Báo chí đưa tin: Hôm 4.9, Ngoại trưởng Hàn Quốc Yu Myung Hwan (ảnh) đã đệ đơn từ chức, sau khi gặp phải phản ứng của dân về việc tuyển dụng con gái ông vào làm việc tại Bộ Ngoại giao. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hàn Quốc nói: "Bộ trưởng Yu đã quyết định từ chức vì ông cảm thấy phiền lòng đã gây ra tranh cãi không đáng có về việc tuyển dụng con gái mình".
Đầu tuần này, Bộ Ngoại giao đã tuyển con gái ông Yu, năm nay 35 tuổi, vào làm việc tại bộ phụ trách vấn đề thương mại tự do với mức lương khá cao. Ở lần tuyển dụng đầu tiên, Bộ này đã đánh rớt tám ứng viên, trong đó có con gái ông Yu, vào vị trí tương tự. Nhưng sau đó, con gái ông Yu lại được cho một cơ hội thứ hai từ 10 ngày đến gần một tháng để bổ sung bằng ngoại ngữ. Vì chứng chỉ ngoại ngữ mà cô gái nộp lần đầu tiên đã hết hạn. Cô là một trong ba ứng viên được lựa chọn.
Việc tuyển chọn này đã làm người dân rất phẫn nộ, còn trên website Bộ Ngoại giao nước này có rất nhiều lời chỉ trích Ngoại trưởng Yu và đòi ông phải từ chức. ông Yu khẳng định quá trình tuyển dụng đã diễn ra công bằng và không hề có sự đặc cách nào, nhưng cơn giận của công chúng không hề giảm đi. Ông Yu là Bộ trưởng có thâm niên lâu nhất trong nội các hiện tại, đã bắt đầu làm việc trong chính phủ của tổng thống Lee từ tháng 2.2008.
Đấy là chuyện ở xứ Hàn. Còn ở xứ ta thì sao? Ở nước ta thì con cái các vị quan chức cao cấp càng dễ được tuyển dụng, đề bạt.
Chắc mọi người còn nhớ mấy trường hợp tiêu biểu như sau :
Mai Văn Dâu, nguyên Thứ trưởng Bộ Thương mại, đưa con trai là Mai Thanh Hải, không những thiếu bằng cấp cần thiết mà còn là con nghiện vào Bộ Thương mại. Mai Thanh Hải được phân công vào Vụ xuất nhập khẩu – đơn vị mầu mỡ nhất của Bộ Thương mại, làm mưa làm gió trong việc cấp quota dệt may cho đến ngày bị bắt (10.2004).
Phạm Thanh Bình, nguyên Chủ tịch Hội đồng Quản trị Vinashin, bổ nhiệm con trai là Phạm Bình Minh (sinh năm 1980) làm Viện phó Viện Khoa học Công nghiệp tầu thủy – một đơn vị trực thuộc của Vinashin. Nói chuyện với báo Tiền Phong trước khi bị bắt, ông Bình cho rằng, với năng lực hiện có, con trai ông có quyền lựa chọn vị trí tốt với mức thu nhập cao gấp nhiều lần nếu làm bên ngoài thay vì mỗi tháng lĩnh khoảng 7 triệu đồng ở Viện Khoa học Công nghệ tàu thủy. Cứ cho lập luận của ông là có cơ sở, thì tại sao con trai ông không làm ở chỗ khác để đỡ mang tiếng cho cha ? Hay là đằng sau còn có động cơ gì ?
Có thể kể ra ở đây những ví dụ khác nữa.
Không phủ nhận việc con cái một số quan chức có năng lực và trình độ, nhưng việc tuyển dụng và đề bạt họ tại những cơ quan, doanh nghiệp mà bố mẹ họ làm lãnh đạo khiến dư luận có quyền nghi vấn về sự khách quan và minh bạch trong quá trình tuyển dụng và đề bạt họ.
Đã đến lúc cần có những quy định khắt khe hơn trong việc tuyển dụng và đề bạt để tạo sự công bằng cho tất cả mọi người và để những người có tài nhưng lại không có mối quan hệ không bị mất cơ hội thăng tiến một cách oan uổng.
Đầu tuần này, Bộ Ngoại giao đã tuyển con gái ông Yu, năm nay 35 tuổi, vào làm việc tại bộ phụ trách vấn đề thương mại tự do với mức lương khá cao. Ở lần tuyển dụng đầu tiên, Bộ này đã đánh rớt tám ứng viên, trong đó có con gái ông Yu, vào vị trí tương tự. Nhưng sau đó, con gái ông Yu lại được cho một cơ hội thứ hai từ 10 ngày đến gần một tháng để bổ sung bằng ngoại ngữ. Vì chứng chỉ ngoại ngữ mà cô gái nộp lần đầu tiên đã hết hạn. Cô là một trong ba ứng viên được lựa chọn.
Việc tuyển chọn này đã làm người dân rất phẫn nộ, còn trên website Bộ Ngoại giao nước này có rất nhiều lời chỉ trích Ngoại trưởng Yu và đòi ông phải từ chức. ông Yu khẳng định quá trình tuyển dụng đã diễn ra công bằng và không hề có sự đặc cách nào, nhưng cơn giận của công chúng không hề giảm đi. Ông Yu là Bộ trưởng có thâm niên lâu nhất trong nội các hiện tại, đã bắt đầu làm việc trong chính phủ của tổng thống Lee từ tháng 2.2008.
Đấy là chuyện ở xứ Hàn. Còn ở xứ ta thì sao? Ở nước ta thì con cái các vị quan chức cao cấp càng dễ được tuyển dụng, đề bạt.
Chắc mọi người còn nhớ mấy trường hợp tiêu biểu như sau :
Mai Văn Dâu, nguyên Thứ trưởng Bộ Thương mại, đưa con trai là Mai Thanh Hải, không những thiếu bằng cấp cần thiết mà còn là con nghiện vào Bộ Thương mại. Mai Thanh Hải được phân công vào Vụ xuất nhập khẩu – đơn vị mầu mỡ nhất của Bộ Thương mại, làm mưa làm gió trong việc cấp quota dệt may cho đến ngày bị bắt (10.2004).
Phạm Thanh Bình, nguyên Chủ tịch Hội đồng Quản trị Vinashin, bổ nhiệm con trai là Phạm Bình Minh (sinh năm 1980) làm Viện phó Viện Khoa học Công nghiệp tầu thủy – một đơn vị trực thuộc của Vinashin. Nói chuyện với báo Tiền Phong trước khi bị bắt, ông Bình cho rằng, với năng lực hiện có, con trai ông có quyền lựa chọn vị trí tốt với mức thu nhập cao gấp nhiều lần nếu làm bên ngoài thay vì mỗi tháng lĩnh khoảng 7 triệu đồng ở Viện Khoa học Công nghệ tàu thủy. Cứ cho lập luận của ông là có cơ sở, thì tại sao con trai ông không làm ở chỗ khác để đỡ mang tiếng cho cha ? Hay là đằng sau còn có động cơ gì ?
Có thể kể ra ở đây những ví dụ khác nữa.
Không phủ nhận việc con cái một số quan chức có năng lực và trình độ, nhưng việc tuyển dụng và đề bạt họ tại những cơ quan, doanh nghiệp mà bố mẹ họ làm lãnh đạo khiến dư luận có quyền nghi vấn về sự khách quan và minh bạch trong quá trình tuyển dụng và đề bạt họ.
Đã đến lúc cần có những quy định khắt khe hơn trong việc tuyển dụng và đề bạt để tạo sự công bằng cho tất cả mọi người và để những người có tài nhưng lại không có mối quan hệ không bị mất cơ hội thăng tiến một cách oan uổng.
20 comments:
Tòan những ví dụ biết rồi. Đã thành án rồi. Còn ví dụ nào sống động hơn không ta? Nói toạc móng heo bây chừ khó?
có lẽ vô đối hơn cả là gia đình trị nhà anh Kim bên Bắc triều tiên
Cái này phải nói thật công bằng là nó xuất phát từ ý thức, từ văn hóa của một số bác cán bộ cấp cao nhà mình.
Một số bác (một số thôi nhé) vẫn có tư duy tiểu nông, có nghĩa là kể cả một nhành lúa nhà mình có đung đưa theo gió sang ruộng nhà bên cạnh thì cũng phải vơ về. Thế cho nên có bác cố chiếm lấy cái nhà mặt phố vẻn vẹn mấy chục mét vuông. Có bác dùng đủ mọi thủ thuật hoán đổi để được mua cái biệt thự... Đúng là chúng có giá trị lớn thật, nhưng ở tầm các bác ấy, đâu có thiếu thốn đến mức phải hạ cố làm như vậy.
Thế cho nên cứ có vị trí tốt tốt một tí là một số bác lại đưa con cháu vào. Có tài giỏi thật thì con cháu làm việc cũng khó, vì suốt ngay va vấp với các bậc cha chú. Còn không tài giỏi thật thì cả đời dựa hơi cha.
Cũng có phần nào nản thật!
Ở bên nhà có một suy nghĩ thế này mà làm cho thế hệ con cái sau ù lì : cha mẹ làm ở nghành nào thì con được lo cho vào làm ngay ngành đó, thế là cứ hưởng hơi hướm của cha mẹ mà ấm, chẳng cực khổ tự mình tìm lấy chổ đứng cho mình. Lí do này mà ở xứ mình cha mẹ đình đám thì con được nhờ và cứ thế lờ mờ hết cả đời.
Bên em thì luật lệ cấm tuyển anh em, vợ chồng, cha mẹ, họ hàng gần vào làm dưới quyền của mình, vì họ sợ bè cánh thiên vị ko làm việc nghiêm túc.
Nhưng thật sự mà nói, nếu làm chung gia đình sẽ rất khó làm việc. Hoặc là phải vị nể người nhà khi có quyết định sa thải hay gì gì đó, hoặc là lại bị cái bóng của gia đình che mất ko làm ăn ra củ khoai củ từ gì cả.
Sự dựa hơi này làm cho con cái ko có í chí vươn lên, lúc nào cũng mang cái bóng của cha mẹ ra ngồi hưởng phước, nếu xã hội cứ tiếp tục tình trạng "con cái dựa hơi cha mẹ thì...xã hội đó khó phát triển lém.
Haiza! Hiện tượng này không thể đơn giản là xấu được. Nếu là xấu, chẳng lẽ con cái của các sếp không được nối nghề cha? Dân ta có câu cha truyền con nối, như em theo nghề của bố, làm trong cơ quan có bố là sếp, có bị gọi là con ông cháu cha không anh?
Bản thân em từ bé đã thích nghề truyền hình nhưng vừa vào cơ quan của bố thực tập thì đồng thời là lúc ông cầm sổ hưu. Vì thế, chẳng hề được một tí ưu đãi nào, thậm chí có một số người xấu tính khi thấy em được giao nhiều việc thì nói xấu và gây khó dễ. Mà việc thì toàn việc khó, chẳng ai chịu làm mới đến tay em đấy chứ. Hic... trừ những người cũ, những người mới vào sau em không ai bit em là con sếp. Nhiều người còn ố á ngạc nhiên vì thấy em trông không giống con một sếp lớn. Hic...
Hồi ấy em cũng hơi trách bố khi thấy em bị đì mà không hề can thiệp, mặc dù ông chỉ cần nhấc điện thoại, đe cho những người ấy 1 câu.
Bi giờ em mới thấy tác dụng của việc tự mình vươn lên, không dựa vào hơi ai, không nhờ cậy bất cứ một ưu đãi nào và thấy hành động không nhúng tay bênh con của bố ngày xưa có ý tác dụng thật lớn :-)
Cơ bản, cá nhân những người sếp ý thức về trách nhiệm đối với công việc chung và không can thiệp sâu vào công việc của con mình, để cho nó tự lập, thậm chí là để cho con phải vất vả gấp đôi người khác vì áp lực là con sếp thì phải làm tốt hơn.
Chà, VN ta chớ có noi gương HQ nha. Từ chức như thế lấy đâu ra cán bộ (thiếu) năng lực mà làm việc. Rồi xấu hổ từ chức đồng loạt thì guồng máy đang chạy lấy ai lãnh đạo đây :))
"Đã đến lúc cần có những quy định khắt khe hơn trong việc tuyển dụng và đề bạt để tạo sự công bằng cho tất cả mọi người và để những người có tài nhưng lại không có mối quan hệ không bị mất cơ hội thăng tiến một cách oan uổng. "
Em đoán khoảng 100 năm nữa.
NLVD: mình đoán chắc chắn 1000 năm nữa, nhân dịp Thăng Long-HN tròn 2000 tuổi. Thật mà.
Lana nghĩ rằng chuyện CCCC chỉ là phần ngọn (hệ lụy). Có 2 cái gốc lớn 1) là thiếu dân chủ dẫn đến dân sợ quyền uy và 2) là cách quản lý dẫn đến việc bổ nhiệm dựa trên yếu tố quan hệ nhiều hơn là năng lực.
Về 1) - dân Hàn dám phản đối thế nên ông ngoại trưởng Hàn mới phải từ chức vì sức ép, chứ ở VN mình ai cũng biết rõ mười mươi con trai ông Tổng BT năng lực ra sao được giữ một loạt những chức gì nhưng chính thức thì chẳng ai nói 1 câu (chú thích: tớ cũng dân VN sệt sề lệt, ra ngoài phố tớ sẽ im như thóc cho lành, hị hị).
2) Bổ nhiệm con thì lộ, thế còn chuyện thân quen năng lực yếu vẫn đánh bật các ứng cử viên giỏi thì sao? Nếu chỉ khắt khe chuyện bổ nhiệm con cháu mà không thay đổi những cái gốc thì sẽ thế này: Ông đỡ con tôi bên mảng ông, tôi đỡ con ông bên mảng tôi. Huề :(
Ở các nước khác, ví như Lana biết ở Úc, chuyện quan hệ (network) cũng khá quan trọng nhưng mang nghĩa đảm bảo và giới thiệu (reference) nhiều hơn. Khi tuyển người chủ yếu vẫn dựa trên năng lực. Cơ chế quản lý cũng sẽ khiến người yếu kém bị bật ra cho nên có nhồi nhét cũng chẳng để làm gì. Ở VN thì... mọi người biết rồi đấy.
Một khi giải quyết được 2 cái gốc đó thì chuyện cho con theo ngành là nên khuyến khích - bản chất việc đó không có gì đáng phê phán. Đồng ý với Titi, Lana cho là con cái theo nghề cha mẹ dường như dễ có sự gắn bó với nghề hơn. Với doanh nghiệp cũng vậy.
Cám ơn chị Lana đã nhìn nhận vấn đề đa chiều. Em nghĩ, hiện tượng này chỉ xấu khi chính người đứng đầu không gương mẫu, con cháu họ và xã hội sẽ bị ảnh hưởng theo. Bản thân em thấy mình may mắn khi là con sếp, không phải vì đặc ân mà vì được bố chỉ bảo thêm rất nhiều. Em vào nghề vững vàng vì vừa được bố truyền kinh nghiệm, vừa bị ông cụ soi và bắt lỗi liên tục trong suốt quá trình làm việc.
Người đứng đầu không công tâm thì không có con cháu vào làm, người đứng đầu ấy vẫn có thể gây thiệt hại lớn cho công việc. Hic...
Còn vụ này đang nóng, mời các bác xem ở http://bdathh2.vnweblogs.com
Vấn đề gia đình trị ở Công ty Bảo đảm an toàn hàng hải miền Nam đang nóng tại blog http://bdathh2.vnweblogs.com , mời các bác góp ý
@MC3: He he, 1000 năm nữa có nghĩa là không bao giờ ạ? Em thì em vẫn tin, vì 100 năm là đứt 5 thế hệ roài, chắc cũng tàm tạm roài.
NLVD: mình đâu nói never. Chúng ta phải có niềm tin sắc son vào tương lai sáng lạn của đất nước chứ, phải ko bạn? Moving forward!
p/s: câu này nghe quen quen :))
Nhân dịp TL-HN 1000 năm tuổi UNESCO mới phong tặng danh hiệu NGÂY THƠ NHẤT THẾ GIỚI dành cho người VN.
Oh, VNNet vừa đăng 1 bài sau bài này, lấy ý tưởng của bài này mà chẳng hề abc gì cả, hư quá: http://tuanvietnam.net/2010-09-04-chuyen-con-ong-chau-cha-tu-xu-nguoi-den-xu-minh
Còn cả ý tưởng từ các comment nữa ạ.
Chắc cái bạn Hà Nguyễn là con ông nào đấy làm to bên VNN :D:P
Tính ra thì ở nhà Meoac ko có dựa hơi cha... mặc dù cũng lon ton khởi đầu mọi thứ từ việc viết báo :">
hehehe..Cái này hay quá anh. :D
>>> chị Ti : Chị ơi, em nghĩ có lẽ anh Cường không có ý bài bác hay chê bai gì việc những người có bố làm sếp, rồi con nối nghiệp bố đâu. Vấn đề anh ấy nêu ra ở đây rõ ràng là có những trường hợp các ông bố biết rõ con mình không có năng lực, nhưng vẫn đưa vào đứng đầu bộ phận/ban nghành quan trọng nào đó. Điều ấy ảnh hưởng không nhỏ đến lợi ích của cộng đồng. Mục tiêu là vì trục lợi cá nhân. Chứ nếu anh ấy cho rằng tất cả các trường hợp có bố làm sếp là xấu, nối nghiệp bố là xấu thì anh ấy đã nêu hẳn ra tất tần tật các trường hợp khác rồi. :D
Em cũng đồng ý với chị, khi con thích được nối nghiệp bố (dù ở lĩnh vực nào) thì còn gì bằng! Thêm vào năng lực bản thân thì chắc chắn đứa con ấy sẽ thành công mĩ mãn.
Vân Lam nói đúng rồi, anh Cường ko có cho rằng con nối nghiệp cha mẹ và làm chung dưới quyền là xấu, mà anh Cường đang nói đến tình trạng chung của xã hội VN hiện nay thôi. Thật sự, nếu cứ giử truyền thống gia đình trị, gia đình làm chung, thì tội cho những người thân thế ko phải COCC mà có thực tài thật sự. Chưa nói đến tình trạng trù dập vì dựa hơi cha mẹ vẫn còn xãy ra như cơm bữa ở VN.
Một công ti hay đoàn thể mà vẫn duy trì cách tuyển chọn con cháu vào, thì chắc chắn công ti đó sẽ tiến theo nhịp độ con rùa, vì vướng mắc những dây mơ rể má. Có muốn thanh lọc thì lại bị người nhà chửi là ăn cháo đá bát ko biết bênh vực gia đình.
Hay nhất là nên áp dụng chế độ tuyển chọn nhân viên như bên nước ngoài, để có được sự cạnh tranh công bằng cho tất cả.
Bên Lu, khi sinh viên tốt nghiệp ra trường thì chỉ có lời giới thiệu quá trình học tập thôi, như Lana đã nói bên Úc. Đơn nộp vào sẽ qua phỏng vấn của 5 đến 6 managers, xác xuất cạnh tranh là cả 100 cái đơn xin việc cũng nặng kg ngang ngữa. Đấy là chưa nói đến được nhận vào làm thì phải chứng tỏ khả năng trong 1 năm thử thách . Nếu làm ko xong thì bị cho out ngay. Ko họ hàng nào đở được cho mình cả.
Bài viết của anh Cường chỉ nói lên một vấn nạn lớn, hay còn gọi là quốc nạn, của xã hội VN hiện nay cần thay đổi thôi, ko ám chỉ cá nhân của riêng ai đâu mà.
Đăng nhận xét