Bài 2: Quân bài nhân công rẻ mạt
Nguyễn Tiến Dũng (ĐH Toulouse – Pháp)
Không ai có thể cạnh tranh nổi với TQ về chi phí lao động, kể cả các nước đang phát triển khác, vì TQ hiện có hàng trăm triệu lao động dôi dư ở nông thôn, sẵn sàng chấp nhận các công việc nặng nhọc với mức lương thấp.
Các vùng nông thôn Trung Quốc (TQ) cung cấp một lực lượng nhân công rẻ mạt khổng lồ: ước tính có khoảng 250 triệu người nông dân TQ không có việc ở nông thôn, trong đó có 140 triệu đi làm “culi” ở các nơi, còn 110 triệu “lực lượng dự trữ” có thể huy động được (*). Ở vùng quê của họ rất nghèo, nên các nhân công này sẵn sàng chấp nhận các công việc nặng nhọc với mức lương thấp (hiện lương trung bình quãng 200 USD/ tháng, chưa bằng 1/10 so với ở nhiều nước phương Tây).
Tất nhiên, hàng trăm triệu nhân công nghèo khó của TQ muốn được hưởng lương cao hơn, chế độ bảo hiểm xã hội và điều kiện lao động tốt hơn. Nhưng ở nông thôn không có việc làm, còn đói khổ hơn là đi làm “culi” ở thành phố, nên họ lép vế và đành chấp nhận mức lương rẻ mạt, điều kiện làm việc căng thẳng, và chế độ bảo hiểm hầu như không có gì, trong nền “kinh tế thị trường” ở TQ.
Các doanh nghiệp không vội vàng gì tăng lương cho nhân công vì muốn giữ thế cạnh tranh và lợi nhuận, và nhà nước TQ cũng không vội vàng gì trong việc can thiệp đòi tăng quyền lợi của nhân công, vì nhân công rẻ mạt là lợi thế của TQ. Lương của nhân công TQ có tăng trong những năm qua, nhưng tăng chậm hơn so với tăng trưởng kinh tế, và vẫn sẽ còn thấp hơn hàng chục lần so với các nước phương Tây trong những năm tới.
Theo một con số chính thức của chính phủ TQ, thì lương tháng trung bình của công nhân ở TQ trong giai đoạn 2002-2007 tăng lên từ 700 nhân dân tệ thành 1.400 nhân dân tệ (khoảng 200 USD theo tỷ giá hiện tại) tuy nhiên theo một số quan sát viên thì con số tăng trưởng hai lần này có phần phóng đại.
Không ai có thể cạnh tranh nổi với TQ về chi phí lao động, kể cả các nước đang phát triển khác. Bởi vậy hàng loạt các hãng nước ngoài, từ nhỏ đến lớn, đã di chuyển khâu sản xuất sang TQ, và TQ nghiễm nhiên trở thành “xưởng sản xuất của thế giới”: nguyên nhiên vật liệu được nhập từ các nơi về TQ, chế biến ra hàng hóa tại TQ, rồi lại được xuất lại sang các nước khác.
Đài Loan, trung tâm sản suất đồ điện tử bán dẫn cho toàn thế giới trong những thập kỷ cuối của thế kỷ 20, cũng đã chuyển đến 80% khâu sản xuất sang Trung Quốc. Các nước giàu dịch chuyển phần sản xuất sang nhiều nước nghèo, trong đó có cả Việt Nam, chứ không chỉ riêng TQ. Và các doanh nghiệp lớn nước ngoài cũng không muốn bị phụ thuộc vào một nguồn sản xuất duy nhất là TQ, mà muốn chia bớt sản xuất ra các nước khác để giảm rủi ro.
Tuy nhiên, TQ chiếm vị thế áp đảo hơn hẳn các nước khác trong sản xuất hàng tiêu dùng. Ngay tại Việt Nam cũng tràn ngập hàng hóa sản xuất tại TQ, lấn chiếm hàng nội địa, gây khó khăn cho sản xuất nội địa. Các nước đang phát triển khác cũng rơi vào tình trạng tương tự như VN, với hàng giá rẻ của TQ tràn ngập thị trường. Và các nhà máy phải đóng cửa vì không cạnh tranh nổi về giá với TQ.
Nhân công rẻ mạt ở TQ có lợi và có hại cho ai?
- Nước TQ được lợi, vì nhờ đó mà trở thành “xưởng sản xuất của thế giới”, nắm bắt được công cụ sản xuất và công nghệ, tạo việc làm cho dân chúng và phát triển kinh tế. Các thế lực lãnh đạo chính trị (cộng sản) và doanh nghiệp (tư bản) TQ nhờ đó lợi theo.
- Tầng lớp dân nghèo ở TQ thì được lợi về tuyệt đối (có việc làm, và thu nhập cũng có tăng dần lên), nhưng thiệt thòi về tương đối ở TQ, vì thu nhập của họ tăng chậm hơn so với tăng trưởng trung bình ở TQ, và khoảng cách chênh lệnh về kinh tế giữa tầng lớp dân nghèo và tầng lớp cộng sản--tư bản ngày càng cao.
- Các chủ tư bản của các doanh nghiệp nước ngoài được lợi, vì bóc lột được dân công TQ với giá rẻ, giảm chi phí, tăng lợi nhuận.
- Công nhân lao động ở các nước khác thì bị thiệt hại vì mất việc làm, hàng loạt nhà máy đóng của. Chỉ riêng ở Pháp, theo thống kê đã có khoảng 700 nghìn người mất việc làm vì TQ.
Nếu tính toàn thế giới thì con số này sẽ lên đến hàng chục triệu hay thậm chí hàng trăm triệu. Ở những nước đã trở nên “hoàn toàn phụ thuộc” vào TQ như Kazakhstan, có đến trên 80% hàng tiêu dùng là nhập từ TQ, còn các nhà máy thì đóng cửa.
- Đối với các nước ngoài, thì việc di chuyển quá nhiều khâu sản xuất sang TQ có hại nhiều hơn là có lợi, và có thể lợi trước mắt nhưng hại về lâu dài. Tuy là di chuyển sản suất kéo theo giá thành giảm đi, người tiêu dùng được lợi (và TQ khoe là làm tiết kiệm được cho người tiêu dùng ở Mỹ đến 600 tỷ USD trong giai đoạn 1996-2003), nhưng những người thất nghiệp thì không làm ra của cải cho xã hội và xã hội (tức là cũng chính những người tiêu dùng) phải nuôi. Khi di chuyển quá nhiều sản xuất chế biến ra nước ngoài, thì cái phần của cải bị hụt đi, không làm ra đó, còn nhiều hơn là phần tiết kiệm được, nên tổng cộng lại là có hại. Đứng về mặt quốc gia, di chuyển sản suất ra nước ngoài có lợi nếu như ở trong nước tạo ra được nhiều việc làm cao cấp hơn thay thế cho công việc sản xuất, và nhân dân trình độ tăng lên kịp để làm được các công việc mới đó.
Nhưng trên thực tế, ngay tại các nước đã phát triển, một lượng lớn người không đủ trình độ để làm các công việc cao cấp hơn là làm công nhân, và cũng không có đủ việc cao cấp hơn để làm. Tại sao việc di chuyển phần lớn sản suất sang TQ gây thiệt hại cho nhiều nước về phương diện quốc gia (gây thất nghiệp và hủy hoại nền công nghiệp) nhưng người ta vẫn “nhắm mắt” làm? Đó là vì tư bản luôn chạy theo lợi nhuận trước mắt, và ích kỷ chỉ cần biết lợi cho mình không cần biết hại đến xung quanh ra sao (dù rằng khi môi trường xung quanh mình bị hại, thì cuối cùng mình sẽ bị hại theo).
TQ đã dùng miếng mồi “lợi trước mắt” để câu cả thế giới. Chính sách kinh tế xã hội của các nước thì có lỗ hổng, gây mâu thuẫn quyền lợi giữa đất nước và doanh nghiệp (di chuyển toàn bộ sản xuất ra nước ngoài thì có hại cho đất nước nhưng có lợi cho doanh nghiệp) nên đã không ngăn chặn được xu thế này.
---
(*) Theo sách “The Vampire du Milieu” của Cahen & Richard, Chương 1.
Nguồn:
KẺ KHỔNG LỒ BÊN CẠNH TA (2) - TẠP CHÍ TIA SÁNG
Entries liên quan:
KẺ KHỔNG LỒ BÊN CẠNH TA (1)
GIAN LẬN HỌC THUẬT Ở TRUNG QUỐC
TRUNG QUỐC XÂY NHÀ MÁY ĐIỆN HẠT NHÂN SÁT BIÊN GIỚI VIỆT NAM
BẠC HY LAI - ÔNG LÀ AI?
TRUNG QUỐC BỊ CHIA NHỎ VÀO 2050?
5 comments:
Huh, nhân công VN còn rẻ mạt hơn Tàu nhiều.
Tại sao thu nhập bình quân đầu người lại không được tính là một chỉ số khi xếp hạng nền kinh tế số 1, số 2, số 3... thế giới nhỉ?
Ra ngoài đương đương 'nhà ấy to rộng giàu có lắm' mà con cái số giàu có vì lừa đảo chụp giựt số khác nheo nhóc lạc hậu thì cũng chẳng đẹp đẽ gì.
(tiếp xúc với dân tỉnh lẻ và dân quê TQ chẳng khác gì những người quanh năm ở vùng sâu vùng xa của mình, thấy thương).
(sorry vì Lana comment lạc đề chút xíu).
TQ chỉ có dân nghèo nhưng không phải là một nước nghèo. Ngàn đời nay, TQ chưa bao giờ nghèo dù dân nghèo lên đến cả trăm triệu. Điều đó cho thấy rằng, tầng lớp chóp bu , giàu có thực sự của TQ sẽ không rời bỏ thói quen bóc lột ngàn năm nay. Hic hic...
Nhưng các nước văn minh mà cứ đẩy công nghệ nguy hiểm sang các nước khác như vậy, há chẳng phải cũng là một hình thức bóc lột trá hình đó sao?
Suy ra, con người vẫn đang bóc lột con người, theo các mức độ khác nhau mà thôi :-(
Nếu nói TQ tăng trưởng theo cách một chân lành và chân kia tàn tật chống nạng thì em nghĩ chính xác hơn. Hay giống như một người mặc áo veston đẹp bên ngoài mà bên trong là một cái áo sơ mi đã bạc màu sờn rách lổ chổ.
Thu nhập thực sự của dân còn quá thấp, và thu nhập đó đang lệ thuộc vào một nước khác. Đúng là nhờ đè giá dân mình làm rẻ như bèo nên TQ câu được nhiều công ti nước ngoài thuê làm khâu sãn xuất công đọan thấp. Dạng thầu hàng như TQ hiện nay gọi là làm "gia công" cho hãng mẹ, là một công ti lớn ở nước ngoài. Em thí dụ ở những công ti em biết thôi nhé, cái công đọan kỹ thuật mà họ đang làm thì thú thật là ko cần gì trình độ cả, lắp ráp thì như người máy thôi, một nông dân chỉ cần training vài hôm là biết ốc vặn ốc, xiết bù lon, cắm con part lên board.
Công đọan sãn xuất thấp có sự độc hại mà chủ bao nhiêu lần nhắc nhở nhân công phải mang khẩu trang, phải tự bảo vệ mình nhưng ít ai chịu tuân theo. Sau mười năm hoàng kim thì bắt đầu xuất hiện trình trạng các hãng điện công đọan thấp ở Mỹ có nhân công bị chì trong máu, một thời gian ngắn thì chết vì ung thư. Có hai nhân viên công ti em, một Mexico và một TQ, đã chết vì trong máu có chì. Mới đây nhất là việc những nhân viên làm thời chưa di chuyển công đọan này sang TQ, đã đi thưa đòi bồi thường vì chất độc hại, và hãng của em đã tốn hàng triệi bạc đồng í đền.
Lí do di chuyển sang TQ ko vì labor rẻ, mà còn do môi trường độc hại từ khu thũng lũng điện tử đã bị báo động. Một công đôi việc, các chủ hãng vừa né tiền labor, vừa né luôn tình trạng gây ô nhiễm bị phạt, luật bảo vệ môi trường của Mỹ cũng rất nghiêm nhặt. Ko riêng gì TQ, có nhiều nước labor rẻ trên thế giới sẽ là điểm tìm đến kế tiếp của các chủ hãng cá mập.
Bây giờ thì TQ cũng có chút cơm cháo cho dân đở cực khổ, như khu thung lũng ngày trước dân Việt di cư sang đã nhờ vào những công đọan thấp này mà có cuộc sống ổn định mười mấy năm. Rồi có lúc sau hợp đồng 5 hay 10 năm, các chủ hãng lại move công đọan thấp đó sang một nước khác nữa. Thông thường họ ko ở quá một nơi nào 10 năm để đở đóng thuế.
Nếu nói các công ti di chuyễn kỹ thuật sang TQ là mất đi nền kỹ nghệ của mình thì nên xem lại nhận xét này. "Gia công" là gì? là chỉ làm từng phần, từng khâu riêng rẻ trong một cái máy hoàn thiện. Kỹ thuật cao vẫn được giử kín ở Mỹ ko đưa ra ngoài, thậm chí em làm cho EMC sửa máy móc, nhưng bên em cũng chỉ biết được phần nào về bên ngoài thôi. Cái ruột của nó đã có nhóm khác bên Đức viết chương trình, và phần vận hành lại một nhóm của nước khác nữa phụ trách. Một vòng hoàn tất thì TQ chỉ lắp ráp cái vỏ sắt thôi, nếu nói rằng lấy đi kỹ thuật cao thì sai hoàn toàn.
Những người dân TQ đa số làm lương bèo là dân ít học, vì ít học mới chấp nhận làm lương bốc lột thế. Liệu một nhóm người ko trình độ có làm nên cơm cháo gì với cái công đọan dựng 4 cái cột nhà thôi ko? Các ông chủ tư bản và chế độ tư bản ko đơn giản như những gì mình thấy bề ngoài đâu.
Tình trạng thất nghiệp của Mỹ cũng một phần do ảnh hưởng của khủng hoảng nhà đất. Thiên hạ ham lời gian lận bâu vào tiền lời thả nổi mà chết, từ đó kéo theo nhiều người cùng chết. Thung lũng điện tử cắt việc cũng vì họ chỉ muốn thuê nhân viên có trình độ làm khâu kỹ thuật cao.
Nhưng em thấy đa số các công ti chỉ sa thải những người đã già lớn rồi, những nhân viên ko được việc, chứ họ vẫn thuê vào những giới trẻ có trình độ thay thế những người đã cho đi. Những người bị mất việc ở công ti em thì tuổi đã gần 60 hơn rồi chứ, họ có thể hưởng được tiền package quyền lợi, vừa đủ tuổi ăn tiền hưu mà tự họ ko thích nghỉ ở nhà thôi. Nhưng khổ nổi giử họ lại thì họ cũng ko còn làm được gì cả, trí nhớ ko nhạy bén như giới trẻ, sức khỏe cũng ko còn. Luật đào thải ở xã hội nào cũng có cả, chủ mở hảng thì phải có ăn nên làm ra, ko thể bắt họ cứ ôm mãi những người nhân công đã quá tuổi lao động được.
Nếu đi Trung Quốc vài lần. Làm việc với vài chỗ. Đi thăm vài nơi. Chuyện với vài nguwofi. Nói thật là không thể không quý mến và cảm phục họ.
Đăng nhận xét