Vì sao lại đi bộ ư? Khi mà mọi người đã ra về hết cả? Mẹ có thể nghĩ ra hàng nghìn câu trả lời. Là bởi người mẹ cần bước ra khỏi những tự ti và xấu hổ. Bởi người mẹ cần bước đi để thoát ra khỏi cái vỏ ốc đã âm thầm bao bọc lấy mẹ từ ngày con được chẩn đoán. Vì người mẹ cần bước đi để được cảm nhận mình không lẻ loi, không cô độc. Và trên hết, bởi đi bộ vì con!
Thấm thoắt lại sắp đến tháng 4, sắp tròn một năm kể từ ngày tổ chức buổi Đi bộ vì Con lần thứ nhất.
Mẹ vẫn nhớ đã khóc khi đọc tâm sự của mẹ Dưa trước ngày đi bộ: Xưa mẹ yêu tháng tư vì có hoa loa kèn. Giờ đây, mẹ thêm yêu tháng tư vì có ngày thế giới nhận biết về chứng tự kỷ 2/4, có ngày Đi bộ Vì Con…
Ngày hôm đó, đông lắm. Từ sớm, đã đông lắm rồi. Ai cũng tâm sự là tối qua hầu như thức trắng, ờ, cái cảm giác có khi giống như … đêm trước khi cưới ấy nhỉ. Các bố mẹ đến sớm tờ mờ để bày biện, rà lại công việc, các nhóm tình nguyện viên “ưu tú” đến hỗ trợ hậu cần, nhóm dựng sân khấu của nhà thầu… Một màu da cam tràn đầy không gian dưới tượng đài Vua Lý Thái Tổ, phông màu da cam, áo đồng phục ban tổ chức màu da cam, áo và mũ đồng phục diễu hành cũng đậm màu da cam trên nền trắng… Một mẹ nhanh chân được giao ngay nhiệm vụ mua đồ ăn sáng cho cả nhóm khi trời bắt đầu sáng rõ, rõ đến mức nhìn thấy được những cái dạ dày trống rỗng đang hò la…
Rồi mọi thứ cũng xong xuôi, khai mạc, giao lưu, văn nghệ… Khi đoàn người bắt đầu diễu hành, từng đoàn, từng tốp nối tiếp nhau trải dài trên phố, nhóm mẹ vẫn còn tíu tít với những việc được giao và cả những việc phát sinh. Chỉ cho đến khi tuyên bố bế mạc, đoàn người các tốp người dãn xa dần, cả bọn mới bần thần rồi tự nhiên ôm nhau khóc. Ôi, thành công, sao mà nó thật giản đơn và ngọt ngào!
Rồi có một mẹ dắt tay một bé trai đi tới, ngơ ngác nhìn quanh. Khổ thân, sao mẹ con đến muộn thế, mọi người đã đi bộ và đã về rồi. Ngần ngừ một giây, người mẹ quả quyết mở túi lấy cái áo đồng phục đi bộ ra mặc vào cho hai mẹ con. “Chị chụp giúp em mấy kiểu ảnh nhé!” “Tất nhiên rồi, hai mẹ con cười nào!” Dĩ nhiên, mẹ sẽ cười toét, còn con thì vô tư nhìn đi hướng khác, con … vốn là thế mà, có thể gọi là kém giao tiếp mắt. Cầm lại máy ảnh, người mẹ ngoắc tay con và hai mẹ con bắt đầu đi bộ!
Vì sao lại đi bộ ư? Khi mà mọi người đã ra về hết cả? Mẹ có thể nghĩ ra hàng nghìn câu trả lời. Là bởi người mẹ cần bước ra khỏi những tự ti và xấu hổ. Bởi người mẹ cần bước đi để thoát ra khỏi cái vỏ ốc đã âm thầm bao bọc lấy mẹ từ ngày con được chẩn đoán. Vì người mẹ cần bước đi để được cảm nhận mình không lẻ loi, không cô độc. Và trên hết, bởi đi bộ vì con!
Cũng chẳng dễ dàng lần đầu tiên đưa con đi công khai để tuyên truyền hai chữ tự kỷ. Sự thực con mắc tự kỷ là mười mươi, nhưng lòng người mẹ sao thật nhói đau, lần đầu đưa con đi là thế, nhưng lần thứ hai, lần thứ ba, lần thứ “n” sẽ vẫn cứ thế thôi.
Đầu giờ chiều, cậu Cường gọi điện: vẫn thấy bóng áo mũ da cam trên phố đấy! Cả trên xe buýt cũng nhiều. Cứ mươi mét lại gặp màu da cam. Nhiều thật!
Thấm thoắt lại sắp đến tháng 4, sắp tròn một năm kể từ ngày tổ chức buổi Đi bộ vì Con lần thứ nhất.
Mẹ vẫn nhớ đã khóc khi đọc tâm sự của mẹ Dưa trước ngày đi bộ: Xưa mẹ yêu tháng tư vì có hoa loa kèn. Giờ đây, mẹ thêm yêu tháng tư vì có ngày thế giới nhận biết về chứng tự kỷ 2/4, có ngày Đi bộ Vì Con…
Ngày hôm đó, đông lắm. Từ sớm, đã đông lắm rồi. Ai cũng tâm sự là tối qua hầu như thức trắng, ờ, cái cảm giác có khi giống như … đêm trước khi cưới ấy nhỉ. Các bố mẹ đến sớm tờ mờ để bày biện, rà lại công việc, các nhóm tình nguyện viên “ưu tú” đến hỗ trợ hậu cần, nhóm dựng sân khấu của nhà thầu… Một màu da cam tràn đầy không gian dưới tượng đài Vua Lý Thái Tổ, phông màu da cam, áo đồng phục ban tổ chức màu da cam, áo và mũ đồng phục diễu hành cũng đậm màu da cam trên nền trắng… Một mẹ nhanh chân được giao ngay nhiệm vụ mua đồ ăn sáng cho cả nhóm khi trời bắt đầu sáng rõ, rõ đến mức nhìn thấy được những cái dạ dày trống rỗng đang hò la…
Rồi mọi thứ cũng xong xuôi, khai mạc, giao lưu, văn nghệ… Khi đoàn người bắt đầu diễu hành, từng đoàn, từng tốp nối tiếp nhau trải dài trên phố, nhóm mẹ vẫn còn tíu tít với những việc được giao và cả những việc phát sinh. Chỉ cho đến khi tuyên bố bế mạc, đoàn người các tốp người dãn xa dần, cả bọn mới bần thần rồi tự nhiên ôm nhau khóc. Ôi, thành công, sao mà nó thật giản đơn và ngọt ngào!
Rồi có một mẹ dắt tay một bé trai đi tới, ngơ ngác nhìn quanh. Khổ thân, sao mẹ con đến muộn thế, mọi người đã đi bộ và đã về rồi. Ngần ngừ một giây, người mẹ quả quyết mở túi lấy cái áo đồng phục đi bộ ra mặc vào cho hai mẹ con. “Chị chụp giúp em mấy kiểu ảnh nhé!” “Tất nhiên rồi, hai mẹ con cười nào!” Dĩ nhiên, mẹ sẽ cười toét, còn con thì vô tư nhìn đi hướng khác, con … vốn là thế mà, có thể gọi là kém giao tiếp mắt. Cầm lại máy ảnh, người mẹ ngoắc tay con và hai mẹ con bắt đầu đi bộ!
Vì sao lại đi bộ ư? Khi mà mọi người đã ra về hết cả? Mẹ có thể nghĩ ra hàng nghìn câu trả lời. Là bởi người mẹ cần bước ra khỏi những tự ti và xấu hổ. Bởi người mẹ cần bước đi để thoát ra khỏi cái vỏ ốc đã âm thầm bao bọc lấy mẹ từ ngày con được chẩn đoán. Vì người mẹ cần bước đi để được cảm nhận mình không lẻ loi, không cô độc. Và trên hết, bởi đi bộ vì con!
Cũng chẳng dễ dàng lần đầu tiên đưa con đi công khai để tuyên truyền hai chữ tự kỷ. Sự thực con mắc tự kỷ là mười mươi, nhưng lòng người mẹ sao thật nhói đau, lần đầu đưa con đi là thế, nhưng lần thứ hai, lần thứ ba, lần thứ “n” sẽ vẫn cứ thế thôi.
Đầu giờ chiều, cậu Cường gọi điện: vẫn thấy bóng áo mũ da cam trên phố đấy! Cả trên xe buýt cũng nhiều. Cứ mươi mét lại gặp màu da cam. Nhiều thật!
Năm nay, mọi việc cũng suôn sẻ hơn phần nào, nhưng cũng luôn chứa đựng sự bất ngờ của nó. Có giây phút chỉ muốn nhảy cẫng lên, lao đến cơ quan hoặc nhà mẹ nào đấy để ôm nhau thật chặt; cũng có lúc thấy lâng lâng; và có những tiếng thở phào… Cuối cùng, mọi thủ tục xin phép và phân công nhân lực các nhóm việc cũng đã xong..
Bố Hiệp vẽ một cái phông thật đẹp, bóng một thằng bé lẻ loi, một tay giơ lên cao, nửa chới với nửa như ngần ngừ, thì các con nhiều khi vẫn thế. Xa xa, con đường uốn cong, hẹp dần, hẹp dần, chạy đi xa mãi. Thằng bé đó thật giống con, về thể chất, con vẫn cứ lớn lên theo năm tháng, trong khi những lựa chọn dần dần nhỏ hơn, nhỏ hơn nữa… Con đường vẫn xa, vẫn uốn lượn, vẫn nửa trong tầm tay và nửa ngoài tầm tay.
Nhưng quan trọng hơn, thằng bé đó đang giơ tay và hướng về phía ánh sáng. Cũng thật giống như con, vẫn ngày ngày học thêm từng điều bé tí teo trong cuộc sống, vẫn cố gắng nhích từng centimetre để hòa nhập với cuộc đời.
Những đứa trẻ tự kỷ trong sáng hơn bao giờ hết, vì các con suy nghĩ thật ngây thơ không chút dối lừa. Những đứa trẻ có thể được ví von là “người ngoài hành tinh” khép kín và cô độc, nhưng mẹ hiểu rằng, có lẽ nhìn bên ngoài con bất đắc dĩ phải tỏ ra như vậy vì con có khác biệt về xử lý thông tin của não ảnh hưởng đến cách hành xử ra ngoài, đơn giản như con khó có thể nhìn vào mắt ai đó muốn bắt chuyện với con vì có lẽ nhìn vào mặt người khác với vô vàn thể hiện cảm xúc thay đổi có thể làm con rối trí, không thể tập trung…
Nhưng sâu thẳm trong lòng, con rất muốn được yêu thương và khát khao được giống mọi người. Có thể nhìn từ ngoài vào, con đúng là “người ngoài hành tinh”, nhưng chắc chắn con là một người ngoài hành tinh rất cố gắng hòa nhập với thế giới này. Con đã và đang cố gắng rất nhiều, cho dù khoảng cách so với mốc chuẩn có tăng lên theo năm tháng. Mẹ con mình đều hướng về ánh sáng, về những hy vọng tốt đẹp nhất cho con.
Năm nay, gam màu chủ đạo đã chuyển sang màu xanh lục và xanh cửu long. Ban tổ chức cũng cố gắng dành một khoản trong ngân sách khiêm tốn để in thật nhiều mũ, đủ cho mỗi người tham gia diễu hành. Màu xanh cũng là màu của hy vọng. Là màu con yêu thích, dù cũng chỉ ngọng ngịu: “màu xenh!”
Mỗi lần nghĩ đến đi bộ, mẹ lại nhớ đến câu này: “Hãy đến và cùng chúng tôi dắt những cánh tay bé nhỏ bước đi trên đường phố. Chúng tôi không đủ sức tạo ra một thế giới thân thiện cho đứa con khuyết tật của mình, nhưng nếu các bạn giúp đỡ và đồng hành, thì điều đó sẽ trở thành có thể.”
Bố Hiệp vẽ một cái phông thật đẹp, bóng một thằng bé lẻ loi, một tay giơ lên cao, nửa chới với nửa như ngần ngừ, thì các con nhiều khi vẫn thế. Xa xa, con đường uốn cong, hẹp dần, hẹp dần, chạy đi xa mãi. Thằng bé đó thật giống con, về thể chất, con vẫn cứ lớn lên theo năm tháng, trong khi những lựa chọn dần dần nhỏ hơn, nhỏ hơn nữa… Con đường vẫn xa, vẫn uốn lượn, vẫn nửa trong tầm tay và nửa ngoài tầm tay.
Nhưng quan trọng hơn, thằng bé đó đang giơ tay và hướng về phía ánh sáng. Cũng thật giống như con, vẫn ngày ngày học thêm từng điều bé tí teo trong cuộc sống, vẫn cố gắng nhích từng centimetre để hòa nhập với cuộc đời.
Những đứa trẻ tự kỷ trong sáng hơn bao giờ hết, vì các con suy nghĩ thật ngây thơ không chút dối lừa. Những đứa trẻ có thể được ví von là “người ngoài hành tinh” khép kín và cô độc, nhưng mẹ hiểu rằng, có lẽ nhìn bên ngoài con bất đắc dĩ phải tỏ ra như vậy vì con có khác biệt về xử lý thông tin của não ảnh hưởng đến cách hành xử ra ngoài, đơn giản như con khó có thể nhìn vào mắt ai đó muốn bắt chuyện với con vì có lẽ nhìn vào mặt người khác với vô vàn thể hiện cảm xúc thay đổi có thể làm con rối trí, không thể tập trung…
Nhưng sâu thẳm trong lòng, con rất muốn được yêu thương và khát khao được giống mọi người. Có thể nhìn từ ngoài vào, con đúng là “người ngoài hành tinh”, nhưng chắc chắn con là một người ngoài hành tinh rất cố gắng hòa nhập với thế giới này. Con đã và đang cố gắng rất nhiều, cho dù khoảng cách so với mốc chuẩn có tăng lên theo năm tháng. Mẹ con mình đều hướng về ánh sáng, về những hy vọng tốt đẹp nhất cho con.
Năm nay, gam màu chủ đạo đã chuyển sang màu xanh lục và xanh cửu long. Ban tổ chức cũng cố gắng dành một khoản trong ngân sách khiêm tốn để in thật nhiều mũ, đủ cho mỗi người tham gia diễu hành. Màu xanh cũng là màu của hy vọng. Là màu con yêu thích, dù cũng chỉ ngọng ngịu: “màu xenh!”
Mỗi lần nghĩ đến đi bộ, mẹ lại nhớ đến câu này: “Hãy đến và cùng chúng tôi dắt những cánh tay bé nhỏ bước đi trên đường phố. Chúng tôi không đủ sức tạo ra một thế giới thân thiện cho đứa con khuyết tật của mình, nhưng nếu các bạn giúp đỡ và đồng hành, thì điều đó sẽ trở thành có thể.”
Vâng, hãy đến cùng chúng tôi ngày 2/4/2011 tại Quảng trường SVĐ Mỹ Đình, Hà Nội!
Hà Dương
CLB Gia đình trẻ tự kỷ Hà Nội
Entry liên quan
ÂM THANH VÀ CUỒNG NỘ
24 GIỜ THAY ĐỔI NHẬN THỨC
THƯ CỦA CÔ GIÁO DẠY TRẺ TỰ KỶ
MÁI TRƯỜNG NÀO CHO TRẺ TỰ KỶ?
Tham khảo:
CLB GIA ĐÌNH CÓ TRẺ TỰ KỶ HÀ NỘI
TỰ KỶ CŨNG BÌNH THƯỜNG THÔI, NẾU...
ĐI BỘ VÌ TRẺ TỰ KỶ 2/4/2011
7 comments:
Tình mẹ thương con bao la thật. Hoan nghêng các bà mẹ đi bộ vì con.
Tự dưng, em nghĩ phải chi mình chăm sóc con nít thì hay hơn là chăm sóc máy móc, và đám lính đờn ông.
Sáng chủ nhật nhỉ. Hai mẹ con Tí sẽ cố dạy sớm để tham gia :-)
Chang biet noi sao,nghi gi khi doc xong entry nay.Chi biet mat co nuoc,co hong nghen....Nhin con nam ngu,vua mung vi con binh thuong nhu bao tre khac,vua dau xot khi nghi den nhung be se cung bo me dieu hanh vao ngay 24-04 toi.
Trẻ tự kỷ là một trong những trẻ được thương và quan tâm nhất. Mẹ của các cháu tự kỷ thì đáng được khâm phục lắm. Hy sinh, chịu đựng và cần mẫn vì con hơn bao giờ hết!
Cảm xúc này quá quen với những người mẹ như em.
Cảm ơn bác VMC đã dành một góc 'trẻ em' trong cái blog đa dạng các mối quan tâm của bác. Điều tưởng như hiển nhiên này lại là niềm mơ ước và khiến cha mẹ các cháu phải tranh đấu rất nhiều.
Mẹ Tí ơi, sáng thứ 7 này đấy
Tình mẹ con đúng là luôn như thế, bao la nhẫn nại và hy sinh.
@linh: ừ, sít nữa thì nhầm ngày :-P
Đăng nhận xét