31/12/10

THẬP KỶ CỦA PUTIN



Có thể nói không ngoa rằng thập niên đầu của thế kỷ 21 ở nước Nga là thập niên của Putin, người đã có công vực nước Nga dậy khỏi đống hoang tàn đổ nát sau khi Liên Xô tan rã. Nước Nga hôm nay đang tiến hành những chính sách và thực hiện những hành động đã bị lãng quên trong một thời gian dài. Suy thoái kinh tế hậu Liên Xô đã chấm dứt, nước Nga trở nên giàu có nhờ những nguồn năng lượng đa dạng và khổng lồ ngày càng có giá trên thị trường toàn cầu. Sức mạnh vật chất khiến nước Nga tiến hành chính sách trái ngược với Mỹ và phương Tây, bày tỏ thái độ sẵn sàng tham chiến. Mục tiêu của Putin là khôi phục uy tín “một thời vang bóng” của nước Nga và củng cố vị thế của một siêu cường.

Putin như một người nhạc trưởng, chỉ đạo mọi đường đi nước bước để đưa nước Nga trở lại vũ đài trung tâm bằng cách tạo ra thực tế toàn cầu mới. Ngày 17.8.2007, ông tuyên bố máy bay ném bom của Nga sẽ trở lại tuần tra vòng quanh thế giới. Những chuyến bay như thế đã bị dừng lại vào năm 1991 khi đế chế Xôviết tan rã. Ngày 4.9 năm đó, ông lại tuyên bố 12 chiếc máy bay ném bom sẽ tập trận phóng tên lửa xuyên lục địa tại Bắc cực. Ngày hôm sau, hai chiếc TU-95 bay sát không phận Canada trên Biển Beaufort, khiến không quân Canada phải cử 2 máy bay CT-18 lên cản đường. Đấy là lần đầu tiên trong vòng 10 năm, máy bay Nga tiến sát đến vùng lãnh thổ có chủ quyền của Canada. Những chuyện tương tự sau đó xảy ra ở Anh, Na Uy, Guam, khiến người ta liên tưởng tới những ngày còn Chiến tranh Lạnh.

Với sự hậu thuẫn to lớn của dân chúng trong nước, vị lãnh đạo Nga này chẳng ngần ngại đương đầu với những chính sách của Phương Tây, đặc biệt là chính sách của Mỹ. Ông cho rằng trong thập niên 1990, Mỹ đã coi thường lợi ích của Nga, lợi dụng lúc kinh tế Nga ốm yếu để làm nước Nga bẽ mặt. Ông Putin vô cùng tức giận khi Mỹ tỏ nguyện vọng xây dựng những căn cứ chống tên lửa và hệ thống cảnh báo sớm dọc biên giới với Nga ở những nước thuộc khối Hiệp ước Varsava cũ như Ba Lan và CH Czech.

Putin cũng có thái độ cứng rắn đối với những nước đã từng trong thành phần Liên bang Xôviết nay có xu hướng chạy theo phương Tây. Ông đã từng cắt cung cấp hơi đốt tự nhiên cho Ukraina, ngưng nhập khẩu rượu vang của Gruzia. Năm 2004, ông thành công trong việc thay đổi bản đồ địa chính trị bằng những bản ghi nhớ ký với Trung Quốc, chấm dứt nhiều thập kỷ nghi kỵ Nga – Trung. Bằng cách đó, ông vừa giải quyết được những tranh chấp biên giới với Trung Quốc, vừa phát triển được thương mại với nhân tố mới trên bản đồ kinh tế thế giới. Tháng 9.2007, Nga cùng Trung Quốc và 4 nước cộng hòa Trung Á thuộc Liên Xô là Kazakhstan, Uzbekistan, Tajikistan và Kyrgyzstan ký hiệp ước Thượng Hải, thành lập “phiên bản phương Đông” của Khối Varsava.



Để lấy lại vị thế cường quốc của nước Nga trong một thời gian ngắn là “nhiệm vụ bất khả thi”. Nước Nga cần khôi phục kho vũ khí hạt nhân, phục hồi sức mạnh quân sự, chuẩn bị đối phó với nguy cơ khủng bố trong nước, đó đủ sức mạnh ngăn chặn ở cả trong nước lẫn từ bên ngoài. Điều đáng nói là phương Tây cũng cần một nước Nga mạnh để duy trì ổn định tại khu vực Kavkaz và Trung Á. Phương Tây đã học được ý nghĩa của việc duy trì trật tự ở Afghanistan và chắc chắn phương Tây muốn tránh những diễn biến tương tự tại Gruzia.

Chính sách đối ngoại của Putin tập trung vào việc duy trì sức mạnh và đoàn kết để chống chọi lại với sự bấp bênh mà Liên Xô đổ vỡ mang lại và vượt qua cuộc khủng hoảng kinh tế, xã hội và chính trị kéo dài. Sự sụp đổ kinh tế trong thập niên 1990, sự lớn mạnh của khủng bố nội địa, sự sụp đổ các hệ thống chính trị và xã hội, thái độ thù địch hung hăng và không khoan nhượng của phương Tây đối với nước Nga... tất cả những điều đó làm xói mòn niềm tiên của người dân Nga đối với nhà nước. Putin đã nỗ lực đưa nước Nga vượt qua những khó khăn đó, biến nước Nga trở thành một “tay chơi độc lập” trên trường quốc tế bằng cách tự làm mạnh trong nhà mình và tăng cường khả năng chi phối ra bên ngoài.

Khi Putin trở thành Thủ tướng Nga tháng 8.1999, Nga vẫn lún sâu trong khủng hoảng. Thập niên 1990 là thập niên của sự thiếu thốn, tội ác, yếu kém và bị nhục mạ. Những kẻ có quyền công khai ăn cắp những nguồn tài nguyên khổng lồ của nước Nga. Quyền lực nằm trong tay những phần tử tham nhũng và tội phạm. Dự trữ ngoại tệ của Nga chỉ còn 8 tỉ USD, trong khi nợ IMF số tiền lên đến 17 tỉ USD. Nhưng chỉ chưa đầy một thập niên sau, nước Nga đã chứng kiến sự hoán đổi kịch tính nhất trong lịch sử kinh tế.

Năm 2007, dự trữ ngoại tệ của Nga đã tăng lên mức 406 tỉ USD. Nga trích bổ sung 120 tỉ USD vào Quỹ Bình ổn Dầu (OSF). Nga thoát khỏi sự phụ thuộc vào IMF, khi Putin mô tả tổ chức này là “cổ lỗ, phi dân chủ và không hiệu quả”. Dưới thời Putin làm tổng thống, thu nhập bình quân của Nga tăng 10% mỗi năm, tăng trưởng kinh tế hàng năm là 7% và lần đầu tiên kể từ sau khi Liên Xô tan rã thị trường đầy hàng hóa.


Putin đã tỏ rõ là nhà lãnh đạo mạnh mẽ mà người dân Nga có thể đặt niềm tin: Ông đánh bại chủ nghĩa khủng bố ở nước cộng hòa ly khai Chechnya; bỏ tù những đại gia ăn cắp và hối lộ; khôi phục sự kiểm soát của nhà nước và của chính ông đối với những lĩnh vực kinh tế then chốt. Có thể nói khôi phục hy vọng và niềm tự hào quốc gia trong nhân dân là thành công nổi bật của Putin. Ông đã đưa họ ra khỏi cõi hỗn mang của sự mất niềm tin đến với sự lạc quan, tiến bộ và phẩm giá được tôn trọng.

Trong bản thông điệp liên bang năm 2005, Putin đã quả quyết rằng sự sụp đổ của Liên Xô là thảm họa địa chính trị lớn nhất trong thế kỷ 20. Sự thừa nhận đó khiến phương Tây ngỡ ngàng, nhưng lại nhận được sự đồng cảm và tán thành của người Nga. Họ thậm chí còn cho rằng thái độ và hành động cứng rắn của Putin là cần thiết để khôi phục và duy trì luật pháp, trật tự và an ninh ở nước Nga.

Entries liên quan:
DÀNH CHO NGƯỜI HÂM MỘ PUTIN
DUYÊN PUTIN
PUTIN HÁT
MUÔN MẶT PUTIN
CHIẾN TRANH LẠNH HAY HÒA BÌNH LẠNH?


30/12/10

BẢO VỆ TIẾNG VIỆT TRÊN THẾ GIỚI ẢO





TRUNG DŨNG

Với sự bùng nổ của mạng toàn cầu, thông điệp bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt đã được truyền đi và dần trở thành những phong trào rầm rộ trên thế giới ảo, ở mọi “mặt trận” từ trang tin điện tử, diễn đàn đến nhật ký trực tuyến cá nhân (blog)… Điều đặc biệt là tác giả của phong trào ấy, lại là những bạn trẻ thuộc thế hệ 8X, 9X.

“Luật” bảo vệ tiếng Việt trên mạng

Trước tình trạng viết sai chính tả, sử dụng ngôn ngữ tuỳ tiện, lậm ngoại ngữ… nhiều diễn đàn đã ban hành “luật” sử dụng tiếng Việt và kêu gọi các thành viên nghiêm túc thực hiện. Hình thức xử lý, tuỳ theo mức độ vi phạm, có thể bị xoá bài viết hoặc xoá tài khoản…

Trên diễn đàn www.toantin.org/forums, Cyclic – một thành viên ban điều hành – thông báo: “Trong khoảng thời gian gần đây, mình nhận thấy có khá nhiều lỗi xuất hiện tràn lan trong các bài viết của diễn đàn”. Cyclic thống kê, đó là các lỗi do sơ ý (không viết hoa đầu câu, viết câu không có dấu câu, viết sai chính tả…), các lỗi cố ý (sử dụng ngôn ngữ 9X, viết tiếng Việt không dấu…) “Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt là không dễ nhưng cần phải làm. Ta nên bắt đầu từ những việc dễ như sửa những lỗi về chính tả, ngữ pháp. Đề nghị chúng ta cùng nhau thực hiện việc này. Cách làm rất đơn giản: mỗi bạn hãy đọc cẩn thận lại bài viết của mình một (vài) lần và sửa chữa những lỗi sai trước khi đăng”, Cyclic đề nghị. Theo quy định của diễn đàn này, các bài viết vi phạm sẽ bị xoá mà không cần thông báo. Tương tự, diễn đàn dành cho giới trẻ diendan.goonline.vn ban bố quy định: “Bài viết bằng tiếng Việt có dấu, không sử dụng ngôn ngữ chat, viết tắt như: iu nhiu lúm, kiu ji, cai rì co?, mo+ ho+...” Những bài viết làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt “có thể phạt thẻ, khoá chủ đề, đóng chủ đề, xoá bài viết”.

Phong trào bảo vệ tiếng Việt, xuất phát từ những diễn đàn thu hút đông đảo cư dân mạng như ttvnol.com, vozforums.com, sinhhocvietnam.com, www.vietmba.com... rồi nhanh chóng lan toả tới nhiều diễn đàn khác. Đặc biệt, cả diễn đàn của học sinh, đối tượng “sính” dùng ngôn ngữ chat, cũng vào cuộc. “Việc xử lý tệ nạn viết sai chính tả là vấn đề đau đầu ở nhiều diễn đàn. Gần đây, một số diễn đàn lớn đã trị được tệ nạn này bằng kỷ luật nghiêm khắc, kết quả này đang giúp dấy lên tinh thần “giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt” trong cộng đồng online, đặc biệt là các diễn đàn học thuật.

Diễn đàn cũng đã khuyến nghị các thành viên không dùng ngôn ngữ chat, xoá những bài vi phạm, tuy vậy, hiện nay vẫn còn nhiều “sạn” về ngôn ngữ tồn tại, nên việc này sẽ được nâng lên mức cao hơn” – đó là thông báo của ban quản trị diễn đàn chuyenhungvuong.net/diendan. Diễn đàn này còn gắt gao hơn khi cấm tất cả các bài viết cố tình dùng tiếng địa phương, dùng số thay cho chữ cái, viết tắt những từ hoặc cụm từ không được sử dụng trong ngôn ngữ chính thống… Tất cả các bài viết vi phạm “đều sẽ bị xoá ngay, không cần giải thích”. Cùng cách làm đó, diễn đàn mạng Ngôi Nhà Chung còn ra “tuyên ngôn”: “Để tiếng Việt đẹp muôn đời, những ngôn ngữ chat xin mời bỏ qua”!


Các diễn đàn của người trẻ khác như www.sinhhocvietnam.com/forum, vietscholar.org, 9a6chilang.4ulike.com, vnxitin.com, teenhaugiang.com/forum, www.bmt7.vn/forum... cũng trở thành những “mặt trận” của phong trào bảo vệ tiếng Việt với quy định và hình thức chế tài nghiêm minh. “Tôi và các bạn sẽ rất khó chịu khi đọc một bài viết với đầy lỗi chính tả hoặc đá gà đá vịt mấy từ tiếng Anh bồi… Chúng ta hãy tôn trọng chính mình trước khi muốn được người khác tôn trọng”, một thành viên diễn đàn www.sinhhocvietnam.com/forum kêu gọi.

Cùng học lại tiếng Việt

Nhiều diễn đàn còn mở hẳn các chuyên mục để dạy tiếng Việt, trao đổi, mổ xẻ những vấn đề liên quan đến tiếng Việt. Diễn đàn Trái tim Việt Nam (ttvnol.com/tiengviet), thu hút hàng ngàn người truy cập mỗi ngày đã mở hẳn chuyên mục Tiếng Việt – một góc nhỏ cho những người muốn giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Đây được coi là nơi cư dân mạng “bắt giò” những lỗi chính tả, từ vựng, ngữ pháp ở các văn bản, khẩu hiệu, thậm chí cả các bài báo.

“Tiếng Việt – một nỗi ưu tư”, đó là thông điệp trên địa chỉ mạng www.hoctiengviet-online.com. Đi kèm với thông điệp ấy là lời nhắn nhủ: “Xin vui lòng cho biết ý kiến về nỗi ưu tư của quý vị về tiếng Việt”. Đây là trang mạng dạy tiếng Việt trực tuyến gồm các mục bài học, chỉ dẫn, tra từ ngữ và người học có thể thử trình độ của mình sau khi kết thúc một mục bài. Cùng mục đích dạy tiếng Việt như hoctiengviet, nhiều trang mạng khác còn hướng tới trang bị kiến thức từ vựng, ngữ pháp, từ điển tiếng Việt… như svnhanvan.org/forum, ngonnguhoc.org/forum...

Điều đặc biệt là “phong trào” bảo vệ tiếng Việt không chỉ xuất hiện ở những trang mạng của dân chuyên ngành như ngôn ngữ hay khoa học – xã hội mà lan toả ra các diễn đàn ít liên quan, như diễn đàn toán – tin, kiểm toán, cá cảnh, trò chơi trực tuyến, thể hình, ẩm thực, sưu tập tem… Ở đó, hoặc họ lập ra một chủ đề riêng mang tên “Gìn giữ sự trong sáng của tiếng Việt”; hoặc đưa ra các vấn đề “nóng” đang được dư luận quan tâm, như: ngôn ngữ chat của học sinh, sính ngoại ngữ… để luận bàn.

Phổ biến nhất vẫn là việc đăng lại những bài viết có chủ đề bảo vệ tiếng Việt để ai nấy cũng được đọc, thảo luận và có nhìn nhận chín chắn hơn khi viết lách. Chẳng hạn, loạt bài sáu kỳ Ngược đãi tiếng Việt trên báo Sài Gòn Tiếp Thị (từ số 113, ngày 5.10.2009) đã được hàng chục diễn đàn, trang tin điện tử, nhật ký trực tuyến… trích đăng, tạo ra những “diễn đàn con” với những cuộc trao đổi, tranh luận về tiếng nói dân tộc như: forum.hiv.com.vn, vozforums.com, vietstamp.net.vn…


Yêu tiếng Việt, đâu nhất thiết phải làm những việc to tát mà nhiều khi, chỉ cần có chút ý thức trước khi viết cũng đã thể hiện tình yêu đó rồi. Và những tương tác tích cực như vậy trên thế giới ảo, là những hành động cụ thể nhất để bảo vệ tiếng Việt.

BONUS


29/12/10

CHUYỂN GAM THẦY CÔ



Tôi nhận được một cú điện thoại bất ngờ.

Giọng nữ lảnh lót từ đầu dây bên kia giới thiệu cô là biên tập viên của đài truyền hình, muốn mời tôi tham gia vào một chương trình do cô phụ trách. Cô trình bày rành rọt về chương trình của mình: mục đích là gì, concept ra làm sao, nội dung như thế nào và tôi phải làm gì. "Đơn giản lắm anh ạ. Bên em thấy anh rất phù hợp. Anh nhận lời nhé?" - cô thuyết phục bằng một câu hỏi.

Tôi thấy thú vị và nhận lời.

Đúng ngày giờ hẹn, tôi đến cổng đài, gọi điện thoại cho cô xuống đón.

Ít phút sau, một cô gái bé nhỏ, xinh xắn chạy ra.

Tôi ngạc nhiên, không còn tin vào mắt mình. Đây chính là cô sinh viên mới học tôi cách đây một năm. Xem nào, đã tốt nghiệp rồi. Đã đi làm ở đài truyền hình rồi đây!

Cô như hiểu sự ngạc nhiên của tôi, và cười rất tươi: "Vâng, em đây ạ. Trước đây em đã học một môn do anh dạy. Bây giờ em làm ở đây!".

Đấy sinh viên của mình đã trưởng thành rồi. Đã tự lập, tự biết và tự quyết chuyển gam từ "thầy" sang "anh" rồi.

Vào trường quay, gặp một khách mời quen, hỏi nguyên nhân nào dẫn đến đây, tôi tự hào giới thiệu: "Sinh viên của mình làm chương trình này nên mời mình tham gia. Cô bé ấy kia kìa, còn chuyển sang gọi thầy bằng anh nữa".

Vị khách mời kia lắc đầu cười hóm hỉnh: "Không được, không được!"

Cũng chẳng có gì là không được. Mọi việc đều có thể xảy ra. Tôi nhớ cách đây 22 năm, sau khi tốt nghiệp đại học, những thành viên trong đội kịch sinh viên của chúng tôi đều có lời với người phụ trách, một cô giáo ở khoa, học trước chúng tôi 5-7 khóa gì đó, được giữ lại trường giảng dạy: "Cô ơi, bọn em làm cái lễ từ nay gọi cô là chị nhé".

Chị cười ngất: "Thế thì các em làm 2 cái lễ đi, rồi muốn gọi cô thế nào cũng được!".

Hơn 20 năm qua, chúng tôi và chị trở thành những người bạn thân thiết. Tôi thấy thực sự phải cảm ơn cuộc sống đã ban tặng cho tôi một người bạn (cộng thêm "người chị" - "người thầy") tuyệt vời như chị.

Cho nên gọi là "thầy" hay "anh" thực ra chẳng có chuyện gì quan trọng.

Có lần ngồi với những người bạn, điểm lại, chúng tôi đều thấy khá nhiều thầy cô dạy đại học đã được chúng tôi chuyển gam sang gọi bằng "anh", "chị".

Nhưng tuyệt đối không một thầy cô dạy phổ thông nào, dù có những người mới ra trường là dạy học ngay, được chuyển gam như vậy.

Trước họ, ta vẫn cảm thấy bé nhỏ như những cô bé, cậu bé năm nào.




28/12/10

CHUYỆN TÌNH CỦA NGƯỜI HÁT "TÌNH CA"



Khi nhạc sĩ Hoàng Việt viết Tình ca, ông không ngờ Quốc Hương sẽ mang lại cho nó một ngọn lửa lan toả mạnh mẽ. Bài hát ấy còn góp phần nuôi dưỡng tâm hồn một thế hệ thanh niên đầy lý tưởng. Trong số đó, có cô gái phương Nam sau này là vợ của nghệ sĩ Quốc Hương, chị Thu An.

Nguyễn Lê Thu An xuất thân từ một gia đình trí thức Sài Gòn. Cha chị là chủ bút tờ báo Tiếng Dân, mẹ là thi sĩ Ngọc Sương, cậu ruột là thi sĩ Bích Khê. Cô nữ sinh 16 tuổi của trường Trưng Vương tham gia phong trào học sinh sinh viên, bị bắt và bị đày ra Côn Đảo. Năm 1975, đất nước thống nhất, chị về TP.HCM làm phó bí thư quận đoàn Bình Thạnh.

Cuộc gặp gỡ kỳ lạ

“Tôi được các anh chị trong tù dạy thuộc lòng hai bài hát Tình ca của Hoàng Việt và Màu xanh và ánh mắt của Phan Nhân. Khi còn hoạt động ở Sài Gòn, tôi được nghe Tình ca qua đài ngoài Bắc và tiếng hát của Quốc Hương đeo đuổi tôi suốt chặng đường tuổi trẻ. Giọng hát anh dẫn dắt chúng tôi đi trên con đường chông gai, gian khó của những ngày ấy”, chị nói. Đôi mắt của người phụ nữ goá chồng gần hai mươi năm nay đến giờ vẫn ẩn chứa nhiều lẩn khuất.

Chị chậm rãi kể tiếp: “Lần đầu tiên tôi gặp anh Quốc Hương khi anh xuống quận đoàn hát cho thanh niên nghe. Thấy ai cũng yêu cầu bài hát, tôi thì không, anh quay sang hỏi tôi: “Giang Thuỳ (bí danh của tôi), em thích nghe bài gì?” – “Dạ, em thích bài Tình ca của Hoàng Việt”. Anh sững người nhìn tôi. Rồi anh đến đứng trước mặt tôi, cất giọng hát… Mọi người đều nổi da gà, và khi anh hát câu cuối: Giữ lấy đức tin bền vững em ơi, giữ lấy trái tim đòi sống yêu đời… thì tôi không cầm được nước mắt. Sau này anh nói với tôi, anh từng nguyện nếu cô gái nào đề nghị anh hát bài Tình ca thì anh sẽ lấy làm vợ.

Rồi anh tự giới thiệu mình đã có vợ là diễn viên điện ảnh và một con trai. Anh như một cuốn sách mở cho mọi người cùng biết, anh khoe cả hình con trai. Tôi cũng lởi xởi: “Con trai anh dễ thương quá, khi nào anh về Hà Nội em gửi quà cho cháu”. Giọng anh chùng xuống: “Tôi sẽ không về Bắc nữa, chúng tôi đã chia tay, chị ấy đã chọn ở lại miền Bắc. Tôi sẽ ở lại miền Nam hát cho đến chết!” Rồi bỗng nhiên anh đứng dậy nói: “Em đã trải qua những gian khổ và hy sinh cả tuổi thanh xuân, do đó em mới hiểu được bài Tình ca và hiểu được anh. Em, anh rất yêu em!” Anh nhìn mặt tôi: “Em sẽ là vợ anh!”, câu tiếp theo là “Em phải là vợ anh!” Tôi quá sợ hãi vì đám đông nhiều thanh niên đang nhìn mình. Tôi nhìn đồng hồ: “Em xin lỗi anh, em đi họp Đoàn xí nghiệp”, miệng nói chân đứng dậy chào mọi người. Đi xuống thang lầu như ma đuổi chỉ mong thoát thật nhanh khỏi chỗ đó. Tôi chợt nghe anh nói sau lưng: “Xin lỗi các bạn, để tôi đưa Giang Thuỳ xuống”, và trái tim tôi lặng đi một lúc.

Một tuần sau, anh Quốc Hương lại được mời hát cho đại hội Đoàn. Anh hát đúng 18 bài, mở đầu là Tình ca của Hoàng Việt. Anh nói với tôi: “Anh hát chương trình này để tặng riêng em”. Giữa đường về, chúng tôi nói chuyện và biết thêm anh quen với chị của tôi, tôi đề nghị: “Hay cho em làm em gái anh”. Anh nghiêm mặt: “Anh là người cộng sản chân chính, anh không bao giờ đùa giỡn với phụ nữ, vì thế khi anh nói yêu em là anh yêu thật sự chứ không anh em gì với em cả”. Rồi bỗng anh cầm tay tôi và hỏi: “Anh nói vậy có xúc phạm gì em không?” – “Dạ không!”, thế là anh ôm tôi. Lúc đó anh đã 58 tuổi, còn tôi mới 29.

Khi biết anh yêu tôi, lãnh đạo không ai chịu vì anh quá lớn tuổi.



“Anh ấy quá trẻ so với tôi”

Lần đầu tiên đến nhà anh tôi mặc áo dài lụa trắng, lên lầu hai ngôi nhà 146AB Nguyễn Thị Minh Khai, anh ở phòng 207 – 208. Các phòng đều trống trơn, độc nhất có cái ly và chai nước. Góc nhà có một cây đàn piano. Anh vào phòng mở tủ ra lấy một món quà tặng tôi, đó là bản chép tay bài Tình ca trên đó Hoàng Việt ghi: “Tặng giọng ca đầm ấm Quốc Hương”.

Không hiểu sao những ngày sau đó tôi mê anh một cách kinh khủng. Tôi mê anh và khao khát có thể với tới được tâm hồn của anh. Khi họp chi bộ, tôi nói: “Đến với anh Quốc Hương, tôi phải vói lên mới bằng tầm vóc của ảnh. Tài sản duy nhất của anh là giọng hát, ngoài ra chỉ còn cái đồng hồ và cái balô để sẵn lòng đi bất cứ nơi đâu mà người dân cần. Bất cứ lúc nào anh cũng hành quân với tiếng hát của mình. Anh hát để cho mọi người ngộ ra lẽ phải, lẽ sống với niềm tin vào tương lai tốt đẹp”.

Tổ chức vẫn không chịu, tôi bèn mời tất cả đảng viên và các lãnh đạo xuống dự để “báo cáo tình yêu của tôi”. Tôi thấy mình như một luật sư trình bày toàn bộ mối tình của mình, cuối cùng khẳng định: “Tôi lấy anh Quốc Hương vì anh ấy quá trẻ so với tôi, anh luôn sống như một thanh niên xung kích, sức sống của anh mãnh liệt và luôn sáng tạo trong từng lời ca với sức truyền lửa… Ở bên anh Quốc Hương, tôi luôn cảm thấy anh ấy làm mình trẻ lại”.

Ba tháng sau, ngày 9.1.1978 chúng tôi đăng ký kết hôn. Trong khi các lãnh đạo quận la rầy tôi thì có bạn đoàn viên viết thư: “Em cám ơn mối tình của chị, qua đó em mới thấy thế nào là sự quyết liệt người cộng sản”.

Đám cưới, anh không có nhẫn, tôi sẵn có chiếc nhẫn vàng bạn tù cho ngày xưa mà tôi quấn len rất kỹ, đem đánh ra thành hai chiếc mỏng dính. Sống chung với anh một thời gian, phát hiện anh bị ung thư vòm họng đã di căn. Nhưng anh vừa xạ trị, vừa đi hát. Anh mất năm 1985, sau bảy năm chung sống ngắn ngủi. Lúc đó tôi mới sinh bé gái tên An Hương. Năm tuổi, tôi cho An Hương học nhạc trên cây đàn của anh. Trước đó cây đàn đó đã phải gán nợ vì lúc anh bệnh, nhà tôi không còn đồng nào. Sau này có tiền, tôi chuộc về ngay và An Hương đã theo đuổi sự nghiệp âm nhạc bằng cây đàn này. Tôi tính năm nay đưa An Hương về quê nội cho biết. Nó đã 27 tuổi rồi.

Khi nằm bệnh, anh vẫn còn hỏi tôi: “Em từ đâu đến? Sao em lại đến với anh?” Mỗi lần anh hạnh phúc, anh cũng luôn hỏi câu đó. Đến giờ, mỗi đêm, khi quờ tay sang bên cạnh để tìm chiếc gối, tôi lại nghĩ hình như mình đang chạm vào một linh ảnh thân thương nào đó, rồi lẩm bẩm một mình: “Em đang ở đây, còn anh đi đâu mất rồi!”

Ngân Hà ghi

Nguồn:
Chuyện tình của người hát Tình ca


27/12/10

AO QUÊ HOA BÈO TÂY VẪN TÍM



HOÀNG VIỆT HẰNG

Thấy mọi người đổ xô đi đặt mua đào bích đào phai ở Nhật Tân, quất Tứ Liên, cá cảnh ở làng Yên Phụ, tôi mới thấy rõ hơi thở mùa xuân đã rất gần.

Rong ruổi tìm về thôn quê, mà vệt đường đi Ba La Bông Đỏ, rẽ trục đường Nam Trung Yên, sang vùng Láng Hoà Lạc của Hà Nội mới, đã làm tôi vô cùng kinh ngạc. Khu đô thị nhà cao tầng với toàn đường đôi trải bêtông, không tìm đâu ra con đường đất phân trâu, nhà quê của ta nữa. Hơi thở của phố thị lan rộng, sự tăng tốc tới chóng mặt.

Cho dù đến mùa, hoa muồng vẫn vàng, bằng lăng vẫn tím, hoa sưa vẫn trắng, hơi thở của đời sống đô hội cũng không dừng lại với ao quê có hoa bèo tây tím biếc. Giật mình nhớ một câu nói cũ, gần ba mươi năm trước của bác sĩ Nguyễn Khắc Viện, ông đã chạnh lo một ngày nhà tầng sẽ mọc cao khiến hồ Gươm nhỏ như ao quê, cầu Thê Húc nhỏ như cầu ao mà mẹ ta vẫn ngồi vo gạo.

Nhà quê lên thành phố. Nham nhở bên những thửa ruộng chắp vá là những xưởng mộc, cửa hàng nội thất, dịch vụ thời trang, trạm xăng. Cửa hàng uốn tóc, xăm mi và sửa móng tay. Đồng bãi đã tan hoang cả. Một lớp người trẻ học hành thành đạt đã xây những ngôi nhà theo phong cách châu Âu, thay vào chiếc ao bèo tây hoa tím là những chậu cây cảnh, có nhà vẫn giữ được cái bồn cây ngập nước và nổi lên một cụm bèo tây để ở giữa sân. Ao ở làng chẳng còn cái nào. Giếng đất, ao quê, hoa bèo tây tím biếc chỉ còn trong ký ức, trong hơi thở dài của người đứng tuổi. Nhưng văn minh tiến bộ của loài người thì lại thấm rất chậm ở vùng thôn quê ven đô.

Đáng ngại nhất những dịch vụ làm đẹp, sửa móng tay, uốn cong mi, sơn sửa móng tay móng chân, sẽ lấy đi rất nhiều vẻ mộc mạc, chất phác quê mùa của bao thôn nữ làng quê bỗng một ngày thành thị tràn vào. Nhiều bà mẹ chưa kịp dạy con mặc váy ngắn phải ý tứ đi đứng khép chân, cách ăn tiệc chốn đông người đừng nhai chóp chép, đừng ngậm tăm ở miệng khi ra đường, đừng hoa chân múa tay trước người già khi thưa chuyện.

Hà Nội mới, mới hơn một tuổi, bao nhiêu nhà cao tầng mọc lên, văn minh đô thị ào vào làng quê ta, mà có vùng, người dân thôn quê vẫn chưa chuẩn bị tinh thần cho việc hiến ruộng cho dự án, bán ruộng để xây nhà bêtông. Ngày mai không còn ruộng, không còn trồng màu, trồng hoa, họ sẽ làm gì?

Năm con mèo, nhiều người tính chơi bể cá trong vườn, có nhà tính cả đến cái ao bèo. Nhưng họ chưa tính đến hoa bèo tây tím cũng vượng khí trong sân. Nếu như ở vùng Gia Thuỵ, Gia Lâm còn tới vài cây số trồng vườn chuối tiêu, vài cây số vùng đê quai Phùng xanh vạt chuối, xanh vườn cam Canh và bưởi Diễn thì hà cớ gì ta phải quên đi những cái ao bèo. Người nông dân Hà Nội mới đã sớm tính, để có ao bèo tây tím trong các khu nhà biệt thự, nhà và hành lang chung cư cao cấp.

Những người nông dân gốc chưa quên đi hồn thu thảo của ao quê. Cánh bèo hoa tím đã bắt đầu tiếp thị ở một chợ phiên Hà Đông, chợ Bưởi Cầu Giấy, chợ cóc ở gần cửa ô Thanh Bảo rất gần bến Kim Mã, cái cửa ô thứ sáu của Hà Nội cổ xưa từng bị lãng quên trong nỗi nhớ cửa ô, lại bắt đầu xuất hiện những cửa hàng bán ký ức nhà quê, những chậu bèo tấm và bèo tây hoa tím.

Nguồn:
Ao quê hoa bèo tây vẫn tím
Entry liên quan:
NGƯỜI ĐÀN BÀ NGẮM VỆT TRĂNG QUA CÁNH CỬA


26/12/10

RỂ VIỆT CHINH PHỤC BỐ MẸ VỢ HÀN QUỐC



VĂN NGUYỄN

Tôi yêu nàng từ khi nàng mới 19 tuổi. Thấm thoắt đã 9 năm trôi qua, giờ đến lúc cam go nhất là thuyết phục được bố mẹ nàng cho hai đứa làm đám cưới.

Tôi sang Hàn Quốc năm 23 tuổi, quen nàng vài tháng sau khi đặt chân tới xứ này. Nàng lúc đó bắt đầu học đại học. Vì biết rằng xã hội Hàn Quốc có tinh thần tự tôn dân tộc rất cao, thậm chí cực đoan và bảo thủ, nên cả hai đều giấu mối quan hệ tình cảm.

Sau 9 năm yêu nhau, chúng tôi quyết định đi tới hôn nhân. Còn nhớ, hồi tháng 8, tôi đăng một status lên trang facebook rằng giờ G đã đến. Đó là ngày nàng về Daejon gặp bố mẹ để nói ra một sự thật là "bạn trai con không phải người Hàn mà là người Việt Nam". Đó là ngày nàng quay lại Seoul với đôi mắt sưng húp vì bố mẹ quyết liệt phản đối. Bên ngoài tôi rất bình tĩnh nhưng thật ra lúc đó cũng chỉ còn hy vọng 50% mà thôi.

Còn hy vọng vì bố mẹ nàng là nhà giáo, có hiểu biết về cuộc sống. Còn hy vọng vì dù gì cũng là tình nghĩa đôi lứa 9 năm rồi, ai nỡ phá huống chi cha mẹ! Còn hy vọng nếu tình yêu của nàng đủ mạnh để cho mình cơ hội thuyết phục ông bà cụ.

Còn hy vọng vì tôi đã tự tay viết một bức thư dài gần 20 trang, sau đó lại tự mình vận dụng hết tiếng Hàn (cỡ bằng ... A tiếng Anh) để dịch rồi nhờ nàng sửa lại. Bức thư đó hai ông bà chưa đọc nhưng rồi sẽ đọc. Còn nếu họ giận quá xé thư vứt đi thì mình sẽ lại viết, lại gửi. (Ngồi "vẽ" chữ Hàn Quốc khoảng 2 ngày mới xong, tranh thủ bất cứ khi nào nghỉ giải lao trong lab).

Còn hy vọng vì tôi đã, đang và sẽ luôn xử sự bằng sự chân thành và lễ nghĩa hết mực của người Việt Nam, những gì mà tôi được kế thừa bởi ông bà tổ tiên, bởi sự giáo dục của thầy cô, cha mẹ. Bao năm nay tôi không còn mơ gì du học Mỹ hay châu Âu mà chỉ ở Hàn ra sức làm việc và học tập để "nâng cấp" mình lên xứng với nàng hơn, và cũng có một chút ít thành quả để tự tin khi đứng trong xã hội Hàn hay đối diện bất kỳ ai ở Hàn Quốc.

Tạm không nói đến chuyện sau đó suốt hơn 1 tháng cho đến ngày Chusok. Tôi vừa an ủi nàng, vừa tìm cách thu hẹp khoảng cách với gia đình nàng qua nói chuyện điện thọai với dì ở Mỹ và anh trai, vừa nghe ngóng xem có gì không. Và rồi cơ hội đã đến!

Nàng nói rằng bà mẹ vào Daum Cafe Việt - Hàn để hỏi những người Hàn lấy vợ Việt hoặc những người Hàn ở Việt Nam rằng đàn ông Việt Nam thế nào. Thì ra bà cụ đã có ý cho mình cơ hội. Cụ ông thì vẫn quyết liệt lắm vì nghe đâu dân Việt Nam là dân nghèo, "hiếu chiến", "lười biếng". Vả lại danh dự và tự ái của người đàn ông Hàn là rất lớn. Ông cụ sẽ là người đại diện cho gia đình tiếp xúc với xã hội mà.

Vậy là tôi mò vào Daum Cafe theo đường link của nàng chỉ. Vận dụng hết vốn tiếng Hàn nghèo nàn, tôi lần ra được cái topic gần đây nhất có nội dung: "Con gái tôi muốn lấy người Việt Nam". Và thế là nhào vào "chiến đấu" trước những giọng điệu miệt thị, cực đoan của người Hàn. Tiếng Hàn của tôi yếu lắm, làm sao đủ sức! Nhưng dù yếu cũng phải đứng ra bảo vệ danh dự dân tộc và cũng là vấn đề liên quan trực tiếp đến mình, chứ làm sao có thể nhịn nhục để họ hiểu sai về Việt Nam và xúc phạm danh dự người Việt phải không ạ? Vài bạn trong trường tôi biết chuyện này và cũng "chia lửa".

Có "chính nghĩa", có lý luận bài bản, nên phần "thắng" dần dần nghiêng về phía anh em tôi. Chúng tôi cho họ thấy rằng những nhận xét vơ đũa cả nắm, bâng quơ phiến diện của họ về đàn ông Việt Nam là không chính xác. Vả lại, nếu áp dụng ngay những nhận xét ấy của họ về phía đàn ông Hàn Quốc thì có khác gì đâu! Chẳng qua họ giàu có hơn nên họ quy chụp với con mắt tự cao tự đại vậy thôi.

Trước khi "rút quân", tôi để lại địa chỉ email, đàng hoàng tự giới thiệu mình là "giáo sư nghiên cứu" ở Đại học Kyunghee, bạn Hàn Quốc nào muốn tìm hiểu thêm về Việt Nam thì tôi luôn sẵn sàng nhiệt tình trả lời, bởi vì tôi cho rằng quan hệ hữu nghị của hai dân tộc chỉ bền vững nếu hai bên hiểu và thông cảm lẫn nhau. Còn như ngay trong một gia đình, nếu không lắng nghe, không tôn trọng nhau, thì dù là cha mẹ con cái, anh em ruột thịt , hay vợ chồng ... cũng khó có hạnh phúc với nhau.

Thế là ... Tôi nhận được email với tựa đề: "Có phải Văn Nguyễn đang làm việc với vị trí giáo sư nghiên cứu ở Kyunghe Dae không?" từ mẹ của nàng.

Cơ hội đã đến ...

Thật ra có nhiều chuyện không thể kể hết trong thư trao đổi. Nhưng sự ác cảm của bà mẹ vợ tương lai dần dần giảm xuống. Âu cũng là trời thương! Chuyện đáng nhớ nhất là như sau.

Cụ hỏi: "Đàn ông Việt Nam ai ở Hàn cũng bảo là lười biếng. Tôi thì không biết cậu thế nào, nhưng giờ làm việc mà tranh luận mất bao nhiêu thời gian trên Daum Cafe, tôi nghĩ rằng họ đúng".

Tôi trả lời : (dịch sang tíêng Hàn chắc không hay bằng tiếng Việt đâu vì tiếng Hàn của tôi í ẹ lắm hehe).

- Thưa bác, giáo sư cháu rất nghiêm. Mọi người phải ở lab từ 10 giờ sáng đến 11-12 giờ đêm, thậm chí 1-2 giờ sáng nếu công việc nhiều. Cháu luôn nỗ lực làm xong mọi việc giáo sư giao. Còn những khi cháu viết bài trên Daum Cafe thì là cháu tận dụng hết thời gian nghỉ của mình đấy ạ.

Những người Hàn Quốc trên Daum Cafe Việt-Hàn chủ yếu là lấy vợ Việt Nam. Họ sang Việt Nam thấy nước cháu còn nghèo, lại về miền Tây quê vợ là nơi chỉ có nghề làm lúa. Nông dân Việt Nam làm việc rất vất vả dưới trời nắng nhiệt đới. Sau mùa gặt đến lượt phụ nữ tuốt lúa, còn đàn ông nghỉ lấy lại sức. Có lẽ những người Hàn đó thấy đàn ông miền này đúng thời điểm như vậy nên nghĩ sai rằng đàn ông Vịêt Nam lười biếng.

Còn thực ra, cháu có thể trình bày cùng bác mấy minh chứng sau đây cho thấy họ nghĩ sai :

1. Hàng năm, hàng nghìn người lao động Việt Nam là anh em đồng bào của cháu sang Hàn Quốc làm việc vẫn một tăng. Đó là vì các anh chị em làm việc rất tốt, có tinh thần trách nhiệm, lại khéo tay, sáng tạo. Cho nên các công ty Hàn Quốc rất ưa thích.

2. Trong 20 năm qua, Việt Nam là quốc gia có nền kinh tế tăng tốc ở châu Á, chỉ sau Trung Quốc. Cháu không nghĩ rằng thành quả đó lại là thành quả của một dân tộc lười biếng.

3. Bản thân cháu được giáo sư tín nhiệm, luôn hoàn tất mọi công việc nghiên cứu được giao. Sau tốt nghiệp PhD, giáo sư cháu lại giữ cháu ở lại làm postdoc, rồi lại tiếp tục đề cử lên nhà trường cho cháu đứng vào hàng ngũ giảng viên nghiên cứu. Cháu biết ơn giáo sư và tự đánh giá mình ít ra cũng không phải là lười biếng.

Tôi cũng giới thiệu cho bác những tấm gương đàn ông Việt như Đặng Lê Nguyên Vũ, chủ tịch HĐQT công ty cà phê Trung Nguyên đại diện thế hệ 7x; Hồ Vĩnh Hoàng, chủ tịch HĐQT công ty robot Tosy đại diện thế hệ 8x, và các em học sinh nhà nghèo đậu thủ khoa đại học trong kỳ thi vừa rồi thuộc thế hệ 9x.

Thực sự mà nói, khi viết đến đoạn này mũi tôi thấy cay và mắt thì trào nước. Tại sao? Tại vì chúng ta người Việt Nam mình còn nghèo nên mới phải chịu sự xem thường, hồ nghi của người nước ngoài. Nước mắt trào ra cũng vì tự hào dân tộc, nếu không vì dân tộc mình đáng tự hào như vậy, làm sao mình có được những câu chuyện để kể ra. Nước Việt Nam nghèo, dân Việt Nam kém, nay muốn vươn lên thì có khác gì hình ảnh mấy em thủ khoa đại học nhà nghèo kia đâu phải không các bạn? Cám ơn anh Vũ, bạn Hoàng, và những em thủ khoa đại học con nhà nghèo đã làm nên những "duyên lành" giúp tôi thuyết phục được các cụ Hàn Quốc.

Và sau cái email đó thì bà mẹ vợ đã "chịu đèn". Kết quả tiếp theo là ông bố vợ. Và cuối cùng thì: xuống Daejon ăn Chusok với bố mẹ vợ, cũng quỳ lạy làm lễ y chang trong phim Hàn mà các bạn có dịp xem trên truyền hình.

Nguồn:
Tôi chinh phục bố mẹ vợ Hàn Quốc thế nào?

Entry liên quan
LẤY CHỒNG HÀN QUỐC
TẠI SAO GỌI CHÚNG TÔI LÀ "NỖI NHỤC QUỐC THỂ?"



25/12/10

GIÁNG SINH MUÔN MÀU


Ông già Noel lướt ván trên hồ nhỏ ở Hamburg, Đức.
Ảnh: Christian Charisius

Đèn Giáng sinh ở Seville, Tây Ban Nha.
Ảnh: CRISTINA QUICLER

Larry Durian trong trang phục Ông già Noel bị các nhân viên an ninh kiểm tra tại sân bay Akron ở Green, bang Ohio, Mỹ.
Ảnh: Scott Heckel

Dàn đồng ca của King's College Cambridge biểu diễn Nhà thờ King's College. Dàn đồng ca này đã biểu diễn trong đêm Giáng sinh từ năm 1918 cà được truyền hình trực tiếp đến hàng triệu người trên thế giới.
Ảnh: Oli Scarff

Jonathan Fernandez, 6 tuổi, ngủ trên xe đẩy hàng trong khi cha mẹ em đi mua quà Giáng sinh trong siêu thị ở Naples, bang Florida (Mỹ).
Ảnh: Spencer Platt

Đốt pháo bông khai trương cây Noel tại Beirut, Lebanon.
Bilal Hussein

Ông già Noel Donald Boyce, lướt sóng trên canoe tại bãi biển Waikiki
ở Honolulu, Hawaii.
Outrigger Hotel


Nụ cười của cô gái Noel tại Edinburgh, Scotland.
Ảnh: David Moir

Bé gái nghịch nước trong ánh đèn trang hoàng Giáng sinh tại Medellin, Colombia
Ảnh: RAUL ARBOLEDA

Cuộc chạy Santa Speedo thường niên tại Boston, bang Massachusetts, Mỹ.
Ảnh: John Tlumacki

Trang hoàng Giáng sinh tại một trung tâm mua sắm ở Đài Bắc, Đài Loan.
Ảnh: Nicky Loh

Những người nước ngoài mặc trang phục Ông già Noel
tại Quảng trường Thiên An Môn, Bắc Kinh.


Cây thông Noel trên quảng trườn thành phố Rostov-na-Donu, Nga.
Ảnh: Vladimir Konstantinov

Chú hải mã Nuka thưởng ngoạn bánh Giáng sinh tại công viên nước New York, Mỹ.
Ảnh: Julie Larsen Maher

Ông già Noel người Na Uy vẽ búp bê gỗ matreshka tại Mátxcơva, Nga.
Ảnh: Denis Sinyakov

Thèm quà!
Ảnh: Mary Altaffer

Thử đèn Giáng sinh tại một cửa hàng ở thủ đô Manila, Philippines.
Ảnh: Cheryl Ravelo

Người Công giáo Indonesia trong buổi lễ Giáng sinh
tại sân vận động Gelora Bung Karno ở Jakarta.

Ảnh: Supri

Cây thông Noel bên đường cao tốc Glenn gần Palmer, bang Alaska, Mỹ.
Ảnh: Bill Roth

Emma Mear, 8 tuổi, vui mừng chào đón ông già Noel tại cửa hàng Macy
ở Cheektowaga, New York, Mỹ.

Ảnh: Don Heupel

Xem thêm ảnh Giáng sinh khắp nơi trên thế giới ở đây:
Beginning to look a lot like Christmas

BONUS:



24/12/10

HOÀNG TỬ WILLIAM VÀ NÀNG LỌ LEM HIỆN ĐẠI (3)


Mùa hè trôi qua rất nhanh và tất cả lại trở lại vòng quay cũ. Kate đã làm theo lời khuyên thông thái của mẹ nàng: Hãy tính đến tất cả mọi hoàn cảnh và tính khí của William, hãy để cho chàng được tự do hít thở và không cảm thấy mình bị trói chân trói tay.

Nhưng sau khi tốt nghiệp đại học, mối quan hệ giữa hai người lại ở trên bờ vực của sự chia ly. William chuẩn bị thực hiện nghĩa vụ quân sự tại Học viện Quân sự Hoàng gia, còn Kate phải ở lại London. Xa cách vốn là điều bình thường đối những chàng trai trong quân ngũ, nhưng đối với hoàng tử thì đó lại không phải là thử thách dễ dàng. Giống như những sĩ quan tương lai khác, William vui vẻ với các cô gái tại những quán rượu trong vùng. Tấm hình chàng hôn một nữ ca sĩ trẻ được đăng trên tất cả các báo. Và điều đó vượt ra ngoài sự chịu đựng của Kate. Cô không thể để mình bị hạ nhục như vậy trước công chúng. Họ chia tay.

Ngay lập tức, William đến những hộp đêm nổi tiếng ở London. Chàng nhảy lên bàn và hét toáng lên: “Hoan hô, tôi lại được tự do”. Kate đi làm như bình thường. Nàng ăn mặc đẹp, cố tình cho hoàng tử thấy chàng mất nhiều hơn là được. Cuối tuần, nàng về nhà bố mẹ để chữa lành nỗi đau. Và nếu người ta có thấy nàng đến những câu lạc bộ sành điệu, thì bao giờ nàng cũng đi cùng một lô bạn gái. Còn đối với William thì chuỗi ngày tự do ngắn chẳng tầy gang. Chàng không thể có tự do tuyệt đối trong cái nhìn săm soi của báo chí, người thân và toàn bộ thần dân. Ngày 24.6.2007, bộ phận báo chí của Hoàng gia thông báo sự hàn gắn của đôi tình nhân William – Kate.

Tuy nhiên tin vui này không cản trở việc William tuyên bố với báo chí rằng chàng sẽ không làm đám cưới trước năm 29 tuổi. Như vậy, thời gian thử thách của Kate lại kéo dài thêm. Tháng 9.2008, William bất ngờ thông báo, chàng muốn phục vụ trong quân ngũ thêm ít nhất 5 năm nữa. Điều này gây ngỡ ngàng đối với tất cả người thân của chàng. Và mặc dù quan hệ giữa hai người không có gợn gì, song Kate đã phải hết sức nỗ lực để không xảy ra câu chuyện giống như năm 2007.

William quả quyết với Kate rằng nếu như họ vượt qua được thử thách lần này, thì sẽ có thể vượt qua tất cả. Và dường như để củng cố niềm tin của nàng vào ngày mai, hoàng tử đã lái máy bay trực thăng lượn một vòng trên trang ấp của gia đình Middleton và hạ cánh thẳng xuống bãi cỏ. Hành động đó đã nhận được lời quở trách không chỉ từ chỉ huy, mà còn từ phía những nhà phê bình nghiêm khắc của hoàng gia: Chàng trai này có quyền gì mà dám sử dụng khí tài quân sự đắt tiền vào mục đích riêng như vậy!

Kate hiểu rõ một điều: hoặc nàng đồng ý tiếp tục vai trò người yêu của một quân nhân, hoặc cuộc chia tay thứ ba sẽ là cuộc cuối cùng. Một số tin đồn cho rằng vào đúng thời điểm đó, nàng đã có cuộc nói chuyện không mấy dễ chịu với một nhân vật của Hoàng gia. Người này cảnh báo Kate rằng nếu nàng đồng ý làm vợ William, thì nàng sẽ phải chuẩn bị sẵn tinh thần là William sẽ có tình nhân. Và đương nhiên, nàng sẽ phải giả bộ là không biết gì hết. Dù thế nào thì Kate cũng thấy là nàng đã ở trên lưng hổ và không thể xuống được nữa.

Tháng 10 năm nay, hoàng tử mới Kate đi nghỉ tại đất nước Kenya yêu thích của chàng để ăn mừng việc chàng đã trải qua các kỳ thi và chính thức trở thành phi công trực thăng cứu hộ của Không lực Hoàng gia Anh. Họ đến một nơi thanh vắng và lãng mạn, ở trong ngôi nhà không có điện, ban ngày săn bắn, tối đến tự nấu ăn bên lò sưởi và cùng ngắm trăng sao.

Vào một trong những buổi tối như thế William đã lấy trong ba lô dã chiến một chiếc hộp nhỏ chứa nhẫn đính hôn. Và Kate đã trả lời đồng ý (có cô gái nào ở vào vị trí của nàng nói “không”?). Có lẽ, Công nương Diana đã hài lòng với con trai của mình. Và nếu đám cưới được tổ chức, thì nhiều người (trong đó có cả những vị mang dòng máu hoàng tộc) sẽ rút ra được bài học tốt cho mình: Hãy cãi cọ và chia ly trước đám cưới, hơn là cưới xong rồi mới rơi vào vòng cương tỏa đó. Giống như những điều đã xảy ra với Thái tử Charles và Công nương Diana!

Entries liên quan:
HOÀNG TỬ WILLIAM VÀ NÀNG LỌ LEM HIỆN ĐẠI (1)
HOÀNG TỬ WILLIAM VÀ NÀNG LỌ LEM HIỆN ĐẠI (2)



23/12/10

HOÀNG TỬ WILLIAM VÀ NÀNG LỌ LEM HIỆN ĐẠI (2)



Hoàng tử William và Kate Middleton quen nhau năm 2001 trong thời gian học tại trường Đại học Saint Andrew ở Scotland. Thời đó Hoàng tử William có đến 2 cô bạn gái - Carly Massy-Birch (ảnh trên), một trong những cô gái xinh nhất khoa văn học Anh và Arabella Musgrave, con gái ông chủ câu lạc bộ polo lâu đời nhất nước Anh. Do Carly ra yêu cầu phải lựa chọn giữa cô và Arabella, nên hoàng tử buộc phải chia tay với cô mà trong lòng vẫn thương nhớ khôn nguôi mối tình này. Nhưng sự xuất hiện của Kate đã xua hình bóng các cô gái khác ra khỏi trái tim chàng.

Cả William và Kate đều học tại khoa lịch sử nghệ thuật. Đến cuối học kỳ 1, William đề nghị cha đưa chàng khỏi trường Saint Andrew. Sự thay đổi này không đem lại lợi ích thực tế nào, nên Thái tử Charles đã khuyên con trai nên ở lại. Hoàng tử được tạo điều kiện sống tách riêng khỏi những sinh viên còn lại. Đồng thời Thái tử cũng ký kết với báo chí một thoả thuận “không tấn công hoàng tử” trong thời gian chàng theo học đại học. Hiệu trưởng nhà trường thì cho phép hoàng tử học địa lý thay cho lịch sử nghệ thuật.

Việc William ở lại trường có vai trò không nhỏ của Kate. Cô giúp chàng xua tan nỗi cô đơn và quen với kỷ luật của nhà trường, đồng thời quên đi cô bạn gái Arabella. Để chinh phục trái tim hoàng tử, cô đã quyết định tham gia vào buổi trình diễn thời trang tại trường. Sự xuất hiện gợi cảm của cô trong trang bộ phục màu đen mỏng manh huyền ảo đã khiến hoàng tử gục ngã. Họ trở thành tình nhân và dọn đến ở chung trong ngôi nhà có bờ tường cao xây bằng gạch bao quanh, các cánh cửa lắp kính chống đạn và có lính canh gác bên ngoài. Tuy nhiên, khi xuất hiện tại những chỗ đông người, họ vẫn ý tứ không cầm tay nhau.


Hoàng tử và Kate dành nhiều thời gian ở nhà. Chàng sắm một chiếc tủ lạnh đặc biệt để tích rượu champagne. Kate trang hoàng các cửa sổ bằng những tấm rèm rất đẹp. Ngay khi đó nàng đã hiểu và chấp nhận quy luật của cuộc chơi. Nàng tỏ ra bình thản quan sát sự đi ngang về tắt của William, đặc biệt là vụ tán tỉnh Jessica Greig, cô gái chân dài tóc vàng - con gái một ông chủ đồn điền ở Kenya trong lễ sinh nhật lần thứ 21 của chàng. Hoá ra William phải lòng Jessica từ thời còn học phổ thông trong chuyến đi nghỉ hè của chàng đến Châu Phi. Có thể coi Jessica là mối tình đầu của hoàng tử.

Nhưng khi giã từ các cuộc chơi để trở lại trường, thì các bóng hồng khác đều ở xa vời, chỉ có Kate là ở ngay bên cạnh. Nàng luôn sẵn lòng giúp đỡ, động viên, hiểu chàng, biết cách làm cho chàng vui, tha thứ những lỗi lầm của chàng. Và quan trọng nhất, cho đến tận bây giờ, nàng không đưa ra bất cứ một điều kiện nào.

Cùng học ở Saint Andrew, cùng sống dưới một mái nhà đã giúp William và Kate hiểu nhau rõ hơn. Năm 2004, khi bộ phận báo chí của hoàng gia chính thức thừa nhận Hoàng tử William có người yêu, sau khi các tay săn ảnh ghi được khoảnh khắc hai người hôn nhau tại một khu trượt tuyết trên núi Alps thì các tờ báo lá cải đã ngay lập tức truy tìm những vết đen trong tiểu sử ý trung nhân của hoàng tử.

Họ tìm được một cô bạn gái học chung với Kate từ trường tư thục. Cô này kể rằng có lần Kate để ngực trần xuất hiện trên cửa sổ phòng ngủ. Nhưng đó lại là trò chơi khá phổ biến trong giới học sinh tuổi teen, nên bài báo đã không tạo nên vụ scandal nào.


Báo lá cải chuyển sang công kích nguồn gốc bình dân của nàng, rằng cha mẹ nàng không thuộc dòng dõi trâm anh thế phiệt: mẹ chỉ là cô tiếp viên, còn bố là nhân viên mặt đất đều làm trong ngành hàng không. Tuy nhiên, 20 năm trước họ đứng ra thành lập một công ty chuyên bán hàng hoá dành cho trẻ em trong các dịp lễ tết và trở thành triệu phú.

Khác với hoàng tử, Kate và gia đình cô không được bảo vệ khỏi sự tấn công của báo chí lá cải và sự săn lùng của paparazzi, trừ trường hợp có hoàng tử bên cạnh. Họ buộc phải áp dụng một quy định nổi tiếng của hoàng gia - “không bao giờ than phiền, không bao giờ thanh minh”. Dù bất cứ chuyện gì xảy ra, họ cũng không bao giờ bình luận. Điều duy nhất mà William có thể làm là giao cho các luật sư của mình bảo vệ Kate, đưa ra những cáo buộc đối với báo chí trong trường hợp họ vi phạm quyền bí mật đời tư của nàng.

Sự cố nghiêm trọng đầu tiên xảy ra hồi cuối năm 2004, một năm trước khi tốt nghiệp đại học. William có cảm giác “claustrophobia” (sợ cảnh tù túng, bị vây hãm), nên quyết định đi nghỉ hè cùng với các bạn trai mà không cho Kate đi cùng. Trong số bạn bè của William có Guy Pelly – một người dễ dàng chiều các thú vui của hoàng tử. Kate biết rõ Guy thường mua tạp chí tươi mát cho William và hay tổ chức những buổi nhậu nhẹt với những người đẹp chân dài.

Buộc phải ở nhà với cha mẹ, Kate hay tin bạn trai của nàng trước hết thả thính với con gái rượu của một triệu phú Mỹ, sau với người mẫu là “cô gái trang bìa” có tên tuổi. May cho Kate, cả hai nàng đều phớt lờ địa vị cao sang của chàng.

(Còn nữa)

Entry liên quan
HOÀNG TỬ WILLIAM VÀ NÀNG LỌ LEM HIỆN ĐẠI (1)



22/12/10

HOÀNG TỬ WILLIAM VÀ NÀNG LỌ LEM HIỆN ĐẠI (1)



Hệt như trong chuyện cổ tích, hai nhân vật chính của câu chuyện này phải trải qua rất nhiều thử thách. 9 năm Hoàng tử William quen và yêu nàng, là 9 năm Kate Middleton mỏi mòn chờ đợi lời cầu hôn. 9 năm - đó là thời gian đủ để William hiểu rõ Kate và thấy rằng không ai khác ngoài nàng sẽ trở thành vợ của chàng và hoàng hậu tương lai của nước Anh.

Trong khoảng thời gian dài đằng đẵng chờ đợi lời cầu hôn, Kate bị gán biệt danh là “Kate kiên nhẫn”. Còn Hoàng tử William đã nhận được không ít những lời mai mỉa: thật hoài công vị vua tương lai của nước Anh gắn đời mình với một cô nàng không mang dòng máu quý tộc; hoặc ngược lại: hoàng tử nỡ lòng nào lại “lừa phỉnh” một cô gái tốt nết như Kate? Nhưng cuối cùng cả thế giới đã thở phào khi họ tuyên bố kết hôn mới đây.

Theo đúng truyền thống của Hoàng gia Anh, trước khi ngỏ lời cầu hôn với Kate, Hoàng tử William phải hỏi xin ý kiến bà nội là Nữ hoàng Elizabeth. Chàng đã làm điều đó, sau khi nhận được sự đồng ý của của Kate. Cuộc đời bi thảm của mẹ chàng là Công nương Diana đã làm thay đổi hệ thống quân chủ Anh đã tồn tại qua nhiều thế kỷ, buộc phải nhượng bộ trước hiện thực của cuộc sống hiện đại.

Những nhà cái đã nhiều năm đặt cược - hoàng tử sẽ cầu hôn với Kate hay không? Đây là một công việc đem lại lợi nhuận to lớn. Chỉ vài phút sau khi hoàng tử và Kate công bố quyết định thì nhà cái đã lại đưa ra cược mới - hôn lễ của họ sẽ cử hành khi nào và tại đâu? Nhưng lần này thì các nhà cái đã không gặp may. Hoàng gia đã không trì hoãn tiến độ tiết lộ kế hoạch - đám cưới sẽ được tổ chức vào ngày 29.4.2011. Nguyên nhân là do năm 2012 sẽ diễn ra một loạt sự kiện quan trọng tại Anh - kỷ niệm đám cưới kim cương của Nữ hoàng Elizabeth II và Olympic mùa hè tại London. Vì vậy không nên “no dồn đói góp”.

Hôn lễ giữa Hoàng tử William và Kate sẽ diễn ra tại tu viện Westminster, nơi từ năm 1066 chứng kiến những sự kiện quan trọng nhất trong lịch sử nước Anh. Năm 1947, đám cưới giữa bà của Hoàng tử William là Elizabeth II với ông hoàng Philipp cũng diễn ra tại đây. Nửa thế kỷ sau, tu viện Westminster lại chứng kiến tang lễ của Công nương Diana. Tuy có sự liên kết đau buồn, nhưng Hoàng tử William vẫn muốn tổ chức hôn lễ tại đây. Có lẽ vì cũng tại tu viện này năm 1981 mẹ chàng đã kết hôn với cha chàng.

Ngày hôn lễ giữa Hoàng tử William và Kate được coi là ngày lễ của toàn dân. Điều mà người ta quan tâm là chi phí cho tiệc cưới sẽ được trích từ nguồn nào? Chính phủ Anh và Hoàng gia sẽ thảo luận kín về vấn đề này. Liệu những người đóng thuế Anh có đồng ý chia sẻ với hoàng gia kinh phí tổ chức đám cưới xa hoa trong bối cảnh gạo châu củi quế hôm nay? Nhưng có một điều chắc chắn là những khoản chi phi khổng lồ để bảo đảm an ninh trong ngày đó sẽ do nhà nước gánh vác. Tuy nhiên, theo đánh giá của một số chuyên gia, “sự kiện thế kỷ” này sẽ mang lại cho ngân khố Anh (và cả ngân khố của Hoàng gia) số tiền không dưới 620 triệu bảng từ du lịch, bán đồ lưu niệm, đồ ăn và thức uống.

Sau đám cưới, cặp vợ chồng trẻ sẽ chuyển đến sống tại khu biệt thự mà Hoàng tử William thuê cách không xa nơi đóng quân ở phía bắc xứ Wales, nơi chàng dự định sẽ trải qua 3 năm quân ngũ với tư cách là phi công chuyên lái các máy bay trực thăng quân sự và cứu hộ. Mặc dù đã được trang bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng để phụng sự trên cương vị tổng chỉ huy quân đội Anh quốc trong tương lai, nhưng chàng vẫn muốn trở thành một phi công chuyên nghiệp và cũng đã cho thấy mình có khả năng đó khi tham gia vào các cuộc tuần tra trên biển Caribbe với các thuỷ thủ của tàu hải quân “Iron Duke”.

Thực ra, mối quan hệ kéo dài giữa Hoàng tử William với vợ chưa cưới có rất nhiều điều tích cực. Tất cả những mối quan tâm thái quá về cặp đôi nổi tiếng này chỉ củng cố vững chắc hơn mối liên kết giữa họ. Và sự kiên nhẫn của Kate đã được đền bù xứng đáng. Giờ đây trên tay nàng lấp lánh chiếc nhẫn đính hôn bằng ngọc saphir 18 carat khảm kim cương. Đây không phải là chiếc nhẫn bình thường. Chính Công nương Diana quá cố đã chọn chiếc nhẫn đó khi hứa hôn với Thái tử Charles. Đối với William, mẹ luôn là người thân thiết nhất, nên chỉ ít lâu sau khi bà qua đời, chàng đã đề nghị cha trao lại chiếc nhẫn.

Có cảm giác, Hoàng tử William vẫn chưa thoát hẳn khỏi ký ức đau buồn về cái chết bi thảm của người mẹ năm 1997, mặc dù chàng ít khi công khai chia sẻ tâm sự về Công nương Diana với người ngoài. Do vậy những lời chàng nói “Tôi muốn mẹ tôi ở bên tôi trong ngày này” vào lúc chàng trao nhẫn cho Kate thực sự chân thành và quý giá. Nhưng khó ngăn được miệng lưỡi thế gian, ngay sau khi đính hôn, Kate đã bị tiên đoán sẽ có số phận bi thảm chẳng khác gì bà mẹ chồng quá cố.

(còn tiếp)




21/12/10

CON MÌNH CÓ PHẢI "GÀ CÔNG NGHIỆP" KHÔNG?



NGUYỄN THỊ LOAN

Tôi có một vấn đề xin phép được trình bày. Năm con gái đầu vào lớp 1, tôi sinh đứa thứ hai. Từ khi có em, con gái tôi bắt đầu... tự lập, từ việc học hành, ăn uống, cho đến cả việc tự túc đi học (nhà gần trường, cháu đi bộ). Dường như cháu biết thân, biết phận nhường mọi sự quan tâm, chăm sóc của ba mẹ cho em.

Thậm chí, năm lớp 1, cháu đã biết ra chợ mua giúp mẹ một món gì đó, lau nhà, đưa võng cho em, chơi với em... Năm lớp 6, cháu đi xe đạp đến trường và đi học thêm. Kể từ đó, gần như vợ chồng tôi... buông tay!

Cứ thế, hết cấp II rồi đến cấp III, cháu đều tự một mình học chính khóa, học thêm, luyện thi... Cháu còn biết nấu nhiều món ăn cho cả nhà. Thấy cháu tự túc được, mọi sự chăm sóc vợ chồng tôi dành hết cho con trai, thậm chí, đôi lúc còn bắt cháu chăm em nữa.

Tính cháu như thế nên khi cháu đi học xa nhà, tôi gần như chẳng lo lắng gì. Cháu tự nấu ăn, di chuyển chỗ trọ (đến mấy lần), làm thêm... mà không cần đến sự hỗ trợ của cha mẹ. Giờ cháu sắp ra trường, chúng tôi cũng không lo lắng lắm đến việc cháu sẽ làm gì. Thậm chí cháu còn trấn an ba mẹ: "Tốt nghiệp xong, con sẽ kiếm việc làm và học tiếp".

Con trai sau của tôi trái ngược hoàn toàn với chị. Ngay từ nhỏ, chồng tôi đã chủ trương "úm" cháu với quan điểm: con trai không quản sợ hư! Chồng tôi không cho cháu đi chơi đâu hết, tập đi xe đạp anh cũng không cho, sợ ra đường xe tông! Đi làm về là anh dắt cháu đi rửa chân, tay, lấy khăn ướt lau mặt cho con...

Mãi đến năm lớp 8 thấy con trai cao gần bằng mình, anh mới thôi. Tối nào anh cũng nhắc cháu đánh răng, mắc mùng, treo quần áo... Giờ cháu học lớp 9, học thêm nhiều môn, nhưng lúc nào tôi cũng phải đưa đi, đón về. Nếu không ai đưa đón, cháu chấp nhận đi bộ dù đến 2, 3km, chứ không dám đi xe về chung với bạn...

Hôm vừa rồi, bạn cháu đến nhà rủ đi chơi. Tôi khuyến khích cháu đi, nhưng chồng tôi lại do dự. Cuối cùng, khi cháu đi rồi, anh quay sang cự tôi, tại sao cho con đi như vậy, đường đông đúc xe cộ, đi lớ ngớ dễ gặp tai nạn. Anh khiến tôi cũng không còn tự tin khi quyết định thả con ra đường. Đến khi cháu về nhà, mọi người mới thở phào nhẹ nhõm.

Tóm lại, không hiểu do "úm" con kỹ quá hay là do không tập cho con biết tự lập mà những thiếu sót của cháu giờ đây có thể liệt kê một danh sách dài (hoàn toàn trái ngược với chị cháu) như: rất sợ gián và nhiều loại côn trùng khác; đi xe đạp không vững, đi một đoạn nếu không đụng vào người khác thì người khác cũng đụng mình; không biết tự giặt quần áo, những việc lặt vặt trong gia đình làm rất vụng về, lúc nào cũng lóng ngóng, đụng đâu hư đó...

Tôi đang rất lo lắng về kỹ năng sống của con trai. Hôm sơ kết lớp cháu, tôi có tham dự và thấy nhiều bạn bè của cháu rất... tài năng. Một bạn lên biểu diễn võ thuật, một bạn lên hát (rất hay), một bạn biểu diễn beat box (một loại hình nghệ thuật dùng miệng mô phỏng âm thanh), một bạn nhảy hip hop, mấy bạn lên biểu diễn thời trang... Nhìn lại con mình, dù là học sinh giỏi, được cô giáo khen là siêu toán của lớp, tôi vẫn thấy cháu thua sút các bạn. Nếu các bạn kia trông rất nam tính, mạnh mẽ thì con tôi lại... "thư sinh" quá mức.

Giờ đây chồng tôi mới biết sợ vì đã "úm" con quá kỹ. Tuy nhiên, giải pháp anh đưa ra chỉ là bắt cháu tập xà và hít đất buổi sáng, còn việc cho cháu đi xe đạp anh vẫn do dự. Tôi cũng lo, vì sang năm cháu vào lớp 10, các trường cấp III đều cách xa nhà. Còn học thêm nữa. Lỡ cả hai vợ chồng đều đi công tác làm sao cháu xoay xở?

Một điều nữa là cháu rất ít bạn bè. Thời gian rảnh, thay vì đến nhà bạn chơi, cháu lại ngồi vào máy vi tính, coi phim, chơi điện tử, nghe nhạc... một cách đơn độc. Tôi không hiểu có phải do "úm" con mà giờ đây con mình đã thành "gà công nghiệp" chính hiệu hay không?. Tôi mong được các chuyên gia tâm lý cho tôi lời khuyên: vợ chồng tôi cần làm gì để con trai tôi bản lĩnh hơn, mạnh mẽ hơn. Xin cảm ơn.

Nguồn:
Con mình có phải “gà công nghiệp” không?
Entry liên quan:
HÃY ĐỂ NÓ LÀM ĐÀN ÔNG


20/12/10

TRÀ ĐẠO NHẬT BẢN


Xung quanh sự xuất hiện của trà bao phủ nhiều huyền thoại. Có vẻ hợp lý và đáng tin hơn cả là sự phát hiện tình cờ thứ nước uống huyền diệu này dưới thời Thần Nông, vị quân vương trị vì miền nam Trung Hoa từ 2737 đến 2697 trước công nguyên. Thời đó, người Hoa đã có thói quen đun sôi nước trước khi uống. Một lần Thần Nông ra lệnh đặt bếp đun nước cho ông dưới một gốc cây. Gió thổi, khiến lá từ trên cây rơi vào nồi nước. Thần Nông vô cùng ngạc nhiên, khi thấy nước có mùi vị rất dễ chịu. Từ đó ông thường xuyên uống nước pha chế với thứ lá này và không những thế còn ra lệnh cho toàn dân sử dụng.

Lịch sử Trung Hoa cho thấy thời Tam Quốc (220-280) trà đã trở thành một yếu tố không thể thiếu trong đời sống của người dân. Đến thời Tấn (265-420) xuất hiện những quán trà và người ta thưởng ngoạn trà tập thể. Người Hoa cổ đại coi trà là thứ uống chữa bệnh, giảm mệt mỏi, tăng cường sinh lực và thị lực, chống phong thấp. Nhờ công dụng tuyệt vời như vậy mà trà phát triển rộng sang các nước lân bang, mà Nhật Bản và Mông Cổ là những nước đầu tiên chịu sự ảnh hưởng này.

Từ thế kỷ thứ VI, Trung Quốc có ảnh hưởng rất lớn đến quần đảo Nhật Bản, đặc biệt là Phật giáo, văn hóa và triết học Khổng Tử. Quan hệ giữa hai nước đạt đến đỉnh cao trong thời đại nhà Đường (618 – 907). Thời này hạt cây chè được chuyển sang Nhật và nhà sư Saikho ươm trồng trên đất Nhật. Đến thời Nara (Bình an thời đại) ở Nhật Bản, nhiều ngôi chùa đã cho trồng chè, các nhà sư thu hoạch chè, tìm cách chế biến và đặt nền móng cho văn hóa sử dụng trà của Nhật Bản. Vào thế kỷ thứ VIII, các nhà sư đã sáng tạo ra nghi thức uống trà như một nghi lễ tôn giáo. Dần dần thói quen uống trà lan đến hoàng cung và nhà vua cho tổ chức những buổi lễ thưởng trà với sự tham gia của nhiều quan đại thần.

Nhưng phải đến cuối thời Kamakura (Liêm thương thời đại – 1185-1333), trà mới trở thành thứ nước uống bình dân, được dùng rộng rãi trong dân chúng. Đây cũng là thời mà quan hệ giữa Trung Hoa và Nhật Bản phát triển mạnh mẽ. Năm 1187, vị thiền sư nổi tiếng Nhật Bản Minh Am Vinh Tây (Myon Eisai – 1141-1215) đến Trung Hoa và lưu lại đó trong 4 năm. Khi trở về nước, ông cho thành lập giáo phái thiền tông và một trong những điểm quan trọng trong phép tắc của giáo phái chính là việc sử dụng trà.

Chính Minh Am Vinh Tây là người dạy dân Nhật cách chế biến và pha chế trà: lá trà được sao khô, tán thành bột mịn và hãm trong nước sôi. Nhưng những chỉ bảo của Vinh Am Minh Tây cũng vấp phải sự phản ứng dữ dội từ những người theo tôn giáo cũ của Nhật Bản là thần giáo. Tuy nhiên, công lao to lớn của ông trong việc phổ biến trà chính là việc ông đã biên soạn ra bản khái luận đầu tiên về trà có tên gọi Khiết trà dưỡng sinh kí, dày khoảng 20 trang. Minh Am Vinh Tây chỉ rõ rằng trà là phương thuốc chữa nhiều căn bệnh như tê liệt, rối loạn tiêu hóa, suy nhược cơ thể, biếng ăn. Các nhà sư Nhật Bản còn coi trà là một phương thức thiền và phương thuốc, khiến trà ngày một phổ biến rộng hơn. Cây chè được trồng ở hầu hết các địa phương của Nhật Bản. Từ thế kỷ XVI trà đã trở thành thức uống hàng ngày, đặc biệt là trong giới quý tộc samurai.

Giai đoạn của những cuộc nồi da xáo thịt liên miên từ thế kỷ XII đến XVI đã khiến giới samurai trở thành một thế lực mạnh trong xã hội Nhật Bản. Một trong những tục lệ của giới này là tổ chức những buổi uống trà với sự tham dự đông đảo của bạn bè, người thân, ở đó họ thường cùng chơi một trò chơi xuất hiện ở Trung Quốc dưới thời nhà Tống và du nhập vào Nhật Bản cuối thời mạc phủ Kamakura: Samurai và bạn bè của họ thi phân biệt các loại trà qua mùi vị, thi kiến thức về các vùng trồng chè, cách thức canh tác và chế biến... Người thắng cuộc nhận được những phần thưởng có giá trị.

Đến nửa đầu thế kỷ XIV, tại Nhật Bản đã hình thành một phong cách uống trà mới, được coi là hình thức sơ khai của Chanoyu – nghi lễ uống trà cổ truyền của người Nhật bao gồm 4 bước (hoài thạch, trung lập, ngự tòa nhập, trà loãng), thường kéo dài khoảng 3-4 giờ đồng hồ. Đây cũng là giai đoạn mà trà trở nên phổ biến đối với dân chúng. Trong các cộng đồng dân cư bình thường cũng bắt đầu thịnh hành trò chơi thi đố về trà nêu ở trên. Còn giới quý tộc thì xuất hiện hình thức vừa uống trà vừa tắm.

Từ nửa cuối thế kỷ XV thú uống trà trở nên ngày một thịnh hành trong tầng lớp trên của xã hội Nhật Bản. Những người giàu có tự xây cất cho mình trà thất – đó là những ngôi nhà nhỏ nằm trên phần đất nhà mình. Đến cuối thế kỷ này, người ta lại ưa thích uống trà trong những căn phòng nhỏ có diện tích khoảng 7 mét vuông, trang trí không cầu kỳ. Những phòng trà kiểu này đem lại cảm giác ấm cúng thích hợp với tinh thần thiền của Phật giáo.

Ý tưởng xây dựng trà thất thuộc về Murata Shuko (1422-1502) – người được dân Nhật coi là cha đẻ nghi thức uống trà vì ông chính là người đầu tiên đề ra những yếu tố chủ chốt của nghi thức này. Tuy nhiên, ông lại là người phản đối dữ dội hình thức vừa uống trà vừa tắm, vì cho rằng nó không phù hợp với quan điểm của thiền. Ông đã rất nỗ lực trong việc cổ súy để nghi thức uống trà giản tiện đến mức tối đa, đưa các dụng cụ của Nhật thay thế đồ Trung Quốc và phổ biến quan niệm người chủ nghi lễ uống trà phải phục vụ khách của mình.


Chanoyu

Sang thế kỷ XVI, nghi thức uống trà được phát triển hoàn chỉnh thành Chanoyu – nghi thức được mọi tầng lớp trong xã hội thừa nhận. Giới samurai coi đó là cách thức để thoát khỏi những ẩn ức tích tụ trong những trận huyết chiến diễn ra như cơm bữa trong cuộc sống của họ. Đó là những giây phút họ được thư dãn và tận hưởng những khoảnh khắc yên bình hiếm hoi.

Sau khi Shuko mất, sự nghiệp của ông được Takeno Jyoo (1502-1555) tiếp nối. Ông là một nhà thơ trác tuyệt, đồng thời cũng là một nhà thuyết giảng thiền đạo. Buông đao kiếm, ông đi tu và trở thành nghệ nhân hàng đầu về trà. Một trong những đam mê của ông là sưu tập các dụng cụ cổ dùng để pha trà và thưởng ngoạn trà. Ông quan niệm rằng, theo tinh thần thiền, không nhất thiết phải dùng những dụng cụ đắt tiền, mà nghi thức dùng trà phải phản ánh “sự rối loạn một cách tự nhiên” và “vẻ đẹp của sự bình dị”.Tư tưởng của Jyoo lan rộng tới tận kinh thành Kyoto và thu hút được một số lượng lớn người đi theo.

Người sáng lập ra nghi thức trà còn tồn tại cho đến ngày hôm nay là Senno Rikyu (1521-1591). Ông được tôn vinh là bậc thầy của trà đạo Nhật vì đã đưa ra những quy định chủ yếu về thẩm mỹ và đạo đức của trà đạo. Trà – thứ uống bắt nguồn từ Trung Hoa, thâm nhập vào Nhật Bản đã trở thành một nét đẹp văn hóa truyền thống riêng kết hợp những giá trị tinh thần của người Nhật với thiền của Phật giáo có sức sống mãnh liệt đến tận ngày hôm nay.





 

VMC Copyright © 2009 | Power by Blogger | Template redesigned by Lý Minh Triết