Layơn là tên theo tiếng Pháp (Glaïeul) của một loài hoa có thân dài như một cây kiếm với những bông hoa (hoặc đỏ, hồng, hoặc trắng) nở dọc thân cây. Thời nay người mua layơn thường là các bà nội trợ. Họ cắm layơn vào những chiếc bình sâu và đặt lên bàn thờ vào mỗi dịp giỗ chạp, ngày rằm hoặc mồng một.
Nhưng layơn, đặc biệt là layơn trắng có một quá khứ huy hoàng hơn thế. Thời bao cấp ở miền Bắc, nó được coi là nữ hoàng của các loại hoa, đẹp đẽ và sang trọng thường dùng trong dịp Tết hoặc cưới hỏi.
Tôi nhớ hồi học lớp 3 lớp 4 gì đó, gia đình hàng xóm gả chồng cho con gái. Chị Hạnh xinh đẹp, gương mặt tròn vành vạnh, tốt nghiệp trường sư phạm 7+3 về dạy cấp hai ở một trường cách thị xã gần hai chục cây số. Chả hiểu thế nào chị phải lòng anh Tiến, bộ đội nghĩa vụ, đóng quân gần nhà. Anh Tiến đen, gầy nhẳng, mặt lưỡi cày, mắt trắng môi thâm. Hai người đứng cạnh nhau chẳng đẹp đôi tẹo nào.
Bố mẹ chị Hạnh không thích anh Tiến. Bố chị Hạnh là thẩm phán tòa án nhân dân thị xã, trong khi bố mẹ anh Tiến là nông dân. Họ không khinh anh Tiến, nhưng tin rằng chị Hạnh với vẻ ngoài xinh đẹp, có công ăn việc làm đàng hoàng, lại thuộc gia đình cán bộ, thì kiếm đâu chẳng được một chàng rể khá hơn.
Chẳng rõ ăn bùa mê thuốc lú thế nào mà chị Hạnh nhất định chỉ chịu cưới anh Tiến. Chị bảo, nếu bố mẹ không đồng ý, chị sẽ ở vậy suốt đời... Xinh đẹp thế kia mà định ở giá sao? Nghe thế, mẹ chị phát hoảng. Năm đó chị cũng đã 23-24 tuổi, tức là ngấp nghé tuổi ế rồi. Bỏ đám này, thì bao giờ mới có đám khác? Thôi, đất không chịu trời thì trời đành chịu đất.
Chị Hạnh thấy mẹ có vẻ xiêu xiêu thì dấn thêm một bước: Con sẽ không đòi hỏi gì cả. Không cần chăn bông con công, phích nước Rạng Đông gì hết; cũng không cần áo dài khăn voan, hoa cô dâu. Chỉ cần bố mẹ đồng ý, chi đoàn con làm đám cưới đời sống mới, bánh kẹo nước trà thuốc lá, con mặc quần lụa đen áo trắng, chú rể mặc quân phục là xong.
Mẹ chị nghe thế mà ứa nước mắt. Thời bao cấp khó khăn, nhưng làm gì khó đến mức gả chồng cho cô con gái duy nhất mà như đuổi ra khỏi nhà như thế?
Tôi nhớ hồi học lớp 3 lớp 4 gì đó, gia đình hàng xóm gả chồng cho con gái. Chị Hạnh xinh đẹp, gương mặt tròn vành vạnh, tốt nghiệp trường sư phạm 7+3 về dạy cấp hai ở một trường cách thị xã gần hai chục cây số. Chả hiểu thế nào chị phải lòng anh Tiến, bộ đội nghĩa vụ, đóng quân gần nhà. Anh Tiến đen, gầy nhẳng, mặt lưỡi cày, mắt trắng môi thâm. Hai người đứng cạnh nhau chẳng đẹp đôi tẹo nào.
Bố mẹ chị Hạnh không thích anh Tiến. Bố chị Hạnh là thẩm phán tòa án nhân dân thị xã, trong khi bố mẹ anh Tiến là nông dân. Họ không khinh anh Tiến, nhưng tin rằng chị Hạnh với vẻ ngoài xinh đẹp, có công ăn việc làm đàng hoàng, lại thuộc gia đình cán bộ, thì kiếm đâu chẳng được một chàng rể khá hơn.
Chẳng rõ ăn bùa mê thuốc lú thế nào mà chị Hạnh nhất định chỉ chịu cưới anh Tiến. Chị bảo, nếu bố mẹ không đồng ý, chị sẽ ở vậy suốt đời... Xinh đẹp thế kia mà định ở giá sao? Nghe thế, mẹ chị phát hoảng. Năm đó chị cũng đã 23-24 tuổi, tức là ngấp nghé tuổi ế rồi. Bỏ đám này, thì bao giờ mới có đám khác? Thôi, đất không chịu trời thì trời đành chịu đất.
Chị Hạnh thấy mẹ có vẻ xiêu xiêu thì dấn thêm một bước: Con sẽ không đòi hỏi gì cả. Không cần chăn bông con công, phích nước Rạng Đông gì hết; cũng không cần áo dài khăn voan, hoa cô dâu. Chỉ cần bố mẹ đồng ý, chi đoàn con làm đám cưới đời sống mới, bánh kẹo nước trà thuốc lá, con mặc quần lụa đen áo trắng, chú rể mặc quân phục là xong.
Mẹ chị nghe thế mà ứa nước mắt. Thời bao cấp khó khăn, nhưng làm gì khó đến mức gả chồng cho cô con gái duy nhất mà như đuổi ra khỏi nhà như thế?
Hai bác tính: Đám cưới đời sống mới thì đúng rồi; ông thẩm phán tòa án nhân dân thị xã mà tổ chức đám cưới dềnh dàng cho con gái vừa tốn tiền lại vừa dễ bị phê bình là lãng phí (thời đó chưa có tục mừng tiền như bây giờ, nên đám cưới càng bày vẽ càng lỗ); nhưng những thứ đồ dùng cho gia đình của con gái, nếu mình không lo thì ai lo? Gia đình nhà trai thì nghèo, chú rể là lính nghĩa vụ làm gì có tiền? Nhà mình dẫu sao cũng đỡ hơn, mình phải lo thôi.
Thế là bán lợn, bán gà, vay mượn để sắm cho con gái cái chăn bông vỏ hoa, cái phích Rạng Đông, bát đĩa, nồi niêu xoong chảo và một số vật dụng thiết yếu khác. Cô dâu kiên quyết không mặc áo dài khăn voan, nhưng khi thấy mẹ hỏi về bó hoa layơn trắng ôm suốt đoạn đường để chú rể đèo trên xe đạp về nhà chồng, thì chị ngập ngừng: "Cái đó thì tùy mẹ".
Nhưng hoa layơn trắng không thể mua được ở thị xã phố núi lúc bấy giờ. Mẹ chị phải xin giấy giới thiệu của cơ quan đi công tác để mua vé ôtô về Hà Nội mua hoa cưới cho con gái. Bà đi trước lễ cưới 2 hôm, nhưng đến ngày cưới 2 giờ trước khi nhà trai đến đón dâu bà vẫn chưa về.
Cả nhà chị Hạnh như ngồi trên đống lửa. Mọi người lo cô dâu không có hoa ôm thì ít, lo cho bác gái có chuyện gì trên đường đi thì nhiều. Cậu em trai chị Hạnh hơn tôi 2 tuổi được phái đạp xe ra bến ôtô cách nhà 3km để đón mẹ.
Nhà trai đến, pháo nổ rộn ràng, mà vẫn chưa thấy tăm hơi mẹ cô dâu đâu. Cô dâu ngồi trong buồng, mắt đã hoe hoe đỏ, lòng dạ ngổn ngang, tai để tận ngoài ngõ.
Thế rồi có tiếng reo: "Mẹ về, mẹ về rồi"... Chị Hạnh không giữ ý tứ, vén riđô ở cửa buồng nhìn ra. Mẹ chị mặt mày đen nhẻm vì bụi đường, ôm bó hoa được bọc kỹ trong giấy báo, lao thẳng từ cổng vào nhà. Bà thở hổn hển: "May quá, may quá, suýt nữa thì lỡ hết việc của con".
Bà vội vã tháo lớp giấy báo ra khỏi bó hoa, để lộ ra những bông layơn trắng muốt, không một chút dập nát.
Cô dâu ôm bó layơn trắng như ôm một báu vật, bẽn lẽn ngồi lên sau xe đạp của chồng.
Chờ nhà trai đưa con gái đi khuất, bà mới mệt mỏi kể: Chuyến xe ôtô từ Hà Nội khởi hành lúc 6 giờ sáng, theo dự kiến sẽ đến thị xã của chúng tôi lúc 12 giờ trưa - 4 giờ trước khi nhà trai đến đón dâu. Nhưng chiếc xe ôtô hỏng khi còn cách thị xã hơn 50 km. Chờ một lúc, xe vẫn không được sửa xong, bà tìm đủ mọi cách, vẫy mọi loại xe để kịp thời về đúng giờ con gái về nhà chồng.
Hôm sau, vợ chồng về lại mặt, hay chuyện, chị Hạnh khóc hu hu. Chị hối hận, giá đừng lưỡng lự "tùy mẹ" về vụ hoa cưới, thì chắc mẹ chị đã chẳng bị một phen vất vả như thế...
...Tôi vẫn hay trở lại thị xã tuổi thơ. Mỗi lần đi qua khu phố nơi đã từng ở xưa kia, tôi lại đưa mắt tìm những ngôi nhà cũ. Thị xã mỗi năm một mới, ngôi nhà lá nơi mẹ con tôi ở đã bị phá đi từ lâu. Nhà của bác hàng xóm cũng thế. Chẳng biết họ còn ở đó hay đã chuyển đi đâu rồi.
Chị Hạnh giờ cũng đã gần 60, chắc đã là bà già về hưu rồi. Không rõ số phận của chị với người chồng mặt lưỡi cày, mắt trắng môi thâm từ đó đến nay thế nào.
Nhưng hoa layơn trắng không thể mua được ở thị xã phố núi lúc bấy giờ. Mẹ chị phải xin giấy giới thiệu của cơ quan đi công tác để mua vé ôtô về Hà Nội mua hoa cưới cho con gái. Bà đi trước lễ cưới 2 hôm, nhưng đến ngày cưới 2 giờ trước khi nhà trai đến đón dâu bà vẫn chưa về.
Cả nhà chị Hạnh như ngồi trên đống lửa. Mọi người lo cô dâu không có hoa ôm thì ít, lo cho bác gái có chuyện gì trên đường đi thì nhiều. Cậu em trai chị Hạnh hơn tôi 2 tuổi được phái đạp xe ra bến ôtô cách nhà 3km để đón mẹ.
Nhà trai đến, pháo nổ rộn ràng, mà vẫn chưa thấy tăm hơi mẹ cô dâu đâu. Cô dâu ngồi trong buồng, mắt đã hoe hoe đỏ, lòng dạ ngổn ngang, tai để tận ngoài ngõ.
Thế rồi có tiếng reo: "Mẹ về, mẹ về rồi"... Chị Hạnh không giữ ý tứ, vén riđô ở cửa buồng nhìn ra. Mẹ chị mặt mày đen nhẻm vì bụi đường, ôm bó hoa được bọc kỹ trong giấy báo, lao thẳng từ cổng vào nhà. Bà thở hổn hển: "May quá, may quá, suýt nữa thì lỡ hết việc của con".
Bà vội vã tháo lớp giấy báo ra khỏi bó hoa, để lộ ra những bông layơn trắng muốt, không một chút dập nát.
Cô dâu ôm bó layơn trắng như ôm một báu vật, bẽn lẽn ngồi lên sau xe đạp của chồng.
Chờ nhà trai đưa con gái đi khuất, bà mới mệt mỏi kể: Chuyến xe ôtô từ Hà Nội khởi hành lúc 6 giờ sáng, theo dự kiến sẽ đến thị xã của chúng tôi lúc 12 giờ trưa - 4 giờ trước khi nhà trai đến đón dâu. Nhưng chiếc xe ôtô hỏng khi còn cách thị xã hơn 50 km. Chờ một lúc, xe vẫn không được sửa xong, bà tìm đủ mọi cách, vẫy mọi loại xe để kịp thời về đúng giờ con gái về nhà chồng.
Hôm sau, vợ chồng về lại mặt, hay chuyện, chị Hạnh khóc hu hu. Chị hối hận, giá đừng lưỡng lự "tùy mẹ" về vụ hoa cưới, thì chắc mẹ chị đã chẳng bị một phen vất vả như thế...
...Tôi vẫn hay trở lại thị xã tuổi thơ. Mỗi lần đi qua khu phố nơi đã từng ở xưa kia, tôi lại đưa mắt tìm những ngôi nhà cũ. Thị xã mỗi năm một mới, ngôi nhà lá nơi mẹ con tôi ở đã bị phá đi từ lâu. Nhà của bác hàng xóm cũng thế. Chẳng biết họ còn ở đó hay đã chuyển đi đâu rồi.
Chị Hạnh giờ cũng đã gần 60, chắc đã là bà già về hưu rồi. Không rõ số phận của chị với người chồng mặt lưỡi cày, mắt trắng môi thâm từ đó đến nay thế nào.
Ghi chú: Ảnh không liên quan đến bài viết.
Entries liên quan:
TRUNG THU THỜI BAO CẤP
THÈM BÁNH NƯỚNG MẬU DỊCH
TỪ NGỮ THỜI BAO CẤP
12 ƯU VIỆT SO VỚI THỜI BAO CẤP
32 comments:
Bao jo cho đến ngày xưa!
Ngày xưa, khi VMC mới lớp 3, lớp 4 gì đó mà đã để ý chị hàng xóm xinh đẹp, gương mặt tròn vành vạnh...
Bài này đọc hay quá anh Cường ạ, rất cảm động vì thật tự nhiên.
Hihi giọng kể đúng là của một cậu bé.
Hồi đám cưới layon trắng này, các cô dâu đánh đấm rất nặng. Em đã từng làm bẽ mặt bố vì đã khóc òa lên sợ hãi khi một cô dâu cầm tay khi lại gần. Vẫn nhớ nguyên cảm giác sao hoa đẹp thế mà người như phù thủy, hihi.
Bài này đậm chất VMC, luôn luôn nhẹ nhàng và man mác khi recall something...
Câu chuyện về hoa lay ơn trắng thật cảm động, mà cũng gợi lại một ký ức về cả một thời đã xa...
Câu chuyện hay quá.
Phải đi mất 2 ngày để mua 1 bó hoa lay ơn, khg biết khoảng cách T.xã -HN bao xa (...Khi còn cách thị xã 50km -tức là gần về tới nhà).
Ngày xưa có những việc rất giản đơn mà quá khó khăn. Và ngày xưa có những việc giản dị mà tình thì mênh mông đến thế.
Hic...sao Thầy lại tả chồng chị ý "mặt lưỡi cày, mắt trắng, môi thâm..." Nhỡ chị ý đọc được lại buồn ạ.
Dù sự thật như thế nhưng theo em thì ko nên tả thực quá ạ. Dễ làm người khác buồn và tổn thương ạ...
@MC3:
Trở lại ngày xưa đói kém khó khăn không biết có ai muốn không? Nhưng ngày xưa chắc chắn nhiều tình người hơn bây giờ.
Trẻ con đi mẫu giáo đã phân biệt được ai xinh ai xấu mà, đằng này 10 tuổi rồi.
@TQ:
Cảm ơn Quý nhé.
@L2C:
Chị Hạnh thì giản dị lắm: quần lụa áo đen nên không đánh đấm gì cả.
@LU:
Ái chà, thuộc writing style của VMC ghê á!
@Haidieugiandi:
Không biết thời của 2dieu còn ôm hoa lay ơn trắng không?
@Đỗ:
Thị xã cách HN 165km. Nhưng thời cách đây hơn 30 năm đi lại khó khăn lắm. Muốn đi HN là phải có giấy đi đường, phải có giấy giới thiệu mới được mua vé ô tô khách. Những chiếc xe chở khách thì rệu rã, đường sá thì xấu. Tóm lại là khó khăn đủ bề.
@Sơn Nguyễn:
Sự thật thì biết làm thế nào? Hình dáng đối với đàn ông đâu có quan trọng. Quan trọng là tính cách kia.
Rất kỳ lạ là dù hoa lay ơn trắng, đám cưới chị Hạnh... đều rất hay, nhưng đọc gần nguyên bài không ghi lại một chi tiết riêng nào, cho đến câu "Mỗi lần đi qua khu phố nơi đã từng ở xưa kia, tôi lại đưa mắt tìm những ngôi nhà cũ.
Hiểu những câu chuyện rất hay ấy nhẹ nhàng phảng phất, để nói về một cảm xúc rất thật.
Lana nhớ một lần về TN, rủ em gái lặn lội đi về vùng đất khi nhà cũ thời ấu thơ, chỉ để nhìn lại thôi, rồi về.
@Sơn Nguyễn:
Sự thật thì biết làm thế nào? Hình dáng đối với đàn ông đâu có quan trọng. Quan trọng là tính cách kia.
------------
Em cũng không thích chi tiết anh tả chú rể thế, mặc dù đó là sự thật. Nghe "Mặt lưỡi cày, mắt trắng, môi thâm" thì chả ai nghĩ đến một tính cách tốt đẹp cả. Mà bài viết thì đang hay thế, nhẹ nhàng thế...
Hic...Em công nhận lời Thầy nói là đúng ạ. Nhưng nếu là em mà "được" ai tả thế thì e cũng buồn lắm ạ. Khả năng đi tự tử là rất cao.....Hazzzi
Ku nhà em cũng sắp cưới, bọn nó đang muốn chụp ảnh Hà Nội để kỷ niệm 1000 năm Thăng Long và cô dâu nhất định phải là Layon trắng muốt
Thích bài này!
Đám cưới mình, mà tự tay làm một việc gì đó, VD: cùng người thân gắn hoa vào xe cưới của mình, cảm giác rất là tuyệt.
Tuyệt hơn nữa là những lúc như vậy, có đông đủ người thân bên cạnh, được cảm nhận tình yêu thương, sự quan tâm của mọi người dành cho mình, nhất là thấy ai cũng lung linh hạnh phúc trong ánh mắt... Chả còn mong ước gì hơn :)
@Lana:
Cách đây mấy năm, có dịp qua Nga trở lại thăm ký túc xá nơi mình đã ở, nó đã xuống cấp lắm rồi, nhưng vẫn cảm thấy một niềm xao xuyến rất kỳ lạ. Ký ức bao giờ cũng ngọt ngào.
@PTN và Sơn Nguyễn:
Xã hội đa dạng. Chẳng nhẽ viết ai cũng giống ai?
@Mecghi:
Lâu lắm rồi không thấy cô dâu nào ôm layơn trắng. Khi nào em Mecghi có ảnh cưới thì post lên cho mọi người cùng xem nhé.
@ND:
Cảm ơn bạn.
@Bảo Linh:
Mình lại không thích đàn ông tự trang trí xe cưới. Nhưng nếu ấy thích việc đó và thấy hài lòng thì cũng chẳng sao.
Thât tuyệt. Cái thời "chưa xa" lắm ấy tớ cũng được đi ăn cỗ ở 4 đám cưới. Nói ăn cỗ cho sang chứ chỉ toàn là bánh, kẹo mậu dịch và nước chè.Nhưng đúng là cô dâu nào cũng ôm một bó hoa. Bó hoa ấy theo tớ nghĩ...chắc là để bù lại tất cả những gì thuộc về vật chất. Đi đám cưới mà tặng nhau..phích nước, chén đũa...cả tã của em bé nữa. Mỗi người góp một tí. Nhưng mà ai cũng rạng ngời hạnh phúc.
Bài này hay quá anh Cường ơi nhưng giá như đừng có dòng comment về chồng chị Hạnh thì lòng đỡ se sắt hơn anh ạ. Em cứ có dự cảm cuộc đời chị Hạnh (chắc em phải gọi bằng cô) khó có thể bằng phẳng, hạnh phúc nếu đúng lấy người như anh miêu tả "mắt trắng, môi thâm, mặt lưỡi cày" :(
@VMC: Vấn đề là nhà neo người, cũng không có ai làm việc đó. Chỉ còn 2 thanh niên là chú rể và anh con bác (mọi người còn lại nghỉ mệt sau lễ ăn hỏi)
Hơn nữa, việc gì mình tự làm được, trong ngày trọng đại của chính mình, thì nó cũng khá là vui và ý nghĩa (chính xác là 1 kỷ niệm đáng nhớ) :D
lại một câu chuyện hay của "thời xa vắng", rất xúc động
Hoài nhớ man mác :-) Nhìn ảnh thấy vật đổi sao rời ghê. Bi giờ, trong các loại lay ơn thì lay ơn trắng có giá rẻ nhất. Hic hic...Nhưng mờ tình mẫu tử thì vẫn thế thôi, chỉ có điều các bà mẹ ngày nay sẽ có nhìu phương tiện để phục vụ đám trẻ tốt hơn :-P
@CTL:
Bó hoa layơn trắng là giá trị tinh thần lớn nhất, nên không thể thiếu, bác Long nhỉ?
@Dodomummim
Em ơi, cuộc đời có hoàn mỹ đâu. Nếu không có chuyện của anh chồng, thì đâu thấy được tình yêu vô bờ của người mẹ đối với con gái, phải không em?
@ĐHPhú:
Cảm ơn P.
@Titi:
Layơn trắng giá rẻ nhất thật à? Bất công nhỉ?
Hì hì...em định không còm nữa nhưng cứ thấy áy náy nên lại còm ạ.
Dạ, em nói hơi quá là "buồn" và "có khả năng đi tự tử rất cao" là do tính e hay nói thế chứ thật ra e không nghĩ quá như thế đâu ạ. Hic. Em vẫn quen còm trên FB bên kia, mà bọn e thì rất hay nói quá vấn đề nên cho vui..nên Thầy đừng buồn vì cái còm của e nhá. Không em sẽ ân hận lắm đấy ạ. Hic
Dù sao em vẫn thích Thầy viết khác đi chút khi viết về chú rể tỉ dụ như: Không rõ...với anh ấy như thế nào nhỉ? hì hì...
Hic..lại áy náy vì một chữ ạ. Em viết sai chính tả chỗ "nói quá vấn đề lên..." Em sửa lại cho đỡ áy náy. Thầy thông cảm ạ! Hazzi
Chuyện cảm động! Đúng là tình mẫu tử. Chỉ có mẹ mới chăm con gái đến như thế! Nghe chuyện, có vẻ em tả chú rể không được thiện cảm lắm. Hì!
Đăng nhận xét