Câu hỏi cho một số bạn phóng viên “văn hoá”
Các bạn ạ, mấy hôm nay hoang mang quá, tôi bèn giở từ điển tiếng Việt ra, thấy có cả thảy năm nghĩa về “văn hoá”:
1. Tổng thể giá trị vật chất tinh thần do con người sáng tạo trong quá trình lịch sử.
2. Những hoạt động của con người nhằm làm thoả mãn nhu cầu đời sống tinh thần.
3. Tri thức, kiến thức khoa học.
4. Trình độ cao trong sinh hoạt xã hội, biểu hiện của văn minh.
5. Nền văn hoá của một thời kỳ lịch sử cổ xưa, được xác định trên cơ sở một tổng thể những di vật tìm thấy được có những đặc điểm giống nhau.
Tôi hoang mang là vì tất cả các mục có tên gọi là “văn hoá” trên nhiều tờ báo mạng không hề thuộc khoản nào trong năm mục định nghĩa trên.
Nhưng một người quen tôi bảo, sai rồi, thuộc năm mục cả ấy chứ. Đây này:
1. Cung cấp tin diễn viên, ca sĩ mua xe gì, túi gì, thuộc mục một.
2. Cung cấp tin có gì trong váy của ca sĩ, nghệ sĩ; cầu tiêu nhà nghệ sĩ thì thơm hay hôi đến mức nào… thuộc mục hai.
3. Tìm hiểu nghệ sĩ có bơm ngực bơm mông không, công nghệ nào là thuộc mục ba.
4. Cung cấp tin nghệ sĩ lăng mạ nhau, thắc mắc về mức độ “văn minh” của một số ca sĩ, diễn viên… là thuộc mục bốn.
5. Lâu lâu đăng những bài gần như giống hệt nhau mỗi khi có nghệ sĩ lìa đời (mà khi họ còn sống thì không hề có bài nào cho biết họ đang làm gì, sống ra sao) là thuộc mục năm.
Các bạn phóng viên mục văn hoá ơi, một số nghệ sĩ quen biết nói với tôi rằng ngoài chuyện lù mù về định nghĩa “văn hoá” trên báo mạng, còn vấn đề tác nghiệp cũng không biết có thể gọi là “văn hoá” không.
Thí dụ họ đang đứng trên sân khấu hát (ở tư thế là đã cao hơn đầu các bạn), các bạn đứng bên dưới, chĩa ống kính lên thì làm sao mà họ khép chân cho kịp, thế là thành một bài “lộ hàng”.
Họ đang ở trong toilet, phòng thay đồ, các bạn xông vào, chĩa thẳng, họ cũng không khép chân lại kịp (lại cũng thành một bài “lộ hàng” nốt, nhưng có bạn phóng viên còn hỏi ngây thơ, lộ hàng thật hay lộ hàng giả).
Chuyện họ mặc áo hở ngực hay không mặc áo ngực đi ngoài đường, tưởng chỉ có chồng họ thắc mắc thôi, có ai ngờ các bạn lại quan tâm, đứng sau gốc cây quan sát, rồi cho vào cái gọi là bản tin an toàn giao thông.
Họ giận nhau, chửi nhau trên Facebook, trên blog, chơi đùa hay nghiêm trọng, là chuyện riêng của họ, có ngờ đâu các bạn phóng viên đọc hết, chép lại y chang, thành bài – thêm vào dấu chấm hỏi, bảo thế là có thật không, thế là có văn hoá không?
Rồi lúc họ đang bị vợ bỏ, chồng bỏ, mất của…, thấy có người đưa khăn cho chùi nước mắt, họ mủi lòng khai chuyện, làm sao biết được các bạn đi đăng báo, rồi quay lại mắng họ “rẻ tiền”, mắng là showbiz của họ nhiễu loạn.
Tóm lại tác nghiệp như thế thì gọi là gì bây giờ? Du kích? Tổng công kích? Nghệ sĩ, diễn viên, ca sĩ, người mẫu... chân yếu tay mềm làm sao đỡ nổi sự nhanh nhẹn và mưu trí của các bạn bây giờ?
Tôi thì nghĩ rằng người nổi tiếng phải chịu trách nhiệm hành vi của mình. Ai mượn thay đồ không chốt cửa cho phóng viên xông vào làm chi. Ai mượn đi hát mặc váy ngắn lại đứng gần mép sân khấu có phóng viên rình sẵn làm chi. Ai mượn yêu nhau rồi bỏ nhau, chửi nhau như người thường làm chi… Được lăngxê rồi bị vùi dập là hai mặt gắn bó của chữ “nổi tiếng”, không nên khóc lóc nhiều. Nhưng tôi hoang mang đến nỗi phải tra từ điển là vì bản chất mục “văn hoá” trên các báo mạng hoá ra lại toàn những chuyện như thế. Nếu có nói chuyện nước ngoài thì cũng chỉ đến Lady Gaga mặc gì, Britney chở con không cài dây an toàn, bà Beck chườm chân nước đá vì đi giày cao gót…
Hồi trước đại lễ nghìn năm Thăng Long có bàn nên chôn cái gì xuống đất, nghìn năm sau đào lên còn biết văn hoá đời nay. Nếu căn cứ vào những gì các mục “văn hoá” nhiều báo mạng hay nói tới nhất, nên chăng chôn theo một ít áo hở ngực “bạo”, váy xẻ cao “quá táo bạo”, vài bộ ngực “khủng”, cho người đời sau biết cái gì đang bao trùm văn hoá mạng nước nhà.
1. Tổng thể giá trị vật chất tinh thần do con người sáng tạo trong quá trình lịch sử.
2. Những hoạt động của con người nhằm làm thoả mãn nhu cầu đời sống tinh thần.
3. Tri thức, kiến thức khoa học.
4. Trình độ cao trong sinh hoạt xã hội, biểu hiện của văn minh.
5. Nền văn hoá của một thời kỳ lịch sử cổ xưa, được xác định trên cơ sở một tổng thể những di vật tìm thấy được có những đặc điểm giống nhau.
Tôi hoang mang là vì tất cả các mục có tên gọi là “văn hoá” trên nhiều tờ báo mạng không hề thuộc khoản nào trong năm mục định nghĩa trên.
Nhưng một người quen tôi bảo, sai rồi, thuộc năm mục cả ấy chứ. Đây này:
1. Cung cấp tin diễn viên, ca sĩ mua xe gì, túi gì, thuộc mục một.
2. Cung cấp tin có gì trong váy của ca sĩ, nghệ sĩ; cầu tiêu nhà nghệ sĩ thì thơm hay hôi đến mức nào… thuộc mục hai.
3. Tìm hiểu nghệ sĩ có bơm ngực bơm mông không, công nghệ nào là thuộc mục ba.
4. Cung cấp tin nghệ sĩ lăng mạ nhau, thắc mắc về mức độ “văn minh” của một số ca sĩ, diễn viên… là thuộc mục bốn.
5. Lâu lâu đăng những bài gần như giống hệt nhau mỗi khi có nghệ sĩ lìa đời (mà khi họ còn sống thì không hề có bài nào cho biết họ đang làm gì, sống ra sao) là thuộc mục năm.
Các bạn phóng viên mục văn hoá ơi, một số nghệ sĩ quen biết nói với tôi rằng ngoài chuyện lù mù về định nghĩa “văn hoá” trên báo mạng, còn vấn đề tác nghiệp cũng không biết có thể gọi là “văn hoá” không.
Thí dụ họ đang đứng trên sân khấu hát (ở tư thế là đã cao hơn đầu các bạn), các bạn đứng bên dưới, chĩa ống kính lên thì làm sao mà họ khép chân cho kịp, thế là thành một bài “lộ hàng”.
Họ đang ở trong toilet, phòng thay đồ, các bạn xông vào, chĩa thẳng, họ cũng không khép chân lại kịp (lại cũng thành một bài “lộ hàng” nốt, nhưng có bạn phóng viên còn hỏi ngây thơ, lộ hàng thật hay lộ hàng giả).
Chuyện họ mặc áo hở ngực hay không mặc áo ngực đi ngoài đường, tưởng chỉ có chồng họ thắc mắc thôi, có ai ngờ các bạn lại quan tâm, đứng sau gốc cây quan sát, rồi cho vào cái gọi là bản tin an toàn giao thông.
Họ giận nhau, chửi nhau trên Facebook, trên blog, chơi đùa hay nghiêm trọng, là chuyện riêng của họ, có ngờ đâu các bạn phóng viên đọc hết, chép lại y chang, thành bài – thêm vào dấu chấm hỏi, bảo thế là có thật không, thế là có văn hoá không?
Rồi lúc họ đang bị vợ bỏ, chồng bỏ, mất của…, thấy có người đưa khăn cho chùi nước mắt, họ mủi lòng khai chuyện, làm sao biết được các bạn đi đăng báo, rồi quay lại mắng họ “rẻ tiền”, mắng là showbiz của họ nhiễu loạn.
Tóm lại tác nghiệp như thế thì gọi là gì bây giờ? Du kích? Tổng công kích? Nghệ sĩ, diễn viên, ca sĩ, người mẫu... chân yếu tay mềm làm sao đỡ nổi sự nhanh nhẹn và mưu trí của các bạn bây giờ?
Tôi thì nghĩ rằng người nổi tiếng phải chịu trách nhiệm hành vi của mình. Ai mượn thay đồ không chốt cửa cho phóng viên xông vào làm chi. Ai mượn đi hát mặc váy ngắn lại đứng gần mép sân khấu có phóng viên rình sẵn làm chi. Ai mượn yêu nhau rồi bỏ nhau, chửi nhau như người thường làm chi… Được lăngxê rồi bị vùi dập là hai mặt gắn bó của chữ “nổi tiếng”, không nên khóc lóc nhiều. Nhưng tôi hoang mang đến nỗi phải tra từ điển là vì bản chất mục “văn hoá” trên các báo mạng hoá ra lại toàn những chuyện như thế. Nếu có nói chuyện nước ngoài thì cũng chỉ đến Lady Gaga mặc gì, Britney chở con không cài dây an toàn, bà Beck chườm chân nước đá vì đi giày cao gót…
Hồi trước đại lễ nghìn năm Thăng Long có bàn nên chôn cái gì xuống đất, nghìn năm sau đào lên còn biết văn hoá đời nay. Nếu căn cứ vào những gì các mục “văn hoá” nhiều báo mạng hay nói tới nhất, nên chăng chôn theo một ít áo hở ngực “bạo”, váy xẻ cao “quá táo bạo”, vài bộ ngực “khủng”, cho người đời sau biết cái gì đang bao trùm văn hoá mạng nước nhà.
CH.E
Nguồn:
Câu hỏi cho một số bạn phóng viên “văn hoá”
9 comments:
Bài này quá hay, đọc vừa vui, vừa rất xác đáng. Nói thật, các bạn báo mạng đừng giận, vì tôi không dám khẳng định là tất cả, nhưng là phần lớn, toàn câu khách rẻ tiền. Có hôm đọc được tin đăng cả cô này, cô kia có bầu, sau lại bảo không phải. Chán như con gián!
he he, đời sau cháu chít có khai quật xác úp của em sẽ ghi chú thế nì --> bà kụ "ống chề" nì, sinh thời hay truyền bá văn hóa phẩm độc hại, toàn là vẽ pậy --> vẽ nude túi ngày =))
Nhu cầu của độc giả báo mạng mình nó thế á :-P Nếu cần văn hóa thực sự vẫn tìm thấy trong những chỗ khác cơ mờ :-)
:-(
Đồng ý với cô TT!
Bài này cũng hơi quá cường điệu 1 tý cơ, nên là đọc dưới lên thì đỡ... đau hơn :((
Em thấy có một số trang không lá cải như Sgtt.vn và Vietnamplus.
Nhưng không hiểu sao, mọi người ít vào những trang này hơn những trang lá cải thì phải.
1. Qua bài viết này chứng tỏ tác giả chuẩn bị công phu.
2. Không đồng tình với cách gọi là phóng viên “văn hóa”, dù đã thêm dấu ngoặc kép. Nên chăng gọi họ là phóng viên văn nghệ, hậu trường, lá cải.... Khi xác định không trúng đối tượng, ra đầu bài sai, thì không thể có kết quả đúng.
3. Tại sao những thông tin như vậy vẫn liên tục phát triển trên báo mạng? Cái gì tồn tại và phát triển được thì chắc chắn nó có lý. Thứ nhất, có những đối tượng cần những thông tin đó. Theo một người bạn làm phóng viên cho tờ báo mạng V, những thông tin kiểu như vậy có ratings cao, nghĩa là có tiềm năng khai thác quảng cáo. Thứ hai, tin tức như vậy được đưa lên mạng sau khi có sự đồng ý của những người chịu trách nhiệm duyệt, có thể là tổng thư ký tòa soạn và cao hơn là tổng biên tập. Vậy thì trách nhiệm thuộc về ai? Ông tổng biên tập có vô trách nhiệm không? Không. Ông ấy có trách nhiệm tăng nguồn thu cho tờ báo, thể hiện trách nhiệm với những nhân viên của tờ báo. Trách nhiệm thuộc về độc giả chăng? Cũng không phải. Một trong những chức năng của thông tin là để giải trí, độc giả cần những thông tin như thế để giải quyết nhu cầu này. Đọc xong rồi quên luôn. Thông tin này có hại cho tâm lý, văn hóa… của độc giả hay không? Cần kiểm chứng một cách khoa học. Chỉ khi nào độc giả không còn nhu cầu những thông tin như vậy nữa, tự khắc những thông tin kiểu này sẽ biến mất. Khi đó, chắc tác giả cũng sẽ hết hoang mang?
4. “Tôi thì nghĩ rằng người nổi tiếng phải chịu trách nhiệm hành vi của mình”. Tại sao lại “phải” nhỉ? Thế nào là trách nhiệm, thế nào là hành vi. Đấy là “tôi” nghĩ thế thôi. Có luật nào buộc người nổi tiếng phải chịu trách nhiệm với hành vi của mình? Tác giả lại trao cho những người nổi tiếng một trách nhiệm mà họ thấy không cần có trách nhiệm? Thế còn những người không nổi tiếng thì sao? Không lẽ không có trách nhiệm với hành vi của mình?
5. Nếu có nói chuyện nước ngoài thì cũng chỉ đến Lady Gaga mặc gì, Britney chở con không cài dây an toàn, bà Beck chườm chân nước đá vì đi giày cao gót…Việc báo chí trong nước “bạo” hơn báo chí nước ngoài phải chăng cũng là một trong những “đặc thù của Việt Nam”.
6. Tình trạng thông tin về người nổi tiếng khiến tác giả hoang mang. Không biết, nhiều vấn đề khác trong xã hội, từ an sinh xã hội, cho đến giá cả hàng hóa tăng cao, cúp điện luân phiên, xăng tăng giá, vựa lúa của cả nước bị khô hạn, rồi chính sách, điều hành vĩ mô… có được tác giả quan tâm? Khi tiếp nhận những thông tin được phản ánh trên nhiều tờ báo hằng ngày, tò mò một chút, không biết cảm xúc của tác giả như thế nào nhỉ?
"phóng viên" văn hóa mạng đang làm nghèo văn hóa nước nhà bằng những bài viết câu khách rẻ tiền & những người có trách nhiệm duyệt bài cũng "đồng lõa", vì nếu không sao bài vẫn được đăng
L2C: không rõ vietnamplus có lá cải hay không nhưng chất lượng bài thì tệ, nhất là những phần dịch, không xứng với tầm cỡ của TTXVN
À, còn mấy cái cướp giết hiếp bên xã hội nữa, sao k gọi người viết là phóng viên "xã hội" mà cứ chăm chăm vào cái văn hóa thế nhỉ?
Nên là đề nghị tác giả bài báo làm thêm vài kỳ nữa cho nó... "chọn" vẹn!
hoan toan nhat tri voi tac gia. Le nao cac nha bao khong y thuc duoc trach nhiem cua minh sao, hay ho co tinh phot lo vi loi nhuan, ho dang lam cho nen van hoa nuoc nha xuong cap day, lo thay, nguy thay.
Đăng nhận xét