Chuyến đi Hà Nội lần này “ấn tượng đỉnh cao" (cụm từ người Hà Nội đang thích dùng, và bây giờ hình như mình cũng thích dùng), gói gọn trong cái long lanh sang trọng của tô phở.
Chỗ ngồi ăn phở sang, sang hơn phở “thương hiệu", nhưng cái sang nó toát lên từ những thực khách đang ngồi kín các bàn, bàn nào bàn nấy cả đại gia đình ông bà con cháu, bàn vợ chồng trông dáng đại gia hay bàn những cặp tình nhân mà từ họ toát lên những chuẩn mực của trang phục.
Trước khi đón mình ăn sáng, bạn bảo hôm nay chiêu đãi phở ngon đặc biệt. Mình hoảng sợ nghĩ đến “phở quát". Đến khi ngồi trước tô nước dùng bốc khói mà bản thân khách ăn quanh mình cũng đã khẳng định đẳng cấp của tô phở rồi, vẫn chưa hết run vì cái giá khủng của tô phở.
Vậy là hôm nay diện kiến phở bò Kobe Nhật Bổn (nghe nói thế, chứ mình làm sao phân biệt được bò nhập khẩu từ Úc hay New Zealand), nhờ tình cảm nồng thắm của người bạn chính danh gốc Hà Nội.
Cô bạn cười tít trước ánh mắt bần thần của mình, bảo thôi đừng nhớ căn gác ám khói, chật chội và ồn ào ở phố Hàng Buồm nữa. Đúng là mình đang nghĩ đến nó. Tô phở gia truyền quen mắt với hành xắt vụn, thịt tái ép mỏng và nước không béo, bà chủ quán cũng không béo, và đặc biệt nhất là không quát khách và người giúp việc.
Nhưng phở bò Kobe (cứ cho là thế), ngoài chuyện nó được ăn bằng thức ăn bổ dưỡng như bắp non, lúa mạch, lâu lâu uống bia thay nước, tắm nước nóng, nghe nhạc Mozart, Chopin để thư giãn thì chủ hàng phở cũng không tiếc công cho bát phở phú quý này trọn vẹn thêm bằng cách chăm sóc ân cần, tỉ mỉ cho khách.
Tô phở này có giá và phong cách phục vụ thật “khiêu khích"! Chẳng thế mà nó nườm nượp khách vào ra, có người vẫn giữ thói quen ăn phở bò Kobe và đi khỏi nhà hàng với cái tăm trên miệng, lại có những tô phở được bỏ lại một phần nhỏ trên bàn ăn, đúng cái cách vẫn ăn uống, dù hôm nay có là bò Kobe thì thanh lịch vẫn phải thanh lịch.
Mình ăn tô phở đắt giá, kèm vào tất cả những thứ loay hoay chuyền vần xung quanh. Mình đang tự cười, con bò nghe nhạc Chopin và mình thì ăn thịt nó bằng cách nhúng tái vào thứ nước dùng trong vắt truyền thống Việt. Rồi mình hết cười khi nhớ đến 200 con bò xuất chuồng từ tỉnh Thái Nguyên bị phát hiện nguồn gốc béo đẹp khác thường là nhờ ăn rác thải.
Thật là những cung bậc nhiều cảm xúc của đồng tiền khôn dại được đầu tư vào đích cuối cùng của một tô phở. Trong lúc người ta vẫn đang bàn bạc và hội thảo làm cho Hà Nội có vị trí xứng danh thủ đô, thì một người Hà Nội (cái này mình đoán chừng qua cách phát âm) giỏi kinh doanh đã bắt được nhu cầu “đỉnh cao phong cách" và mạnh dạn cho ra đời một tô phở phú quý, một phong cách chi tiêu mới, sang hơn phở bán trên đất Mỹ, vì phở Cali mới chỉ 7USD mà nhiều Việt kiều bảo ít dám ăn vì…tiếc tiền!
Thế nên mình mới trộm nghĩ, cô bạn mời mình ăn phở “ triệu phú" là để bày tỏ tình cảm với bạn. Còn người ta bán phở ấy là bán cho người tiêu dùng đang khát khao phong cách sống khác, và dễ nhất là cung cấp cho họ cách tiêu tiền độc đáo này.
Mình lại lẩm cẩm nghĩ ngợi. Thế thì xài sang và xài có lý, cái nào đáng bàn hơn? Cầm đồng tiền trên tay, không đến nỗi như chàng Ngốc trong chuyện tiếu lâm hỏi “Đồng nào mua mắm, đồng nào mua tương", nhưng cái sự tiêu pha khôn dại thì vẫn cứ nghĩ ngợi mỗi ngày.
Mình nhớ ngày nhỏ, khi B.52 Mỹ rải thảm Hà Nội, Hải Phòng thì bỗng nhiên mẹ nói “Tháng 12 là sinh nhật con, mẹ sẽ chở về Hà Nội đãi phở hàng Buồm".
Từ nơi sơ tán, mẹ con mình sung sướng, hồi hộp và đầy lo âu trên chặng đường đi xe đạp ba mươi cây số về Hà Nội ăn phở sinh nhật kỷ niệm mười tuổi.
Sau này sống “sành điệu" hơn, người ta giới thiệu với mình những phở Thìn, phở quốc doanh, nhưng mình cứ trung thành với phố Hàng Buồm. Nghĩ lại cái sự lãng mạn và lạc quan ấy cũng là một phong cách sống từng có ở người Hà Nội.
Cô bạn lắng nghe câu chuyện của mình, mơ màng bảo, vậy thì hôm nay chúng ta ăn phở phong cách mới của Hà Nội, và ngày mai lại đến Hàng Buồm để xài một bữa sáng mang hương vị kỷ niệm.
Mình hỏi sao lại kỷ niệm, bạn chỉ cười, lại nói “Tất cả đã trôi qua lâu rồi, mọi thứ đang dần thành kỷ niệm. Bây giờ chỉ là chuyên khôn dại trên mỗi đồng tiền thôi bạn ơi”.
BÍCH HỒNG
Chỗ ngồi ăn phở sang, sang hơn phở “thương hiệu", nhưng cái sang nó toát lên từ những thực khách đang ngồi kín các bàn, bàn nào bàn nấy cả đại gia đình ông bà con cháu, bàn vợ chồng trông dáng đại gia hay bàn những cặp tình nhân mà từ họ toát lên những chuẩn mực của trang phục.
Trước khi đón mình ăn sáng, bạn bảo hôm nay chiêu đãi phở ngon đặc biệt. Mình hoảng sợ nghĩ đến “phở quát". Đến khi ngồi trước tô nước dùng bốc khói mà bản thân khách ăn quanh mình cũng đã khẳng định đẳng cấp của tô phở rồi, vẫn chưa hết run vì cái giá khủng của tô phở.
Vậy là hôm nay diện kiến phở bò Kobe Nhật Bổn (nghe nói thế, chứ mình làm sao phân biệt được bò nhập khẩu từ Úc hay New Zealand), nhờ tình cảm nồng thắm của người bạn chính danh gốc Hà Nội.
Cô bạn cười tít trước ánh mắt bần thần của mình, bảo thôi đừng nhớ căn gác ám khói, chật chội và ồn ào ở phố Hàng Buồm nữa. Đúng là mình đang nghĩ đến nó. Tô phở gia truyền quen mắt với hành xắt vụn, thịt tái ép mỏng và nước không béo, bà chủ quán cũng không béo, và đặc biệt nhất là không quát khách và người giúp việc.
Nhưng phở bò Kobe (cứ cho là thế), ngoài chuyện nó được ăn bằng thức ăn bổ dưỡng như bắp non, lúa mạch, lâu lâu uống bia thay nước, tắm nước nóng, nghe nhạc Mozart, Chopin để thư giãn thì chủ hàng phở cũng không tiếc công cho bát phở phú quý này trọn vẹn thêm bằng cách chăm sóc ân cần, tỉ mỉ cho khách.
Tô phở này có giá và phong cách phục vụ thật “khiêu khích"! Chẳng thế mà nó nườm nượp khách vào ra, có người vẫn giữ thói quen ăn phở bò Kobe và đi khỏi nhà hàng với cái tăm trên miệng, lại có những tô phở được bỏ lại một phần nhỏ trên bàn ăn, đúng cái cách vẫn ăn uống, dù hôm nay có là bò Kobe thì thanh lịch vẫn phải thanh lịch.
Mình ăn tô phở đắt giá, kèm vào tất cả những thứ loay hoay chuyền vần xung quanh. Mình đang tự cười, con bò nghe nhạc Chopin và mình thì ăn thịt nó bằng cách nhúng tái vào thứ nước dùng trong vắt truyền thống Việt. Rồi mình hết cười khi nhớ đến 200 con bò xuất chuồng từ tỉnh Thái Nguyên bị phát hiện nguồn gốc béo đẹp khác thường là nhờ ăn rác thải.
Thật là những cung bậc nhiều cảm xúc của đồng tiền khôn dại được đầu tư vào đích cuối cùng của một tô phở. Trong lúc người ta vẫn đang bàn bạc và hội thảo làm cho Hà Nội có vị trí xứng danh thủ đô, thì một người Hà Nội (cái này mình đoán chừng qua cách phát âm) giỏi kinh doanh đã bắt được nhu cầu “đỉnh cao phong cách" và mạnh dạn cho ra đời một tô phở phú quý, một phong cách chi tiêu mới, sang hơn phở bán trên đất Mỹ, vì phở Cali mới chỉ 7USD mà nhiều Việt kiều bảo ít dám ăn vì…tiếc tiền!
Thế nên mình mới trộm nghĩ, cô bạn mời mình ăn phở “ triệu phú" là để bày tỏ tình cảm với bạn. Còn người ta bán phở ấy là bán cho người tiêu dùng đang khát khao phong cách sống khác, và dễ nhất là cung cấp cho họ cách tiêu tiền độc đáo này.
Mình lại lẩm cẩm nghĩ ngợi. Thế thì xài sang và xài có lý, cái nào đáng bàn hơn? Cầm đồng tiền trên tay, không đến nỗi như chàng Ngốc trong chuyện tiếu lâm hỏi “Đồng nào mua mắm, đồng nào mua tương", nhưng cái sự tiêu pha khôn dại thì vẫn cứ nghĩ ngợi mỗi ngày.
Mình nhớ ngày nhỏ, khi B.52 Mỹ rải thảm Hà Nội, Hải Phòng thì bỗng nhiên mẹ nói “Tháng 12 là sinh nhật con, mẹ sẽ chở về Hà Nội đãi phở hàng Buồm".
Từ nơi sơ tán, mẹ con mình sung sướng, hồi hộp và đầy lo âu trên chặng đường đi xe đạp ba mươi cây số về Hà Nội ăn phở sinh nhật kỷ niệm mười tuổi.
Sau này sống “sành điệu" hơn, người ta giới thiệu với mình những phở Thìn, phở quốc doanh, nhưng mình cứ trung thành với phố Hàng Buồm. Nghĩ lại cái sự lãng mạn và lạc quan ấy cũng là một phong cách sống từng có ở người Hà Nội.
Cô bạn lắng nghe câu chuyện của mình, mơ màng bảo, vậy thì hôm nay chúng ta ăn phở phong cách mới của Hà Nội, và ngày mai lại đến Hàng Buồm để xài một bữa sáng mang hương vị kỷ niệm.
Mình hỏi sao lại kỷ niệm, bạn chỉ cười, lại nói “Tất cả đã trôi qua lâu rồi, mọi thứ đang dần thành kỷ niệm. Bây giờ chỉ là chuyên khôn dại trên mỗi đồng tiền thôi bạn ơi”.
BÍCH HỒNG
Nguồn:
Đồng tiền khôn dại
8 comments:
Em mà là chủ cái quán đó thì em còn làm thêm cái sổ lưu danh những người nhè ra đồng tiền khôn ở đó, đặt ở ngay lối vào nhà hàng, kiểu "Tổng giám đốc..., nghệ sỹ ...., ca sỹ...., doanh nhân .... đã từng ăn phở Kobe ở đây" ấy chứ.
Ăn xong mà chưa thành tiên thì ít ra cũng thành "ấn tượng đỉnh cao"
Trời ơi, phở HN ngon nhất nước zùng là 49 Bát Đàn HN, chỗ để oto rất ok, 10 ngàn/lần. Chỉ tội tiền trước + bưng bê lấy. Tất cả bạn bề SG của MING ra HN đều phải qua 49 BĐ đó, dù chị Xuân chủ tiệm cực kỳ kiêu ngạo khi bán hàng.
Phở KOBE ở Vườn Thủ Đô: cô chủ là PLC - LHSVN sinh 1968, học Simpheropon, vợ VK Mỹ. Ăn cũng không tệ đâu. Nhưng như bạn An Thảo nói: đi xóa đói lại tăng nghèo, cũng hơi đắt :))
1 phút riêng tư cùng bạn VMC: làm sao mặc định riêng cho còm MING lên sóng trực tiếp nhỉ :))
Ko post còm này nhé :))
Không sao ạ! Ngày xưa, khi cả nước còn đói thì người HN phong lưu đã ăn uống cầu kỳ và sành điệu nhất ròi. Giờ họ có sành điệu hơn cũng có sao. Miễn là bên cạnh sành điệu ăn uống, họ cũng sành điệu khi đóng góp cho xã hội và những người thiệt thòi khác :-)
Anh biết chỗ này. Trong khách sạn Vườn Thủ Đô. Phở đắt vì bò Kobe đắt lắm. Nếu bỏ cái bò Kobe đi thì nói thật là nước dùng, gia vị và các thứ khác cũng chỉ đạt tiêu chuẩn OK thôi.
Từ bát phở nhỏ, nghĩ về nhiều chuyện lớn hơn. Đó là khoảng cách giàu nghèo đã quá xa, quá xa rồi.
Đi thưởng thức phở KOBE mà loanh quanh nghĩ 'đồng tiền khôn dại' thế này chắc là phí mất ngon.
Thôi thì lúc nào nghĩ thì ko đi ăn. Lúc nào đi ăn thì gạt hết, không nghĩ.
Vậy mới đơn giản c/s được :))
Mắc quá rồi sẽ rẻ,thịnh hết rồi sẽ suy,đạt quá rồi sẽ bại...qui luật của muôn đời!chỉ tiếc cho loài người có bao nhiêu người hiểu...VN đang trong thời khó hiểu nhất,ngoại cảm lên hương,con rùa thành tổ,người thì xuống cấp...Phật pháp giả chân...Nam mô A Di Đà phật....
Chắc chắn ko phải bò Kobe thật rồi, ngay cả tiệm ăn ở Mỹ cũng nói thẳng là bò Kobe nuôi bên Úc hay Mỹ thôi. Nhằm ngăn chặn tình trạng độc quyền của Nhật, nên các nhà hàng Mỹ được khuyến khích chỉ dùng bò Kobe của Mỹ hoặc Úc.
Một tô phở $750 thì chắc chắn bà con bị lừa thịt lai rồi. Vì một miếng bò Kobe nhỏ như bụm tay giá bán là $130, đó là bò lai nhé. Còn bò xịn của Nhật thì nó đòi giá $200 cho một miếng nhỏ xí như thế. Nếu nhà hàng thật thà thì tô phở phải là 4 triệu chứ ko phải $750 đâu anh.
Nhưng mờ, ăn làm gì cho phí tiền? đợi đấy...em học xong vị nêm nếm của dân bắc, rồi em sẽ nấu phở bò Kobe cho hội mình ăn free :)))
Đăng nhận xét