13/3/11

NHÌN NGƯỜI NHẬT, NGHĨ VỀ TA


Các con số thương vong và thiệt hại do động đất và sóng thần gây nên ở Nhật đang tăng từng giờ. Tới chiều 12.3, ước tính khoảng 1.300 người đã tử vong vì thảm họa này. Tổn thất chưa dừng lại ở đây, vì các dư chấn đang báo hiệu những trận động đất kế tiếp. Đó là chưa kể nguy cơ rò rỉ hạt nhân, phóng xạ từ hai lò phản ứng hạt nhân tại miền Đông nước Nhật, do ảnh hưởng của động đất.

Nhìn từ trận động đất, có thể thấy văn hóa, tư duy và cách hành xử của người dân cũng như lãnh đạo Nhật đã làm thảm họa này giảm thiểu được mức độ thiệt hại trước thảm hoạ động đất kinh hoàng. Đó chính là sự phối hợp nhịp nhàng, gấp rút và bài bản của chính quyền, truyền thông cũng như người dân trước thảm họa.

Lãnh đạo: dẹp hết mọi chuyện để lo cho dân

Thời điểm xảy ra động đất, Quốc hội Nhật đang họp chất vấn Thủ tướng về việc từ chức, (ảnh), nhưng Chính phủ Nhật đã thành lập ngay lực lượng phản ứng nhanh. Thủ tướng Naoto Kan lập tức chỉ đạo các bộ trưởng phải tìm mọi cách đảm bảo an toàn cho người dân. Các cuộc họp khẩn của nội các tập trung đảm bảo các nhu cầu thiết yếu như điện, nước và cung cấp thông tin chuẩn xác cho người dân.

Mọi nguồn lực cảnh sát, lực lượng phòng vệ và cục Bảo vệ bờ biển đều được huy động để đến các vùng bị nạn tham gia cứu hộ.

Đích thân Thủ tướng Kan và tổng thư ký nội các Edano đã mặc quần áo kaki màu xanh dương (trang phục tác nghiệp ở Nhật) xuất hiện trên truyền hình để trấn an dân chúng và công bố những biện pháp khẩn cấp của Chính phủ. Hàng ngàn cư dân sống gần nhà máy điện hạt nhân đã được di tản ngay để tránh thảm họa...

Thủ tướng Kan kêu gọi mọi người bình tĩnh giúp đỡ lẫn nhau, đồng thời ra lệnh cho đội tự vệ - quân đội Nhật tận dụng mọi biện pháp cứu trợ. Các tàu chiến được điều động từ miền Nam lên miền Bắc để tham gia cứu hộ.

Tổng thư Ký Edano lên tiếng khuyến cáo người đừng vội về nhà, vì hệ thống giao thông tê liệt. Vì vậy hàng vạn người dân Nhật đã chấp nhận nán lại qua đêm tại trường, công sở, nhà ga, những nơi công cộng dù ai cũng nóng lòng muốn về nhà bên cạnh người thân.

Người dân: không tranh giành, dẫm đạp, hoảng loạn…

Những người mới đến Nhật mà thấy bàn ghế rung, đồ vật chao đảo thì chắc sẽ vì sợ mà bỏ chạy trong hoảng loạn, thậm chí xô đẩy, dẫm đạp lên nhau hòng thoát thân, gạt người khác ra rìa. Nhưng dân Nhật đã quen với dư chấn động đất thì thấy đó là “chuyện thường ngày” và họ đã được chuẩn bị kỹ cho tình huống này.

Heather Powell, một phụ nữ Mỹ đi công tác tại Tokyo vào thời điểm xảy ra động đất, kể lại: “Ngay khi mặt đất vừa rung chuyển, cửa kính vỡ khắp nơi, cảnh sát đã xuất hiện và kêu gọi người dân chạy ra khỏi các tòa nhà cao tầng. Cảnh sát và lực lượng tự vệ hướng dẫn đám đông tìm nơi an toàn để dừng chân, cung cấp nước suối và túi ngủ cho mọi người”. Tuy thảm họa xảy ra bất ngờ, nhưng mọi người hành xử rất có trật tự, dù sợ hãi nhưng không có tranh giành, dẫm đạp hay hoảng loạn. “Đây là điều đáng ngạc nhiên”, bà nhận xét.

Nhận xét về điều này, trong một bài viết gửi báo chí, bạn Trần Tuấn Anh, du học sinh tại Nhật cho rằng “cảm giác phản ứng nhanh để thoát hiểm, vốn đã được thực hành trong các đợt diễn tập, nhờ đó biết vượt qua cảm giác hoảng loạn để bình tĩnh đối phó với hoàn cảnh”.

“Không có cảnh la lối, tranh giành. Mọi người đều bình tĩnh, trật tự, trước và sau khi động đất xảy ra. Người dân vẫn kiên nhẫn xếp hàng chờ đến lượt lên xe buýt (lúc này, xe buýt là phương tiện công cộng duy nhất còn có thể hoạt động), kiên nhẫn xếp hàng chờ gọi điện thoại công cộng (vì hệ thống thông tin di động bị tắc nghẽn hoàn toàn).

Với những người dân không về nhà được, họ vẫn bình tĩnh vào trú tạm tại các địa điểm công cộng được chính quyền bố trí (như trường học, nhà thi đấu...) trong trật tự và bình thản. Không khí sơ tán tại các trường học, bệnh viện... rất gọn gàng, khẩn trương và hiệu quả”.

Bá Nha

Nguồn:
Nhìn người Nhật phản ứng trước động đất, nghĩ về ta



15 comments:

Unknown on lúc 12:31 13 tháng 3, 2011 nói...

Lúc xảy ra động đất, người Nhật hầu hết đều ko vội vã chạy thoát thân ngay mà rất bình tĩnh và có ý thức giữ gìn tài sản ( nhân viên siêu thị chạy ra giữ kệ hàng, nhân viên báo chí giữ máy quay, màn hình, chồng em và các bạn đồng nghiệp ở cơ quan thì bay ngay vô giữ máy tính :D).

Đêm hôm 11.3, hơn một trăm ngàn người phải lang thang ngoài đường phố Tokyo nhưng họ vẫn kiên nhẫn xếp hàng, ko chen lấn, xô đẩy, ko gào thét khóc lóc, gây ồn ào. Dù đã quen với động đất nhưng cách xử lý của họ với đại thảm họa này có thể khiến bất cứ ai cũng phải khâm phục trước thái độ hành xử của một dân tộc cực kỳ văn mình và có ý thức.

Unknown on lúc 12:32 13 tháng 3, 2011 nói...

À quên em cmmt cảm ơn nhiều chị NLVD ở post trước đã hỏi thăm em ạ. BNG Nhật đã thông báo hiện giờ người nước ngoài và đặc biệt là người VN ở Nhật chưa có thông tin thương vong hay mất tích.

VMC on lúc 13:16 13 tháng 3, 2011 nói...

@Dứa:
Hiện giờ anh không vào được FB và Yahoo. Em có thể liên lạc với anh qua gmail (vumanhcuong66@gmail.com) hoặc skype (vumanhcuong2008) được không?

Titi on lúc 13:25 13 tháng 3, 2011 nói...

Đây là ý thức cao của dân chúng, triệu người như một và trách nhiệm cao của chính phủ. Không hổ danh 1 cường quốc :-)

LU on lúc 13:32 13 tháng 3, 2011 nói...

Em nghe đài nói còn có một làng khoảng gần 9 ngàn dân cư bị sóng dập vào chưa tìm ra tông tích gì của làng đó.

Lần trước, bên San Jose địa chấn chỉ mới có 5.7, ngay tâm điểm khu vực silicon, mà đã làm bà con la hét lo lắng rồi. Mặc dù tháng nào công ti em cũng có còi hú tập trung giả để bà con làm quen giử được bình tĩnh khi có thiên tai, nhưng lúc nó xãy ra thật thì có người cứ đứng khóc la ko biết phải chạy đi đâu.

Năm rồi, báo chí loan tin vụ động đất sẽ xãy ra đến trên 8 chấm có sóng thần, nhưng cứ cho là sẽ bị ở Cali, nên ai cũng lo đi mua gạo, đèn bin dự trử...không ngờ nó lại xãy ra ở bên Nhật.

Thuy Dam Minh on lúc 16:11 13 tháng 3, 2011 nói...

Sáng nay đọc báo, anh thấy nói làng nào đó (Lu cũng đọc tin này thì phải) gần 10 ngàn người mất tích nữa cơ.
Bài học đối phó với thảm hoạ của Nhật thì không những người Việt Nam mình, mà ngay cả các dân tộc khác trên thế giới cũng phải học!

MHTL on lúc 16:28 13 tháng 3, 2011 nói...

Nhật Bản thuộc về ẤN TƯỢNG ĐỈNH CAO, không nên so VN với NB, thế giới người ta cười cho.

An Thảo on lúc 17:44 13 tháng 3, 2011 nói...

Nín thở và thán phục vô cùng!

MHTL on lúc 00:45 14 tháng 3, 2011 nói...

VMC: Vào FB = cách sau

Click vô cái icon Network Internet Access dưới thanh taskbar > Open Network and Sharing Center > Local Area Network > Properties > chọn Internet Protocol version 4 nhấp Propeties rồi làm cấu hình OpenDNS cho máy:

DNS server của Norton
198.153.192.1
198.153.194.1

Sau đó vào facebook.com dễ như ăn kẹo :))

MHTL on lúc 01:17 14 tháng 3, 2011 nói...

Thêm, quên mất :)

Vào thư mục C:\Windows\System32\drivers\etc có 1 file tên là: hosts (ko có đuôi).

Dùng notepad để sửa, copy vào như sau

125.252.224.88 facebook.com

125.252.224.88 www.facebook.com

69.63.181.12 apps.facebook.com

Save vào là xong.

FB.com chạy tít mù :))

Lana on lúc 09:17 14 tháng 3, 2011 nói...

Thán phục và ngưỡng mộ XH và người dân Nhật quá. Mơ ước bao giờ VN mình được như thế này nhỉ.

L2C on lúc 13:18 14 tháng 3, 2011 nói...

Ôi người Nhật thì phải nói rồi. Họ kiêu hãnh về dân tộc họ cũng phải. Đi ra nước ngoài, ai bảo em là người Nhật à, là em cũng ậm ừ nhận xằng, hihi

Quang Dũng nói...

Đích thân Thủ tướng Kan và tổng thư ký nội các Edano đã mặc quần áo kaki màu xanh dương (trang phục tác nghiệp ở Nhật)
-----------------------
trang phục tác nghiệp là trang phục gì, tác nghiệp gì nhỉ? "Tác nghiệp" là từ Hán Việt , dịch ra từ thuần Việt có phải là "làm việc" không? Nếu vậy thì dùng trang phục tác nghiệp ở đây là vô nghĩa.
Một số báo dùng từ "quần áo bảo hộ lao động" , có lẽ đúng hơn.

VMC on lúc 09:38 15 tháng 3, 2011 nói...

@Quang Dũng:
Nhất trí với ý kiến của bạn. Nhưng tôi không sửa lại vì tôn trọng nguyên tác của báo SGTT.

luzcanita nói...

@MC3:cảm ơn bạn đã chia sẻ cách vào facebook,rất rất hiệu quả.cám ơn bạn rất nhiều

Đăng nhận xét

 

VMC Copyright © 2009 | Power by Blogger | Template redesigned by Lý Minh Triết