Để xứng với danh xưng “đại gia” hay được xem là giới thượng lưu, nhiều người đã không ngần ngại “chi bạo”, thậm chí nhiều người đã bỏ ra hàng đống tiền chỉ để thỏa mãn một thú vui hay đơn giản chỉ là một trò tiêu khiển nào đó.
Hình như đã qua rồi cái thời người ta thi thố nhau bằng “dế” xịn hay siêu xe. Ngày nay, muốn thể hiện “đẳng cấp” hơn, người thì phải biết ăn thịt rừng quý hiếm hay phải biết chơi “hàng độc”, hàng gỗ quý đã được xếp vào loại tuyệt chủng. Ai chơi hàng càng hiếm thì chứng tỏ đẳng cấp người ấy càng cao, kể cả những thứ đang bị liệt vào sách đỏ, hàng quốc cấm.
Ngoài những người thực sự giàu có, một số đại gia hay quan chức vì do mê tín, cho rằng ăn thú rừng trong dịp đầu năm sẽ mang lại may mắn và phát tài nên đã đổ xô lên miền núi săn thịt thú rừng vào những ngày đầu năm mới.
Cũng vì những thú vui của một số người lắm tiền nhiều của, hay xu hướng chạy theo việc thể hiện đẳng cấp mà càng ngày những loài động vật quý hiếm, động vật hoang dã hay các loại gỗ quý đang bị liệt vào danh sách đỏ, thậm chí cả những mảng rừng nguyên sinh đang bị tàn phá nghiêm trọng, khiến cho tình trạng lũ lụt ngày càng thêm nghiêm trọng.
Bên cạnh đó, xu hướng ăn thịt rừng cũng đã khiến cho thị trường buôn bán động vật hoang dã đã đến mức báo động hiện nay. Theo các tài liệu, ước tính có khoảng 80/ 200 loài động vật hoang dã quý hiếm được buôn bán trên thị trường Việt Nam, trong đó đa phần là khai thác bất hợp pháp. Và nạn buôn bán động vật hoang dã đang được xếp vào loại có lợi nhuận đứng thứ hai, sau ma túy.
Có một điều đáng nói là trong khi nhiều người giàu trên thế giới đều dành phần lớn tài sản của mình để đóng góp cho xã hội, cho các quỹ từ thiện thì người giàu Việt Nam lại dành nó cho những thú vui của riêng mình. Trong số đó không ít người còn tham gia tích cực vào việc tận diệt thiên nhiên.
Xu hướng nhiều quan chức, cán bộ cũng bắt đầu thể hiện đẳng cấp của mình thông qua thú vui chơi “hàng độc”. Từ đó một xu hướng sưu tầm, tìm kiếm các sản vật quý hiếm, kể cả trong sách đỏ được hình thành.
Về mặt xã hội, trong khi ở các nước phát triển, cuộc sống gần gủi, thân thiện với thiên nhiên đang được đề cao thì chúng ta lại làm ngược lại. Rất nhiều du khách phương Tây đã phải sững sờ khi chứng kiến cảnh giết mổ, tận diệt thú rừng tại Việt Nam.
Trong môi trường giáo dục cũng vậy. Ở nhiều quốc gia khác trên thế giới, người ta dạy cho trẻ em biết yêu thương thiên nhiên, biết yêu quý động vật và thường xuyên có những buổi hoạt động ngoại khóa ngoài trời. Còn ở Việt Nam thì đôi ngược lại.
Vì nhiều lý do mà trong chương trình giáo dục thiếu hẳn những buổi thực hành, những hoạt động ngoại khóa hướng về thiên nhiên đã đành, trong khi nhiều bậc làm cha, làm mẹ lại thường khoe khoang những “chiến tích” tận diệt thú rừng hay khoe những sản vật từ các loại cây quý hiếm với bạn bè ngay trước mặt trẻ con. Không khó để bắt gặp những hình ảnh nhiều người làm cha, làm chú ngang nhiên yêu cầu nhân viên nhà hàng làm thịt thú rừng ngay trước mặt trẻ em.
Điều này vô tình đã tạo cho trẻ những suy nghĩ lệch lạc về giá trị của cuộc sống đồng thời cũng dạy cho trẻ những hành vi phá hoại thiên nhiên.
Đã có nhiều người gọi những đại gia này là những “đồ tể” của rừng xanh. Cách gọi này xem ra không quá lời đối với những hành động phá hoại thiên nhiên trực tiếp và dán tiếp của họ!
Hình như đã qua rồi cái thời người ta thi thố nhau bằng “dế” xịn hay siêu xe. Ngày nay, muốn thể hiện “đẳng cấp” hơn, người thì phải biết ăn thịt rừng quý hiếm hay phải biết chơi “hàng độc”, hàng gỗ quý đã được xếp vào loại tuyệt chủng. Ai chơi hàng càng hiếm thì chứng tỏ đẳng cấp người ấy càng cao, kể cả những thứ đang bị liệt vào sách đỏ, hàng quốc cấm.
Ngoài những người thực sự giàu có, một số đại gia hay quan chức vì do mê tín, cho rằng ăn thú rừng trong dịp đầu năm sẽ mang lại may mắn và phát tài nên đã đổ xô lên miền núi săn thịt thú rừng vào những ngày đầu năm mới.
Cũng vì những thú vui của một số người lắm tiền nhiều của, hay xu hướng chạy theo việc thể hiện đẳng cấp mà càng ngày những loài động vật quý hiếm, động vật hoang dã hay các loại gỗ quý đang bị liệt vào danh sách đỏ, thậm chí cả những mảng rừng nguyên sinh đang bị tàn phá nghiêm trọng, khiến cho tình trạng lũ lụt ngày càng thêm nghiêm trọng.
Bên cạnh đó, xu hướng ăn thịt rừng cũng đã khiến cho thị trường buôn bán động vật hoang dã đã đến mức báo động hiện nay. Theo các tài liệu, ước tính có khoảng 80/ 200 loài động vật hoang dã quý hiếm được buôn bán trên thị trường Việt Nam, trong đó đa phần là khai thác bất hợp pháp. Và nạn buôn bán động vật hoang dã đang được xếp vào loại có lợi nhuận đứng thứ hai, sau ma túy.
Có một điều đáng nói là trong khi nhiều người giàu trên thế giới đều dành phần lớn tài sản của mình để đóng góp cho xã hội, cho các quỹ từ thiện thì người giàu Việt Nam lại dành nó cho những thú vui của riêng mình. Trong số đó không ít người còn tham gia tích cực vào việc tận diệt thiên nhiên.
Xu hướng nhiều quan chức, cán bộ cũng bắt đầu thể hiện đẳng cấp của mình thông qua thú vui chơi “hàng độc”. Từ đó một xu hướng sưu tầm, tìm kiếm các sản vật quý hiếm, kể cả trong sách đỏ được hình thành.
Về mặt xã hội, trong khi ở các nước phát triển, cuộc sống gần gủi, thân thiện với thiên nhiên đang được đề cao thì chúng ta lại làm ngược lại. Rất nhiều du khách phương Tây đã phải sững sờ khi chứng kiến cảnh giết mổ, tận diệt thú rừng tại Việt Nam.
Trong môi trường giáo dục cũng vậy. Ở nhiều quốc gia khác trên thế giới, người ta dạy cho trẻ em biết yêu thương thiên nhiên, biết yêu quý động vật và thường xuyên có những buổi hoạt động ngoại khóa ngoài trời. Còn ở Việt Nam thì đôi ngược lại.
Vì nhiều lý do mà trong chương trình giáo dục thiếu hẳn những buổi thực hành, những hoạt động ngoại khóa hướng về thiên nhiên đã đành, trong khi nhiều bậc làm cha, làm mẹ lại thường khoe khoang những “chiến tích” tận diệt thú rừng hay khoe những sản vật từ các loại cây quý hiếm với bạn bè ngay trước mặt trẻ con. Không khó để bắt gặp những hình ảnh nhiều người làm cha, làm chú ngang nhiên yêu cầu nhân viên nhà hàng làm thịt thú rừng ngay trước mặt trẻ em.
Điều này vô tình đã tạo cho trẻ những suy nghĩ lệch lạc về giá trị của cuộc sống đồng thời cũng dạy cho trẻ những hành vi phá hoại thiên nhiên.
Đã có nhiều người gọi những đại gia này là những “đồ tể” của rừng xanh. Cách gọi này xem ra không quá lời đối với những hành động phá hoại thiên nhiên trực tiếp và dán tiếp của họ!
Chú thích: Nhiều người giàu không ngần ngại giết thú rừng để phục vụ nhu cầu ăn uống.
Ảnh: Lê Hoài Phương
Ảnh: Lê Hoài Phương
Nguồn:
Người giàu Việt Nam khác gì người giàu thế giới?
4 comments:
Cái kiểu giết thú hiếm và sưu tầm hàng cấm này ở xứ người sẽ được thỉnh ra tòa đóng phạt và ngồi tù.
Thật ra, xứ tây cũng có thời nhà giàu săn lùng giết thú hiếm ăn cho sành điệu, cũng có thời nhà giàu xem cảnh giết chóc oánh nhau là thời thượng.
Nhưng, mấy việc này diễn ra hơn chục thế kỷ rồi, hình như đó là cái thời cờ-lê-ô-pát í. Bi giờ, xứ tây đã tiến lên nền văn minh loài người rồi. Nhà giàu thì đi bảo vệ thiên nhiên và làm từ thiện.
Từ từ, vài chục thế kỷ nữa xứ mình cũng tiến tới văn minh "đại hiện đại" --> nhà giàu sẽ đi mần từ thiện bảo vệ thiên nhiên ;))
Cái cậu CA ở American Idol kia nếu ko có cây đàn thì phình phường, ở mỹ nhiều người hát tốt như vầy lém :-)
Cái này thì quá đúng rồi. Người giàu xứ ta chơi ngông lắm. Sơn hào hải vị chẳng thiếu thứ gì. Có lần anh được mời dự một bữa tiệc. Bát súp vớ vẩn 105 USD. Ăn xong, thấy chẳng thành tiên được em ạ! Hình như phải làm thế mới chứng tỏ được đẳng cấp thì phải! Hic
Những người làm ra tiền bằng chính mồ hôi và công sức của mình thì không bao giờ xài như thế này vì họ biết giá trị của nó. Chỉ có những ai có tiền bằng những con đường không chính đáng thì mới vung như vậy thôi.
Đăng nhận xét