi trội" vô thức đã khiến cậu mất thêm thời gian, công sức, và như vậy gây thiệt hại cho công ty. Cậu được bài học nhớ đời về team work.
Có nhiều dân tộc không thông minh hơn người Việt, nhưng hiệu quả công việc của họ lại cao hơn. Phải chăng kỹ năng "team work" của họ tốt hơn chúng ta?
Nhưng than ôi, khi đem ghép lại, thì cái phần làm tốt của cậu khiến cho phần mềm không hoạt động được. Cậu buộc phải sửa lại theo đúng yêu cầu. Sự "chơi trội" vô thức đã khiến cậu mất thêm thời gian, công sức, và như vậy gây thiệt hại cho công ty. Cậu được bài học nhớ đời về team work.
Có nhiều dân tộc không thông minh hơn người Việt, nhưng hiệu quả công việc của họ lại cao hơn. Phải chăng kỹ năng "team work" của họ tốt hơn chúng ta?
0 comments:
Đăng nhận xét