Đỗ Doãn Hoàng
Thành nhà Mạc (thành Tuyên Quang) tính đến nay đã trải qua 418 năm tồn tại, dẫu hoang phế song nó vẫn xứng đáng là một pho sử kỳ vĩ, một di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia. Thế rồi, thành Tuyên Quang được người ta lập dự án ngót chục tỉ đồng để “trùng tu tôn tạo”.
Đổi hơn 400 năm cổ lấy cái “lò gạch”
Gạch rêu ố, chỗ đỏ au, tường thành nứt toác, cây dại phong kín, những chùm thân rễ si cổ thụ uốn lượn như mãng xà. Người Tuyên Quang có phong trào chụp ảnh cưới bên trăm năm cổ thành, nhiều hoạ sĩ, nghệ sĩ đã đoạt nhiều giải thưởng qua các tác phẩm “sáng tác” bên vẻ đẹp bể dâu hiếm có đó. Nay, bỗng dưng, hai cái cổng cũ của thành Tuyên Quang bị “gọt bỏ rêu phong”, đắp điếm gạch mới và bêtông sắt thép vào, đỏ son, mới tinh. Nhiều người yêu lịch sử, văn hoá, kiến trúc bày tỏ quan điểm rõ ràng: Việc “khoác tấm áo mới” cho cổ thành hôm nay đã khiến toà thành từng là “pháo đài thép” bên bờ sông Lô kia đã... “thất thủ” vĩnh viễn. Nó thất thủ sau ngót nửa thiên niên kỷ trụ vững trước bao nhiêu là binh lửa, giặc giã, mưa dập gió vùi.
Hiện nay, trên các trang mạng, đặc biệt là trong các câu chuyện của bà con Tuyên Quang, kể cả câu chuyện của cán bộ văn hoá tỉnh khi trả lời phỏng vấn PV Lao Động, ba chữ “cái lò gạch” được nhắc đi nhắc lại nhiều lần. Trùng tu, không lẽ là việc “làm mới di tích” thế ư? Sao lại đánh đổi bức cổ thành mỹ miều và hoang phế tuyệt diệu mà phải mất hơn 400 năm chúng ta mới có được kia lấy một cái “lò gạch một ngày tuổi”?
Anh Quang Minh - một nghệ sĩ chơi ảnh nổi tiếng ở thành phố Tuyên Quang, người đã 51 năm sống ở phường Tân Quang, nơi toà thành toạ lạc, người đã 20 năm cầm máy chụp ảnh cho các cặp uyên ương trong ngày cưới với phông nền là cổng cổ, tường thành cũ nhà Mạc... Gặp tôi, anh Minh chán ngán: Họ trùng tu kiểu gì, làm thành thấp lùn đi, xấu xí đi. Bà con bảo nó như cái lò gạch. Nhà văn Phù Ninh - nguyên Giám đốc Sở Văn hoá - Thông tin, nguyên Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật Tuyên Quang - thở dài: Trùng tu gì thì trùng tu, phải tôn trọng nguyên trạng của di tích chứ. Rồi ông già kiệm lời mang cho tôi xem một bức ảnh cổ thành ở phương Tây in trong cuốn lịch treo tường nhà ông: Đấy, ở nước ngoài, các bức tường thành cổ, họ để nguyên cây dại, gạch đá cũ, họ bảo vệ cho nó không sập giúp người sau thấy được bước đi, vẻ đẹp và sự khắc nghiệt của thời gian, của lịch sử in dấu trên di tích đó.
Hiện nay, trên các trang mạng, đặc biệt là trong các câu chuyện của bà con Tuyên Quang, kể cả câu chuyện của cán bộ văn hoá tỉnh khi trả lời phỏng vấn PV Lao Động, ba chữ “cái lò gạch” được nhắc đi nhắc lại nhiều lần. Trùng tu, không lẽ là việc “làm mới di tích” thế ư? Sao lại đánh đổi bức cổ thành mỹ miều và hoang phế tuyệt diệu mà phải mất hơn 400 năm chúng ta mới có được kia lấy một cái “lò gạch một ngày tuổi”?
Anh Quang Minh - một nghệ sĩ chơi ảnh nổi tiếng ở thành phố Tuyên Quang, người đã 51 năm sống ở phường Tân Quang, nơi toà thành toạ lạc, người đã 20 năm cầm máy chụp ảnh cho các cặp uyên ương trong ngày cưới với phông nền là cổng cổ, tường thành cũ nhà Mạc... Gặp tôi, anh Minh chán ngán: Họ trùng tu kiểu gì, làm thành thấp lùn đi, xấu xí đi. Bà con bảo nó như cái lò gạch. Nhà văn Phù Ninh - nguyên Giám đốc Sở Văn hoá - Thông tin, nguyên Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật Tuyên Quang - thở dài: Trùng tu gì thì trùng tu, phải tôn trọng nguyên trạng của di tích chứ. Rồi ông già kiệm lời mang cho tôi xem một bức ảnh cổ thành ở phương Tây in trong cuốn lịch treo tường nhà ông: Đấy, ở nước ngoài, các bức tường thành cổ, họ để nguyên cây dại, gạch đá cũ, họ bảo vệ cho nó không sập giúp người sau thấy được bước đi, vẻ đẹp và sự khắc nghiệt của thời gian, của lịch sử in dấu trên di tích đó.
Người viết bài này có ít nhiều gắn bó với đất Tuyên Quang, lần nào chạm vào thị xã (mới “lên” thành phố được ít ngày), cũng sững người khi thấy các toà cổng, các tường thành rêu phong cổ kính của di tích quốc gia thành nhà Mạc. Giữa tấp nập “phồn hoa đô hội” thời mới, giữa một “đảo” (ngã tư) đường trung tâm có một phom cổng cổ (cổng Tây thành Tuyên Quang). Nó khiến ta nghĩ về một cõi u hoài, một sự cảm khái nao lòng, về số phận và lịch sử của miền địa linh nhân kiệt nằm gọn trong vòng tay ôm, tròn trịa, thân ái, tốt tươi của sông Lô đó. Ở Việt Nam còn quá ít các toà thành, các cổng thành cổ kiểu này. Thành Bắc Ninh thì không cho du khách vào thăm ngắm. Thành Sơn Tây còn lại 3 cổng thì bỗng dưng người ta “trùng tu” phá tan toà cổng đẹp nhất, nếu báo chí không lên tiếng thì hai cổng còn lại cũng sẽ bị “làm mới” theo đúng kế hoạch kiểu “đạn đã lên nòng”.
Đã có lần tôi dừng xe, đưa chính em gái mình đứng trong toà khum khum, nứt toác, xanh rì và cuồn cuộn cây dại của cổng Tây thành Tuyên Quang mà chụp ảnh, rồi lo lắng: Hy vọng họ sẽ không trùng tu cẩu thả, để làm mới di tích văn hoá, “bảo tàng” tự nhiên này (như thường thấy). Thật không ngờ, như các cụ nói, “phỉ phui cái mồm”, hôm nay trở lại, đã gặp hai cái lò gạch mới toe như lời bà con Tuyên Quang nói với tôi.
Tôi không bất ngờ, không khó hiểu, nhưng tôi thật sự bất bình.
“Quy trình” đánh tráo cây đèn Alađin
Làm việc với cán bộ hữu quan tỉnh Tuyên Quang về dư luận ầm ĩ xung quanh vụ cái lò gạch mới được đầu tư to tiền nhất tỉnh Tuyên Quang, chúng tôi mới giật mình: Dự án khoảng 9,8 tỉ đồng trùng tu thành nhà Mạc này đã được thực hiện rất “đúng quy trình”. Tiền từ “bộ” rót về đấy chứ. Tức là: Nhiều lần cử tri chất vấn ngành văn hoá tỉnh trong các kỳ họp Hội đồng Nhân dân (có văn bản kèm theo), rằng sao có tiền mà không trùng tu thành nhà Mạc, để nó nhếch nhác quá. Ngành văn hoá kết hợp với Cty tu bổ di tích ở trung ương lập kế hoạch, dự toán đủ thứ suốt gần hai chục năm. Rồi đưa lên Sở Kế hoạch - Đầu tư thẩm định. Rồi trình Uỷ ban Nhân dân tỉnh, trình Thường trực Tỉnh uỷ, xin thỏa thuận của Cục Di sản văn hoá, xin Bộ Văn hoá - Thông tin (nay là Bộ VHTTDL). Duyệt, cấp kinh phí, lập đủ ban bệ rồi mới “thi công”. Vẻ như, không có ai tùy tiện hay ngẫu hứng làm cho thành Tuyên “thất thủ” trước sự thiếu kiến thức hay quá khích “phá thành đào đất làm lò gạch” cả. Nhưng...
“Không hiểu sao bà con, cư dân trên mạng, kể cả những người trả lời phỏng vấn chúng tôi, những người thật sự yêu thành Tuyên Quang... đều thất vọng, bất bình, “nổi đoá” lên vì việc biến thành Tuyên thành cái... như là lò gạch nhỉ?” - tôi hỏi một cán bộ sở trực tiếp giữ toàn bộ hồ sơ, tham gia vụ “trùng tu tôn tạo” này từ đầu chí cuối, giữa lúc anh đang ôm tài liệu để trả lời nhà báo, thì anh nói: “Đúng là tôi có nghe, bà con bảo nó giống như cái lò gạch mới quá”. Nói rồi, anh cán bộ im lặng.
Chúng tôi ra giữa “đảo giao thông”, nơi toà cổng phía Tây tuyệt đẹp của thành Tuyên Quang đã biến mất hoàn toàn vẻ quyến rũ cách đây ít ngày. Một cổng thành như vừa được dựng lên bằng bìa cáctông để... diễn kịch “vẽ nhọ bôi hề” hiện ra. Có lẽ, Tuyên Quang là tỉnh duy nhất ở Việt Nam có một toà cổng thành hơn 400 năm tuổi lại nằm giữa cái bùng binh của ngã tư đường trung tâm của thành phố tỉnh lỵ như vậy. “Di tích 1 ngày tuổi” nằm trọn vẹn, tơ hơ ở đó, gạch mới đỏ au, tinh tươm, mới mẻ từ chân lên đầu, từ trong ra ngoài, gạch đá trét ximăng trắng lốp tứ bề. Xung quanh “đảo” là chi chít cọc bằng inox sáng choang. Cọc to, giữa các cọc có xích sắt to bằng ngón chân cái, buông chùng để... bảo vệ. Phải trèo qua hàng rào inox vào trong cổng thành, thì may ra bạn mới nhìn thấy vài dấu vết của mấy viên gạch cũ.
Thành Tuyên hình vuông, mỗi bề dài 275m; tường cao 3m; dày 0,8m đã vật vã tồn tại 418 năm qua trước bao nhiêu dâu bể - thế rồi, giờ đây, nó phải “quy hàng” rồi bị dồn đến chỗ “thất thủ” trước dự án gần 10 tỉ đồng kia. Không lấy ý kiến nhân dân, không tham khảo ý kiến những người thật sự yêu mến, thích thú, am hiểu về di tích thành nhà Mạc trên xứ Tuyên và cả nước, thế nên, dự án đã có một “quy trình” thực thi mà tự những người trong cuộc cứ thế vừa “đá bóng” vừa “thổi còi”, rồi tự cho mình là đúng! Tôi có cảm giác, toà cổ thành 418 năm tuổi, đã hội tụ bao nhiêu thương yêu, cả máu và nước mắt của bao thế hệ người xứ Tuyên kia như chiếc đèn thần của Alađin, thế rồi, người ta bỏ gần chục tỉ đồng ra để “đánh tráo” nó đi, “đền” vào đó một cây đèn đồng nát.
Trước tập hồ sơ dày cồm cộp, dấu triện đỏ, bản vẽ mênh mông mà người ta đặt trước mặt mình để “giải trình” về việc thành Tuyên biến thành lò gạch một cách đúng quy trình ra sao, tôi chỉ biết ngậm ngùi. Ai duyệt, ai vẽ dự án, ai thi công, ai giám sát, ai nghiệm thu, ai xuất ra tiền tỉ (từ tiền thuế của dân) để đẩy thành cổ ra nông nỗi: Một “di tích” phủ bóng gạch mới và vôi vữa ximăng, kèm theo xích sắt và cọc sắt sáng quắc này? Bất kể là bộ hay là cục, là UBND tỉnh hay sở nọ sở kia, thì vẫn có một sự thật: Người ta đã gọt bỏ rêu phong, đã phá đi dấu tích 418 năm lịch sử tuyệt vời của thành Tuyên để thu về cái thứ “1 ngày tuổi”.
Lại còn thế này, có người thậm chí còn yêu cầu “dỡ gạch hai bên tường (của cổng thành) thấp xuống, mở rộng tầm nhìn cho xe cộ” (trích văn bản mà chúng tôi đang có trong tay), ôi chao, trùng tu như thế là... chọc tiết di tích đấy, các vị ơi. Nữa, các phom cổng, các bức tường thành lưu dấu mấy trăm năm dâu bể đẹp rực rỡ như thế, vì sao phải phun hoá chất “diệt trừ tận gốc cây dại” để làm mới di tích, trong khi các “toà thiên nhiên” cây bám, dây leo, cây cổ thụ đã là một phần giá trị không thể thiếu của di tích?
Sự kỳ khôi này, có lẽ, chỉ những người trong cuộc mới hiểu nổi.
“Giữ nguyên di tích gốc hiện có” theo kiểu... “làm mới”?
Từ ngày 1.3.1996, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tuyên Quang - ông Vũ Mạnh Thắng đã có thông báo về chủ trương đầu tư trùng tu di tích thành nhà Mạc. Có vẻ thận trọng lắm, bởi phải 11 năm sau, năm 2007, UBND tỉnh Tuyên Quang đã có tờ trình gửi thường trực Tỉnh uỷ, theo đó, “nguyên tắc trùng tu” là phải: “Phải tận dụng, sử dụng loại vật liệu xây dựng của di tích gốc đã có; nghiêm cấm không được làm thay đổi, biến dạng di tích gốc và phải đảm bảo giữ nguyên di tích gốc hiện có”.
Và, đến tháng 12.2007, Chủ tịch UBND tỉnh Tuyên Quang đã ký quyết định “phê duyệt chủ trương” với nguyên tắc trùng tu tương tự. Tuy nhiên, không biết họ làm kiểu gì, mà việc “giữ nguyên di tích gốc hiện có lại đồng nghĩa với việc biến các phom cổng thành cổ, hoang phế, đẹp như một kỳ quan kia thành cái... “lò gạch mới”.
Đã có lần tôi dừng xe, đưa chính em gái mình đứng trong toà khum khum, nứt toác, xanh rì và cuồn cuộn cây dại của cổng Tây thành Tuyên Quang mà chụp ảnh, rồi lo lắng: Hy vọng họ sẽ không trùng tu cẩu thả, để làm mới di tích văn hoá, “bảo tàng” tự nhiên này (như thường thấy). Thật không ngờ, như các cụ nói, “phỉ phui cái mồm”, hôm nay trở lại, đã gặp hai cái lò gạch mới toe như lời bà con Tuyên Quang nói với tôi.
Tôi không bất ngờ, không khó hiểu, nhưng tôi thật sự bất bình.
“Quy trình” đánh tráo cây đèn Alađin
Làm việc với cán bộ hữu quan tỉnh Tuyên Quang về dư luận ầm ĩ xung quanh vụ cái lò gạch mới được đầu tư to tiền nhất tỉnh Tuyên Quang, chúng tôi mới giật mình: Dự án khoảng 9,8 tỉ đồng trùng tu thành nhà Mạc này đã được thực hiện rất “đúng quy trình”. Tiền từ “bộ” rót về đấy chứ. Tức là: Nhiều lần cử tri chất vấn ngành văn hoá tỉnh trong các kỳ họp Hội đồng Nhân dân (có văn bản kèm theo), rằng sao có tiền mà không trùng tu thành nhà Mạc, để nó nhếch nhác quá. Ngành văn hoá kết hợp với Cty tu bổ di tích ở trung ương lập kế hoạch, dự toán đủ thứ suốt gần hai chục năm. Rồi đưa lên Sở Kế hoạch - Đầu tư thẩm định. Rồi trình Uỷ ban Nhân dân tỉnh, trình Thường trực Tỉnh uỷ, xin thỏa thuận của Cục Di sản văn hoá, xin Bộ Văn hoá - Thông tin (nay là Bộ VHTTDL). Duyệt, cấp kinh phí, lập đủ ban bệ rồi mới “thi công”. Vẻ như, không có ai tùy tiện hay ngẫu hứng làm cho thành Tuyên “thất thủ” trước sự thiếu kiến thức hay quá khích “phá thành đào đất làm lò gạch” cả. Nhưng...
“Không hiểu sao bà con, cư dân trên mạng, kể cả những người trả lời phỏng vấn chúng tôi, những người thật sự yêu thành Tuyên Quang... đều thất vọng, bất bình, “nổi đoá” lên vì việc biến thành Tuyên thành cái... như là lò gạch nhỉ?” - tôi hỏi một cán bộ sở trực tiếp giữ toàn bộ hồ sơ, tham gia vụ “trùng tu tôn tạo” này từ đầu chí cuối, giữa lúc anh đang ôm tài liệu để trả lời nhà báo, thì anh nói: “Đúng là tôi có nghe, bà con bảo nó giống như cái lò gạch mới quá”. Nói rồi, anh cán bộ im lặng.
Chúng tôi ra giữa “đảo giao thông”, nơi toà cổng phía Tây tuyệt đẹp của thành Tuyên Quang đã biến mất hoàn toàn vẻ quyến rũ cách đây ít ngày. Một cổng thành như vừa được dựng lên bằng bìa cáctông để... diễn kịch “vẽ nhọ bôi hề” hiện ra. Có lẽ, Tuyên Quang là tỉnh duy nhất ở Việt Nam có một toà cổng thành hơn 400 năm tuổi lại nằm giữa cái bùng binh của ngã tư đường trung tâm của thành phố tỉnh lỵ như vậy. “Di tích 1 ngày tuổi” nằm trọn vẹn, tơ hơ ở đó, gạch mới đỏ au, tinh tươm, mới mẻ từ chân lên đầu, từ trong ra ngoài, gạch đá trét ximăng trắng lốp tứ bề. Xung quanh “đảo” là chi chít cọc bằng inox sáng choang. Cọc to, giữa các cọc có xích sắt to bằng ngón chân cái, buông chùng để... bảo vệ. Phải trèo qua hàng rào inox vào trong cổng thành, thì may ra bạn mới nhìn thấy vài dấu vết của mấy viên gạch cũ.
Thành Tuyên hình vuông, mỗi bề dài 275m; tường cao 3m; dày 0,8m đã vật vã tồn tại 418 năm qua trước bao nhiêu dâu bể - thế rồi, giờ đây, nó phải “quy hàng” rồi bị dồn đến chỗ “thất thủ” trước dự án gần 10 tỉ đồng kia. Không lấy ý kiến nhân dân, không tham khảo ý kiến những người thật sự yêu mến, thích thú, am hiểu về di tích thành nhà Mạc trên xứ Tuyên và cả nước, thế nên, dự án đã có một “quy trình” thực thi mà tự những người trong cuộc cứ thế vừa “đá bóng” vừa “thổi còi”, rồi tự cho mình là đúng! Tôi có cảm giác, toà cổ thành 418 năm tuổi, đã hội tụ bao nhiêu thương yêu, cả máu và nước mắt của bao thế hệ người xứ Tuyên kia như chiếc đèn thần của Alađin, thế rồi, người ta bỏ gần chục tỉ đồng ra để “đánh tráo” nó đi, “đền” vào đó một cây đèn đồng nát.
Trước tập hồ sơ dày cồm cộp, dấu triện đỏ, bản vẽ mênh mông mà người ta đặt trước mặt mình để “giải trình” về việc thành Tuyên biến thành lò gạch một cách đúng quy trình ra sao, tôi chỉ biết ngậm ngùi. Ai duyệt, ai vẽ dự án, ai thi công, ai giám sát, ai nghiệm thu, ai xuất ra tiền tỉ (từ tiền thuế của dân) để đẩy thành cổ ra nông nỗi: Một “di tích” phủ bóng gạch mới và vôi vữa ximăng, kèm theo xích sắt và cọc sắt sáng quắc này? Bất kể là bộ hay là cục, là UBND tỉnh hay sở nọ sở kia, thì vẫn có một sự thật: Người ta đã gọt bỏ rêu phong, đã phá đi dấu tích 418 năm lịch sử tuyệt vời của thành Tuyên để thu về cái thứ “1 ngày tuổi”.
Lại còn thế này, có người thậm chí còn yêu cầu “dỡ gạch hai bên tường (của cổng thành) thấp xuống, mở rộng tầm nhìn cho xe cộ” (trích văn bản mà chúng tôi đang có trong tay), ôi chao, trùng tu như thế là... chọc tiết di tích đấy, các vị ơi. Nữa, các phom cổng, các bức tường thành lưu dấu mấy trăm năm dâu bể đẹp rực rỡ như thế, vì sao phải phun hoá chất “diệt trừ tận gốc cây dại” để làm mới di tích, trong khi các “toà thiên nhiên” cây bám, dây leo, cây cổ thụ đã là một phần giá trị không thể thiếu của di tích?
Sự kỳ khôi này, có lẽ, chỉ những người trong cuộc mới hiểu nổi.
sau khi bộ “rót” tiền tỉ vào đầu tư, nó đã mới toe như mới 1 ngày tuổi;
và... kém thẩm mỹ như thế này đây!
và... kém thẩm mỹ như thế này đây!
“Giữ nguyên di tích gốc hiện có” theo kiểu... “làm mới”?
Từ ngày 1.3.1996, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tuyên Quang - ông Vũ Mạnh Thắng đã có thông báo về chủ trương đầu tư trùng tu di tích thành nhà Mạc. Có vẻ thận trọng lắm, bởi phải 11 năm sau, năm 2007, UBND tỉnh Tuyên Quang đã có tờ trình gửi thường trực Tỉnh uỷ, theo đó, “nguyên tắc trùng tu” là phải: “Phải tận dụng, sử dụng loại vật liệu xây dựng của di tích gốc đã có; nghiêm cấm không được làm thay đổi, biến dạng di tích gốc và phải đảm bảo giữ nguyên di tích gốc hiện có”.
Và, đến tháng 12.2007, Chủ tịch UBND tỉnh Tuyên Quang đã ký quyết định “phê duyệt chủ trương” với nguyên tắc trùng tu tương tự. Tuy nhiên, không biết họ làm kiểu gì, mà việc “giữ nguyên di tích gốc hiện có lại đồng nghĩa với việc biến các phom cổng thành cổ, hoang phế, đẹp như một kỳ quan kia thành cái... “lò gạch mới”.
Nguồn:
Biến di tích 400 tuổi thành... 1 ngày tuổi! - LAO ĐỘNG
35 comments:
những con người làm nên lịch sử mới
Nhà làm lại thành zero tuổi hay 1 tuổi thì đại quý, còn di tích cổ mà làm mới lại như cái chuồng có rào chung quanh như vầy gọi là đại nạn. Ko biết những người làm công tác giử gìn di tích xưa có hiểu thế nào là giá trị nguyên thủy hay ko?
Unbelievable.
lvu
Thất vọng!
Tôi chưa được tới nơi này nhưng nhìn hình ảnh thành nhà Mạc cũ tuyệt vời. Bây giờ còn đâu! Chuyện đã rồi.
Chỉ có thể nói: Một lũ ăn hại.
(Xin lỗi chủ nhân và mọi người, tại xót quá)
Mấy hôm bận quá, ko đọc được, giờ mới đọc HOA LUÔN RẠNG RỠ, muốn còm bên đó nhưng ko được, em mượn tạm bên này để :
1. Chúc mừng sinh nhật anh. (Em có một cô bạn..., cũng SN ngày này, he he he).
2. Rút lại câu hỏi của em bên nhà em nhé.
Hôm qua đã đọc bài này! Xin chia buồn cùng bác VMC. Tôi tin rằng chắc bác cũng có rất nhiều kỷ niệm quanh những di tích này. Chán thật bác nhỉ?! Văn hóa...tri thức của những vị này????
Tuyên Quang là quê VMC đấy, mà Mr Phó CT Tuyên Quang hình như có họ xa với VMC?
- Ngày xưa hòn vọng phu bị nung vôi thì GĐ Sở văn hóa thông tin tỉnh đó bị cách chức thì phải, bây giờ dư luận xem thế nào.
- Dù ai bị cách chức đi nữa cũng không thể vớt vát lại nỗi nhục này, một lũ đã ngu dốt lại còn nhiệt tình.@#$%^&*()_++_)(*&^%$#@.
Mấy năm trước,lần nào về Tuyên cũng tạt qua "lò gạch" một cái, như là về Hà Nội thì tạt qua Hồ Gươm.
Giờ về chả muốn qua nghía, nhìn ... không thể "nuốt" nổi
Buồn & Thất vong quá
Trong tiêu chí để bổ nhiệm Chủ tịch tỉnh và Giám đốc sở văn hóa không có tiêu chí về văn hóa
Hic..Trên Tuyên Quang có mỗi di tích này nhiều tuổi nhất thì phải? Hình như, người ta nhầm lẫn khái niệm trùng tu với sửa chữa mất òi. Hu hu...
Em ko có thời gian để đọc nữa, nhưng nhìn ảnh thì thấy tiếc quá. Cái này chẳng thể nào undo được nhỉ.
@Pika Rock
Hoan nghênh những người làm nên lịch sử mới. Chờ thêm 400 năm nữa để cái lò gạch này thành đồ cổ nhỉ?
@Lvu:
Khó tin nhưng mà có thật.
@ND:
Cảm giác của bạn cũng là cảm giác của nhiều người.
@Đỗ:
Nhất trí với bác.
@PTN:
Cảm ơn bạn.
@CTL:
Đúng là tôi có nhiều kỷ niệm với bức thành này lắm bác ơi. Hồi tôi bé, nó còn khá nguyên vẹn. Thế mà giờ đây chỉ hơn 30 năm sau, nó đã bị phá hỏng hoàn toàn.
@MC3:
Mình không hân hạnh được có họ hàng với bác Phó đấy.
@NLVĐ:
Lần này có đầy đủ ban bệ duyệt thì chưa chắc đã có ai bị cách chức.
@Bảo Linh:
Ừ, thôi họ tiết kiệm xăng và thời gian cho mọi người.
@TDA:
Cần bổ sung ngay tiêu chí: có thái độ trân trọng đối với các giá trị văn hóa.
@Titi:
Trùng tu cần nhiều tiền, nhiều thời gian, nhiều công sức và cả tri thức nữa. Có lẽ do thiếu tất cả nên người ta mới làm liều thế này.
@L2C:
Không undo được nữa thì mới tiếc. Lúc nào rảnh quay lại đọc nhé.
Em cũng biết là chả cách chức được ai đâu, vì cuộc sống luôn luôn vận động phát triển nên quá khứ bị đánh cắp ngang nhiên keke. Nặng lời ở đây chả giải quyết được vấn đề gì, sorry mọi người ạ.
Tôi không cho rằng công chức sở, ngành có liên quan ở Tuyên Quang lại ngu đều như vậy vì phản ứng của người dân và giới chuyên môn đối với việc làm mới di tích thời gian qua như thế nào chắc hẳn họ cũng biết. Nhưng vì một lý do mà ai cũng biết là gì đó nên họ vẫn nhắm mắt làm.Thử hỏi giá thành xây mới một nhúm tường toen hoẻn mà bây giờ vẫn được gọi là di tích đó mà 10 tỷ đồng có xứng đáng ko. Nói chung, xét một cách toàn diện, đau lòng mà nói rằng những chuyện như thế này vẫn sẽ còn tiếp tục xảy ra trên đất nước ta thời gian tới, mặc cho dân xót ruột và bức xúc
Giá như họ cứ cầm 10 tỷ đi thôi đừng phá Thành cổ nhỉ :((
Nói thật là quá tệ! Thà họ không sửa còn hơn. Nhớ lại lần các bác nhà mình cho sơn lại Tháp Rùa trắng xóa. Dân tình nói mãi, tưởng là thủng rồi, ai dè, giờ lại thế này cơ chứ!
Chấp nhận là ngu đều hết đi, ngụy biện làm gì mấy bác ơi.
@ND:
Nếu quả thực vì tiền mà người ta phá đi một di tích lịch sử thì thật kinh khủng. Luật hình sự của mình có coi phá di tích lịch sử là tội phạm không nhỉ?
@Lana:
Nếu không phá thì lại chẳng có gì...
@A Thụy:
Em nhớ hồi Tháp Rùa bị sơn, bà con Hà Nội gọi đó là cái "chuồng gà".
@International:
Có ai ngụy biện đâu nhỉ?
Điều 272 Bộ luật hình sự năm 1999 (đang có hiệu lực) quy định về "Tội vi phạm các quy định về bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử, văn hóa, danh lam, thắng cảnh gây hậu quả nghiêm trọng"
Tuy nhiên cần căn cứ vào thông tư hướng dẫn của Bộ luật xem thế nào được gọi là "gây hậu quả nghiêm trọng"
Tội này trước nay có vẻ ít nhỉ, mình mà có quyền mình phải thí điểm vụ này cho nó phong phú tý, ka ka.
Ngu dốt + nhiệt tình (kiểu gì thì không biết) --> phá hoại :)))
Anh VMC nhà em cũng có liên quan chút xíu với nhà Mạc. Mạc gì gì là ông tổ của ổng tổ của ông tổ của mẹ em...
Kiểu này thì vĩnh viễn là em mất gốc luôn rồi... chẳng về Bắc thăm thành nhà Mạc chi chi nữa...
http://laodong.com.vn/Tin-Tuc/Nguong-thay-cho-nhung-nguoi-lam-cong-tac-van-hoa/14289
Đọc bài này tự nhiên tôi nhớ đến cảm giác khi tôi đến Thành Đồ Bàn (Quy Nhơn)vào dịp Tết cách đây 2 năm. Di tích còn lại không còn bao nhiêu, rêu phong và hoang vắng nhưng tôi thực sự xúc động khi đứng trước những dấu tích đó. Lúc đó tôi đã thấy vui mừng khi ông già trông coi di tích nói rằng Thành đã được quy hoạch bảo vệ và đầu tư rất nhiều tiền. Bây giờ nghĩ, lại thấy sợ, nhỡ nó mà được quy hoạch bảo vệ như Thành Tuyên thì chết mất :((
Bây giờ vị nào có uy tín đứng lên vận động thành lập tổ chức bảo vệ các di tích lịch sự văn hóa trước sự xâm hại của các cán bộ quản lý văn hóa đi. Em xin ủng hộ 1 phiếu
Ngượng thay cho những người làm công tác văn hoá
Tôi là người Tuyên Quang, đã 30 năm tha hương lăn lộn với đời, mỗi khi trở lại quê hương sau những tháng ngày bon chen để giành giật bát cơm manh áo, bạn bè tụ họp chúng tôi vẫn thường ra cổng trường cũ, ôn lại chuyện xưa, chụp chung với nhau bức hình lưu niệm trước cổng thành cổ kính rêu phong 400 năm tuổi.
Cổng Lấp đứng đó, trầm mặc, cũ kỹ, rêu phong, lặng lẽ giữa phố phường, bóng hình khắc khổ thấm đẫm dấu tích của thời. Trước phế tích rêu phong cổ kính trầm mặc uy nghi đã trải qua 400 năm dâu bể dập vùi, chúng tôi thấy mọi lo toan bon chen trong cuộc sống đời thường thật là vô nghĩa, nhỏ nhen. Đối mặt với Cổng Lấp cổ kính rêu phong, chúng tôi thấy mình yêu quê hương hơn, yêu thương nhau hơn, không còn phân biệt khoảng cách, địa vị, sang hèn. Giá trị Cổng lấp xưa chúng tôi không tính bằng triệu, bằng tỉ đồng.
Trở lại quê hương lần này nhân ngày giỗ cha, lần theo dấu thời gian tôi tìm lại bạn xưa… người còn, người đã mất. Tìm về Cổng Lấp xưa, tôi lại đi tìm nốt lặng hiếm hoi của cuộc đời… Trước mắt tôi, thay vì di tích 400 năm tuổi là một cái lò gạch sừng sững tơ hơ đứng đó, bị xích giữa đường, nhìn tôi dửng dưng như người xa lạ.
Lòng chợt buồn, chẳng lẽ quê hương đã đã chối bỏ một kẻ tha hương rồi sao? Người ta đã định giá chứng tích của lịch sử bằng tiền tỉ mất rồi.
Cổng Lấp kiên cường trải qua bao biến cố của lịch sử, tồn tại trước sức tàn phá của thời gian. Đó là hội tụ của mồ hôi, máu và nước mắt của dân tộc Việt Nam mà nhân dân các dân tộc tỉnh Tuyên Quang được trao trọng trách gìn giữ, nay đã phải “thất thủ” và gục ngã trước trình độ cảm thụ văn hoá của những người làm công tác văn hoá quê tôi.
Bao giờ cho qua thêm 400 năm nữa để “cái lò gạch” hôm nay trở thành chứng tích của thời gian, trở thành kỷ niệm, trở thành niềm thương, nỗi nhớ?
Trang A Pao
(Ý kiến của một độc giả gửi báo LĐĐT)
Đăng nhận xét