Đương đầu với nguy hiểm chết người, 180 kỹ sư và chuyên viên là những người cuối cùng còn lại ở nhà máy điện hạt nhân Fukushima. Họ có thể là cơ hội cuối cùng cứu Nhật Bản khỏi thảm hoạ.
180 người này được gọi là Fukushima 50, bởi họ sẽ thay nhau không ngừng nghỉ làm nguội các lò phản ứng theo từng ca 50 người. Họ là những người duy nhất còn ở lại nhà máy Fukushima trong khi 750 nhân viên khác đã được sơ tán.
Tối 16.3, họ tự nguyện quay lại nhà máy Fukushima, phơi mình trong môi trường phát xạ nguy hiểm tính mạng ở nhà máy này để ngăn ngừa thảm hoạ. “Chúng tôi không sợ chết”, báo chí Nhật dẫn lời họ. Không ai biết danh tánh của 180 người này. Trên đài truyền hình quốc gia NHK, vợ của một người trong đội cảm tử Fukushima 50 nói bà muốn chồng “làm hết sức mình”. Ông đã gửi cho bà một email, cho biết tình hình nghiêm trọng ra sao và căn dặn bà tự chăm lo vì ông sẽ vắng nhà một thời gian.
Các chuyên viên này đã thoát thân khỏi nhà máy sáng sớm 16.3 sau khi mức phóng xạ lên quá cao. Nhưng họ đã quay lại. Thủ tướng Nhật Naota Kan đã nói với họ: “Các bạn là những người duy nhất có thể giải quyết khủng hoảng này. Không thể nghĩ đến chuyện rút lui”.
Những anh hùng vô danh
Đội cảm tử này sẽ làm việc theo từng ca từ 50 – 70 người. Họ sẽ lao vào nhà máy trong vòng từ 10 – 15 phút để bơm nước biển vào trong lò phản ứng đang bị nung nóng đến mức nguy hiểm, kiểm tra lò và dọn dẹp những đống đổ nát của các vụ nổ trước. Ca khác sẽ luân phiên tiếp sức ngay vì càng phơi lâu trong môi trường phóng xạ càng nguy hiểm đến tính mạng.
Trong mê cung của thiết bị chìm trong bóng tối, những anh hùng vô danh trong bộ đồ bảo hộ phóng xạ màu trắng bọc kín người chỉ được soi đường bằng chiếc đèn pin. Họ hít thở qua bình oxy đeo trên lưng, vừa làm việc vừa nghe ngóng những tiếng nổ khi khí hydro thoát ra từ những vách lòng hư hỏng tiếp xúc với không khí.
Bộ Y tế Nhật Bản cho biết, đã nâng mức độ phơi xạ cho phép của mỗi người từ 100 milliSievert lên 250 milliSievert – gấp năm lần mức độ phơi xạ cho phép của nhân viên nhà máy hạt nhân của Mỹ. Sự thay đổi này có nghĩa là các thành viên Fukushima 50 có thể làm việc lâu hơn trong môi trường này. 180 người sẽ thay phiên nhau để bảo đảm họ không bị phơi xạ vượt ngưỡng 250 milliSievert. Họ mang trên người máy đo phóng xạ nên có thể biết đích xác khi nào thì nên tạm dừng.
Giáo sư xạ học Keiichi Nakagawa ở Tokyo, nói: “Họ chẳng khác gì những chiến sĩ quyết tử trong chiến tranh”. Các chuyên gia cho rằng bộ đồ bảo hộ và bình oxy không thể ngăn chặn được các bức xạ vô hình thấm vào cơ thể các chuyên viên cảm tử này. 500 trung tâm cấy tuỷ xương ở 27 nước châu Âu đã được báo động để sẵn sàng điều trị cho họ.
“Ra đi với ý thức sứ mệnh…”
Công ty điện lực Tokyo TEPCO, cơ quan điều hành nhà máy Fukushima, hầu như không nói gì về các nhân viên của mình. Theo TEPCO, năm nhân viên đã chết kể từ vụ động đất hôm 11.3 và 22 người khác bị thương vì nhiều nguyên do trong khi hai người nữa mất tích. TEPCO cũng từ chối công bố danh tánh và thông tin của 180 người tham gia đội cảm tử Fukushima 50.
Hãng tin Jiji Press của Nhật hôm 17.3 cho biết, TEPCO kêu gọi thêm 20 người tình nguyện nữa tham gia khống chế tình hình ở nhà máy Fukushima. Nhiều chuyên viên TEPCO và các nơi khác đã xung phong nhận nhiệm vụ nguy hiểm này. Trong số đó có một chuyên viên 59 tuổi với 40 năm kinh nghiệm làm việc cho các nhà máy điện hạt nhân của một công ty điện lực khu vực và chỉ còn sáu tháng nữa là nghỉ hưu.
Thông tin này chưa được TEPCO xác nhận nhưng trên mạng Twitter, một cô gái bày tỏ niềm tự hào lẫn đau khổ khi hay tin người cha sắp về hưu của cô tham gia đội cảm tử Fukushima 50: “Tôi cố ngăn dòng lệ khi nghe cha mình tự nguyện tham gia dù chỉ còn nửa năm nữa thôi là ông về hưu. Ông đã nói: “Tương lai của điện hạt nhân phụ thuộc vào việc chúng tôi xử trí chuyện này như thế nào. Tôi sẽ ra đi với ý thức sứ mệnh…” Tôi tự hào về cha tôi xiết bao”.
Trần Ngọc Đăng
Chú thích: Những người tiếp cận với phóng xạ trong một bán kính nguy hiểm đều được trang bị đồ bảo hộ để có thể chịu đựng được mức phơi xạ cao hơn so với tiêu chuẩn bình thường. Ảnh: Reuters
Nguồn:
Đội cảm tử Fukushima 50
Entries liên quan:
TANG THƯƠNG NHẬT BẢN
KIÊN CƯỜNG NHẬT BẢN
NHÌN NGƯỜI NHẬT, NGHĨ VỀ TA
CẦU NGUYỆN CHO NHẬT BẢN
CẬU BÉ NHẬT 9 TUỔI VÀ BÀI HỌC VỀ SỰ HY SINH
NƯỚC MẮT Ở THIÊN ĐƯỜNG
180 người này được gọi là Fukushima 50, bởi họ sẽ thay nhau không ngừng nghỉ làm nguội các lò phản ứng theo từng ca 50 người. Họ là những người duy nhất còn ở lại nhà máy Fukushima trong khi 750 nhân viên khác đã được sơ tán.
Tối 16.3, họ tự nguyện quay lại nhà máy Fukushima, phơi mình trong môi trường phát xạ nguy hiểm tính mạng ở nhà máy này để ngăn ngừa thảm hoạ. “Chúng tôi không sợ chết”, báo chí Nhật dẫn lời họ. Không ai biết danh tánh của 180 người này. Trên đài truyền hình quốc gia NHK, vợ của một người trong đội cảm tử Fukushima 50 nói bà muốn chồng “làm hết sức mình”. Ông đã gửi cho bà một email, cho biết tình hình nghiêm trọng ra sao và căn dặn bà tự chăm lo vì ông sẽ vắng nhà một thời gian.
Các chuyên viên này đã thoát thân khỏi nhà máy sáng sớm 16.3 sau khi mức phóng xạ lên quá cao. Nhưng họ đã quay lại. Thủ tướng Nhật Naota Kan đã nói với họ: “Các bạn là những người duy nhất có thể giải quyết khủng hoảng này. Không thể nghĩ đến chuyện rút lui”.
Những anh hùng vô danh
Đội cảm tử này sẽ làm việc theo từng ca từ 50 – 70 người. Họ sẽ lao vào nhà máy trong vòng từ 10 – 15 phút để bơm nước biển vào trong lò phản ứng đang bị nung nóng đến mức nguy hiểm, kiểm tra lò và dọn dẹp những đống đổ nát của các vụ nổ trước. Ca khác sẽ luân phiên tiếp sức ngay vì càng phơi lâu trong môi trường phóng xạ càng nguy hiểm đến tính mạng.
Trong mê cung của thiết bị chìm trong bóng tối, những anh hùng vô danh trong bộ đồ bảo hộ phóng xạ màu trắng bọc kín người chỉ được soi đường bằng chiếc đèn pin. Họ hít thở qua bình oxy đeo trên lưng, vừa làm việc vừa nghe ngóng những tiếng nổ khi khí hydro thoát ra từ những vách lòng hư hỏng tiếp xúc với không khí.
Bộ Y tế Nhật Bản cho biết, đã nâng mức độ phơi xạ cho phép của mỗi người từ 100 milliSievert lên 250 milliSievert – gấp năm lần mức độ phơi xạ cho phép của nhân viên nhà máy hạt nhân của Mỹ. Sự thay đổi này có nghĩa là các thành viên Fukushima 50 có thể làm việc lâu hơn trong môi trường này. 180 người sẽ thay phiên nhau để bảo đảm họ không bị phơi xạ vượt ngưỡng 250 milliSievert. Họ mang trên người máy đo phóng xạ nên có thể biết đích xác khi nào thì nên tạm dừng.
Giáo sư xạ học Keiichi Nakagawa ở Tokyo, nói: “Họ chẳng khác gì những chiến sĩ quyết tử trong chiến tranh”. Các chuyên gia cho rằng bộ đồ bảo hộ và bình oxy không thể ngăn chặn được các bức xạ vô hình thấm vào cơ thể các chuyên viên cảm tử này. 500 trung tâm cấy tuỷ xương ở 27 nước châu Âu đã được báo động để sẵn sàng điều trị cho họ.
“Ra đi với ý thức sứ mệnh…”
Công ty điện lực Tokyo TEPCO, cơ quan điều hành nhà máy Fukushima, hầu như không nói gì về các nhân viên của mình. Theo TEPCO, năm nhân viên đã chết kể từ vụ động đất hôm 11.3 và 22 người khác bị thương vì nhiều nguyên do trong khi hai người nữa mất tích. TEPCO cũng từ chối công bố danh tánh và thông tin của 180 người tham gia đội cảm tử Fukushima 50.
Hãng tin Jiji Press của Nhật hôm 17.3 cho biết, TEPCO kêu gọi thêm 20 người tình nguyện nữa tham gia khống chế tình hình ở nhà máy Fukushima. Nhiều chuyên viên TEPCO và các nơi khác đã xung phong nhận nhiệm vụ nguy hiểm này. Trong số đó có một chuyên viên 59 tuổi với 40 năm kinh nghiệm làm việc cho các nhà máy điện hạt nhân của một công ty điện lực khu vực và chỉ còn sáu tháng nữa là nghỉ hưu.
Thông tin này chưa được TEPCO xác nhận nhưng trên mạng Twitter, một cô gái bày tỏ niềm tự hào lẫn đau khổ khi hay tin người cha sắp về hưu của cô tham gia đội cảm tử Fukushima 50: “Tôi cố ngăn dòng lệ khi nghe cha mình tự nguyện tham gia dù chỉ còn nửa năm nữa thôi là ông về hưu. Ông đã nói: “Tương lai của điện hạt nhân phụ thuộc vào việc chúng tôi xử trí chuyện này như thế nào. Tôi sẽ ra đi với ý thức sứ mệnh…” Tôi tự hào về cha tôi xiết bao”.
Trần Ngọc Đăng
Chú thích: Những người tiếp cận với phóng xạ trong một bán kính nguy hiểm đều được trang bị đồ bảo hộ để có thể chịu đựng được mức phơi xạ cao hơn so với tiêu chuẩn bình thường. Ảnh: Reuters
Nguồn:
Đội cảm tử Fukushima 50
Entries liên quan:
TANG THƯƠNG NHẬT BẢN
KIÊN CƯỜNG NHẬT BẢN
NHÌN NGƯỜI NHẬT, NGHĨ VỀ TA
CẦU NGUYỆN CHO NHẬT BẢN
CẬU BÉ NHẬT 9 TUỔI VÀ BÀI HỌC VỀ SỰ HY SINH
NƯỚC MẮT Ở THIÊN ĐƯỜNG
4 comments:
Nhật có tinh thần võ sĩ đạo nên việc họ ko ngại hi sinh cứu người là bản tính rồi. Thế nhưng, cũng có đất nước sản sinh ra những người điên, như đám khủng bố thích quyết tử đánh bom vào hành khách trong những chuyến bay, crazy.
Em đọc link FB thấy nói, có một kĩ sư người Việt ở Mỹ bị nạn ở Nhật đã được Mỹ cho trực thăng bốc ngay ra hạm đội 7, khi được báo có người của họ bị nạn. Trong khi đó, các du học sinh Việt lang thang cần giúp thì người viết thơ bảo là...chưa thấy bên nhà mình xuất hiện ra tay gì cả.
Tính cộng đồng của dân tộc xứ khác có lẽ cao hơn dân mình. Có lần em được một đứa trẻ nó dạy em tính phải biết nghĩ đến chung quanh đấy. Lần đó, vì vội đi làm nên em tấp đại xe vào parking bên đường để mua cafe. Em vừa mở cửa xe bước ra thì có đứa bé gái nó chạy đến nói rằng.
-"Cô ơi, đây là chỗ đậu xe dành cho người khuyết tật mà? cô đậu sai rồi..."
Em nhìn lại thì thấy đúng là dưới lòng đường có vẽ bảng hiệu hadicap. Em xin lỗi nó, và dời xe đi ngay. Con bé cười tươi với đôi mắt thật ngây thơ, trả lời.
-"cám ơn cô!"
Em hy vọng sau nhiều câu chuyện về NB, người dân nhiều nước, đặc biệt ở VN sẽ thức tỉnh, đặc biệt là ở cấp lãnh đạo, để thay đổi và có hướng phát triển hơn nữa về nhân tố con người và văn hóa. Chứ chỉ âm thầm ngưỡng mộ không sau những bài học trên internet và báo mạng thì cuối cùng mọi thứ cũng chìm vào quên lãng, nhiều người chúng ta vẫn sống quân hồi vô phèng như đã từng :D
@Dứa: học tập được một phần thôi, chỉ cần tính cách bình tĩnh trong mọi trường hợp của người Nhật thôi là đã tốt lắm ròi :-)
Tôi chỉ có thể nghĩ về họ với một suy nghĩ duy nhất là "cảm phục". Họ sẵn sàng quên mình vì mọi người. Kể từ khi xảy ra sự kiện tang thương này thì điều tôi chú nhất vẫn là theo dõi tình hình ở các lò phản ứng hạt nhân nên đọc được nhiều thông tin về họ. Họ là những thành viên "Thần Phong thời hiện đại". Trái lại ở ta thì có vẻ như hơi "bị khác" khi "Mình vì mọi người. Mọi người coi mình như...mọi". (mọi ở đây có nghĩa là làm tôi tớ, làm mọi)
Đăng nhận xét