Một trong những gương mặt nổi tiếng nhất trên Đài truyền hình quốc gia Italia (RAI) – Maria Luisa Busi, người dẫn bản tin thời sự 8 giờ tối trên kênh 1 (Rai Uno) đã từ chối làm việc để phản đối chính sách của đài. Hãng tin Nga RIA Novosti cho hay, nguyên nhân khiến Busi đi đến quyết định như vậy là do RAI không phản ánh đúng thực tế ở Italia hiện nay.
Trong bức thư dài 3 trang rưỡi gửi đến ông Augusto Minzolini, Giám đốc Rai Uno, mà báo chí Italia có được và đăng tải, Busi viết thông tin của kênh là “thiên vị và không đầy đủ”.
“Đâu rồi đất nước Italia mà trách nhiệm của chúng ta là phải thông tin? Đâu rồi đất nước Italia, nơi những người đàn ông và đàn bà bị mất việc đang phải làm việc tạm bợ và sống bằng trợ cấp? Một đất nước Italia như vậy vẫn đang hiện hữu, nhưng đã bị dẹp khỏi bản tin thời sự. Italia đang trải qua cuộc khủng hoảng xã hội sâu sắc nhưng đã bị lãng quên vì sự thờ ơ của chúng ta” – Busi viết.
Nhà báo nữ này đã hơn một lần chỉ trích chính sách của ban biên tập thời sự Rai Uno, đặc biệt sau việc nhóm quay phim của chị bị cư dân khu vực L’Aquila xua đuổi hôm 21.2 vừa qua. Họ bất bình vì cách thức mà truyền hình Italia đưa tin về vụ động đất gây thiệt hại nghiêm trọng tại đây năm 2009.
Theo PRItalia, Maria Busi cho rằng, nếu như các đồng nghiệp báo in được quyền từ chối đăng bài để bảo vệ quan điểm và công sức của mình, thì những người dẫn bản tin thời sự có quyền cất mặt mình khỏi màn hình.
Ông Paolo Gentiloni (Đảng Dân chủ) phát biểu: “Quyết định của Maria Luisa Busi chống lại sự chuyển đổi là dũng cảm và được đánh giá cao về mặt nghề nghiệp. Đài phải tự vấn đề mức độ sai lệch trong bản tin truyền hình hàng đầu của mình. Trước kia thông tin của RAI là tiếng nói của thể chế, bây giờ nó đang trở thành kênh truyền thông quân sự với những tin tức thiên lệch.”
Ông Daniele Capezzone (Đảng PDL – đảng của đương kim Thủ tướng Silvio Berlusconi) lại lên tiếng bênh vực Giám đốc Minzolini: “Tôi bày tỏ sự đoàn kết của tôi với ông Minzolini và với đại bộ phận các bên tập viên của Rai Uno buộc phải trải qua giai đoạn này. Tâm lý siêu sao của những người cho rằng mình là bất khả xâm phạm là điều không thể chấp nhận được đối với hàng triệu người Italia đang phải trả phí cho RAI và trong nhiều năm qua phải chịu đựng thông tin thiên vị cho cánh tả. Tin tức trên Rai Uno hiện đang có rating khán giả rất cao. Có lẽ có ai đó không hài lòng về chuyện này”.
Trong bức thư dài 3 trang rưỡi gửi đến ông Augusto Minzolini, Giám đốc Rai Uno, mà báo chí Italia có được và đăng tải, Busi viết thông tin của kênh là “thiên vị và không đầy đủ”.
“Đâu rồi đất nước Italia mà trách nhiệm của chúng ta là phải thông tin? Đâu rồi đất nước Italia, nơi những người đàn ông và đàn bà bị mất việc đang phải làm việc tạm bợ và sống bằng trợ cấp? Một đất nước Italia như vậy vẫn đang hiện hữu, nhưng đã bị dẹp khỏi bản tin thời sự. Italia đang trải qua cuộc khủng hoảng xã hội sâu sắc nhưng đã bị lãng quên vì sự thờ ơ của chúng ta” – Busi viết.
Nhà báo nữ này đã hơn một lần chỉ trích chính sách của ban biên tập thời sự Rai Uno, đặc biệt sau việc nhóm quay phim của chị bị cư dân khu vực L’Aquila xua đuổi hôm 21.2 vừa qua. Họ bất bình vì cách thức mà truyền hình Italia đưa tin về vụ động đất gây thiệt hại nghiêm trọng tại đây năm 2009.
Theo PRItalia, Maria Busi cho rằng, nếu như các đồng nghiệp báo in được quyền từ chối đăng bài để bảo vệ quan điểm và công sức của mình, thì những người dẫn bản tin thời sự có quyền cất mặt mình khỏi màn hình.
Ông Paolo Gentiloni (Đảng Dân chủ) phát biểu: “Quyết định của Maria Luisa Busi chống lại sự chuyển đổi là dũng cảm và được đánh giá cao về mặt nghề nghiệp. Đài phải tự vấn đề mức độ sai lệch trong bản tin truyền hình hàng đầu của mình. Trước kia thông tin của RAI là tiếng nói của thể chế, bây giờ nó đang trở thành kênh truyền thông quân sự với những tin tức thiên lệch.”
Ông Daniele Capezzone (Đảng PDL – đảng của đương kim Thủ tướng Silvio Berlusconi) lại lên tiếng bênh vực Giám đốc Minzolini: “Tôi bày tỏ sự đoàn kết của tôi với ông Minzolini và với đại bộ phận các bên tập viên của Rai Uno buộc phải trải qua giai đoạn này. Tâm lý siêu sao của những người cho rằng mình là bất khả xâm phạm là điều không thể chấp nhận được đối với hàng triệu người Italia đang phải trả phí cho RAI và trong nhiều năm qua phải chịu đựng thông tin thiên vị cho cánh tả. Tin tức trên Rai Uno hiện đang có rating khán giả rất cao. Có lẽ có ai đó không hài lòng về chuyện này”.
7 comments:
Dám thể hiện chính kiến của mình như cô ấy, là dũng cảm. Nhưng còn phải có môi trường tự do mới dũng cảm được.
Sống ở những nước dân chủ thích thật. ÍT nhất là được làm những gì mình cho là đúng mà không sợ bị trù dập, oánh hội đồng. Ở VN, muốn nói sự thật về những vấn đề to tát cũng phải rất lựa thời điểm và đối tượng . Nhiều khi nói xong chẳng thay đổi được gì mà còn gây hiểu lầm là gây rối, chơi trội :-(
Ở nơi mà tự do cá nhân được tôn trọng, lương tâm cũng được coi trọng hơn.
Như Maria, bất kể ai ủng hộ hay phản đối, dù có thể mất việc nhưng cô được thể hiện ý nghĩ của mình, phản đối cái cô cho là sai.
Nhưng hình như...đây không phải là hiện tượng tự do, mà là có tín hiệu mất tự do ngôn luận. Em ngạc nhiên khi một nước như Ý lại có hiện tượng cấm nói, cấm tự do phát biểu sự thật như vầy!
Dám thể hiện chính kiến của mình một cách đoàng hoàng, nhiều khi không phải chỉ là dân chủ mà có, mà cái chính, nó bắt nguồn từ văn hóa: Văn hóa giao tiếp! Chính giao tiếp cho người ta bản lĩnh của sự tự tin!
@anh VMC
Thủ tướng Berlusconi còn là ông trùm truyền thông tiếng tăm ở Ý. Số cổ phần ông đang nắm giữ tại RAI ngày càng tăng mạnh mặc dù đã bị khống chế bởi cổ đông thuộc phe đối lập. Theo tin ngoài lề của rất nhiều báo tại Tây Âu thì cô Maria Luisa Busi hiện đang có mối quan hệ rất mật thiết với một chóp bu của đảng Dân Chủ. Cô này xếp hàng thứ 3 trong top 10 phụ nữ có tham vọng về chính trị nhất nước Ý năm 2009. Xét về mặt đạo đức nghề nghiệp, giới truyền thông các nước ca ngợi quyết định của Maria nhưng đa phần người Ý hiểu khá tường tận ´´nguyên nhân sâu xa´´ dẫn đến quyết định này. Việc bắt tay chung với Berlusconi trong các dự án truyền thông của Maria dạo sau này dường như là điều không thể thực hiện được. Sự thật về nước Ý từ xưa đến nay như thế nào thì người Ý rõ mồn một. Anh Cường ơi, lý do Maria đưa ra dạo sau này để cất mặt khỏi màn hình (theo một số nhà phân tích) thì một công được cả đôi việc.
@ALL:
Truong Anh Ngoc, BLV thể thao nổi tiếng một thời, hiện đang làm việc tại Italia, comment bên FB như sau:
"Đằng sau cái này là chính trị thôi anh. Ở Ý bây giờ, người ta tìm cách bịt mồm báo chí. Minzolini là người thân tín với Berlusconi, nên tìm cách để cô Busi không thể nói lên những sự thật về L'Aquila. Thành phố ấy 1 năm sau trận động đất vẫn hoang tàn, khổ sở và người dân vẫn không có nhà cửa gì hết. Berlusconi không muốn ai đó nói quá nhiều đến sự thật ấy. Vụ này là một vụ trù dập không hơn không kém. Maria Busi là một trong số những người dẫn chương trình thời sự nổi tiếng nhất Italia trong vòng 15 năm nay.
Chính phủ cũng vừa đưa ra một dự luật nhằm cấm báo chí đăng các đoạn băng ghi âm các cuộc điện thoại-được coi là "key" trong các vụ điều tra quan trọng. Dư luận Italia cho rằng, đây là một bước mới trong việc hạn chế tự do báo chí. Mấy tháng rồi, nhiều thành viên chính phủ, trong đó có cả Berlusconi, đã lao đao vì các đoạn băng này được công bố. Một bộ trưởng chính phủ (Bộ trưởng kinh tế Scajola, ông này đã từng sang VN) đã từ chức vì những gì được hé lộ trong các đoạn băng nghe trộm được công bố".
Đăng nhận xét