Ứng dụng công nghệ nano sẽ đem lại lợi ích cho người dân đang sống trong nghèo khổ như chẩn đoán và điều trị các bệnh truyền nhiễm, làm sạch nước, khử muối, sản xuất năng lượng bền vững... Công nghệ nano còn có thể tác động tốt đến an ninh lương thực như tăng sản lượng hoa màu, các nguyên liệu bao bì được khoác lớp phân tử nano sẽ giúp thực phẩm được bảo quản lâu hơn.
Công nghệ nano đương nhiên không thể giải quyết được hết các vấn đề của người dân nghèo ở vùng sâu vùng xa, nhưng nó có thể tạo nên những dụng cụ, hệ thống từ những vật liệu rẻ tiền và dễ sử dụng. Trong tương lai, những công ty đa quốc gia có thể sẽ đưa sản xuất đến những nước đang phát triển, nơi có giá nhân công thấp hơn.
Một loạt nền kinh tế mới nổi như Brazil, Trung Quốc, Ấn Độ, Nga và Nam Phi đã đầu tư một số lượng tiền đáng kể vào những chương trình nghiên cứu công nghệ nano nội địa tạo ra những sản phẩm có thể cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Công nghệ nano hiện đã được áp dụng ở nhiều lĩnh vực như y tế, năng lượng, góp phần cải thiện cuộc sống của người nghèo. Năng lượng mặt trời là một ví dụ. Những tấm thuộc quang điện mặt trời (PV) hiện có trên thị trường sử dụng một lớp khá dày silicon kết tinh đắt tiền làm nguyên liệu chính chuyển ánh sáng mặt trời thành điện năng. Một số pin mặt trời sử dụng nguyên liệu nano (như silicon không kết tinh hay màng mỏng) thường có giá rẻ nhưng lại kém hiệu suất hơn so với pin mặt trời kết tinh. Các nhà khoa học đã tập trung nghiên cứu cách tăng hiệu suất nhưng vẫn sử dụng các nguyên liệu rẻ hơn phối hợp với những loại pin mặt trời khác nhau trong cái gọi là “pin mặt trời 3D” và đưa chúng vào trong các loại vật liệu xây dựng.
Theo ông Wilfried Hoffman thuộc Cty Đức RWE Schott Solar, những tấm pin mặt trời PV silicon không kết tinh rẻ tiền là sự lựa chọn phổ biến cho người dân ở những khu vực chưa có lưới điện quốc gia. Thậm chí các tấm pin mặt trời PV nối với lưới điện sẽ trở thành nguồn điện năng rất cạnh tranh trong sản xuất điện từ 2010 đến 2020.
Ở những nước nơi mà tình trạng thiếu vệ sinh và nước sạch là nguyên nhân gây ra các dịch bệnh chết người, công nghệ nano có thể tìm ra một vài giải pháp. Hiện nay đã có một số cách lọc nước loại bỏ khá hữu hiệu các tạp chất, rất dễ sử dụng và có thể được sản xuất tại chỗ. Những cách lọc nước này có thể sẽ hữu hiệu hơn và rẻ hơn nếu được bổ sung các màng hay phân tử nano.
Tuy nhiên, các chuyên gia về nano của Nam Phi là Thembela Hillie và Mbhuti Hlope cảnh báo rằng cần phải xem xét kỹ những nguy cơ có thể tác động đến sức khỏe con người trong các thiết bị lọc nước liên quan đến nano, bởi lẽ tùy thuộc vào kích cỡ hoặc tính chất bề mặt của một số phân tử nano của cùng một hợp chất hóa học, mà phân tử nano lớn hơn có thể hoạt động theo một cách khác và gây nguy hại cho con người hoặc môi trường.
Công nghệ nano cũng có thể được ứng dụng trong các nhà máy xử lý nước mặn, hoặc với tư cách là chất xúc tại tại các nhà máy xử lý nước tại các đô thị. Tại Bangladesh, công nghệ nano tỏ ra đặc biệt hữu hiệu trong việc loại bỏ các tạp chất độc hại như thạch tín khỏi nguồn nước sinh hoạt. Cuối năm 2006, hai dự án nghiên cứu và thử nghiệm các hệ thống làm sạch nước bằng năng lượng mặt trời ở nông thôn.
Trong khuôn khổ Dự án Sodiswater do Liên minh Châu Âu (EU) tài trợ , các nhà khoa học của Châu Âu và Châu Phi đã nghiên cứu việc sử dụng phần tử nano như chất xúc tác để tẩy uế nhanh chóng với chi phí thấp tại Kenya, Nam Phi và Zimbabwe. Dự án còn hướng tới việc quảng bá cách làm sạch nước uống bằng năng lượng mặt trời như một cách can thiệp hữu hiệu để ngăn chặn các dịch bệnh lây lan qua nước. Chính phủ Ireland đã cung cấp tài chính để thực hiện một dự án tương tự tại Campuchia.
Dịch bệnh là tác nhân gây tử vong của hàng triệu người mỗi năm và số nạn nhân có khả năng tăng lên trong những năm tới, đặc biệt là ở những nước đang phát triển. Theo số liệu của Cơ quan phòng chống AIDS của LHQ (UNAIDS), thế giới có trên 33 triệu người nhiễm HIV, chỉ riêng trong năm 2006 đã có 2,1 triệu người chết vì AIDS. Chiến dịch Thiên niên kỷ của LHQ cảnh báo mỗi năm có hơn 1 triệu người chết vì sốt rét và hơn 300 triệu người bị mắc căn bệnh này.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), năm 2005 có 1,5 triệu người chết vì lao phổi. Người ta hy vọng rằng các nghiên cứu công nghệ nano sẽ đưa ra được nhiều cách chữa trị mới. Ông Jon Dobson (ĐH Keele – Anh) tin rằng phân tử nano có thể được sử dụng trong chẩn đoán cũng như điều trị lao phổi và các bệnh về phổi khác. Còn ông Robert Allaker của ĐH London thì cho rằng công nghệ nano không chỉ có tiềm năng trong việc cải thiện cách tiếp cận hiện nay đối với tiêm chủng, thiết kế và cung cấp thuốc men, chẩn đoán và kiểm soát nhiễm trùng, mà sẽ cung cấp nhiều công cụ và khả năng mới.
Trong nông nghiệp, các nhà khoa học đã nghiên cứu nhiều ứng dụng công nghệ nano đối với an ninh lương thực. Theo ông Jorgen Schultz và các đồng nghiệp tại Đại học Kỹ thuật Đan Mạch, bọt nano có thể được đưa vào tấm lớp nhựa giữa hai lớp kính của nhà trồng rau quả, ánh sáng vẫn có thể đi từ ngoài vào, nhưng hơi ấm từ trong lại không bị thoát ra, giúp các loại cây ăn trái hay hoa màu cho thu hoạch nhanh hơn.
Không những thế, các nang nano thông minh có thể sẽ được trộn vào phân vô cơ, trong trường hợp phát hiện ra mầm bệnh, chúng sẽ tự vỡ để tiêu diệt mầm bệnh. Tuy nhiên, người ta lại đặt câu hỏi chuyện gì sẽ xảy ra nếu không có mầm bệnh và các nang nano lọt vào cơ thể người qua đường tiêu hóa và bục ra trong dạ dầy của khách hàng?
Lương thực cũng có thể được bảo quản lâu hơn nếu đem đóng vào các bao bì có một lớp tiểu huyết cầu mỏng hoặc các nguyên liệu nano khác có thể giảm sự rò rỉ oxi. Các cảm biến nano cũng có thể dùng để giám sát chất lượng thực phẩm.
Các nhóm nghiên cứu của ĐH Wageningen (Hà Lan) đã xem xét việc ứng dụng công nghệ nano khá rộng rãi trong nông nghiệp, nhưng các tổ chức môi trường và quyền lợi của người tiêu dùng cũng như các cơ quan an toàn thực phẩm ở các nước vẫn lo ngại về những nguy cơ tiềm năng chưa được làm rõ của công nghệ này đối với con người và môi trường.
Tham khảo:
Công nghệ nano - Wikipedia
17 comments:
Chủ đề trong bản dịch này của anh rất hay ạ, em có mấy ý nhỏ:
"cải thiện cách tiếp cận hiện nay đối với tiêm chủng": em nghĩ "approaches" chỗ này không phải là "means of access" = "cách tiếp cận" mà là "method used" = "phương pháp", nên chỗ này nên đọc là "cái tiến các phương pháp tiêm chủng hiện nay". Để nói rõ thêm, dùng phần tử nano có thể tạo ra các loại vắc xin không cần bảo quản lạnh, và có thể dùng đường uống thay cho đường tiêm.
"phân vô cơ": em nghĩ là pesticides dịch là thuốc trừ sâu thì chính xác hơn.
"bao bì có một lớp tiểu huyết cầu mỏng": em nghĩ "clay pallete" là "phân tử gốm" chứ không phải tiểu cầu trong máu.
Anh có nghe nói đến Nano. Chưa hiểu về cái này nhiều. Hic! Bài viết cho biết tác dụng của nó rất hay. Em giải thích thêm vài dòng Nano là gì đi? Hic!
Bài này hay nè anh, em khoái! nhiều thông tin có lí. Lần trước news bên đây có quảng cáo xe hột mít Tata Nano, do mí ku Ấn sản xuất, giá thành chỉ khoảng $2000 thôi. Nghe đâu sắp tới sẽ có mặt ở Mỹ, như thế đây là loại xe rẻ nhất rồi. Thấy quảng cáo là ít tốn xăng.
@Nước chè quê:
Cám ơn em đã chịu khó đọc và phát hiện những chỗ chưa chính xác.
@A Thuỵ:
OK, em sẽ bổ sung sau.
@LU:
Anh có nghe thấy nói về loại xe hột mít đó. Giá 2000 thì người ta mua đi rầm rầm ngoài đường mất.
anh Cường: Nghe nói xe này chưa được nhập vào năm nay vì airbag chưa đạt yêu cầu an toàn của Mỹ, mấy ku Ấn phải chỉnh lại. Có thể năm sau sẽ nhập sang, nhưng nhập vào thì giá lại ko còn là $2000 nữa, mà sẽ lên đến gần $8000. Đề tài này hay, anh giải thích thêm về Nano theo câu hỏi của anh Thụy đi. Nano ứng dụng được trong nhiều lĩnh vực lắm.
@LU:
8 nghìn giá ở Mỹ, nếu ở VN thêm 100% thuế nhập khẩu sẽ lên 16 nghìn. Không còn rẻ nữa rồi.
@A Thụy:
Đã bổ sung đường link về công nghệ nano trong Wikipedia tiếng Việt. Anh xem thêm nhé.
Tôi con nhà kỹ thuật mà đọc công nghệ nano thấy rất trừu tượng
OK em! Thuật ngữ này anh nghe tương đối nhiều. Đọc nó mới thấy là một công nghệ hoàn toàn mới và không phải là dễ hiểu. Thôi, mình chỉ cần biết đến các ứng dụng của nó cho đời sống là đủ em ạ! Hic
Công nghệ Nano theo anh bạn em làm bên vật lý nguyên tử nói chính là một dạng hạt siêu nhỏ có thể làm thay đổi vật chất mà nó được phủ lên hoặc được kết hợp cùng. Nhờ có các hạt Nano, vật liệu nào cũng biến thành vật liệu thông minh vì có thể đáp ứng nhiều mong muốn tưởng như vô lý của người sử dụng. Như áo mưa không bao giờ bẩn, bình sữa không có cặn, giày không có mùi, đồ trang điểm siêu mịn mà không có chì...
Em mới biết đến tủ lạnh và bình sữa sử dụng công nghệ Nano. Đọc bài này thấy nó có nhiều ứng dụng thật.
Các VIP như con nhà em toàn bị nhiễm độc chì, thạch tín, thủy ngân và các kim loại nặng rất trầm trọng (con nhà em chì gấp 20 lần, thạch tín hơn 10 lần mức cho phép). Giá mà công nghệ này có thể được ứng dụng sớm trong việc tẩy nước nhỉ.
@Mẹ Linh: trời ơi! Tại sao bé lại bị nhiễm? Và nhiễm từ khi nào vậy?
Liek2chat: Các VIP như con nhà em <-- con của chị thật hả? sao lại để bị nhiễm như thế? khu vực chị ở đâu mà nguồn nước ko lọc được những chất độc đó vậy chị?
Bây giờ bên Mỹ những công ti điện tử đều phải áp dụng quy định dùng chất dẫn điện ko có chì, non-lead (RosH). Ngày trước chất hàn dẫn điện chứa đến gần 75% là chì (Lead), nhưng bi giờ chỉ còn 1% thôi. Độ chì này ko làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiếp xúc với nó. Những vật liệu phế thãi điện tử phải cho ra đúng bãi rác, để tránh làm ô nhiễm nguồn nước và môi trường chung quanh. Công ti nào ko chấp hành đúng quy định sẽ bị chính phủ phạt nặng.
Mười năm trước, có một nhân viên nam làm việc trong khu vực hàn máy móc đã nghỉ bệnh vĩnh viễn, vì bác sĩ báo trong máu bị nhiễm chì. Công ti của Lu phải bồi thường cho người đó.
Môi trường ở VN rất nhiều kim loại nặng: arsenic trong gạo rất nhiều đấy, chì trong sơn tường, bát sứ...còn nhiều nơi nữa, mẹ cháu đã từng dịch một bài về vấn đề này rồi, để hôm nào post lên cho cả nhà đọc nhé.
Riêng các cháu TK (autism) có khả năng thải độc rất kém, kém hơn người thường nhiều. 80% các cháu làm xét nghiệm đợt vừa ở HN rồi bị nhiễm độc một vài loại kim loại nặng nào đó. Người ta chưa tìm ra được nguyên nhân. Ở Mỹ đã tìm ra cách tẩy độc (chelation) cho các cháu và kết quả rất khả quan. Tuy nhiên tẩy xong thì phải cho các cháu sống trong môi trường ko độc hại cơ. Chứ như ở HN hiện giờ thì vẫn không ổn.
Hic, sáng giờ tra, search các kiểu để đọc về công nghệ NANO...
@Đỗ:
Anh dân kỹ thuật còn thấy trừu tượng, tôi dân KH xã hội còn thấy trừu tượng hơn. Thôi mình cứ theo quan điểm anh Thụy ""hỉ cần biết đến các ứng dụng của nó cho đời sống là đủ" anh ạ.
@Titi:
Anh bạn em nói đúng ròi. Có cả loại quần áo mặc không cần giặt nữa, nó tự sạch. Nhưng mặc loại quần áo này chán chết nhỉ? Phải thay đổi phục trang hàng ngày chứ.
@L2C:
Công nghệ này được áp dụng trong tẩy nước, nhưng không biết nhà mình đã ứng dụng chưa. Nghe em nói mới biết những người TK khổ quá.
@Lana:
Có tìm thấy điều gì có ích không Lana? Giá có công nghệ nano để mỗi khi làm off không ai vắng thì tốt quá nhỉ?
@LU:
Bên Mỹ thì mới như vậy, còn bên ta chắc phải đợi một thời gian nữa Lu à.
Đăng nhận xét