Bài này tặng bác Hậu Khảo cổ
Gertrude Bell là người phụ nữ có cuộc đời phi thường đầu thế kỷ 20. Không chỉ nước Anh, mà cả thế giới sẽ còn nhớ tới bà nhờ những phát kiến quan trọng của bà về văn hoá Arab. Mặc dù có những thành công vang dội trong lĩnh vực học thuật và văn hoá, cuộc đời của bà cũng bộc lộ những nghịch lý. Là học giả, nhà khảo cổ, nhà ngôn ngữ xuất chúng, nhưng bà cũng còn là một nhân vật lãnh đạo trong phong trào đòi quyền bầu cử cho phụ nữ.
Sinh tại Durham ngày 14.7.1868 trong một gia đình giàu có, Gertrude Bell là con gái của nhà công nghiệp Isaac Lowthian Bell. Nhờ vậy mà sau này bà có nguồn tài chính dồi dào để chi tiêu trong những chuyến viễn du khắp thế giới. Ở tuổi 16, Gertrude theo học tại trường nữ sinh Lady Margaret Hall thuộc Đại học Oxford. Chỉ sau 2 năm rưỡi, bà đã trở thành người phụ nữ đầu tiên đứng đầu danh sách trong lịch sử của trường.
Sau đó bà đã đi đến những vùng đất như Iran, Mesopotamia, Jerusalem và Thuỵ Sĩ. Bà bắt đầu đam mê khảo cổ và leo núi trên dãy Alps của Pháp. Sự mê hoặc của văn hoá Arab đã khiến bà học tiếng Arab và nhiều thứ tiếng khác. Để thuận lợi cho công việc, tại Jerusalem bà đã cải trang thành nam giới và đắm chìm vào cuộ khám phá thế giới bí ẩn trong cộng đồng Druze – (nhánh Hồi giáo ở Syria, Lebanon, Israel và Jordan ngày nay).
Năm 1915 Gertrude Bell trở thành tình nguyện viên của Hội Chữ thập Đỏ Pháp, nhưng ít lâu sau bà được cử sang Cairo (Ai Cập) công tác cho văn phòng của tổ chức này. Bà là người đã kích động phong trào nổi dậy của người Arab chống lại người Thổ Nhĩ Kỳ. Nhờ khối lượng kiến thức lớn cũng như mối quan hệ cá nhân với những bộ lạc Arab mà Gertrude có khả năng cung cấp được lượng thông tin tình báo dồi dào cho nước Anh. Những thông tin này được T. E. Lawrence (sĩ quan quân đội Anh, 1888 – 1935) và những người khác sử dụng dẫn tới thành công trong cuộc khởi nghĩa Arab (1916 – 1918).
Năm 1916 bà tới Basra. Bà đã vẽ bản đồ giúp quân đội Anh tiến vào Baghdad. Bà là nữ sĩ quan duy nhất trong quân đội Anh khi đó và sau này vì thành tích “vẽ nên bản đồ Iraq” bà đã được tặng thưởng C.B.E. (huân chương cao nhất của quân đội Anh).
Chiến tranh thế giới thứ nhất chấm dứt dẫn tới sự sụp đổ của đế chế Ottoman. Bà trở thành nhân vật đắc lực trong những cuộc đàm phán đầu tiên về biên giới Iraq. Chính bà đã thuyết phục Thủ tướng Anh Churchill công nhận Faisal là Quốc vương của Iraq. Sau đó, với tư cách là cố vấn không chính thức cho Quốc vương Faisal, bà được gán biệt danh “Nữ hoàng Iraq không ngai”. Điều đó cho thấy bà có khả năng tuyệt vời trong việc thuyết phục các chính khách chấp nhận ý kiến của bà. Nhà văn nữ cùng thời đã mô tả Gertrude Bell như sau: “Người đàn bà hách dịch, ở trên muôn người, khiến ta có cảm giác bất tài”.
Đáng tiếc là sự hình thành một quốc gia Iraq mới đã không mang lại được ổn định cho người dân ở đất nước này, mà lại là nguồn cơn cho những xung đột giữa các bộ lạc khác nhau. Sự hiện diện của người Anh ngày càng trở thành cái gai trong mắt người Iraq và dẫn đến sự đối đầu bạo lực dai dẳng và tốn kém. Tình hình khi đó cho thấy những trùng hợp đến mức ngỡ ngàng với những gì đang diễn ra ngày hôm nay.
Sau khi tình hình ở Iraq tạm yên, Gertrude lại tiếp tục theo đuổi đam mê khảo cổ của mình. Bà thành lập Bảo tàng Khảo cổ học Baghdad với những bộ sưu tập cổ vật phong phú của Babylon. Bà là người tiên phong trong việc kêu gọi quốc tế gìn giữ cổ vật tại các nước mà cổ vật có xuất xứ. Bảo tàng Baghdad đã từng là một trong những bảo tàng khảo cổ uy tín nhất của thế giới.
Không những thế, bà còn tìm được thời gian để lôi ra ánh sáng những tác phẩm thơ huyền bí của Hafiz – nhà thơ nổi tiếng thế kỷ 14 và dịch đầy cảm hứng sang tiếng Anh. Bản dịch đó đến nay vẫn rất phổ biến và khiến thế giới bên ngoài hiểu thêm tâm hồn của người Arab. Victor Winstone - người viết tiểu sử cho Gertrude Bell đã mô tả cuộc đời bà là “sự kế tục hầu như không ngơi nghỉ của những thành tựu xuất chúng”.
Đáng tiếc là cuộc đời sáng chói của Gertrude Bell đã có một kết cục bi kịch vào tháng 7.1926. Cuộc khởi nghĩa chống lại người Anh của chính quyền Iraq khiến tình hình ở nước này rối ren. Cộng thêm tác động của bệnh tật, và cả sự cô đơn, bà đã quyết định quyên sinh bằng thuốc ngủ quá liều.
Gertrude Bell là người phụ nữ có cuộc đời phi thường đầu thế kỷ 20. Không chỉ nước Anh, mà cả thế giới sẽ còn nhớ tới bà nhờ những phát kiến quan trọng của bà về văn hoá Arab. Mặc dù có những thành công vang dội trong lĩnh vực học thuật và văn hoá, cuộc đời của bà cũng bộc lộ những nghịch lý. Là học giả, nhà khảo cổ, nhà ngôn ngữ xuất chúng, nhưng bà cũng còn là một nhân vật lãnh đạo trong phong trào đòi quyền bầu cử cho phụ nữ.
Sinh tại Durham ngày 14.7.1868 trong một gia đình giàu có, Gertrude Bell là con gái của nhà công nghiệp Isaac Lowthian Bell. Nhờ vậy mà sau này bà có nguồn tài chính dồi dào để chi tiêu trong những chuyến viễn du khắp thế giới. Ở tuổi 16, Gertrude theo học tại trường nữ sinh Lady Margaret Hall thuộc Đại học Oxford. Chỉ sau 2 năm rưỡi, bà đã trở thành người phụ nữ đầu tiên đứng đầu danh sách trong lịch sử của trường.
Sau đó bà đã đi đến những vùng đất như Iran, Mesopotamia, Jerusalem và Thuỵ Sĩ. Bà bắt đầu đam mê khảo cổ và leo núi trên dãy Alps của Pháp. Sự mê hoặc của văn hoá Arab đã khiến bà học tiếng Arab và nhiều thứ tiếng khác. Để thuận lợi cho công việc, tại Jerusalem bà đã cải trang thành nam giới và đắm chìm vào cuộ khám phá thế giới bí ẩn trong cộng đồng Druze – (nhánh Hồi giáo ở Syria, Lebanon, Israel và Jordan ngày nay).
Năm 1915 Gertrude Bell trở thành tình nguyện viên của Hội Chữ thập Đỏ Pháp, nhưng ít lâu sau bà được cử sang Cairo (Ai Cập) công tác cho văn phòng của tổ chức này. Bà là người đã kích động phong trào nổi dậy của người Arab chống lại người Thổ Nhĩ Kỳ. Nhờ khối lượng kiến thức lớn cũng như mối quan hệ cá nhân với những bộ lạc Arab mà Gertrude có khả năng cung cấp được lượng thông tin tình báo dồi dào cho nước Anh. Những thông tin này được T. E. Lawrence (sĩ quan quân đội Anh, 1888 – 1935) và những người khác sử dụng dẫn tới thành công trong cuộc khởi nghĩa Arab (1916 – 1918).
Năm 1916 bà tới Basra. Bà đã vẽ bản đồ giúp quân đội Anh tiến vào Baghdad. Bà là nữ sĩ quan duy nhất trong quân đội Anh khi đó và sau này vì thành tích “vẽ nên bản đồ Iraq” bà đã được tặng thưởng C.B.E. (huân chương cao nhất của quân đội Anh).
Chiến tranh thế giới thứ nhất chấm dứt dẫn tới sự sụp đổ của đế chế Ottoman. Bà trở thành nhân vật đắc lực trong những cuộc đàm phán đầu tiên về biên giới Iraq. Chính bà đã thuyết phục Thủ tướng Anh Churchill công nhận Faisal là Quốc vương của Iraq. Sau đó, với tư cách là cố vấn không chính thức cho Quốc vương Faisal, bà được gán biệt danh “Nữ hoàng Iraq không ngai”. Điều đó cho thấy bà có khả năng tuyệt vời trong việc thuyết phục các chính khách chấp nhận ý kiến của bà. Nhà văn nữ cùng thời đã mô tả Gertrude Bell như sau: “Người đàn bà hách dịch, ở trên muôn người, khiến ta có cảm giác bất tài”.
Đáng tiếc là sự hình thành một quốc gia Iraq mới đã không mang lại được ổn định cho người dân ở đất nước này, mà lại là nguồn cơn cho những xung đột giữa các bộ lạc khác nhau. Sự hiện diện của người Anh ngày càng trở thành cái gai trong mắt người Iraq và dẫn đến sự đối đầu bạo lực dai dẳng và tốn kém. Tình hình khi đó cho thấy những trùng hợp đến mức ngỡ ngàng với những gì đang diễn ra ngày hôm nay.
Sau khi tình hình ở Iraq tạm yên, Gertrude lại tiếp tục theo đuổi đam mê khảo cổ của mình. Bà thành lập Bảo tàng Khảo cổ học Baghdad với những bộ sưu tập cổ vật phong phú của Babylon. Bà là người tiên phong trong việc kêu gọi quốc tế gìn giữ cổ vật tại các nước mà cổ vật có xuất xứ. Bảo tàng Baghdad đã từng là một trong những bảo tàng khảo cổ uy tín nhất của thế giới.
Không những thế, bà còn tìm được thời gian để lôi ra ánh sáng những tác phẩm thơ huyền bí của Hafiz – nhà thơ nổi tiếng thế kỷ 14 và dịch đầy cảm hứng sang tiếng Anh. Bản dịch đó đến nay vẫn rất phổ biến và khiến thế giới bên ngoài hiểu thêm tâm hồn của người Arab. Victor Winstone - người viết tiểu sử cho Gertrude Bell đã mô tả cuộc đời bà là “sự kế tục hầu như không ngơi nghỉ của những thành tựu xuất chúng”.
Đáng tiếc là cuộc đời sáng chói của Gertrude Bell đã có một kết cục bi kịch vào tháng 7.1926. Cuộc khởi nghĩa chống lại người Anh của chính quyền Iraq khiến tình hình ở nước này rối ren. Cộng thêm tác động của bệnh tật, và cả sự cô đơn, bà đã quyết định quyên sinh bằng thuốc ngủ quá liều.
Chú thích: Gertrude Bell tại Ai Cập (ảnh trên) và tại Iraq (ảnh dưới).
BONUS NHÂN NGÀY CỦA MẸ:
CÕNG MẸ ĐI CHƠI - SÁNG TÁC VÀ TRÌNH BÀY: TRẦN QUẾ SƠN
21 comments:
Nhà khảo cổ này còn là nhà họat động xã hội, một chiến sĩ và nhà bảo tàng học. Ngần ấy con người trong một người phụ nữ, quả thật bà là một người vĩ đại.
Cho đến giờ Unesco cũng đã khuyến nghị nhiều lần về việc nên trả cổ vật về nơi xuất xứ của nó... nhưng có lẽ điều khuyến nghị này, như bà Gertrude Bell đã kêu gọi từ 2 thế kỷ trước, sẽ chẳng bao giờ được thực hiện.
Bà cô dạy lịch sử mà em nói hay hú trong giờ giảng để đánh thức sinh viên có chồng là nhà khảo cổ. Bà ấy hay theo chồng đi chu du khắp thế giới tìm tòi vật cổ. Biết nhiều thứ tiếng xưa rất giỏi.
Em cũng chẳng hiểu sao bà ấy dịch hay thế? thú thật có lần em cũng tự bò vào bảo tàng sờ đá mà dịch tiếng Cuneiform, thì chỉ mò được có mỗi 2..3 dòng là tắt tịt. Em kết nhất nhà văn nữ Agatha Christie, bà ấy lấy ông chồng thứ nhì là nhà khảo cổ nổi tiếng Max Mallowan, ông đã khai quật thành phố cổ Ur của người Mesopotamian. Có lẽ nhờ theo chồng đi đào xác úp nhiều mà văn của bà í rất chi là li kỳ và rợn tóc gáy, em khoái! Em mê tìm tòi lại những văn hóa xưa lém, sau này già tí tí, tìm đủ tiền ko cần mần việc nữa thì em để hẳn thời gian đi chu du toàn thế giới, tìm cho ra hết mấy lão gà ác đen Pharaoh ;))
Oài, người tiên phong trong phong trào nữ quyền. Những điều bà ấy làm được thật phi thường. Nhưng bà ấy không có gia đình, con cái hả anh?
Làm thế nào mà môt người phụ nữ, vào thời ấy lại có thể đi nhiều, làm nhiều, nghiên cứu nhiều, tìm tòi nhiều và hy sinh nhiều đến thế nhỉ? Đúng làm một con người phi thường. Bạn Hậu ơi, đọc bài này, thấy nghề của bạn thật độc đáo. Chúc mừng bạn nhé!
Em cũng thích đi nhiều, tìm được nhiều những gì bí ẩn của quá khứ, hiểu biết thêm về thế giới nhưng chắc không thể làm nổi một phần bé tẹo những gì người phụ nữ phi thường này làm.
Đúng là đôi khi nghề chọn người thật chị Hậu nhỉ. Em chúc mừng vinh quang của nghề mà chị theo.
HKC tui ko bằng 1 phần nhỏ xíu mà người phụ nữ vĩ đại này đã làm được. Có 1 điều đồng ý với các bạn là, đi nhiều biết thêm biết nhiều, như là ta được sống thêm nhiều cuộc đời nữa. Đó là cái được rất lớn mà nghề mang lại cho mình.
Cám ơn bạn được đọc một bài rất bổ ích.
@Hậu khảo cổ:
Em đến Bảo tàng Quốc gia Indonesia, vào một gian trưng bày chính thấy bộ trống đồng cổ rất đẹp. Bụng nhủ thầm: Hóa ra Indo cũng có trống đồng, đâu có phải riêng Việt Nam. Xem một hồi thì thấy có một tấm biển bằng đồng dòng nhỏ xíu gắn ở vị trí không dễ nhận thấy rằng đây là bộ trống đồng của Đông Sơn, nhập từ Việt Nam vào Indo từ nhiều thế kỷ trước.
@LU:
Lu nhờ bác Hậu tìm giúp một anh chồng làm khảo cổ đi.
@Titi:
Anh không thấy các thông tin về đời tư trong tiểu sử của bà ấy.
@A Thụy:
Bà ấy vượt qua những khó khăn của thời đại, vượt qua thời đại bác ạ.
@Vhlinh:
Chị Hậu chọn nghề này, nghề này chọn chị Hậu quả là độc.
@Đỗ:
Rất vui vì biết anh thường xuyên ghé thăm.
anh Cường : ha ha...ko có anh nào cổ hơn anh xác úp gà ác đen Pharaoh, em kết anh í vì dù sao ảnh cũng mần vua ngày xửa ngày xưa =))
Nữ khảo cổ này có người tình là trung tá trong quân đội hoàng gia Anh, Charles Doughty-Wylie.
Bài hát này anh có post một lần rồi nhỉ? :)
Không biết khi Pan lớn, người ta còn dùng blog không anh? Chỉ cần cho nó mỗi ngày 30 phút vào blog bác VMC xem từ từ các entry, thì cũng thu thập được một vốn kiến thức khá đồ sộ về VN và thế giới rồi. Hy vọng là lúc đó blog vẫn còn, anh nhỉ? :D
@LU:
Thế là LU kết "Xác ướp Ai Cập" hả?
@Vân Lam:
Đến lúc đó chắc chắn sẽ tồn tại những cái hay ho hơn và Pan sẽ đắm đuối với những thành tựu công nghệ mới, không đời nào xem ba thứ vớ vẩn này của bác C.
VMC: Hà hà! Phải nói chính xác là bà ấy đi trước thời đại của mình em ạ!
Ở Đông dương cũng có 1 nhà nữ khảo cổ người Pháp nổi tiếng là bà M. Colani. Bà vốn là nhà địa chất nhưng lại là người phát hiện và nghiên cứu nhiều văn hóa khảo cổ tiền sử ở VN và nhiều nước ĐNA. Bà cùng em gái làm việc ở VN cho đến năm 1954, trở về Pháp, và cả 2 chị em đều ko lập gia đình.
@A Thụy:
Thế giới không ít những phụ nữ xuất chúng...
@Chị Hậu
Những phụ nữ làm khảo cổ sao lại đa đoan thế chị nhỉ?
Anh Cường : em khoái vì...nếu mí ảnh ưng cho em túm được một anh chưa ai biết, thì cả thế giới sẽ thều thào rằng ..."con Nu tìm được hắn đấy!". Thế là em nổi tiếng và giàu to nhá ;))
@Lu: Cám ơn Lu vì thông tin tình yêu của bà Bell. Nghĩa là bà ấy ghê gớm, thành đạt nhưng không bị nam tính. Hì...
Cái bài hát cõng mẹ đi chơi trên, em định quay mấy lần mà chả nghĩ ra tứ gì khả dĩ. Chẳng lẽ quay con trai cõng mẹ như lời ca à? Em đang nghĩ nhưng mừ chưa nghĩ ra. Anh có ý gì hong?
Hehe..đại K quá khiêm tốn. Nhưng em thì không đồng ý điều anh nói. Bởi nếu nói như anh, thì chúng ta ngày nay đâu cần đọc lại những quyển sách đã viết cách đây vài trăm năm? Đâu cần tìm hiểu khởi nguyên và sự phát triển của các phát minh khoa học? Và cũng không cần nghe những câu chuyện của cha mẹ, ông bà kể về ngày xưa. :D
Nền tảng, là điều rất quan trọng anh ợ. Dù thế giới có phát triển đến độ nào, thì việc tìm hiểu các kiến thức khởi nguyên và quá trình phát triển của một sự vật/sự việc nào đó vẫn là điều cần thiết. Như thế, blog của anh vẫn rất cần cho thế hệ sau, ít ra nó phản ánh khá đầy đủ những biến chuyển xảy ra trong thời kì giao thời : nửa cuối thế kỉ 20 - nửa đầu thể kỉ 21 (nếu không muốn nói đến những entries với các mốc thời gian trước đó nữa!).
Em không thích nịnh nọt, và lười cmt, nên anh cứ tin là em đang nói rất thật. :D
Đăng nhận xét