Vinh Hạnh
(Phụ huynh CLB Gia đình Trẻ tự kỷ Hà Nội)
Tôi xin bắt đầu bằng chính câu chuyện của tôi, và về địa phương của tôi: Thủ đô Hà Nội.
Có thể nói tôi là người khá may mắn hơn các phụ huynh có con tự kỷ khác khi có được một công việc tốt và cơ quan tôi rất thông cảm khi con tôi được chẩn đoán tự kỷ: cơ quan tôi là một dự án của Mỹ - một trong các quốc gia có bề dày kinh nghiệm về tự kỷ, và con tôi không phải là trường hợp tự kỷ đầu tiên, trước đó, đã có một trường hợp của một anh chuyên gia người Mỹ.
Mọi người luôn an ủi tôi là cháu đang tiến bộ, cháu bắt đầu nói rồi, thì sẽ nói tốt dần, sẽ đi học được lớp 1, v.v Có lẽ, mọi người chỉ nghĩ (và thực lòng mong muốn cho mẹ con tôi) rằng … rồi cháu sẽ đi học được. Xin nói thêm là cũng có 1 cháu ở cơ quan tôi bị khiếm thính, phải đeo máy trợ thính, có xuất phát điểm lúc 2-3 tuổi tương đối giống như con tôi, và sau một vài năm mẫu giáo vất vả, hiện cháu đã sắp lên lớp 5 tại trường Xã Đàn. (Và con tôi hiện cũng đang theo học chính tại trường hòa nhập Xã Đàn, và các cô giáo hay đùa là: một trẻ tự kỷ khó bằng mười trẻ khiếm thính).
Và có lẽ, mọi người đều nghĩ đứa con tự kỷ của tôi cũng như em bé khiếm thính nọ. Chỉ khi tôi lặng lẽ lau những giọt nước mắt, chúc mừng những bé bằng tuổi ở văn phòng tôi xúng xính chuẩn bị cho khai giảng năm học đầu tiên của tiểu học, và con tôi vẫn học lại mẫu giáo, thì có lẽ các đồng nghiệp của tôi mới chật vật đi đến kết luận: tự kỷ đâu chỉ đơn giản như vậy!
Hãy cùng tôi phân tích tại sao trẻ tự kỷ khó được đến trường và tìm ra giải pháp.
I. TẠI SAO TRẺ TỰ KỶ PHẢI ĐI HỌC?
Khi có đứa con khuyết tật, có lẽ vấn đề đưa ra là “nuôi thả” hay “nuôi nhốt” – tôi rất xin lỗi vì cách dùng từ này, tôi là một phụ huynh trẻ khuyết tật, nên không có ý tổn hại các con. Đây chỉ là một cách ví về không gian xã hội cho trẻ.
“Nuôi nhốt” được hiểu như một đứa trẻ rất ít được ra ngoài, chỉ quanh quẩn trong nhà, vì việc đưa trẻ ra ngoài quá phức tạp, mất công sức, gia đình có thể thuê gia sư về dạy con trong nhà v.v. Người ngoài rất ít về sự tồn tại hay cuộc sống của đứa bé đó.
“Nuôi thả” nghĩa là cho trẻ ra xã hội để hòa nhập, thích nghi, mà quan trọng nhất là đi học.
Tự kỷ tuy không có thuốc chữa, nhưng lại có nhiều tiến bộ khi được dạy dỗ, tiếp xúc, va chạm xã hội. Mặt khác, đa phần trẻ tự kỷ không chấp nhận một cuộc sống nhàm chán quanh quẩn góc nhà, hay sinh ra cáu gắt, hành vi tệ hại, v.v.. Như vậy, vì sự tiến bộ của trẻ, cũng như đem lại hạnh phúc cho trẻ, trẻ tự kỷ phải được đi học.
II. KHÔNG PHẢI TRẺ TỰ KỶ NÀO MUỐN ĐI HỌC CŨNG ĐƯỢC ĐẾN TRƯỜNG!
1. Tiêu chí nào để được nhận học: Để xét có được nhận học hay không, tôi xin đưa ra 2 tiêu chí chủ yếu nhất là: 1. Có nhận thức được hay không và 2. Hành vi có ảnh hưởng đến lớp hay không?
2. Các loại trường cho trẻ tự kỷ: Trường gồm trường bình thường, trường (hoặc lớp) chuyên biệt và trường hòa nhập nơi trẻ bình thường và trẻ khuyết tật học chung. Hà Nội có 3 trường công lập cho trẻ khuyết tật khiếm thị, khiếm thính và chậm phát triển trí tuệ là Nguyễn Đình Chiểu, Xã Đàn và Bình Minh, tuy nhiên, do là trường của thành phố nên cũng hay quá tải, khả năng xin học là rất thấp.
3. Cơ hội đi học mầm non của trẻ tự kỷ: Ở lứa tuổi 2-3, theo tôi nghĩ, trẻ tự kỷ vẫn còn có cơ hội đi học và đây là thời điểm cơ hội đi học cao nhất, tại các trường mầm non bình thường hoặc các trường chuyên biệt mà hiện có khá nhiều. Hơn nữa, đặc thù học mẫu giáo là phụ thuộc vào việc có hành vi ảnh hưởng đến lớp hay không, chứ không phải là có tiếp thu được hết chương trình học hay không.
Những dấu hiệu tự kỷ ban đầu (tầm 15 tháng trở lên) không hẳn đủ nghiêm trọng để tước đi cơ hội đi học lớp bình thường, tuy nhiên có một số cha mẹ chỉ cho con đi học hòa nhập nửa ngày, nửa ngày còn lại dành cho can thiệp, hoặc gửi con đi học chuyên biệt với hy vọng trang bị cấp tốc cho con những kỹ năng, hiểu biết để sau này đi hòa nhập. Tuy nhiên, ở tầm 4-6 tuổi, cơ hội học hòa nhập của một số trẻ tự kỷ đã giảm đi nhiều, chủ yếu là do hành vi trẻ không phù hợp, chứ không phải do cháu không theo kịp chương trình mẫu giáo.
4. Cơ hội đi học ở cấp Tiểu học: Tiểu học là cấp học có thể coi là một bước nhảy lớn, khác biệt rất nhiều so với mẫu giáo. Từ tiểu học trở lên, hành vi và nhận thức đều được coi trọng.
Ở cấp tiểu học, chỉ có trường bình thường công lập và tư thục, và 3 trường cho khuyết tật của nhà nước. Chưa có trường tiểu học đặc biệt, mặc dù một số trung tâm tư nhân có dạy văn hóa, nhưng tôi không rõ như vậy có được coi là học tiểu học đặc biệt hay không, hay đơn thuần chỉ là dạy văn hóa.
Tôi xin chia nhỏ hai tiêu chí như trong bảng trộn sau (ghép cặp nhận thức-hành vi):
Hai tiêu chí của trẻ tự kỷ
1. Nhận thức tốt hơn trung bình (4 điểm)*
2. Nhận thức trung bình (3 điểm)
3. Nhận thức hơi chậm (2 điểm)
4. Nhận thức rất chậm (1 điểm)
A. Hành vi tương đối bình thường, không ảnh hưởng đến lớp -3 điểm ** 7 6 5 4
B. Hành vi ảnh hưởng đến lớp một chút – 2 điểm 6 5 4 3
C. Hành vi rất ảnh hưởng đến lớp – 1điểm 5 4 3 2
Tôi không phải là một nhà nghiên cứu và cũng chỉ có một quỹ thời gian eo hẹp để viết bài này, nên cách chia bảng như trên có thể rất sơ sài. Tuy nhiên, tôi hy vọng nó vẫn phản ánh được tương đối về cục diện tình hình.
Chú giải
* Có tài liệu nói 10% trẻ tự kỷ có biệt tài nào đó. Đúng là một số trẻ có những khả năng đặc biệt, ví dụ tự biết đọc (đọc trơn, không đánh vần), xếp hình giỏi, tính nhẩm siêu nhanh, v.v… Tuy nhiên, các khả năng này đa phần không liên quan đến nội dung chương trình học tiểu học, và có những biệt tài mãi sau này mới được hình thành. Rất nhiều trẻ tự kỷ đi kèm chậm phát triển trí tuệ.
Điểm cao nhất cho nhận thức của trẻ tự kỷ là 4 điểm, bằng với trẻ bình thường.
** Trẻ tự kỷ có nhiều khó khăn trong giao tiếp, liên lạc, v.v. Do vậy, hành vi xử xử của trẻ tự kỷ luôn là điểm yếu chứ không phải điểm mạnh. Thậm chí, trẻ có thể rất ngoan, nhưng lại có những hành vi giống như một trẻ hư. Do đó, mức độ hành vi tốt nhất có lẽ chỉ ở mức trung bình, được 3 điểm, ít hơn trẻ bình thường 1 điểm.
Kết quả như sau
Nếu lấy trẻ bình thường làm mốc, thì một trẻ sẽ được nhận học nếu hiểu biết ở mức khoảng trung bình và hành vi ở mức tương đối bình thường – áp vào bảng trên, nghĩa là mức của ô A2 – 6 điểm.
Tức là, số trẻ có thể đi học chỉ có thể rơi vào các ô có ít nhất 6 điểm, hay chỉ có 3 ô A1, A2 và B1. Trên thực tế, số trẻ này tương đối hiếm.
Trẻ rơi vào các ô 5 điểm (A3, B2 và C1) sẽ khó khăn khi theo học, có thể được nhận học, nhưng khả năng bám lớp thấp, nếu có thể đi học thì chỉ học được một vài năm. Độ tuổi đi học của trẻ tự kỷ có thể cao hơn trẻ bình thường, đa phần vì cần thêm một vài năm để trang bị những kiến thức cần thiết trước khi học tiểu học.
Tổng cộng nhóm trẻ có thể đi học tiểu học (đạt 5 điểm trở lên) chỉ chiếm khoảng 30%.
Trẻ ở các ô 4 điểm (B3, C2) hầu như không có khả năng đến trường.
Với 2 điểm, trẻ ở ô C3 chỉ có thể đến trường chuyên biệt, hoặc ở nhà.
Vậy, tỷ lệ có thể đi học tiểu học là 30%, nghĩa là cứ 100 trẻ tự kỷ, thì có khoảng 70 trẻ không được học tiểu học. Thậm chí, nhiều phụ huynh cho rằng con số này quá cao so với thực tế. Ai có thể không xót xa khi nghĩ đến 70 đứa trẻ này?
5. Cơ hội đi học ở cấp PHCS, PHTH và các bậc học cao hơn: Chương trình khó hơn nhiều, yêu cầu độc lập cao hơn nhiều. Hơn nữa, tâm sinh lý ở độ tuổi này cũng phức tạp hơn rất nhiều, tính cạnh tranh, chủ nghĩa cái “tôi” đậm nét hơn, làm cho khả năng đến trường của trẻ tự kỷ càng thấp.
III. KIẾN NGHỊ
Với tư cách là phụ huynh Hà Nội, tôi xin tóm tắt một số kiến nghị sau dành riêng cho Hà Nội (vì mỗi địa phương có thể có đặc thù khác nhau):
1. Ở cấp tiểu học trở lên: Mở các lớp học hòa nhập tại các trường sẵn có. Có thể mỗi quận/huyện sẽ chỉ định một hoặc một vài trường có lớp hòa nhập. Lớp hòa nhập sẽ có sỹ số thấp hơn và có thêm cô giáo đặc biệt để hỗ trợ các con học tập và hòa nhập.
2. Nhìn chung, nên tăng cường tập huấn giáo viên về giáo dục đặc biệt và hòa nhập cho trẻ khuyết tật. Có chính sách ưu ái cho các giáo viên đặc biệt.
3. Tạo điều kiện cho các trường tư nhận trẻ khuyết tật, ví dụ ưu đãi về thuế, chính sách, v.v
4. Kêu gọi học sinh yêu thương, giúp đỡ trẻ khuyết tật. Có thể thông qua việc tuyên dương, đưa ra danh hiệu “Người bạn thân thiện của trẻ khuyết tật”, khen thưởng, cộng điểm, v.v
5. Xây mới một trường công lập cho trẻ tự kỷ tại Hà Nội, đáp ứng nhu cầu của phần đông trẻ tự kỷ tại Thủ đô. Tại Hà Nội, đã có trường Nguyễn Đình Chiểu cho trẻ khiếm thị, trường Bình Minh cho trẻ chậm phát triển trí tuệ và trường Xã Đàn cho trẻ khiếm thính. Với sự phức tạp của tự kỷ, chúng tôi thiết tha mong Đảng và chính phủ xây dựng thêm một ngôi trường công lập cho trẻ tự kỷ.
Theo kinh nghiệm của cá nhân tôi, mô hình của trường câm điếc Xã Đàn là rất thành công và phù hợp. Bước đầu, trường sẽ được tổ chức như sau:
Là trường Công lập và Liên thông từ Mẫu giáo đến Tiểu học (sau này là THCS).
5.1 Mẫu giáo: Hòa nhập 100%, trẻ bình thường học cùng trẻ tự kỷ.
5.2 Tiền tiểu học: Là bước đệm giúp trẻ vững vàng trước khi vào lớp 1
5.3 Tiểu học hòa nhập: thiết kế lớp nhỏ, có giáo viên đặc biệt, học theo chương trình chung của Bộ
5.4 Tiểu học chuyên biệt: cho trẻ không theo được chương trình chung của Bộ.
Nhân văn là điểm nhấn của mô hình trường cho trẻ khuyết tật này, nơi trẻ tự kỷ là đối tương ưu tiên và được chăm sóc, giúp đỡ, che chở. Mô hình này có thể đón nhận tất cả các cháu tự kỷ ở mọi mức độ, tạo cho các con một môi trường vừa sức và ít căng thẳng tâm lý. Cha mẹ trẻ khuyết tật cũng được nhẹ nhõm, yên tâm khi gửi con vào mô hình này.
Hơn nữa, tự kỷ hiện là một vấn đề nóng trên toàn thế giới và có lẽ, cũng không lâu nữa ở Việt Nam, nên trường cũng sẽ nhận được rất nhiều ưu ái và hỗ trợ của các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức trong ngoài nước.
Entry liên quan
ÂM THANH VÀ CUỒNG NỘ
24 GIỜ THAY ĐỔI NHẬN THỨC
THƯ CỦA CÔ GIÁO DẠY TRẺ TỰ KỶ
(Phụ huynh CLB Gia đình Trẻ tự kỷ Hà Nội)
Tôi xin bắt đầu bằng chính câu chuyện của tôi, và về địa phương của tôi: Thủ đô Hà Nội.
Có thể nói tôi là người khá may mắn hơn các phụ huynh có con tự kỷ khác khi có được một công việc tốt và cơ quan tôi rất thông cảm khi con tôi được chẩn đoán tự kỷ: cơ quan tôi là một dự án của Mỹ - một trong các quốc gia có bề dày kinh nghiệm về tự kỷ, và con tôi không phải là trường hợp tự kỷ đầu tiên, trước đó, đã có một trường hợp của một anh chuyên gia người Mỹ.
Mọi người luôn an ủi tôi là cháu đang tiến bộ, cháu bắt đầu nói rồi, thì sẽ nói tốt dần, sẽ đi học được lớp 1, v.v Có lẽ, mọi người chỉ nghĩ (và thực lòng mong muốn cho mẹ con tôi) rằng … rồi cháu sẽ đi học được. Xin nói thêm là cũng có 1 cháu ở cơ quan tôi bị khiếm thính, phải đeo máy trợ thính, có xuất phát điểm lúc 2-3 tuổi tương đối giống như con tôi, và sau một vài năm mẫu giáo vất vả, hiện cháu đã sắp lên lớp 5 tại trường Xã Đàn. (Và con tôi hiện cũng đang theo học chính tại trường hòa nhập Xã Đàn, và các cô giáo hay đùa là: một trẻ tự kỷ khó bằng mười trẻ khiếm thính).
Và có lẽ, mọi người đều nghĩ đứa con tự kỷ của tôi cũng như em bé khiếm thính nọ. Chỉ khi tôi lặng lẽ lau những giọt nước mắt, chúc mừng những bé bằng tuổi ở văn phòng tôi xúng xính chuẩn bị cho khai giảng năm học đầu tiên của tiểu học, và con tôi vẫn học lại mẫu giáo, thì có lẽ các đồng nghiệp của tôi mới chật vật đi đến kết luận: tự kỷ đâu chỉ đơn giản như vậy!
Hãy cùng tôi phân tích tại sao trẻ tự kỷ khó được đến trường và tìm ra giải pháp.
I. TẠI SAO TRẺ TỰ KỶ PHẢI ĐI HỌC?
Khi có đứa con khuyết tật, có lẽ vấn đề đưa ra là “nuôi thả” hay “nuôi nhốt” – tôi rất xin lỗi vì cách dùng từ này, tôi là một phụ huynh trẻ khuyết tật, nên không có ý tổn hại các con. Đây chỉ là một cách ví về không gian xã hội cho trẻ.
“Nuôi nhốt” được hiểu như một đứa trẻ rất ít được ra ngoài, chỉ quanh quẩn trong nhà, vì việc đưa trẻ ra ngoài quá phức tạp, mất công sức, gia đình có thể thuê gia sư về dạy con trong nhà v.v. Người ngoài rất ít về sự tồn tại hay cuộc sống của đứa bé đó.
“Nuôi thả” nghĩa là cho trẻ ra xã hội để hòa nhập, thích nghi, mà quan trọng nhất là đi học.
Tự kỷ tuy không có thuốc chữa, nhưng lại có nhiều tiến bộ khi được dạy dỗ, tiếp xúc, va chạm xã hội. Mặt khác, đa phần trẻ tự kỷ không chấp nhận một cuộc sống nhàm chán quanh quẩn góc nhà, hay sinh ra cáu gắt, hành vi tệ hại, v.v.. Như vậy, vì sự tiến bộ của trẻ, cũng như đem lại hạnh phúc cho trẻ, trẻ tự kỷ phải được đi học.
II. KHÔNG PHẢI TRẺ TỰ KỶ NÀO MUỐN ĐI HỌC CŨNG ĐƯỢC ĐẾN TRƯỜNG!
1. Tiêu chí nào để được nhận học: Để xét có được nhận học hay không, tôi xin đưa ra 2 tiêu chí chủ yếu nhất là: 1. Có nhận thức được hay không và 2. Hành vi có ảnh hưởng đến lớp hay không?
2. Các loại trường cho trẻ tự kỷ: Trường gồm trường bình thường, trường (hoặc lớp) chuyên biệt và trường hòa nhập nơi trẻ bình thường và trẻ khuyết tật học chung. Hà Nội có 3 trường công lập cho trẻ khuyết tật khiếm thị, khiếm thính và chậm phát triển trí tuệ là Nguyễn Đình Chiểu, Xã Đàn và Bình Minh, tuy nhiên, do là trường của thành phố nên cũng hay quá tải, khả năng xin học là rất thấp.
3. Cơ hội đi học mầm non của trẻ tự kỷ: Ở lứa tuổi 2-3, theo tôi nghĩ, trẻ tự kỷ vẫn còn có cơ hội đi học và đây là thời điểm cơ hội đi học cao nhất, tại các trường mầm non bình thường hoặc các trường chuyên biệt mà hiện có khá nhiều. Hơn nữa, đặc thù học mẫu giáo là phụ thuộc vào việc có hành vi ảnh hưởng đến lớp hay không, chứ không phải là có tiếp thu được hết chương trình học hay không.
Những dấu hiệu tự kỷ ban đầu (tầm 15 tháng trở lên) không hẳn đủ nghiêm trọng để tước đi cơ hội đi học lớp bình thường, tuy nhiên có một số cha mẹ chỉ cho con đi học hòa nhập nửa ngày, nửa ngày còn lại dành cho can thiệp, hoặc gửi con đi học chuyên biệt với hy vọng trang bị cấp tốc cho con những kỹ năng, hiểu biết để sau này đi hòa nhập. Tuy nhiên, ở tầm 4-6 tuổi, cơ hội học hòa nhập của một số trẻ tự kỷ đã giảm đi nhiều, chủ yếu là do hành vi trẻ không phù hợp, chứ không phải do cháu không theo kịp chương trình mẫu giáo.
4. Cơ hội đi học ở cấp Tiểu học: Tiểu học là cấp học có thể coi là một bước nhảy lớn, khác biệt rất nhiều so với mẫu giáo. Từ tiểu học trở lên, hành vi và nhận thức đều được coi trọng.
Ở cấp tiểu học, chỉ có trường bình thường công lập và tư thục, và 3 trường cho khuyết tật của nhà nước. Chưa có trường tiểu học đặc biệt, mặc dù một số trung tâm tư nhân có dạy văn hóa, nhưng tôi không rõ như vậy có được coi là học tiểu học đặc biệt hay không, hay đơn thuần chỉ là dạy văn hóa.
Tôi xin chia nhỏ hai tiêu chí như trong bảng trộn sau (ghép cặp nhận thức-hành vi):
Hai tiêu chí của trẻ tự kỷ
1. Nhận thức tốt hơn trung bình (4 điểm)*
2. Nhận thức trung bình (3 điểm)
3. Nhận thức hơi chậm (2 điểm)
4. Nhận thức rất chậm (1 điểm)
A. Hành vi tương đối bình thường, không ảnh hưởng đến lớp -3 điểm ** 7 6 5 4
B. Hành vi ảnh hưởng đến lớp một chút – 2 điểm 6 5 4 3
C. Hành vi rất ảnh hưởng đến lớp – 1điểm 5 4 3 2
Tôi không phải là một nhà nghiên cứu và cũng chỉ có một quỹ thời gian eo hẹp để viết bài này, nên cách chia bảng như trên có thể rất sơ sài. Tuy nhiên, tôi hy vọng nó vẫn phản ánh được tương đối về cục diện tình hình.
Chú giải
* Có tài liệu nói 10% trẻ tự kỷ có biệt tài nào đó. Đúng là một số trẻ có những khả năng đặc biệt, ví dụ tự biết đọc (đọc trơn, không đánh vần), xếp hình giỏi, tính nhẩm siêu nhanh, v.v… Tuy nhiên, các khả năng này đa phần không liên quan đến nội dung chương trình học tiểu học, và có những biệt tài mãi sau này mới được hình thành. Rất nhiều trẻ tự kỷ đi kèm chậm phát triển trí tuệ.
Điểm cao nhất cho nhận thức của trẻ tự kỷ là 4 điểm, bằng với trẻ bình thường.
** Trẻ tự kỷ có nhiều khó khăn trong giao tiếp, liên lạc, v.v. Do vậy, hành vi xử xử của trẻ tự kỷ luôn là điểm yếu chứ không phải điểm mạnh. Thậm chí, trẻ có thể rất ngoan, nhưng lại có những hành vi giống như một trẻ hư. Do đó, mức độ hành vi tốt nhất có lẽ chỉ ở mức trung bình, được 3 điểm, ít hơn trẻ bình thường 1 điểm.
Kết quả như sau
Nếu lấy trẻ bình thường làm mốc, thì một trẻ sẽ được nhận học nếu hiểu biết ở mức khoảng trung bình và hành vi ở mức tương đối bình thường – áp vào bảng trên, nghĩa là mức của ô A2 – 6 điểm.
Tức là, số trẻ có thể đi học chỉ có thể rơi vào các ô có ít nhất 6 điểm, hay chỉ có 3 ô A1, A2 và B1. Trên thực tế, số trẻ này tương đối hiếm.
Trẻ rơi vào các ô 5 điểm (A3, B2 và C1) sẽ khó khăn khi theo học, có thể được nhận học, nhưng khả năng bám lớp thấp, nếu có thể đi học thì chỉ học được một vài năm. Độ tuổi đi học của trẻ tự kỷ có thể cao hơn trẻ bình thường, đa phần vì cần thêm một vài năm để trang bị những kiến thức cần thiết trước khi học tiểu học.
Tổng cộng nhóm trẻ có thể đi học tiểu học (đạt 5 điểm trở lên) chỉ chiếm khoảng 30%.
Trẻ ở các ô 4 điểm (B3, C2) hầu như không có khả năng đến trường.
Với 2 điểm, trẻ ở ô C3 chỉ có thể đến trường chuyên biệt, hoặc ở nhà.
Vậy, tỷ lệ có thể đi học tiểu học là 30%, nghĩa là cứ 100 trẻ tự kỷ, thì có khoảng 70 trẻ không được học tiểu học. Thậm chí, nhiều phụ huynh cho rằng con số này quá cao so với thực tế. Ai có thể không xót xa khi nghĩ đến 70 đứa trẻ này?
5. Cơ hội đi học ở cấp PHCS, PHTH và các bậc học cao hơn: Chương trình khó hơn nhiều, yêu cầu độc lập cao hơn nhiều. Hơn nữa, tâm sinh lý ở độ tuổi này cũng phức tạp hơn rất nhiều, tính cạnh tranh, chủ nghĩa cái “tôi” đậm nét hơn, làm cho khả năng đến trường của trẻ tự kỷ càng thấp.
III. KIẾN NGHỊ
Với tư cách là phụ huynh Hà Nội, tôi xin tóm tắt một số kiến nghị sau dành riêng cho Hà Nội (vì mỗi địa phương có thể có đặc thù khác nhau):
1. Ở cấp tiểu học trở lên: Mở các lớp học hòa nhập tại các trường sẵn có. Có thể mỗi quận/huyện sẽ chỉ định một hoặc một vài trường có lớp hòa nhập. Lớp hòa nhập sẽ có sỹ số thấp hơn và có thêm cô giáo đặc biệt để hỗ trợ các con học tập và hòa nhập.
2. Nhìn chung, nên tăng cường tập huấn giáo viên về giáo dục đặc biệt và hòa nhập cho trẻ khuyết tật. Có chính sách ưu ái cho các giáo viên đặc biệt.
3. Tạo điều kiện cho các trường tư nhận trẻ khuyết tật, ví dụ ưu đãi về thuế, chính sách, v.v
4. Kêu gọi học sinh yêu thương, giúp đỡ trẻ khuyết tật. Có thể thông qua việc tuyên dương, đưa ra danh hiệu “Người bạn thân thiện của trẻ khuyết tật”, khen thưởng, cộng điểm, v.v
5. Xây mới một trường công lập cho trẻ tự kỷ tại Hà Nội, đáp ứng nhu cầu của phần đông trẻ tự kỷ tại Thủ đô. Tại Hà Nội, đã có trường Nguyễn Đình Chiểu cho trẻ khiếm thị, trường Bình Minh cho trẻ chậm phát triển trí tuệ và trường Xã Đàn cho trẻ khiếm thính. Với sự phức tạp của tự kỷ, chúng tôi thiết tha mong Đảng và chính phủ xây dựng thêm một ngôi trường công lập cho trẻ tự kỷ.
Theo kinh nghiệm của cá nhân tôi, mô hình của trường câm điếc Xã Đàn là rất thành công và phù hợp. Bước đầu, trường sẽ được tổ chức như sau:
Là trường Công lập và Liên thông từ Mẫu giáo đến Tiểu học (sau này là THCS).
5.1 Mẫu giáo: Hòa nhập 100%, trẻ bình thường học cùng trẻ tự kỷ.
5.2 Tiền tiểu học: Là bước đệm giúp trẻ vững vàng trước khi vào lớp 1
5.3 Tiểu học hòa nhập: thiết kế lớp nhỏ, có giáo viên đặc biệt, học theo chương trình chung của Bộ
5.4 Tiểu học chuyên biệt: cho trẻ không theo được chương trình chung của Bộ.
Nhân văn là điểm nhấn của mô hình trường cho trẻ khuyết tật này, nơi trẻ tự kỷ là đối tương ưu tiên và được chăm sóc, giúp đỡ, che chở. Mô hình này có thể đón nhận tất cả các cháu tự kỷ ở mọi mức độ, tạo cho các con một môi trường vừa sức và ít căng thẳng tâm lý. Cha mẹ trẻ khuyết tật cũng được nhẹ nhõm, yên tâm khi gửi con vào mô hình này.
Hơn nữa, tự kỷ hiện là một vấn đề nóng trên toàn thế giới và có lẽ, cũng không lâu nữa ở Việt Nam, nên trường cũng sẽ nhận được rất nhiều ưu ái và hỗ trợ của các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức trong ngoài nước.
Entry liên quan
ÂM THANH VÀ CUỒNG NỘ
24 GIỜ THAY ĐỔI NHẬN THỨC
THƯ CỦA CÔ GIÁO DẠY TRẺ TỰ KỶ
24 comments:
Đọc bài này của chị Vinh Hạnh xong thì em hiểu thêm được về vấn đề trẻ tự kỷ. Em có quen một cô bạn, hiện đang là kỷ sư, leader của một nhóm sofware ở một công ti lớn bên Mỹ, cô ấy kể rằng...ngày còn bé bên VN vì bà mẹ sinh cô thiếu tháng nên cô rất èo uột và tới 3 tuổi mà ko đi được, lại có dấu hiệu nói chậm, ngồi đâu thì ngồi êm đó, nhút nhát ko có sự quấy phá của trẻ nít tầm đó. Mẹ cô rất khổ sở vì mọi người cho rằng cô là trẻ chậm phát triển trí óc, đi bác sĩ thì được một ông có tay nghề cao lại có lương tâm nên khuyên ko nên cho cô uống thuốc gì cả. Ông ấy cung cấp nhưng tài liệu sách vở về nuôi trẻ suy dinh dưỡng chậm phát triển não cho bà mẹ. Cô kể rằng mẹ cô đã bỏ thời gian tự chăm sóc từ ăn uống đến kiên nhẫn dạy cô học, vì lớp một rồi nhưng học ko được mặt chử. Thế mà nhờ kiên trì đến năm cô 11 tuổi thì tự nhiên sức khỏe tốt hẳn lên, to lớn như con Mỹ và học thì đứng nhất lớp liên tục, rất giỏi về môn toán. Sang Mỹ học thì cũng đứng nhất khối kỷ sư, ngày ra trường đoạt loại giỏi, và được một hảng điện tử lớn nhận vào làm leader cho một nhóm engineer.
Em không biết đây có phải là một trong những trường hợp trẻ bị tự kỷ không vậy chị Vinh Hạnh?
Em la sinh vien khoa Nhan hoc truong DHKHXH&NV. xin hoi em co the lien lac duoc voi chi Vinh Hanh nhu the nao a? vi em dang lam mot de tai ten la "Nhung bien doi trong doi song phu huynh co con la tre tu ky". Rat mong chi se lien lac voi em qua email phandokimnguyen@yahoo.com.vn de em co the gui bang hoi, moi chi cung tham gia vao de tai cua em. em rat cam on a.
(fr Vinh Hạnh!)
Chào Lu
Nếu tuổi thơ chật vật và tài năng khi lớn của bạn ấy là tất cả những gì "đặc biệt" về bạn ấy, thì em không nghĩ đó là TK ạ.
Cũng giống như Anhxtanh, cũng có "dư luận" cho rằng ông ấy TK thần đồng, nhưng cái để người ta nghĩ như vậy không phải vì ông ấy cũng chậm nói... khi còn bé và thành một nhà bác học lớn; mà là những hành vi "ngộ nghĩnh" của ông ấy ạ. Chắc Lu vẫn nhớ 1 photo chụp vào sinh nhật của ông ấy (khoảng hơn 70 tuổi rồi) và ông ấy đã làm 1 động tác ngộ nghĩnh: Thè lưỡi dài như .... rắn ấy ạ.
Dường như, e nghĩ bạn của Lu thuộc về chậm phát triển (retard/late development) ạ. Có rất nhiều trẻ bị chậm phát triển, kèm theo khó đi (ở VN, em thấy phải đi chạy điện hay gì đó), chậm nói, chậm khôn, .... nhưng KHÁC TỰ KỶ Ở CHỖ HỌ CHỈ CHẬM, CHỨ KHÔNG BỊ RỐI LOẠN, KHÔNG BỊ "KHÁC BIỆT" như TK ạ.
Vì con em học chung với trẻ câm điếc, nên so sánh TK với câm điếc, mới thấy rõ, cái khổ nhất của TK là "rối loạn". Mẹ đến đón, con mừng quá, đáng ra thì chạy tới, ôm cổ mẹ là thỏa; đằng này, con lại chạy quáng quàng trong lớp, đổ cả ghế ngồi .... Mẹ chỉ biết cười như mếu thôi ạ. Còn bây giờ, cháu đã "bình tĩnh" cầm ba lô, mũ đi ra, nói "chào mẹ", mẹ hỏi "có ngoan không" - "ngoan", nhớ mẹ không? - "nhớ mẹ", dẫu cứ như "công thức" nhưng đã đỉnh lắm với em rồi. Em giờ chỉ tủm tỉm thôi, không phải mếu nữa.
Nếu trương học hiểu và cảm thông rằng trẻ TK có "hành vi lạ" là do rối loạn, thì trẻ TK sẽ có cơ hội đi học nhiều hơn ạ.
À, có phim Forest Gump í ạ, có vẻ giống bạn Lu. Anh này cũng chậm đi. IQ 70 gì đó (trung bình là 75), hi hi, nhưng sau này, kiếm tiền .. khủng luôn. Anh này vẫn hơi kém giao tiếp xã hội, nhưng chỉ là kém, chứ ko "rối loạn" ạ.
@sinh viên: mình sẽ email bạn nhé! Mình chính là Goat Mother hay mẹ Dê, trong các diễn đàn TK.
@VMC: Cám ơn chủ blog nhiều x (1 tỷ) lần ạ!
Nhắc tới TTK thì xin bá cáo các mẹ là em vẫn đang tìm cách phổ lời thơ thành lời ca cho Through my eyes. Nhưng thật là khó quá! Hic....
@Lu: em xem thêm cái này nhé http://docs.google.com/fileview?id=0B7T6zGBm-ihMOTEwYzlhZjAtYzkwOS00NGI3LWEyOGItZDA1YjFlNzcwZDU0&hl=en
Chị có một truyện tranh nữa cũng rất dễ hiểu. Chị đang dịch sang Tiếng Việt nhưng mà chị kém IT, cứ một lần save vào thì nó lại nhảy nhót. Lu có biết phải làm thế nào không? Tài liệu ở đây nhé http://www.helpautismnow.com/?page_id=101
Cơ quan tôi có 2 mẹ có con tự kỷ. Một cháu nhẹ thôi, còn cháu kia khá nặng. Từ khi biết thông tin ấy, tôi bắt đầu để ý đến trẻ tự kỷ.
Tuy nhiên, sự quan tâm nhiều nhất là phải kể từ khi đọc cái tài liệu do bạn like2chat post lên Blog hoặc gửi cho chúng tôi. Qua đó, tôi đọc được nhiều tài liệu nghiên cứu ở nhiều nước (nhiều nhất là Mỹ). Qua đó, tôi hiểu được một điều đơn giản như thế này: Tự kỷ là một bệnh chứ không phải như lâu nay ta vẫn nghĩ.
Nói dài dòng một chút để mọi người hiểu rằng "chiến đấu" để cộng đồng hiểu và giúp trẻ tự kỷ hòa nhập là một cuộc chiến dài lâu. Giả sử rằng lớp của con bạn đang học, một ngày nào đó, có thêm vài ba trẻ tự kỷ đến học. Bạn có băn khoăn không? Rồi con bạn có nhìn các bạn tự kỷ với cái nhìn bình thường không?
Với tinh thần ấy, tôi thật sự ngưỡng mộ và cảm thông với các bà mẹ trẻ có con tự kỷ, dù các con ở cấp độ nào, nhẹ hay nặng, thì cũng rất cần, mà là cần nhất, sự quan tâm chia sẻ của cộng đồng.
Mỗi người góp một tiếng nói nhé!
"Mẹ đến đón, con mừng quá, đáng ra thì chạy tới, ôm cổ mẹ là thỏa; đằng này, con lại chạy quáng quàng trong lớp, đổ cả ghế ngồi..."
@Vinh Hạnh and L2C : bây giờ Lu hiểu được thế nào là chậm phát triển và rối loạn của trẻ TK rồi, cám ơn lời giải thích của các bạn.
Đọc câu ở trên Lu thấy tội cho những bà mẹ có con TK thật. Lúc đó chắc chỉ muốn khóc khi con mình như thế thôi.
(fr Vinh Hanh)
@ Lu "Lúc đó chắc chỉ muốn khóc khi con mình như thế thôi." - Thực ra, mẹ TK ko khóc đâu. Vì còn nhiều cái đáng khóc hơn nhiều, thật đấy.
Mà cái gì cũng có thể thót tim nhé
Một hôm đến đón con, cô giáo bảo: Mẹ D ơi, vào đây đã, em nói chuyện một chút với ....
Thót tim chưa. Trời ơi, có phải là "chị ơi, không trông nổi cháu rồi...?????????
Luýnh quýnh cởi đôi dép cao có ... 3cm mà chực ngã dúi dụi mấy lần... Hóa ra, cô bảo: Sắp đến ngày XXX rồi, mình tổ chức gì cho các con chị nhỉ!!!!
Trời đất, hóa ra chuyện của lớp, vì em là trưởng ban phụ huynh! cấu cho cô 1 cái: Khiếp, lần sau phải nói rõ là việc lớp, ko phải việc D, nhé!
D cũng thích máy tính lắm. Di chuột laptop nhoay nhoáy nhé, chơi game thành thần luôn, mặc dù không thể ... dùng đũa gắp đc ngọn rau... Hy vọng sau này, sẽ làm đc nhân viên của cô bạn Lu!
@a Thụy: Cám ơn a Thụy nhiều. Em mong các đơn vị truyền thông lớn như truyền hình, VOV, các báo lớn, có nhiều chương trình về TK, để mọi ng biết nhiều về TK hơn. (fr Vinh Hạnh!)
@Mẹ Titi tham khảo một bản dịch ở đây nhé http://like2chat.blogspot.com/2010/04/bai-hat-cho-con.html
@ Vinh Hạnh : thế thì chị nên cho bé tập tành thử ráp những máy móc loại đồ chơi cho con nít, nếu có được máy tính nào ko xử dụng nữa thì cứ để cho bé tự tháo ráp tìm tòi. Có mấy đứa trẻ khoảng 8, 9 tuổi được bố mẹ làm nghành kỹ thuật đã cho chúng nó vọc phá tự lắp ráp laptop chơi để tìm hiểu năng khiếu của con mình.
Cô bạn Lu kể ở trên cũng thích chơi game và khoái lắp ráp máy móc từ bé như bé của chị đó. Cô ta kể khi còn bên VN, bà mẹ thấy con bắt đầu vở óc thì muốn đào tạo cho con mình giỏi toàn diện, đã cho cô đi học đàn piano gần 2 năm. Cô học tốt và đàn chạy ngón thành thục, nhưng tiếng đàn không có hồn.
Có một lần cây đàn hỏng, ko cần phải dợt đàn. Cô ta sung sướng ngồi chơi game cả ngày, và máy game hư thì lăn vào tháo sửa với vẻ say mê lạ lùng. Từ lúc đó bà mẹ chợt nhận ra khả năng giỏi toán của con mình, và ko còn ép cô phải học đàn nữa. Vì bà biết nếu có được đào tạo đến nơi đến chốn, cô ta vĩnh viễn chỉ là "thợ" đàn để kiếm sống, không thể nào là một nghệ sĩ "sáng tạo" được gì hay ho cả. Từ đó bà mẹ cho cô tha hồ được tự lắp ráp sửa chữa bất cứ máy móc nào "vô phước" rơi vào tay con gái.:))
Không ngờ một đứa trẻ mà ai cũng cho là sẽ bỏ đi, là si khờ, là không lớn nổi, có dấu hiệu như không bình thường vì chậm nói, sợ đám đông đó...bây giờ là leader của đám kỹ sư software mt hảng điện tử Graphic Card có tiếng ở thung lũng San Jose.
Qua câu chuyện của cô bạn,thì Lu nghiệm ra tất cả điều có khả năng thành sự thật, nếu mình kiên trì phải không chị?
Fr. Vinh Hạnh!
@Lu: Cám ơn Lu đã động viên, cả về câu chuyện của cô bạn Lu nữa. Mình cũng nghĩ nếu mình kiên trì, mình cũng sẽ làm được nhiều việc mà nếu nhìn qua, là không thể. Chẳng hiểu sao, mình vẫn mơ 1 ngày nào đó, D có thể hiểu nhiều hơn, mình sẽ cố đi ... học lập trình theo cách thông thường để về dạy lại cho D theo đúng cách D có thể hiểu. Và sau này, D sẽ có thể thành lập trình viên (và rất có thể chỉ lập trình game thôi!).
Hôm bọn mình Đi Bộ, có cô là mẹ của cậu bé tk trong quyển này http://www.amazon.com/Different-Kind-Boy-Fathers-Raising/dp/1843107155, cũng ở HN và tham gia, vợ chồng cô ấy tặng CLB cuốn sách này, và cô ấy nói con cô ấy hiện cũng đang làm programming. Mình lại đầy ắp hy vọng.
D nhà mình ngày bé ốm yếu lắm. Rồi mình đọc cuốn Sea Wolf - Sói biển, của Jack London, về chuyện 1 anh nhà thơ loẻo khoẻo, bị tống lên 1 con tàu săn hải cẩu của Sói biển-1 trưởng tàu có tính cách phức tạp và khá thô bạo, phải lao động và đấu tranh sinh tồn, sau đó, nhờ rèn luyện (cho dù là bất đắc dĩ), anh ấy đã trở thành 1 người dẻo dai, bền sức; cả cơ thể và trí óc của anh đều phát triển vượt bậc!!!
Thế là mình quyết "lập trình" lại D, ngày D đi bộ 2km đến trường (D vốn dậy sớm, đi sớm, nên không bị hít khói xe. Hơn nữa, đi bộ cũng giúp D ngủ trưa dễ hơn, ít ảnh hưởng đến lớp). 2 năm đã trôi qua như vậy. Chưa thật thành công như anh nhà thơ kia, nhưng giờ D cũng rất dẻo sức, thậm chí ít ốm vặt nhất nhà. D cũng "chậm khôn", nhưng mình vẫn hy vọng một ngày, mọi thứ mà D vẫn nạp hàng ngày sẽ "kết tủa" thành một đường hướng mới cho cuộc sống.
Mình cầu trời khấn Phật cho mình sức khỏe và may mắn để ước mơ lập trình viên thành hiện thực!
"Không ngờ một đứa trẻ mà ai cũng cho là sẽ bỏ đi, là si khờ, là không lớn nổi, có dấu hiệu như không bình thường vì chậm nói, sợ đám đông đó..."
Câu này của Lu hay quá. Nhiều người, (đau khổ nhất) trong đó có nhiều người trong gia đình, cũng nhìn trẻ tk như vậy đấy. Chỉ khác là mình hơi Goldsun một tí (hi hi, mọi người rẽ phải, thì ta rẽ trái!), mình sẽ cố gắng để con có con đường của riêng con.
Con của em thì lại thuộc diện ADHD - tăng động kém tập trung, có bác sỹ lại chẩn đoán là Tự kỷ khả năng cao, vì học rất giỏi toán và lắp ráp đồ chơi hay tí toáy máy tính siêu - chẳng ai dạy tí nào cả. Cháu đang học lớp 3, sẽ lên lớp 4, sắp xếp câu còn chưa xong...
@ Chị Vinh Hạnh và bà mẹ TK nặc danh : cô ta đây này --> click link.
http://lusanjose.blogspot.com/2009/07/yesterday.html#comments
Lu định không nói về chuyện đặc biệt của cô bạn thân, nhưng vì muốn chứng minh cho các bà mẹ TK thấy rằng đây là chuyện có thật 100% nên show hình cô ấy ra.
Bên ngoài cô ta nhìn trẻ hơn số tuổi thật, cứ như mới 19, 20 thôi, xinh xắn như người mẫu nhá, cao 1,7m. Chỉ khác người mẫu ở chỗ cô ta có IQ của nhà bác học thôi :)
Ngoài tài năng thông minh, thủ lĩnh một nhóm kỹ sư software, cô ta còn có nhân cách phát triển rất tốt, tính tình thẳng thắn, và đầu óc trong sáng ko có kiểu tinh ma của con gái dở dở ươn ươn, tính lương thiện lắm.
Nhìn cô ta bi giờ thì ko thể nào đoán được đó là đứa trẻ ốm yếu như bộ xương, mà mình thường hay thấy trong mấy phòng lab sinh vật.
Bà mẹ TK nặc danh đừng có buồn nha, cô ta kể với Lu rằng, ngày còn bé cô bị chứng ghẻ mọc đầy người nhìn gớm lắm. Mọc lên cả đầu nên mẹ cô ta phải cạo trọc để tóc đừng làm vết thương bị đau. Chân cũng bị ghẻ nên chỉ ngồi mà lết chứ ko đi được. Cô nói lúc ấy bà mẹ ko dám mang cô đi tới đám đông, vì mỗi lần đem cô ra là thiên hạ bu lại nói toàn đều gở, chán tai lắm. Thật ra cô bị chứng cơ thể ko tiêu thụ được đường nên ăn nhiều quá sinh ra ghẻ thôi. May mắn bà mẹ đọc sách biết được nên ko cho cô ăn đường nhiều quá nữa. Thế mà mấy bác sĩ bên VN lại phán cô có máu phong cùi gì gì đó, bảo rằng đem đi viện da liễu ngay, mẹ cô lúc đó định đốt sách mấy tay bác sĩ ngu si đó rồi. :))
Mà các bà mẹ có biết kết quả cuối cùng là sao không? cô ấy nói rằng những người bà con ngày xưa chê cô và nói mẹ cô nẹn ra vật thừa của xã hội ấy, thường hay tự hào khoe con mình mạnh, con mình giỏi, lúc chúng nó mới có học mẫu giáo thôi đấy, thì bi giờ chẳng có đứa nào nên hồn nên vía cả. Học hành trì trật ra được trường nằm nhà báo cha báo mẹ. Có đứa bỏ học ngang đi tù vì dính băng đảng. He he, cô ấy bi giờ là đứa cháu ngon cơm và bảnh tỏng nhất họ hàng nhà cô ấy.
Hôm qua mới call cho Lu bảo rằng cô cùng thèng boy (hắn cũng là một kỹ sư người Việt, đang là boss cũng của một nhóm kỹ sư của hãng máy tính HP) vừa lấy vacation bay sang Cancun chơi 1 tuần mới dìa Cali. Cô ta cũng có máu du lịch khắp thế giới. Chơi toàn những trò ko dành cho một đứa trẻ suy dinh dưỡng ngày xưa, cái game mà cả đời này Lu ko dám leo lên, đó là GIANT DROP, các bà mẹ TK có biết cái trò này leo lên từ độ cao 200 feet rồi nó thả mình rớt xuống đất cái "rầm" trong vòng vài second ko? ối giời ơi!! xuống tới đất là thấy tới mấy trăm ông sao đấy =))
Cuối cùng Lu túm túm lại là...các bà mẹ có thể giúp cho con mình thành nhân "tài"...phải gọi là nhân "tài"...chứ ko phải chỉ có chử nhân ko thôi đâu các bà mẹ TK ha. Tự mình sẽ phải đi học để dạy con mình, vì chỉ có cha mẹ mới đủ kiên nhẫn cho các bé thôi. Nhưng nhờ đó các bà mẹ TK sẽ thành trở thành thông thái hết. Believe me!
"..leo lên từ độ cao 200 feet rồi nó thả mình rớt xuống đất cái "rầm" trong vòng vài second ko? ối giời ơi!! xuống tới đất là thấy tới mấy trăm ông sao đấy ..."
Ô, con đường đến với các ngôi sao hơi ngược nhỉ! Mình tưởng cứ ngửa cổ lên trời là cách nhìn sao dễ nhất, hóa ra cứ phải lên trời rồi nhảy xuống, mới ... nhìn đc nhiều sao!
Lu làm mình nổi chí IT (học IT để dạy lại cho D ấy) lên rồi đấy ha! Bắt đầu học programming từ đâu nhỉ? Chắc là từ cái ngôn ngữ IT 0-1-0-1-0-1 hở??? Giống như trong cái kính lúp khi mình search í???
Chú ruột của D cũng học PhD ở Chigago về computer engineering đấy, mà mãi cũng chẳng có bạn gái gì cả... Thi thoảng email mình thử hỏi han, ha ha, nhưng cứ có từ khóa "con gái", là chú ấy lặn mất tiêu, không thèm trả lời...
đang thử đọc link của Lu, nhưng đã Encoding Unicode rồi, mà mới chỉ xem được ... hình thôi, font tiếng Việt hỏng hết. Mình sẽ về nhà xem sau vậy nhé
@ VH : thông thường đi từ hardware trước mẹ nó ơi. Cứ học cái dễ thôi rồi mới đến cái khó. Mẹ nó học tới đâu thì chịu khó hi sinh cái máy cũ nào đó rồi cho bé cùng tham gia. Trẻ còn bé thì đừng nhồi nhét coding vào đầu sớm, sẽ nản. Cho bé lắp ráp máy móc như trò chơi đi, rồi thỉnh thoảng mẹ nó dạy đến 1 0 1 0 1 0...;))
Bên Mỹ thường hay bán những dạng bàn ghế tủ thật, tự ráp bằng tay ở nhà như trò chơi cho người nhớn và con nít tự làm mình ên. Có hướng dẫn kĩ càng, hay lắm. Lu ko biết bên VN có ko?
@LU: Cám ơn cô Lu. Mình đùa về vụ học IT thế thôi, chắc còn lâu nữa mới bắt đầu vì D bây giờ vẫn còn i tờ lắm cô ạ, vẫn đang tập ghép vần thôi.
Nhưng good idea là bắt đầu bằng hardware. Mình sẽ ngắm nghía để xin cái case cũ ở đâu đó, hôm nào rảnh, 2 mẹ con sẽ lột ra xem (hóa ra mình phải học cả phần cứng nữa hả!!!!)
@ VH : uhm, đầu tiên là học thứ dễ nhất, học nhận diện con part, tên nó là gì, chức năng. Sau đó bé học tới cách biết nó nằm ở đâu trong cái board, rồi học cách lắp ráp. Sau cùng là vào tới programing. Thì cái gì cũng từ cánh thợ tay chân xong mới đến dân trí tuệ mà mẹ nó :))
...học kiểu này vừa giúp bé có cái gì đó để vọc phá, vừa học nhận diện những món đồ chung quanh. Mẹ nó đừng có hứng chí quá, rồi lại cho là bé có cái óc của người nhớn là hỏng việc hết. Từ từ thôi, mấy món hardware thì có thể tự học ko cần tới thầy đâu mẹ nó ơi. Giống như học nhận dạng hình học vậy mà, nếu mẹ nó muốn thì cuối tuần Lu post lên hình ảnh mấy con parts và lời giải thích đơn giản như mấy món đồ chơi cho mẹ nó ngâm kíu rồi dợt lại cho bé.
He he, từ từ thôi, mẹ nó hăng quá làm bé mệt óc, nhưng mẹ nó nhớ ngoài việc tập đầu óc bé làm quen với vật thể, thì mỗi tuần nên chú ý đến cách ăn uống những thức ăn bổ cho não hé. Có sức khỏe thì mới thông minh lên được. Lu nhớ có lần làm research về nutrition trong trường có ngâm kíu về thực phẩm dành cho trẻ em. Mỗi tuần đứa bé cần 4 ngày ăn trứng thịt sữa đầy đủ, ba ngày rau để có chất kháng sinh. Trứng, thịt, sữa giúp cho não phát triển tốt. Nhưng trứng phải mua gà nuôi thóc, đừng mua trứng gà công nghiệp thì ăn tròng đỏ có chất thuốc kích thích lớn của gà sẽ ko tốt cho óc của bé. Mẹ nó nhớ chia thời gian cho bé học qua màu sắc, để có cân bằng về cái sự lởng mợng biết iu cái đẹp nữa hé. Nói chung là mẹ nó phải học trước rồi dạy lại cho bé đấy, chắc một thời gian nữa mẹ của bé thành thần đồng quá, hị hị ;))
Nếu mẹ nó cần Lu post bài về vẽ cơ bản dành cho trẻ em thì cứ hú hé, Lu sẽ tương bài lên ngay. Cho mẹ nó quấn luyện cho bé cầm kì thi họa luôn. Lở bé giỏi rồi thì cho bé giỏi toàn diện luôn mẹ nó à ;))
Em gửi mọi người tham khảo nội dung phần trình bày trong hội thảo về trường cho trẻ TK ở đây nhé
http://docs.google.com/present/view?id=dhjwj4ps_3617hj49b3dq&autoStart=true&loop=true
@ LU: cám ơn cô Lu nhiều. Thực ra, vụ học programming là ... cho mình đấy, chắc phải dăm bảy năm mình mới nhập vào đầu!
Cái vụ ăn uống, nhắc đến lại sợ... Hôm vừa rồi, đặt rau hữu cơ, hơi già, hơi xấu một tí, nhưng trệu trạo một hồi cũng xong. Gạ ông nội D trồng rau sạch ở mảnh đất còn lại, chắc rồi cũng sẽ thành công. Chứ thịt (sản phẩm động vật) hữu cơ, thì ôi thôi, khó lắm nhỉ!!!!
Ah, cô Lu post bài về vẽ đi. Mình ngày xưa học lệch lắm (cầm kỳ thi họa - cả 4 đều zero hết đấy)!!! Nếu tiện, cô cho luôn vào www.tretuky.com, vào diễn đàn luôn cho các bé khác ké nhé.
Fr. VH : he he, để cuối tuần Lu rảnh rồi xem lại tập cho mí bé làm quen với màu sắc từ cơ bản, rồi post bài lên ha mẹ nó.
Lu đề nghị cho các bé học hội họa vì Lu bắt chước vào cách học lóm của bà cô đấy. Bà í nói trẻ em bắt đầu tập nhận thức màu là tập cho các bé có phán đoán nhanh nhẹn về mắt và ảnh hưởng của nó đi đến não như thế nào, tập lắp ráp đồ chơi là tập sự hiếu động nhanh nhẹn của tay chân được chuyển từ não sang tứ chi như thế nào? rồi tập lắng nghe nhạc và có thể cho học nhạc sau đó là tập cho thính giác nhanh nhạy bắt được sự tinh tế của âm thanh chuyển từ não sang tai như thế nào...cuối cùng mới tập cho các bé động não đến những thứ phức tạp hơn sau khi đã được hướng dẫn cơ bản có nền tảng chịu đựng được...đừng nhồi nhét sớm quá làm cho các bé mệt óc là hỏng chiện.
Tập như thế này các bé sẽ có nhiều trò giải trí ko thấy boring và lớn lên sẽ là một đứa bé có tinh thần phong phú biết sáng tạo. he he, cho Lu lắm lời một tí, nhắc đến việc training đặc biệt training nhi đồng quận là Lu hứng chí lém.
Việc ăn uống thì dứt khoát ko nên nhân nhượng nếu bé ko chịu chén thịt, sữa, và trứng nha mẹ nó. Ba thứ đó cần cho não phát triển đến năm 18 tuổi thì mới có thể tạm kiêng lại. Còn phần mình thì có thể ăn rau vì mình nhớn rồi, não đã định hình ko cần tẩm bổ nữa, mình nên ăn rau tránh thịt đễ giử trẻ lâu, da ko bị chảy vì thịt coi thế mờ ko tốt cho phụ nữ mẹ nó à ;))
Fr. Vinh Hạnh
@ LU: cô LU này, tuần trước, D nhà mình đổ tóe cả bộ kỹ thuật lớp 4 ra, ngồi văn ốc, xoáy ốc. Tự nhiên mình (đầu năm học mà, là thời gian luôn nhạy cảm của mẹ trẻ ktật) nhớ lại câu chuyện học hardware này của LU, và lại đây áp hy vọng. Anh chàng hý hoáy suốt, mặc dù vận động tinh ko tốt chút nào.
LU cho mình xin email đc ko? Mình có việc này muốn hỏi nhờ LU một chút. Hoặc email luôn cho mình vào hoangkimthoa1976@yahoo.com nhé.
Đăng nhận xét