28/3/11

SINH VIÊN HÀN QUỐC KIỂU MỚI (1)


Sinh viên năm trên khích lệ thí sinh làm bài tốt trước khi bước vào phòng thi

“20 hoặc 30 năm trước đây, chúng tôi cần những sinh viên có thể học hỏi được một số thứ và bám theo được lối mòn mà các nước tiên tiến đã tạo ra. Nhưng bây giờ Hàn Quốc đã trưởng thành, và chúng tôi không nên chỉ đơn giản đi theo sau những gì người khác đã làm... Chúng ta cần những con người mới với óc sáng tạo mới.”

Trong khi gần 700.000 sinh viên trường cao đẳng ở Hàn Quốc đang miệt mài gắng sức cho kỳ thi vào đại học vào tháng mười một, thì Yu Hwa Young lại dành cả ngày đi tàu lượn siêu tốc và chụp hình tại Everland, một khu vui chơi giải trí.

"Mọi người đều ghen tị," một sinh viên sắp tốt nghiệp 19 tuổi của trường trung học Posung nói, Yu được miễn kỳ kiểm tra vì đã được nhận vào chương trình nghiên cứu quốc tế tại trường ĐH Sogang, dựa trên bảng điểm với điểm gần như tuyết đối trong bài thi tếng Anh, bài phỏng vấn, và các hoạt động ngoại khoá, ví dụ như tham gia làm báo ở trường và tham gia hội Mô hình Liên Hợp Quốc.

Các bài thi vượt rào then chốt được chuẩn hoá vốn từ lâu là cánh cửa dẫn đến đào tạo giáo dục cấp cao ở Hàn Quốc, nay đã không còn là con đường duy nhất để vào được các trường đại học. Hơn 10% sinh viên mới bắt đầu học vào tháng Ba sắp tới được chọn lựa bởi những cán bộ tuyển sinh kiểu mới, những người đã trải qua khóa đào tạo nhằm đánh giá những phẩm chất khó định lượng, như khả năng lãnh đạo và tư duy độc lập. Thay đổi trong các kỳ tuyển sinh là vấn đề trọng tâm của một loạt các cải cách về chính sách nhằm thúc đẩy sự sáng tạo của các sinh viên trước đây được đào tạo để ghi nhớ, và triệt để xử lý vấn đề về khối trường tư thục đang làm cho con đường tới các trường đại học ngày càng đắt đỏ.

Lee Ju Ho, Bộ trưởng Giáo dục, Khoa học, và Công nghệ, nói rằng, tuyển sinh đại học phải cải cách trước khi cải cách mọi lĩnh vực khác. "Mọi bậc cha mẹ thường muốn con của mình được học ở trường tốt nhất có thể. Đó là nguyên nhân dẫn tới hệ quả là văn hóa thi cử của chúng ta," ông nói. "Tất cả các nỗ lực bỏ ra chỉ để nâng cao điểm các bài thi, không phải nhằm phát triển óc sáng tạo hay bất kì khía cạnh tự nhiên nào khác của con người... Đó là thách thức lớn nhất của chúng tôi."

Bộ đã đầu tư 31 triệu đô-la Mỹ, hay 35 - tỉ won, vào năm 2010, tăng gần 2 triệu đô-la Mỹ so với năm 2007, để chi trả tiền lương và chi phí đào tạo cho các nhà tuyển dụng kiểu mới. Hệ thống đã mở rộng đến hơn 100 trường đại học, bao gồm cả một số trường không nhận ngân quỹ của chính phủ.

Các trường đại học ở những quốc gia khác, vốn từ lâu sử dụng cơ chế tuyển dụng dựa nhiều vào thi cử, nay cũng đang nỗ lực cải cách nhằm cải thiện chỗ đứng trên toàn cầu và thu hút các sinh viên ngoại quốc. Các trường đại học đứng đầu của Hồng Kông và đại lục Trung Hoa đang mở rộng các tiêu chí tuyển sinh để khích lệ những phẩm chất như khả năng sáng tạo và tham gia hoạt động cộng đồng. Hiệp hội Quốc gia Tư vấn Tuyến sinh Đại học của Mỹ đã và đang chào đón các du khách đến từ Romania, Ukraina cũng như Hàn Quốc, những người thực sự quan tâm với hệ thống giáo dục linh động hơn này.

Nhưng thay đổi hoàn toàn một nền văn hóa thi cử có hàng thế kỷ ở Hàn Quốc cũng khó khăn không kém nơi nào khác. Các trường học và các gia đình cần thời gian để theo kịp với tư duy mới, trong bối cảnh xã hội vẫn quan niệm rằng chương trình giảng dạy ngoại khóa nghĩa là các lớp toán và tiếng Anh nâng cao, và sự cạnh tranh vào các trường đại học hàng đầu là vô cùng khốc liệt, khiến việc phụ đạo thêm là khó tránh khỏi và sinh viên không có thời gian để làm bất cứ việc gì khác ngoài việc học. Nhiều bậc cha mẹ hoài nghi rằng cải cách định hướng này sẽ chẳng tồn tại nổi sau cuộc bầu cử tổng thống tiếp theo vào năm 2013.

Tuy thế, các nhà quan sát nói thay đổi mới hình thành đang thúc đẩy những cuộc đối thoại quan trọng ở Hàn Quốc trong một bối cảnh mang tính bản lề. Sinh viên trường trung học cơ sở đang bắt đầu nghĩ về những gì họ có thể làm ngoài việc học. Và các trường cao đẳng đang bắt đầu hỏi, "chúng ta đang cần những hình mẫu thanh niên tài năng gì, và chúng ta sẽ làm cách nào để tìm ra họ?" nhận định từ Chung Kwang Hee nhà nghiên cứu các chính sách tuyển sinh ở Viện Phát triển Kinh tế Hàn Quốc.

Cảnh sát Seoul giúp các thí sinh đại học lạc đường đến điểm thi đúng giờ.

Gốc rễ của việc cải cách

Hệ thống giáo dục của Hàn Quốc được sự ngưỡng mộ rộng rãi với nỗ lực thành công cứu quốc gia này ra khỏi cảnh nghèo đói sau cuộc chiến tranh Triều Tiên và mang lại sức mạnh cho nền kinh tế lớn thứ 13 của Thế giới chỉ trong sáu thập niên ngắn ngủi. 78% dân số Hàn Quốc mù chữ vào năm 1948 và một phần nhỏ của 1% đạt trình độ giáo dục sau trung học. Ngày nay, Hàn Quốc là một trong số những nước có tỷ lệ mù chữ thấp nhất trên thế giới (2 %) và tỉ lệ hoàn thành các chương trình học hệ cao đẳng khá cao: 58 % người trưởng thành trong độ tuổi từ 25 đến 34 có bằng đào tạo 2 hoặc 4 năm.


Người Hàn Quốc ca tụng những cổ tích về "những con rồng" "nổi lên từ mương rãnh," hoặc những người đạt được thành tựu vĩ đại từ những bước khởi đầu khiêm tốn, thường là nhờ giáo dục. Lee Myung Bak được sinh ra trong một gia đình nghèo và phải làm việc kiếm sống trong suốt thời kỳ học trung học và đại học, trước khi trở thành giám đốc điều hành tại Hyundai và cuối cùng trở thành Tổng thống.


Nhưng nhu cầu quá tải đối với giáo dục đại học cũng đã gây ra cuộc cạnh tranh dữ dội để dành những cơ hội được đào tạo giáo dục tốt nhất. Văn hoá cạnh tranh này đang hình thành nên nền công nghiệp giáo dục tư nhân với ước tính là 19 tỷ đô-la Mỹ, hoặc 21,6 nghìn tỷ won vào năm 2009. Ngày nay, hệ thống giáo dục nổi tiếng của quốc gia này bị đổ lỗi cho hiện tượng sụt giảm tỉ lệ sinh nở, những số liệu về tình trạng tự tử, và hố ngăn cách giàu nghèo ngày càng sâu hơn.

Nhiều sinh viên có đủ nguồn tài chính đã rời khỏi Hàn Quốc để theo đuổi nền giáo dục cao hơn. Số lượng sinh viên học ở nước ngoài tăng từ 24.000 trong 1985 lên 218.000 vào năm 2007, theo số liệu thống kê của chính phủ, với một phần ba số sinh viên trên đang học tại Bắc Mỹ. Ngày càng nhiều sinh viên còn lại đang rời các trường trung học hoặc trường trung học cơ sở để học tiếng Anh và để dành thời gian chuẩn bị cho việc vào các trường đại học Phương Tây.

"Ngày nay nếu bạn muốn hóa rồng, bạn phải có tiền," Kwon Heok Seung, Phó Trưởng phòng tuyển sinh tại Đại học Quốc gia Seoul nói.


(còn tiếp)


Tác giả: Michael Alison Chandler
Bài đăng trên tạp chí "The Chronicle of Higher Education"
Người dịch: Phạm Trần Lê

Nguồn:
Hàn Quốc đi tìm một hình mẫu sinh viên kiểu mới


0 comments:

Đăng nhận xét

 

VMC Copyright © 2009 | Power by Blogger | Template redesigned by Lý Minh Triết