Em chào anh.
Em là Dung, giáo viên trường Mầm non Tuổi Ngọc ở Sài Gòn. Sắp tới, ngày 05/06/2010, trường em kết hợp với DRD (Chương trình Khuyết tật và phát triển) có tổ chức hội thảo "Trường học nào cho trẻ tự kỷ".
Em được biết anh làm bên ngành báo chí. Em rất mong muốn được anh tư vấn giúp đỡ cho chúng em trong lúc này.Thật may là em được biết bolg này của anh để có thể nói lên tiếng nói của mình.
Trường chúng em là trường dạy trẻ khuyết tật và chậm phát triển. Tuy nhiên, trẻ của chúng em và cả phụ huynh có con tự kỷ nữa, khi đi ra ngoài thường được đối xử không công bằng. Khi chúng em đưa con em mình ra ngoài, mọi người nhìn các bé bằng con mắt kỳ thị, cho rằng các bé bị "điên", "thần kinh",... và xa lánh các bé. Thực ra không phải như vậy. Các bé của chúng em chỉ khác những trẻ bình thường thôi. Hơn ai hết, các bé rất cần sự quan tâm, gần gũi và yêu thương của cả cộng đồng.
Tuy nhiên, xã hội chưa có nhiều người hiểu về hội chứng tự kỷ này, thậm chí có nhiều người còn có kiến thức sai lệch nữa. Như vậy, bằng một cách nào đó, họ đã đẩy các bé tự kỷ ra xa xã hội hơn, đã nhấn chìm sâu hơn những niềm hy vọng của các phụ huynh có con tự kỷ. Cả trẻ và cha mẹ đều cần sự đón nhận trong yêu thương và chia sẻ của cả cộng đồng.
Hội thảo mà chúng em tổ chức cũng nhằm vào mục đích hướng tới cộng đồng, nhằm nâng cao hơn nhận thức của cộng đồng về trẻ tự kỷ, nhằm giúp cho nhiều người hiểu hơn về trẻ. Cuối cùng, khi họ gặp một em bé nào có hành vi khác thường một chút, họ sẽ dễ chấp nhận hơn, sẽ bước gần lại với em hơn và có cách giải quyết phù hợp hơn giúp bé có thể hiểu và chấp nhận các quy tắc của cộng đồng.
Do đó, đối tượng tham gia hội thảo là tất cả mọi người, cả những quan chức có trách nhiệm trong ngành giáo dục đến những người dân thường lao động, cả những thanh niên tri thức cho đến công nhân,… Bởi một lẽ đơn giản, tự kỷ không hẹn trước với ai, ai đang là cha là mẹ hay sắp là cha là mẹ cũng đều phải có thêm một nỗi băn khoăn “liệu con mình có tự kỷ?”.
Vậy thì, ngay từ bây giờ đi, mọi người hãy học cách chấp nhận trẻ tự kỷ cũng như những cách thức tiếp cận giáo dục những trẻ tự kỷ là như thế nào. Một điều rất quan trọng mà mọi người cần biết nữa là, nếu mình giải quyết, tác động ngay từ khi còn trong trứng nước thì mọi hậu quả sau này cũng sẽ dễ giải quyết hơn. Đó lại là con em mình thì trách nhiệm lại càng cao hơn nữa.
Tự kỷ đã trở thành vấn nạn của toàn thế giới, không riêng chỉ Việt Nam. Tự kỷ không chỉ con người giàu mới mắc mà nó gõ cửa nhà ai thì nhà đó chịu.
Em xin phép được gửi thư mời ở dưới đây ạ. Thêm một người biết về tự kỷ, hiểu về tự kỷ tức là chúng ta đã có thêm một đồng minh trong cuộc chiến trường kỳ này.
Trân trọng.
Để công tác tổ chức được chu đáo, xin vui lòng xác nhận sự tham dự của quý vị :
- Cô Loan (DRD), số điện thoại: 08-38682770, 0918235375
- Hoặc cô Dung, số điện thoại 08-35561952, 08-35561951
- Hoặc email : tamsgn@yahoo.com
Mọi người hãy tham gia càng đông càng tốt. Buổi sáng ngày hội thảo, trên bầu trời Hà Nội sẽ có nhiều bóng bay được thả cũng sẽ có các nội dung về trường cho trẻ tự kỷ, ước mơ của mọi người dành cho trẻ tự kỷ. Ở TP. Hồ Chí Minh hội thảo được tổ chức trước đông đảo sự tham gia của mọi người. Như vậy, trẻ tự kỷ không chỉ giới hạn ở Hà Nội hay TP. Hồ Chí Minh không chỉ là miền Nam hay miền Bắc, trẻ tự kỷ có ở mọi nơi, mọi miền và vì thế, trẻ tự kỷ cần sự giúp sức của tất cả mọi người, là "chuyện không của riêng ai" nữa.
Kính mong mọi người hãy đồng tâm hiệp lực, vì sự phát triển lành mạnh hơn của cộng đồng, vì sự tiến bộ hơn của xã hội.
Em là Dung, giáo viên trường Mầm non Tuổi Ngọc ở Sài Gòn. Sắp tới, ngày 05/06/2010, trường em kết hợp với DRD (Chương trình Khuyết tật và phát triển) có tổ chức hội thảo "Trường học nào cho trẻ tự kỷ".
Em được biết anh làm bên ngành báo chí. Em rất mong muốn được anh tư vấn giúp đỡ cho chúng em trong lúc này.Thật may là em được biết bolg này của anh để có thể nói lên tiếng nói của mình.
Trường chúng em là trường dạy trẻ khuyết tật và chậm phát triển. Tuy nhiên, trẻ của chúng em và cả phụ huynh có con tự kỷ nữa, khi đi ra ngoài thường được đối xử không công bằng. Khi chúng em đưa con em mình ra ngoài, mọi người nhìn các bé bằng con mắt kỳ thị, cho rằng các bé bị "điên", "thần kinh",... và xa lánh các bé. Thực ra không phải như vậy. Các bé của chúng em chỉ khác những trẻ bình thường thôi. Hơn ai hết, các bé rất cần sự quan tâm, gần gũi và yêu thương của cả cộng đồng.
Tuy nhiên, xã hội chưa có nhiều người hiểu về hội chứng tự kỷ này, thậm chí có nhiều người còn có kiến thức sai lệch nữa. Như vậy, bằng một cách nào đó, họ đã đẩy các bé tự kỷ ra xa xã hội hơn, đã nhấn chìm sâu hơn những niềm hy vọng của các phụ huynh có con tự kỷ. Cả trẻ và cha mẹ đều cần sự đón nhận trong yêu thương và chia sẻ của cả cộng đồng.
Hội thảo mà chúng em tổ chức cũng nhằm vào mục đích hướng tới cộng đồng, nhằm nâng cao hơn nhận thức của cộng đồng về trẻ tự kỷ, nhằm giúp cho nhiều người hiểu hơn về trẻ. Cuối cùng, khi họ gặp một em bé nào có hành vi khác thường một chút, họ sẽ dễ chấp nhận hơn, sẽ bước gần lại với em hơn và có cách giải quyết phù hợp hơn giúp bé có thể hiểu và chấp nhận các quy tắc của cộng đồng.
Do đó, đối tượng tham gia hội thảo là tất cả mọi người, cả những quan chức có trách nhiệm trong ngành giáo dục đến những người dân thường lao động, cả những thanh niên tri thức cho đến công nhân,… Bởi một lẽ đơn giản, tự kỷ không hẹn trước với ai, ai đang là cha là mẹ hay sắp là cha là mẹ cũng đều phải có thêm một nỗi băn khoăn “liệu con mình có tự kỷ?”.
Vậy thì, ngay từ bây giờ đi, mọi người hãy học cách chấp nhận trẻ tự kỷ cũng như những cách thức tiếp cận giáo dục những trẻ tự kỷ là như thế nào. Một điều rất quan trọng mà mọi người cần biết nữa là, nếu mình giải quyết, tác động ngay từ khi còn trong trứng nước thì mọi hậu quả sau này cũng sẽ dễ giải quyết hơn. Đó lại là con em mình thì trách nhiệm lại càng cao hơn nữa.
Tự kỷ đã trở thành vấn nạn của toàn thế giới, không riêng chỉ Việt Nam. Tự kỷ không chỉ con người giàu mới mắc mà nó gõ cửa nhà ai thì nhà đó chịu.
Em xin phép được gửi thư mời ở dưới đây ạ. Thêm một người biết về tự kỷ, hiểu về tự kỷ tức là chúng ta đã có thêm một đồng minh trong cuộc chiến trường kỳ này.
THƯ MỜI
Kính mời toàn thể bác sĩ, nhà chuyên môn, giáo viên, sinh viên, phụ huynh trẻ tự kỷ và những người có quan tâm … đến tham dự Hội thảo chuyên đề “TRƯỜNG HỌC NÀO CHO TRẺ TỰ KỶ?” được DRD (Chương trình khuyết tật và phát triển) kết hợp với các Nhóm phụ huynh trẻ tự kỷ trên cả nước tổ chức tại Khách sạn Hoàng Đế, 117 Nguyễn Đình Chiểu, phường 6, quận 3, TP.HCM, ngày 5/6/2010, từ 8g00 đến 11g30. Trân trọng.
Để công tác tổ chức được chu đáo, xin vui lòng xác nhận sự tham dự của quý vị :
- Cô Loan (DRD), số điện thoại: 08-38682770, 0918235375
- Hoặc cô Dung, số điện thoại 08-35561952, 08-35561951
- Hoặc email : tamsgn@yahoo.com
Mọi người hãy tham gia càng đông càng tốt. Buổi sáng ngày hội thảo, trên bầu trời Hà Nội sẽ có nhiều bóng bay được thả cũng sẽ có các nội dung về trường cho trẻ tự kỷ, ước mơ của mọi người dành cho trẻ tự kỷ. Ở TP. Hồ Chí Minh hội thảo được tổ chức trước đông đảo sự tham gia của mọi người. Như vậy, trẻ tự kỷ không chỉ giới hạn ở Hà Nội hay TP. Hồ Chí Minh không chỉ là miền Nam hay miền Bắc, trẻ tự kỷ có ở mọi nơi, mọi miền và vì thế, trẻ tự kỷ cần sự giúp sức của tất cả mọi người, là "chuyện không của riêng ai" nữa.
Kính mong mọi người hãy đồng tâm hiệp lực, vì sự phát triển lành mạnh hơn của cộng đồng, vì sự tiến bộ hơn của xã hội.
Các bậc phụ huynh có con tự kỷ, các bạn làm trong ngành truyền thông
tư vấn giúp cô giáo Dung trong comment nhé.
THAY MẶT NHỮNG NGƯỜI QUAN TÂM TỚI TRẺ TỰ KỶ,
XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN CÔ GIÁO DUNG
tư vấn giúp cô giáo Dung trong comment nhé.
THAY MẶT NHỮNG NGƯỜI QUAN TÂM TỚI TRẺ TỰ KỶ,
XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN CÔ GIÁO DUNG
56 comments:
Anh đang làm chương trình Kỹ Năng Sống. Sẽ ủng hộ các cháu 2 số chuyên đề phát trên VTV1. Khi làm về nội dung này, đoàn làm phim sẽ liên hệ với mẹ Dung (HCMC) và me Linh (Hà Nội) nhé!
@A Thụy:
Wow, đây đúng là món quà quý giá mà anh dành cho các gia đình có trẻ tự kỷ.
Cảm ơn cả hai anh.
Anh Thụy làm việc với các mẹ là phải kiên nhẫn như các mẹ làm việc với các con đấy nhé. Mẹ nào cũng một bồ ý tưởng, anh hỏi đến là xả ngay không dừng được, hihi.
Cam on anh Thuy rat nhieu
(Vinh Hanh!)
Đại K, em đem treo cái này lên FB nghe. :D
@VL:
OK, treo ủng hộ các mẹ đi em.
Tầm tháng 6, tháng 7 em muốn tổ chức 1 show ghitar nhỏ nhỏ ủng hộ cho các em thì phải làm thế nào ạ?
@Rily:
Em cho xin số đt, email. Sẽ có người liên lạc với em.
Hay quá! thế mà em thấy sao êm êm thì lại tưởng mọi người quên việc này rồi. Anh Thụy làm đi, rất là tốt để gây chú ý cho mọi người. Anh Cường thì đại diện nhà blog xem cần làm gì giúp cho hội TK thì cứ hô lên héng, em cũng ké một tí xíu, ké được gì thì ké. :)
VMC ơi, Lana đem cái này về Blog, xin thêm luôn comment của anh Thụy nha. Cảm ơn VMC, anh Thụy và Dolphin Media nhiều.
Tât nhiên là em ủng hộ những hoạt động như thế này rồi. Đáng tiếc là ở VN mình hiện chưa hình thành hẳn 1 nghề rất quan trọng là media advocacy, để làm key person cho thông điệp đầu ra của những event như thế này.
Em có ý kiến bước đầu là có vẻ như những người tổ chức đặt nhiều mục tiêu ở đây quá.
"Hội thảo mà chúng em tổ chức cũng nhằm vào mục đích hướng tới cộng đồng, nhằm nâng cao hơn nhận thức của cộng đồng về trẻ tự kỷ, nhằm giúp cho nhiều người hiểu hơn về trẻ." Cô Dung viết như vậy. Nhưng chủ đề Hội thảo lại là "Trường học nào cho trẻ tự kỷ" - theo em hiểu là hướng đến đối tượng gia đình có TTK.
Mục đích nào là do ban tổ chức lựa, nhưng hình như cách làm ở đây có mâu thuẫn. Anh Cường và bạn bè blogs có thể 24h thay đổi nhận thức, nhưng công chúng thì khó. Nếu đặt mục tiêu để cộng đồng hiểu và có ứng xử đúng, thì nên thiết kế lai trọng tâm lần này, kèm theo nó là một thông điệp chính, ví dụ: Hãy giúp trẻ tự kỉ hòa nhập cộng đồng - ví dụ thôi.
Em thấy là, không nên làm mọi người e ngại, rằng TTK có thể xảy đến ở bất kỳ gia đình nào, dù điều đó đúng. Cái nên nhấn mạnh là kéo công chúng vào sự liên quan, để họ thấy được họ cũng có thể làm được điều gì đấy: biết, hiểu, tránh kì thị, hoặc ít nhất là lắng nghe câu chuyện và thông tin về TTK.
Em tiếp nhận event này như sau: 1 hội thảo chuyên đề dành cho các phụ huynh có con tự kỷ (tìm trường nào, ra sao...), nhưng qua đó lại muốn cộng đồng hiểu và nâng cao nhận thức. Ví dụ một người bình thường như em, chưa có con cái gì, có thể gặp thông tin này sẽ bỏ qua vì không dành cho mình. Nếu ở HN thả bóng bay, mà không có event nào đi kèm thì rất khó hiệu quả. Trong khi SG làm Hội thảo chuyên đề. Có vẻ hai chuyện không liên quan nhau lắm.
Ban tổ chức có thể muốn làm cả hai trong một, cũng được, nhưng sợ là hơi khó. Theo em thì chọn một trọng tâm, vì công cuộc này còn phải tiến hành nhiều lần.
Nếu nói có gì không phải, mong mọi người bỏ quá cho.
Oi cam on moi nguoi da hieu va thong cam cho cac gia dinh co tre tu ky.
Ban than co con bi tram cam do hoan canh gia dinh, minh rat cam thong. May man cho tre tu ky la cac em co day du su quan tam cua ca me lan bo, minh tin chac la cac em se vuot qua.
Va cang cam thong hon voi nhung nguoi me mot minh phai cham con tu ky.Ho se phai vuot qua rat nhieu kho khan.
Mong rang nhung nguoi da duoc lam bo, lam me hay song nhieu hon vi con cai...
Minh uoc rang minh co du tien de xay mot khu danh rieng cho tre em tu ky va chua benh cho nguoi bi tram uat... Nhung luc bat tong tam..
Danh cho thoi co vay
VMC, Lu, Nặc Danh, Lana và các bạn: Kỹ Năng Sống được các bác bên VTV bố trí giờ phát sóng 8 giờ 30 sáng Thứ 7 hàng tuần. Hiện đang trong giai đoạn chuẩn bị nội dung. Dự kiến tháng bắt đầu lên sóng. Mọi người ủng hộ chương trình nhé!
Lana thấy góp ý của Gauxx đáng để những người làm chương trình và các mẹ tham khảo. Để cộng đồng hiểu các em hơn, bước gần lại với các em với ánh mắt bao dung chứ không phải ái ngại thì cần kiên trì từng bước, dần dần. Mỗi bước nên đặt ra một mục tiêu cụ thể.
Chân thành mà nói, ở những bước đầu, báo chí, truyền thông đưa được thông tin đến nhiều người hơn là các Hội thảo, xin các mẹ đừng vội hiểu lầm, ý Lana đơn giản vì nhiều người không sắp xếp thời gian dự Hội thảo nhưng có thể đọc thông tin về TK qua báo, TV, internet (những Blog nhiều người đọc như VMC blog đóng góp hiệu ứng không nhỏ).
Nói như vậy không có nghĩa Lana không ủng hộ Hội thảo. Quan trọng là để làm sao nỗ lực bỏ ra đạt hiệu quả nhất. Cụ thể là nếu thành phần tham dự HT chủ yếu là cha mẹ có con TK và những người trực tiếp liên quan, quan tâm đến vấn đề nuôi, dạy trẻ TK thì mục tiêu của Hội thảo đúng là "TRƯỜNG HỌC NÀO CHO TRẺ TỰ KỶ?". Ngược lại, đặt tên Hội thảo như vậy thì thành phần tham gia sẽ chủ yếu như trên. Khi đó phần 'nói chuyện với cộng đồng về trẻ TK' chủ yếu nên dựa vào truyền thông (báo, nhà đài, cộng đồng mạng...)
@Hoa Lan: Ý tưởng đẹp nhưng ngoài tầm tay một người thì 'lực bất tòng tâm'. Chỉ khi cộng đồng quan tâm và nhiều người chung tay thì mới có thể đưa ý tưởng ấy thành hiện thực. Tất nhiên điều này cần nhiều cố gắng, kiên trì và cần thời gian. Mình thấy Hội cha mẹ có con tự kỷ đang cố sức để làm điều đó, rất đáng trân trọng.
Để em bảo các mẹ phụ trách hội thảo và truyền thông cho CLB vào đọc còm của mọi người và nhất là của chú Gauxx nhé. Cá nhân em thích còm của chú Gauxx.
Em không tham gia những hoạt động này, em suốt ngày chúi mũi vào mua và dịch mấy quyển sách trị liệu. Thậm chí nhiều lúc em còn ghen tỵ với mấy mẹ phụ trách truyền thông là tiền thả bóng bay đó đủ để dịch 2 quyển sách của em, hihi.
Thật sự vui mừng vì ngày càng nhiều người hiểu hơn và dang tay hơn với các cháu TK :-)
(Vinh Hạnh!)
EM note lại ý kiến của Gauxx ạ.
Em nghĩ, cái khó nhất hiện nay trong công tác "PR" cho TK là người trong cuộc thì muốn nói nhiều điều, người ngoài cuộc thì ... chưa tìm thấy điểm gì để "bắt mắt", để đọc những thông điệp mà người trong cuộc muốn gửi gắm (giống như bản thân Gauxx) mặc dù đó là những thông điệp "từ đáy lòng".
Hiện nay, PR cho TK do bố mẹ làm là chính. Nên thông điệp vẫn chưa đạt được mức trung hòa giữa 2 bên, có lẽ đúng vậy.
(lạc đề 1 tí: trước khi viết thư Đi bộ, em gọi điện trước cho 1 ng ngoài cuộc nhờ chị ấy đọc trước, chị ấy nói luôn là: tùy cô viết, nhưng làm sao để thư - cover letter - đủ bắt mắt, xúc động touching, để mở tiếp phần file attachment!!!! Mà đúng thế thật. Đó là kinh nghiệm về sản phẩm đầu tay của em. Nhưng mà, hu hu, thành công với khối @, vẫn chưa có nghĩa là thành công với mọi đối tượng.... PR thật quá khó)
Hội thảo ở SG do DRD nên sát ngày thế này khó thay đổi đc. (Em thì ở HN ạ). Nhưng em nghĩ, thông điệp chính ở đây là "Những Khó khăn về trường học cho trẻ TK".
Về nội dung " không nên làm mọi người e ngại, rằng TTK có thể xảy đến ở bất kỳ gia đình nào,..", em hoàn toàn đồng ý. Thật sự, có nhiều mẹ khi bị người ngoài phản ứng gay gắt về những hành vi của con, không biết xử lý thế nào, cũng có thể nói "chị tưởng tượng xem, nếu cháu là con chị, chị sẽ xử lý thế nào????". Tất nhiên, điều đó chính xác, nhưng không ... phải cho lắm. It's correct, but it's not right???? Có thể chỉ là cách nói không phù hợp.
Hội thảo SG có thể coi là nối tiếp buổi Đi bộ ở HN. Đi bộ có thông điệp là "cùng giúp trẻ tk hòa nhập cộng đồng". Còn SG, là nói về những khó khăn của trẻ tk, khó có thể tìm ra trường nào cho con đi học, mà đi học chính là đi hòa nhập đấy ạ!
Buổi thả bóng là nhân dịp Tết Thiếu nhi 1/6 và hưởng ứng hội thảo về trường học của SG. Mời mọi ng đọc ở đây ạ: http://www.tretuky.com/Chia-se/Tha-bong-Trao-Gui-Uoc-Mo.nso
Kinh phí thả bóng chỉ thêm chút ít tiền bóng thôi ạ, và đang thử phối hợp với nhà tài trợ. Còn chi phí chung là gộp vào Tết 1/6 (năm nào clb cũng tổ chức 1/6, trung thu, noel... cho các cháu ạ). Tuy nhiên, hoạt động cộng đồng thì bao giờ cũng ... tốn kém. Chỉ hy vọng đến ngày nào đó, doanh nghiệp nào đó sẽ đề nghị: Hãy để chúng tôi tổ chức 1/6 cho các cháu!!!!
Em có 1 ước mơ lớn, mà thực lòng, là từ ước mơ đó, em mới tham gia PR cho TK như bây giờ: Đó là một ngôi trường công lập, hòa nhập cho trẻ tk!!! Em sẽ trình bày ước mơ này của em sau ạ. Chỉ biết là em sẽ gửi ước mơ ấy cùng quả bóng của em vào CN tới. Vì đúng là chưa biết trình bày thế nào ... để cho Gauxx không .... bỏ qua, hi hi.
Hoan hô bác Thụy.
(fr. Vinh Hạnh!)
@Rily "Tầm tháng 6, tháng 7 em muốn tổ chức 1 show ghitar nhỏ nhỏ ủng hộ cho các em thì phải làm thế nào ạ?"
Cám ơn Rily nhé. Mình hỏi lại Ban Điều Hành CLB xem kinh nghiệm như thế nào. Bạn cho email nhé.
Bạn có 1 dự định cụ thể về mục đích sử dụng số tiền nào không? vd mua quà Trung thu cho các cháu tk, v.v Hay là chỉ chung chung là quyên góp cho trẻ tk?
Sau các hoạt động cộng đồng, chắc CLB sẽ có một số hoạt động cụ thể cho các cháu (tức là đem lại lợi ích trực tiếp cho trẻ tk ấy ạ). Vì bố mẹ tk luôn phải làm rất nhiều việc cho con, tốn không những tiền bạc, mà còn tâm trí, thời gian nữa... Tuy nhiên, Ban điều hành CLB thì quá ít người, và cũng đều phải đi làm "kiếm bánh mỳ", rồi về nhà dạy con, nên ... cũng khó lắm ạ. Hôm trước, nghe mẹ T. nói ở Hội gì gì, có biên chế hẳn hoi, đc hưởng lương tháng kha khá, thèm quá ạ....
Em xin copy lại thư mời tham dự Thả Bóng ạ. Kính mời các bloggers tham gia!
http://www.tretuky.com/Chia-se/Tha-bong-Trao-Gui-Uoc-Mo.nso
CLB Gia đình Trẻ Tự kỷ Hà Nội
MỜI THAM DỰ THẢ BÓNG “TRAO GỬI ƯỚC MƠ”
Nhân ngày Tết Thiếu nhi 1/6 và hưởng ứng Hội thảo “Trường học cho Trẻ Tự kỷ” tại Tp. Hồ Chí Minh
Vào: 8h sáng, Chủ nhật 30/5
Tại: Bảo tàng Dân tộc học, Nguyễn Văn Huyên, Cầu Giấy, Hà Nội
Để cùng thả những ước mơ của bạn cho trẻ tự kỷ Việt Nam!
HƯỚNG DẪN THẢ BÓNG
Thả đợt 1: Bóng CLB mang thông điệp “Trao Gửi Ước Mơ”
Thả đợt 2: Bóng CLB mang các thông điệp chung: Lớp hòa nhập tại trường sẵn có, Trường Công lập, Hòa nhập, v.v
Thả đợt 3: Bóng cá nhân, tự viết ước mơ lên mảnh bìa thông điệp
Chút tâm sự buồn
Đằng sau cái từ TK, là cả 1 cuộc khủng hoảng đấy ạ. Khủng hoảng gia đình, khi người này trách người kia không làm việc A, việc B, hay có họ hàng gì đó .... hơi hơi có nét TK, với một số bố hoặc mẹ đã ra đi, để lại đứa con tk cho người kia chăm sóc.
Nhưng cái khủng hoảng đặc trưng nhất, chính là nuôi dạy con TK thế nào, cho con học ở đâu???
Với trẻ thường, ta cứ nuôi đến 2-3 tuổi, rồi gửi trẻ. Không hợp trường A, không yên tâm về trường B, thì a lê hấp, chuyển trường. HN này, quá nhiều trường để lựa chọn.
Nhưng với trẻ TK, thường được phát hiện TK vào tầm 2t. Để con ở nhà thì không yên tâm, vì người nhà đâu phải chuyên gia TK. Đem con đi trẻ, thì con nhỏ quá, con chưa biết ăn, đau chưa biết kêu, tè chưa biết gọi... Ngổn ngang...
Học trường bình thường, dăm bữa, cô phàn nàn... Một phụ huynh khác eo xèo ... Con thui thủi góc lớp... Không đặng
Học trường chuyên biệt, lớp tầm chục trẻ, nhưng ... không trẻ nào chơi với ai. Hình ảnh 1 lớp học giờ chơi tự do, mỗi trẻ làm 1 việc, hoàn toàn ... tách bạch, giữa chúng là sự im lặng và những hố sâu vô hình, thực sự ám ảnh tâm trí tôi ...
Có nhiều đứa trẻ khó hòa nhập, người mẹ đã phải bỏ một công việc tốt ở ngân hàng, nơi ít nhất cũng được một vài chục triệu, để ở nhà với con...
Có người mở nhóm can thiệp, con học nửa ngày, về trung tâm học nửa ngày, ... tình trạng cân bằng động... Rồi hết hợp đồng thuê nhà, cô giáo tìm việc mới ổn định hơn, v.v.. Hết thời cân bằng động, chuyển hẳn sang dao động...
Có những đứa trẻ hết tuổi mẫu giáo .... không biết đi đâu...
Và có những thiếu niên tự kỷ, khi mà ngôi trường nho nhỏ, không còn giữ được con nữa, cũng không biết về đâu...
Trẻ tự kỷ, sau bằng ấy năm, đọng lại trong tôi từ "rối loạn". Cái rối loạn đem đến cái "khác biệt". Cái khác biệt mang lại cho con 1 ngàn, 1 triệu thứ phiền toái, mà chẳng phải nơi đâu cũng rộng lòng, cảm thông..., đúng vậy đấy, đôi khi, ngay cả trong nhà, chứ đừng nói gì ngoài xã hội...
Ở nhà, mất chừng 1 năm để chấp nhận con: TK là thế đấy.
Nhưng ở trường, vẫn chưa chắc chắn...
Bố mẹ TK rồi cũng sẽ chấp nhận con mình là khuyết tật dù trong một hình hài ... sáng láng! Nhưng cái mà cha mẹ tk vẫn trăn trở là làm sao giúp được con đi học, học ở đâu, học thế nào cho phù hợp,... để con ... vẫn sẽ trở thành một "con người"!
Đó là lý do tại sao, nếu có cụm từ "trường học cho trẻ TK" thì phụ huynh TK lại như giật mình tỉnh giấc!!!
Nhưng thực là khó để có thể diễn giải cho mọi người về những khó khăn (thậm chí là bế tắc, sự cuối đường) về việc xin học ở trường cho trẻ TK
Gauxx ơi, Gauxx có cao kiến gì không???? Mọi người giúp em với!
Oài, sao thả bóng sớm thế? Mình muốn cho Tí đến dự, nhưng mừ thả sớm thế sợ không gọi nổi cậu ấy dậy kịp :-(
@Cô giáo Dung:
Sáng kiến hội thảo của trường Mầm non Tuổi Ngọc là tốt về ý định và mục đích. Đó là điều không phải bàn cãi. Tuy nhiên từ góc độ PR và truyền thông, tôi thấy rằng cần xác định rõ mục tiêu của từng chương trình thì độ thành công mới cao. Không thể có một chương trình dành cho mọi loại đối tượng. Hội thảo của các bạn đề cập chủ đề "Trường học nào cho trẻ tự kỷ?". Như vậy đối tượng ở đây rất rõ ràng. Đó là cha mẹ của các bé tự kỷ, các thầy cô giáo hoạt động trong lĩnh vực này.
Những hoạt động về nâng cao nhận thức về trẻ tự kỷ trong cộng đồng cần được tiến hành riêng biệt, với sự lựa chọn các nhóm công chúng khác nhau (ví dụ tuần này là dành cho chính quyền phường và các bác về hưu; tuần sau dành cho các bậc cha mẹ không có con tự kỷ, tuần sau nữa dành cho các bạn thanh niên...)Mỗi hoạt động như thế cần có cách tiếp cận riêng, với lượng thông tin cung cấp hợp lý và thông điệp phù hợp. Có như vậy thì tính hiệu quả của từng hoạt động mới cao.
Vài hàng tư vấn như vậy. Hy vọng cô giáo sẽ áp dụng phù hợp với tình hình thực tế.
Thân mến,
VMC
"Tham" là bệnh của cha mẹ trẻ tự kỷ mất rồi, vì dồn nén bao năm không nói ra được, bây giờ mở lòng là muốn nói cho bằng hết. Hội thảo đầu tiên ở Hà Nội cũng đưa ra cả chục chủ đề, không ai chịu bớt đi ý nào. Sang đến hội thảo thứ hai, thứ ba mới có trọng tâm hơn một chút.
Cảm ơn các anh chị đã góp ý kiến, các cha mẹ cũng đang cố học thêm một kỹ năng nữa là PR. Mọi thứ hy vọng sẽ tốt dần lên theo thời gian.
Mong anh chị nào ở trong thành phố HCM giúp đỡ nhóm cô Dung và các phụ huynh với ạ. Mẹ Khoai ở Hà Nội, cố gắng tham gia tổ chức ngày hội thả bóng cho tốt để ủng hộ hội thảo miền Nam. Các anh chị ở Hà nội đến dự ngày hội thả bóng cùng với chúng tôi nhé, và nhờ các anh chị đưa tin về hoạt động này trên blog. Mẹ Khoai và Khoai chờ được gặp các anh chị!
Chương trình ở Hà Nội chỉ có đến thả bóng xong rồi về hả các chị? Em thấy có vẻ hơi phí mà như kiểu ăn theo 1/6 chứ không ra nỗ lực của các mẹ. Chương trình có mời được các nhà báo đến tham gia không, các nhà báo có viết bài không, các tòa soạn có quan tâm đăng tải không. Nội dung đăng tải có nêu bật slogan: tự kỷ là bệnh bẩm sinh, không phải do hạn chế giao tiếp - không?. Thông điệp này các chị cứ in đậm vào ngay cái giấy mời cũng được. Đối tượng đầu tiên là các nhà báo nhé, em vừa nói chuyện với một nhà báo, bảo: không kịp rồi, báo anh ra số 1/6 rồi, bây giờ nhiều đứa bị bệnh đó lắm, một trong những nguyên nhân là NHỐT CHÚNG NÓ NHIỀU QUÁ.
Làm em giải thích mãi đấy.
Em chào các anh chị!
Hôm nay em mới đọc còm của các anh chị viết, em xin lỗi vì chậm trễ quá (quả thực là em rất bận nên chưa có thời gian ạ).
Em rất cảm ơn ý kiến của các anh chị. Các anh chị đã nhận xét rất đúng. Em còn rất nhiều chỗ còn sơ suất, vì nông nổi và nóng lòng quá nên mới viết như vậy. Cũng may chưa gây hậu quả lớn nào.
Tuy nhiên, em là người trong cuộc, đã và đang đồng hành với các phụ huynh có con tự kỷ, nên em hiểu những nỗi lòng mong mỏi nơi họ. Chính vì thế, em lại càng mong muốn nhiều hơn mình có thể giúp được gì thêm ngoài chuyện dạy dỗ học sinh, mà em lại chỉ dạy có 1 bé (trường em dạy tỷ lệ giáo viên-học sinh là 1-1).
Hội thảo lần này, mục đích chính là tìm trường cho trẻ tự kỷ. Vì cái này nan giải quá! Như anh chị “nặc danh” nói ở trên rồi đó ạ. Nhu cầu thì ngày càng lớn, trong khi không có nơi nào chịu nhận, có nhận thì phụ huynh cũng sốt ruột ngày một ngày hai lo “chị đón con về”. Trường không ý kiến thì phụ huynh khác cũng thêm “góp ý chung”…. Cuối cùng, chỉ có bé là thiệt thòi nhất, cha mẹ thiệt thòi nhì và xã hội thiệt thòi ba vì tương lai chắc cũng phải… tìm người lo cho “tụi nhỏ”. Hơn nữa, tỷ lệ học sinh đăng ký học đại học những ngành sư phạm lại giảm đáng kể. Vậy lấy ai sẽ là người dạy mấy bé này đây? Khó khăn cộng khó khăn… Các phụ huynh lo lắm!
Mục đích thứ hai của Hội thảo là giúp các phụ huynh mới. Nhiều phụ huynh mới thấy con mình phát triển chậm hơn các trẻ cùng tuổi hoặc có dấu hiệu khác với các bé bình thường. Nhưng một số thì bỏ qua, số khác thì không biết phải làm như thế nào. Vậy chúng ta cần phải làm gì để giúp đỡ họ? Trong Hội thảo sẽ có đại diện của bên y tế, chuyên gia nước ngoài gợi ý một số cách làm, khám và dạy con như thế nào.
Hội thảo còn là nơi để chính các phụ huynh đề đạt lên ý kiến của mình. Họ chính thức cần gì và xã hội cần làm gì để giúp các trẻ hòa nhập.
Em biết rằng, Hội thảo này quy mô không lớn, không thể kham nhiều nội dung được. Vẫn biết là thế nhưng mà vẫn …tham. Nhưng có lẽ vậy nên trong bài viết trước em hơi sa đà. Em mong anh chị hiểu, thông cảm và …chỉ cho em cách làm tốt nhất, không chỉ bây giờ mà còn sau này nữa. Như em đã nói, cuộc chiến này rất trường kỳ và còn ở nhiều mặt trận nữa, mọi người cùng hợp sức lại thì tất thắng sẽ về ta. Em tin như thế!
Cho em tham gia chút.
Em cũng làm bên truyền thông, cũng có nghiên cứu về tự kỷ và rất thích viết về tự kỷ. Nhưng thực sự tiếp cận quá khó vì ai cũng e dè. Chỉ đến khi trường TN lên báo, thì lúc đó mới có cơ hội để tiếp xúc với một nhóm dạy trẻ tự kỷ.
Em mong sẽ được cộng tác với mọi người về truyền thông và nói như các bạn là PR tự kỷ tốt hơn.
Em sẽ ủng hộ chị Dung ở Tp. HCM bằng cách viết bài PR cho hội thảo này ngay trong đầu tuần tới. Mong nhận được sự ủng hộ của mọi người.
Cám ơn bạn "Ẩn Danh truyền thông".
@NLVD: nguyên nhân TK vẫn chưa được ghi nhận rõ ràng. Có lẽ vì quá phức tạp. Tuy nhiên, người ra cũng công nhận rằng ko phải do bố mẹ không biết nuôi dạy nên con bị TK, bố mẹ không gieo rắc tk, v.v
1/6 bọn em chỉ làm vừa sức thôi. Vì thú thực là BTC vẫn chưa "hoàn hồn" sau vụ đi bộ 18/4, rồi con cái thi hết năm, v.v... Vẫn chỉ là tổ chức gặp mặt thành viên, viết mấy dòng tâm nguyện, rồi thả lên trời thôi.
Cũng do chủ đề là Ước mơ, nên bọn em chỉ xoay quanh ước mơ. Chắc chắn sẽ có mẹ nào đó ghi là: Ước cho mọi ng đều biết TK không phải do bố mẹ không biết cách nuôi dạy!
Màn thả bóng sẽ nằm cuối chương trình. Bắt đầu là 8h, nhưng sẽ bắt đầu bằng các trò chơi, giao lưu các mẹ, v.v
Hẹn gặp mọi người!
(Vinh Hạnh!)
Bạn Nặc danh 'chút tâm sự buồn' có réo tên mình, nhưng thú thực là tôi cũng bối rối vì chưa định hình được thông tin cũng như nhu cầu (needs) thực sự của mọi người, nên cũng chưa nghĩ ra kế gì, so sorry. Tôi cũng cảm nhận được cái khó và lắm lúc kiệt sức, kiệt niềm tin của các bà mẹ.
Tôi muốn biết vậy thì các ông bố nghĩ sao? Họ có thể có những suy nghĩ nào khác một chút không? Chúng ta tạm thời cần tỉnh táo để suy tính trong lúc này.
Tôi nghĩ bác VMC phân tích vậy là đúng rồi, nhưng hơi quá sức, nếu còn sức, của mọi người, nên phải tính từng cái một.
Tôi nhận thấy 2 điều: một là mong muốn cộng đồng hiểu và thông cảm, khoan nói chuyện chung tay chung sức. hai là mong muốn có một hình thức trường học nào đó cho trẻ hòa nhập.
Theo tôi thì 2 cái đều quan trọng, nhưng cái số 2 bức xúc hơn, phải vậy không? nếu đúng, thì các bạn bàn cái số 2 đi. Tôi cho rằng, muốn công chúng bị tác động thì mình phải làm được vài việc gì đó đã, sau đó sẽ nhờ báo chí vào cuộc để thông tin rộng rãi và người ta nhìn thấy các bạn là những ai, đang như thế nào. Ở VN mình thì nên đánh vào cái tình cảm trước, rồi mới tung thông tin ra để nhận thức - nhận thức là quá trình duy lý, nhưng lại khởi đầu bằng duy tình. Chọn tiếp cận đó đã nhé.
Vậy thì bây giờ mình cứ làm Hội thảo để phục vụ nhu cầu bức xúc nhất ấy đã. Tập trung làm tốt. Các phụ huynh cần được an ủi trước, và ít nhất là được xả bức xúc qua Hội thảo.
Tiếp đến thì mình phải chọn mô hình. Chỗ này khó thật. Nghe bạn Nặc danh nói thế thì đúng là mọi người đã lựa chán rồi. Không biết phương án này đã ai làm chưa? Nếu cho trẻ học trường thường thì bị bỏ rơi, không đặng và rồi cũng không hòa nhập được. Nếu học trường chuyên biệt thì chả nhóc nào chơi với nhau, cũng không có gì để hòa nhập. Vậy thì, mình thử kết hợp xem sao. Nếu có trường thường nhận trẻ, thì mình trả thêm phí để mời riêng một cô giáo tự kỷ ngồi ở đó? Có được không?
Như vậy đối tượng quan trọng nhất của Hội thảo lần này theo tôi phải là các giáo viên, quản lý ở các trường thường, có thể là tư thục nữa.
Cho nên trước Hội thảo, mình cần phải lobby để mời đai diện một số trường thường nào đó, hãy đưa thật nhiều thông tin để thuyết phục họ. Và sau Hội thảo thì xúc tiến việc thử nghiệm này. Tôi nghĩ nên lựa một số trẻ để tiến hành thử, sau đó nếu được thì mở rộng mô hình này thêm. Và từ đó mình mới tính chuyện nói với xã hội rằng trẻ tự kỷ vẫn có thể hòa nhập được. Tôi nghĩ hòa nhập xã hội của trẻ không gì khác là bắt đầu từ trường học, với cô giáo và bạn bè. Sau đó mình có thể đến các trường để nói chuyện với các bé nhóc về các bạn tự kỷ, và kêu gọi tinh thương mến thương của chính các em, các em ấy sẽ tác động để chính bố mẹ chúng hiểu là chúng cũng làm được việc tốt chơi cùng với các bạn tự kỷ...
Tôi nói những cái này trên cơ sở không có nhiều thông tin, nếu có hớ các bạn đừng cười nha.
Em tình cờ bật VTV1, đang xem chương trình "Thế giới phụ nữ" có phóng sự về trẻ tự kỷ quảng cáo cho trường tự kỷ Anbe Anhxtanh ở Hà Nội và ở trường tiểu học Bạch Mai có một lớp riêng cho trẻ tự kỷ. Chương trình phỏng vấn chị Phạm Thị Yến.
Thế có nghĩa là truyền thông và báo chí cũng rất để ý đến vấn đề này rồi đó chứ. Hoạt động này chắc các mẹ biết rõ hơn những người ngoài phải không ạ?
Hiện tại em chưa perform được chương trình nên chỉ có người, đàn và lời ca tiếng hát thôi (tức là mặt tinh thần ấy ạ). Khi nào chuẩn bị làm thì em sẽ huy động về mặt kinh tế trước khoảng 1 tháng. Nhưng chưa thể nói được là nhiều hay ít. Nhưng ít nhất cái em muốn mang đến cho các em TK là món quà tinh thần, cho nên nếu kết hợp được với 1 chương trình nào đó giành cho các em thì tốt. Ví dụ như một đoàn thể nào đó đến trao quà, tặng quà và sau đó là liên hoan ý ạ.
Đây là email của em: hoanghanh019@gmail.com
@NLVD: Trường Anbe Anhxtanh là trường mà các cha mẹ có con tìm mãi không được chỗ học, phải tự mở ra cho con học. Các cha mẹ cực lắm, và phải làm nghề tay trái. Trường chỉ nhận thêm được một số lượng hạn chế các cháu thôi.
Trường tiểu học Bạch Mai mới có một lớp thí điểm quy mô nhỏ (đang nhân rộng) của Viện KHGD. Ý định của viện rất tốt, nhưng vì mới nên các cô phải xây dựng năng lực và cơ sở vật chất dần dần.
Với các cháu TK khá hơn nữa, học ở trường thường với sự trợ giúp đặc biệt là tốt nhất. Hiện giờ các trường thường đều cố gắng trợ giúp cho các cháu TK nhưng do các cô hiểu về bệnh này còn ít nên bố mẹ thường là người "động viên" các cô.
Vâng, em cảm ơn mẹ Like nhé:).Phóng sự em vừa xem dài phết đấy, người ta nói rằng khi trẻ tự kỷ lớn lên thì không còn là vấn đề của gia đình nữa mà trở thành vấn đề xã hội đấy, hú hú.
DQ biết một người mẹ này, cũng có con tự kỷ. Nhưng chị đang ở Úc Đại Lợi. Vì có con tự kỷ nên chị L. đã tìm tòi, học hỏi và có rất nhiều tài liệu về trẻ tự kỷ.
Đây là blog của chị ấy đây:
http://my.opera.com/lannguyensa/blog/
DQ cũng vẫn thường vào trang nhà của người mẹ này để xin những tài liệu về trẻ tự kỷ cho bạn bè của DQ nè.
PS: Hình như chị L2C biết người mẹ này phải không ạ ? (tại DQ tình cờ đọc qua 1 đoạn chat trong blog của chị L2C nên đoán vậy thôi, không phải thì đừng la DQ nha).
TK o tre em rat kho phat hien, chi den khi da ro hoac trong gia dinh co bac si phat hien thi cha me moi biet... Nhieu khi cha hoac me con khong tin dieu ay va cho rang vo/chong lam qua chuyen len... Do vay chuyen chua benhy cho con se rat kho khan...
Con benh tram uat thi phat trien khi da hieu biet... thuc ra nhieu dua tre TK va tram uat rat thong minh, Thay con trai minh noi o My co rat nhieu chuong trinh hay danh cho tre mac chung nay va da phat huy duoc tai nang cua tre rat nhieu...
Dungt la viec nay phai can den su dong gop cua ca cong dong thi may ra moi lam noi
Mong sao qua cuoc hoi thao moi nguoi se tim ra duoc nhung huong di tot cho cac chau
Vô tình đọc bài viết này, xin có góp ý với BTC hội thảo như sau:
+ Mình thấy ý kiến của bạn Gauxx rất thiết thực và chuyên nghiệp, các mẹ nên tham khảo kỹ.
+ Xin làm rõ hơn 1 ý của bạn Gauxx: Hội thảo đã quá gần, cũng khó có thể thay đổi toàn bộ nội dung, nhưng một số việc sau vẫn có thể làm:
- Trên giấy mời ghi rõ chủ đề chính của hội thảo: "trẻ tự kỷ không có trường học"
- Lobby hiệu trưởng một số trường học đến dự hội thảo. Trong đó ít nhất phải có 1 hiệu trưởng đã đồng ý sẽ tổ chức 1 mô hình lớp học 2 trong 1 (như gợi ý của bạn Gauxx). Hội thảo sẽ bàn thảo chính về cách thức mở lớp và tổ chức lớp sao cho hiệu quả nhất. (có lẽ thuyết phục hiệu trưởng 1 trường tư thục sẽ dễ hơn).
- Cố gắng mời được đại diện của Sở GD đến tham dự và cho ý kiến. Đặc biệt nên tập trung vào nội dung "nếu trường học có lớp cho trẻ tự kỷ thì Sở GD có thể hỗ trợ gì? - hoặc trường học đó sẽ nhận được ưu đãi gì?
Có làm được 2 việc trên thì thông cáo báo chí mới có hiệu quả.
Anh Vũ Mạnh Cường ơi! chúng tôi rất cần có sự trợ giúp của truyền thông, vì chỉ có truyền thông mới giúp cho mọi người hiểu hơn về trẻ của chúng tôi nhanh và nhiều nhất. Và tất nhiên phải là truyền thông chân chính, vì giờ cũng nhiều cái được "nhân danh" truyền thông để làm trời làm đất lắm. Hi vọng và rất mong được sự giúp đỡ của những người làm báo chân chính như anh. Hãy giúp chúng tôi, các con của chúng tôi, những bàn tay bé nhỏ ấy rất cần được nâng đỡ.
Má các mẹ ơi! em thấy cái chính là chúng ta cũng rất rất cần đến các trường MN giúp đỡ chúng ta. Tuy rằng nhà nước đã có chính sách hòa nhập nhưng họ vẫn chỉ làm cho có vì số trẻ ở trường công quá nhiều. Thiết nghĩ mình nên liên kết với một số trường tư thì có lẽ hay hơn. Vì trường tư có thể đề nghị và đóng thêm với số tiền cao hơn mức bình thử xem. Mình nghĩ rằng có thể được vì trường từ thường đi kèm với tài chính nên có lẽ dễ giải quyết và khả thi hơn. Chứ hiện giờ các trường chuyên biết hoặc trường nuôi dạy trả tự kỷ hầu như vẫn ít làm chính sách liên kết với các trường bình thường. Và hội thảo lần nay saoc húng ta không trực tiếp mời hiệu trưởng các trường MN nhỉ?
Phóng sự phát hôm qua trên VTV là của em Việt Hà, em đã quan tâm từ lâu đến vấn đề này và luôn gần gũi đồng hành với các mẹ ở Hà nội. Cách em đặt vấn đề lớn với một giọng điệu nhẹ nhàng rất cuốn hút. Em đúng là một phong cách khá đặc biệt ở VTV.
Bạn Gauxx có những ý kiến thật xác thực, mặc dù bạn nói bạn cũng chưa tìm hiểu được nhiều. Cách đây hàng chục năm, nhiều bố mẹ đã tha thiết xin với nhà trường: cho một cô giáo đặc biệt kèm theo con họ đến lớp, toàn bộ chi phí cho cô gia đình sẽ trả. Nhưng Gauxx ạ, trường nào cũng từ chối, họ e ngại, họ nói là cái này không có tiền lệ, qui định không cho phép... Gần đây dự thảo luật giáo dục hoà nhập cho trẻ em khuyết tật cũng đã đưa vấn đề này ra, cho phép trường và phụ huynh thảo luận về giải pháp này, tuy nhiên bao giờ luật ban hành và đi vào cuộc sống được thì còn xa lắm, bởi vì tự kỷ còn chưa được xếp vào dạng khuyết tật nào cơ! Còn nữa, mẹ Khoai cảm thấy tâm lý nhà trường và các cô thường không thích thú chuyện một người lớn kè kè trong lớp!
Mà tận đến giờ vẫn còn những người làm báo, những bác sĩ, tiến sĩ này nọ phán xanh rờn là tự kỷ cũng là do cha mẹ không biết nuôi dạy con, thì đến bao giờ trẻ tự kỷ mới được cảm thông và giúp đỡ? Mọi người thấy đấy, báo đưa tin là bác sĩ của cháu Hào Anh lo ngại cháu sẽ phát ra bệnh tự kỷ vì bị bạo hành thời gian dài mà, vậy người ta có thể suy ra những cha mẹ như mẹ Khoai đây là bọn bạo hành hết!
Haizzz!
Mẹ Khoái cho em biết tên phóng của Việt Hà được không ạ?
Thêm vào đó em nghĩ những gì đã khó chúng ta cần phải làm, vì mục đích của chúng ta là làm sao cho xã hội hiểu và thông cảm hơn cho các con của chúng tá. Cách đây mười năm chúng ta tha thiết mà không được mọi người chấp nhận vì họ không hiểu Tự KỶ là gì? càng không biết tự kỉ là cái chi chi. Thì hôm nay em đã và đang thấy mọi người có một cái nhìn khác khác một chút về trẻ của mình. Vì thế em nghĩ mình phải tiếp tục làm, tiếp tục thử.
Vì em đã từng đi cọ sát thực tế với một số trường tư thục, thì thấy họ dễ chấp nhận trẻ của mình( những trẻ ít hành vi) hơn là ở trường công. thêm vào đó vì ở trường tư do mang tính chất kinh doanh - khách hàng là thượng đế vì vậy họ cần. Còn trường công qua nhiều trẻ họ không cần, bé này không học thì có bé khác ( hồ sơ xin học cao như núi mà).
Thêm vào đó chính sách giáo dục hòa nhập của nước ta vẫn còn lý thuyết, họ không chấp nhận cho giáo viên đặc biệt đi theo. Và một điều có thực ở một trường công mà em biết( ở TPHCM) là: khi có thông báo trên phòng xuống dự giờ tiết dạy hào nhập giáo viên mới lo lắng không biết phải dạy như thế nào, tuy rằng họ đã được đi học bồi dưỡng về phương pháp dạy hòa nhập rồi. Cuối cùng họ lên giáo án sao chép, tức là xin giáo án hòa nhập của trường khác cho trường mình để đối phó.
Nói như vậy để thấy chính sách hoa nhập vẫn chưa được thực hiện đúng. Trong khi ngồi đợi các bác ở trên ghé mắt xuống chi bằng chúng ta tự làm? Con chúng ta ngày một lớn rồi, lớn nhanh lắm nên chúng ta cũng phải nhanh tay lên thôi.
Em cũng gửi con em vào một trường tư và cho một cô giáo dục đặc biệt đi theo. Những trường tốt và thông cảm như vậy còn ít lắm. Tuy nhiên trường đó coi như khoán luôn con em cho cô giáo dục đặc biệt, do họ không hiểu rõ lắm về TK. Nên việc hòa nhập cũng chưa được hoàn hảo lắm.
Mình thấy Gauxx nói rất có lý, cái chính là mình phải tìm môi trường hòa nhập cho bé trước đã. ý kiến của tigonttd cũng rất hay.Vì trên thực tế ở trường tư vẫn dễ chấp nhận hơn. Mình có thể đóng thêm tiền cho con mình học, nếu cần mình xin tình nguyện liên hệ ở một số trường tư xem thế nào? đúng là phải thử thôi, xin cho cô giáo hào nhập của mình vào trường kèm bé của mình một thời gian khi nào cảm thấy ok được thì cho con tự ở lại với các bạn và cô. Mình phải giúp cho các bé cùng lứa tuổi thông cảm hơn cho bé của mình, cái này thì cô giáo mầm non có thể làm được chỉ cần mình tác động vào học một chút.
Em thay nen dat van de voi ca truong cong va truong tu. Nhu me Ti @tretuky.com de xuat em that rat chi ly (moi quan HN nen chi dinh 1-2 truong co lop hoa nhap). Tuy nhien, chi hoi kho la hien nay cac truong cong deu qua tai, kho co the bo tri lop hoc nho 35 chau duoc. Nhung o truogn cong, nhieu giao vien gioi va giup cac con hoa nhap dc tot hon.
Truong tu, em noi chung chung o HN thoi nhe, em nghi mat bang gv se ko dc nhu truong cong. GV truong cong luong thap hon, nhung tong thu nhap cao hon, hi hi hi, va em nghi cung cap hon nhieu. Tuy nhien, dung la kha nang dc 1 truong tu nhan vao hocj, chac chan cao hon truong cong.
Voi lai, noi gi thi noi, chinh sach la 1 dang, nhung chinh ban than nguoi giao vien cua con moi la ng quyet dinh van de. Bo me tk nen co cach tao moi quan he tot voi co, chia se tracsh nhiem va su vat va voi co.
Em thi ra truong lam cho Tay 1 mach hon chuc nam roi. Nhung rieng ve chuyen truong lop, o HN, em van thich tim dc 1 cai thich hop "cong lap", hon la tu thuc. Em cam tuong cong lap van la cai dai hoi, minh hoi vat va 1 ti, mat thoi gian suy nghi, tiep can, nhung cho ket qua tot hon.
Đúng là các cha mẹ còn ôm đồm nhiều quá, lâu lâu có một sự kiện cho Tk, nên PR cho tất cả mà quên đi những việc PR đó có tác động đến với "lòng mọi người" không. Cảm ơn anh chủ blog đã góp ý!
Và cảm ơn cái event kia của anh Thụy, lại là một sự kiện cụ thể hơn.
Trao đổi cùng bạn Gauss, Van td cùng tất cả :
- Việc lobby đến các H.Trưởng trường tư xem như đừng nghĩ đến. Vì hiệu quả kinh doanh của họ, vì nhiều điều khác...Các bạn có thể xem lại vụ bé Hà My ở HN. Ở TpHCM cũng có trường hợp khác, nhưng chưa nổi côm lắm thôi.
- Cách đây 4 năm, 1 trường tư nọ nhận hs TK (có giáo viên do PH gởi đến kèm theo để giúp đỡ trẻ), rồi năm sau họ cũng nhận tiếp..và rồi năm sau nữa họ chấm dứt tiếp nhận cho đến nay. 3 năm trước, Bản thân tôi cũng đi xin học cho con ở một trường tư khác vì cũng chẳng biết trường nào nhận trẻ TK, chỉ biết 1 năm trước trường này có nhận trẻ Tk do một PH mách bảo. Và nhận được cái lắc đầu. Rồi tôi cũng tìm được chổ cho con học, và may mắn đó chính là ngôi trường mơ ước nho nhỏ(cho thực tiển của VN hiện nay, ko thể so sánh với nước khác). Ngôi trường đó, được thầy hiệu trưởng, giáo viên cho đến chú bảo vệ đều cảm thông với những tính nết đặc biệt của trẻ : cô giaó đang giảng bài thì nhảy thót lên bàn ngồi hay tự động đi ra ngoài lớp không một lời xin phép, hay khi cà đang học và cả đang ngủ bổng thét to lên. Thậm chí mắng luôn cả cô giáo !…Và rồi cháu đã học được, đã biết chơi cùng bạn bè .Bạn bè đã cảm thông và giúp đỡ con tôi được như vậy! Nhưng đến nay , “ các phụ huynh (của trẻ bình thường) có điều kiện kinh tế .. đã đưa con đến học trường khác”. Vì đó là trường công lập, nếu là trường tư thì chắc là xử lý như vụ bé Hà My kia thôi. Trường có tỷ lệ trẻ khuyết tật là khoảng 15% với tổng số hs.
Cũng như các PH trẻ bình thường khác, ngay trong giới PH trẻ khuyết tật cũng chưa có nhiều cảm thông cho nhau nữa vì ‘ sợ bé chơi với bạn Tự kỷ, làm cho con mình mắc bệnh này luôn “. Đây là điều tôi biết đã lâu lắm rồi, nhưng cho đến nay nhiều người vẫn còn suy nghĩ trên (qua thông tin trên báo chí). Theo tôi, thì có lẻ báo chí và truyền thông nên chú ý đến điều này trước tiên, thay vì là mong muốn mọi người hiểu biết Tự kỷ là gì ?
* Chương trình "Giáo dục hòa nhập cho trẻ Khuyết tật" (bao gồm cả trẻ TK, Down, chậm trí, rối loạn tâm lý...), đã được thực hiện tại Tp.HCM cách đây 6 năm, nhưng vẫn còn đang ở dạng ..thí điểm (theo chủ quan) , cho 5 trường tiểu học tiểu học công lập.
Mình nhìn vào điểm tốt thôi chứ mình đừng nhìn vào điểm xấu các mẹ ơi. Vì thực tế môi trường nào chẳng có cái hạn chế, nếu cứ nói như vậy thì e rằng chúng ta sẽ không tìm nỗi trường cho con chúng ta đâu? Mình nghĩ rằng ở môi trường nào dù là tư hay công thi cái tâm của người thầy, người cô vẫn là điều quan trọng. Bởi thế nên mình phải tạo mối quan hệ tốt với giáo viên, mình có mở lòng mình chia sẽ với họ thì họ sẽ tiếp nhận thôi. Chứ mình cứ hơi tí hoạch sách, hơi tí gây khó dễ hay cứ để ý những điểm hạn chê chế của họ thì họ sẽ khó chịu. Bản thân nhiều phụ huynh chúng ta cứ đòi hỏi hay cứ để ý nên họ mới khó chịu. Mình nói thật đấy( vì mình cũng từng như vậy). Vấn đề bây giờ là nơi nào sẽ tiếp nhận con chúng ta? tiếp nhận như thế nào? họ sẽ chia sẽ và thông cảm với con chúng ta như thế nào mới là điều quan trọng. Vậy nhé các mẹ chúng ta hãy mở lòng hơn, hãy cùng chia sẽ gánh nặng với người khác, mình tin sẽ có người đáp lại.
Mơ ước có các hoạt động hỗ trợ trẻ tự kỷ ở Bạc Liêu
Tâm sự của một người mẹ ở Bạc Liêu.
"Cu bi nhà mình năm nay đả 11 tuổi mà ngây ngô như trẻ lên năm.
Qua thông tin từ báo chí trên mạng tìm hiểu, mình mới biết con mình mang chứng bệnh tự kỷ (chậm phát triển).
Đơn thân nuôi con, là nhân viên cho một doanh nghiệp nhỏ ở tỉnh lẻ, mình không có điểu kiện tốt để chữa trị cũng như tiếp cận các hoạt động giúp con tiến triển.
Với độ tuổi được đến trường thì con mình phải ở nhà (không trường nào nhận vì bé quá năng động) lại bị bạn bè trang lứa kỳ thị, có hôm tình cờ nghe những trẻ xung quanh bảo đừng chơi với thằng đó nó khùng đấy! Nghe những câu nói đó nước mắt mình tự nhiên rơi, lòng đau như cắt, chỉ biết ôm con vào lòng cho thật chặt như để chia sẻ là còn có mẹ là bạn.
Hiện tại xã hội đã phát triển, các thành phố lớn đã có nhiều hoạt động vui chơi, trường học dành cho trẻ tự kỷ, "Mẹ luôn ước mơ một ngày không xa, các hoạt động ấy được lớn mạnh đến các tỉnh lẻ xa xôi như Bạc Liêu - cũng có được những hoạt động như thành phố lớn để con của mẹ cũng được vui chơi, đến trường như các bạn cùng trang lứa, được hòa nhập cộng đồng trước tuổi trưởng thành..."
còn nhiều miền quê nghèo những em bé tự kỷ bị gọi như vậy lắm. Quê mình cũng vậy đó? không biết bao giờ mọi người mới có cái nhìn khác về các con? không biết bao giờ các bé tự kỷ ở quê nghèo được đi học?
Em xin dẫn ra dưới đây một ý kiến khá chính xác khi nói đến trẻ tự kỷ.
Giáo dục trẻ tự kỷ: Những câu hỏi thường gặp
Mặc dù đã được khám phá từ rất lâu, được đặt tên từ năm 1943 do nhà Tâm bệnh Lý L. Kanner, và đã được nghiên cứu rất kỹ lưỡng nhưng cho đến nay Tự Kỷ vẫn còn là một tình trạng rối nhiễu tâm lý gây ra ngộ nhận cho khá nhiều người, kể cả giới chuyên môn.
Tự kỷ là một chứng bệnh ?
Không chính xác ! Mặc dù đã được hệ thông phân loại ICD 10 ( 1992) của Pháp và sổ tay DSM IV của Hiệp hội Tâm Thần Mỹ xếp vào nhóm bệnh tâm thần : Loạn tâm trẻ em. Nhưng chúng ta không nên gọi đó là một chứng bệnh, vì hội chứng tự kỷ hay đúng hơn là các dạng rối loạn trong hiện tượng tự kỷ bao gồm đến 5 loại “ lộn xộn” khác nhau: Rối loạn tự kỷ sớm (Autistic Disorder) Hội chứng Aperger (Asperger’s Disorder) Rối loạn phát triển lan tỏa không đặc hiệu (Pervasive Developmental Disorder – Not Otherwise Specified) Hội chứng Rett (Rett’s Disorder) và Rối loạn nhân cách tuổi bé tí (Childhood Disintegrative Disorder), mà mỗi tình trạng này lại có những biểu hiện khác nhau và cũng không thể sử dụng cùng một phương pháp trị liệu.
Ngoài ra, điều quan trọng là khi chúng ta gọi đó là bệnh, có thể khiến cho nhiều người, nhất là các phụ huynh của trẻ Tự Kỷ có ngay một suy nghĩ trong đầu: Là bệnh nghĩa là có thuốc chữa ! từ đó có thể dẫn đến việc tìm kiếm một cách vô vọng những loại thuốc hay kỹ thuật trị liệu để mong mỏi con mình có thể bình thường trở lại. Trong khi đó, Tự kỷ vẫn còn là một thách thức lớn cho nền y học hiện đại vì cho đến nay, tình trạng này vẫn chưa có một loại thuốc đặc trị hay một kỹ thuật trị liệu chuyên biệt nào.
Trẻ trai dễ bị tự kỷ hơn trẻ gái ?
Đúng ! Theo sự nghiên cứu của các nhà chuyên môn tại Thụy Điển, thì tỷ lệ trẻ bị tự kỷ là 4 nam/1 nữ . Tuy chiếm tỷ lệ ít hơn nhưng trẻ nữ lại thường bị nặng hơn và hơn nữa, do tính cách thụ động thường được coi là bình thường ở trẻ nữ nên khi thấy một bé gái ít nói, không thích tiếp xúc với người khác khi còn nhỏ, các phụ huynh thường bỏ qua vì thế các rối loạn ở trẻ nữ thường khó nhận biết hơn và việc chẩn đoán thường chậm trễ khiến cho việc trị liệu gặp nhiều khó khăn hơn.
Thường cha mẹ của trẻ tự kỷ là nhà giàu hay có trình độ cao ?
Không chính xác! Trong 16 công trình nghiên cứu ở Châu Mỹ, Châu Âu, Canada và Nhật Bản có 9 công trình cung cấp thông tin về nghề nghiệp của cha mẹ, nhưng không có công trình nào cho thấy trình độ hay khả năng tài chính của cha mẹ lại có ảnh hưởng đến tình trạng của trẻ. Tuy nhiên, nếu căn cứ vào số trẻ đưa đến các bệnh viện hay các phòng tâm lý, thì có vẻ đây là bệnh của con nhà giàu hay người có học. Thực ra, đơn giản chỉ là do cha mẹ có điều kiện và ý thức đưa con đến khám, vì đây là một tình trạng không gây nguy hiểm về tính mạng, hơn nữa việc chăm sóc trị liệu lại chiếm nhiều thời gian và tiền bạc vì thế nhiều gia đình không đủ điều kiện để theo đuổi. Nhất là với các gia đình ở các tỉnh lẻ, vùng nông thôn, và họ cũng không biết đưa con đi đến đâu để khám.
Đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này ?
Đây là một vấn đề có nhiều quan điểm trái ngược nhau nhất, vì tình trạng Tự kỷ có đến 3 nguyên nhân đều được xem là chủ yếu nhưng lại không xác định được đâu là nguyên nhân chính, và đôi khi có những trường hợp không tìm ra được bất cứ nguyên nhân nào.
Với nhà thần kinh học, tự kỷ là do những tổn thương rất nhỏ của não bộ. Trong cuốn Sinh lý thần kinh của chứng tự kỷ, khi nghiên cứu trên 6 bộ não của các trẻ tự kỷ cho thấy có các dị tật nhỏ li ti và có lẽ đã có trước khi các trẻ này sinh ra! Với các nhà di truyền học thì Tự kỷ có thể là do những biến dị của gien, còn với các nhà tâm lý thì lại cho rằng do những sang chấn tâm lý khi mang thai của người mẹ, nhất là do sự thiếu quan tâm trong giai đoạn sơ sinh có thể dẫn đến sự rối loạn này. Điều này khiến cho một số nhà chuyên môn cho rằng, nếu phát hiện và can thiệp sớm thì trẻ sẽ có khả năng ổn định, bình thường sau một thời gian trị liệu.
Trên thực tế thì việc quan tâm chăm sóc, phát hiện và trị liệu sớm nếu tiến hành đúng cách sẽ giúp cho trẻ thích nghi tốt hơn, điều này có thể làm giảm bớt những rối loạn nhưng trẻ vẫn không thể ổn định để trở nên bình thường như những trẻ khác. Còn việc bỏ bê, không quan tâm thì không chỉ riêng tình trạng tự kỷ, mà với bất cứ rối nhiễu tâm lý nào cũng sẽ làm cho đối tượng trở nên khó khăn hơn, bất ổn hơn.
Vì vậy, việc tiến hành hàng loạt các xét nghiệm chỉ có thể đạt được mục tiêu là loại trừ hoặc xác định các tổn thương thực thể trên hệ thần kinh và các giác quan như nghe, nói … để có thể có cái nhìn rõ ràng hơn về tình trạng của trẻ, chứ không giúp ích gì nhiều cho việc điều trị." trích dinhdoan.net
Hiện nay, xã hội đã và đang có nhiều người hiểu biết nhiều hơn về hội chứng tự kỷ. Như vậy, trẻ tự kỷ đang được nhiều người mở rộng vòng tay hơn chào đón các con. Hy vọng trong tương lai không xa, khi nhắc đến hai từ "tự kỷ" người ta sẽ không khỏi ngỡ ngàng như trước đây nữa.
Hội thảo "TRƯỜNG HỌC NÀO CHO TRẺ TỰ KỶ" vừa rồi đã thành công. Đó là kết quả của sức mạnh cộng đồng, của nhiều người có trách nhiệm trước những vấn đề của xã hội, của những người đang ngày đêm làm việc với trẻ tự kỷ,... Chắc rằng những phụ huynh có con tự kỷ đều vui lắm.
Em xin cám ơn anh Cường nhé! Nhờ blog này của anh, em đã liên hệ được với anh Tuấn, nhờ anh Tuấn em đã liên hệ được với nhiều người khác. Và nhờ nhiều nhiều người khác nữa, hội thảo đã thành công - đó là sự đóng góp của các phụ huynh trên mọi miền đất nước, từ Hà Nội đến Sài Gòn, từ Đà Nẵng, Phan Thiết đến Vũng Tàu,...
Sức mạnh cộng đồng có vai trò thật lớn.
Hội thảo đã thành công tốt đẹp, một phần nhờ công của phương tiện truyền thông mà trong đó đóng góp của a C là rất lớn.Cảm ơn anh nhiều!
@My Lăng:
Không có gì đâu em. Chỉ là một phần đóng góp "tùy theo sức của mình" thôi.
Chào các ông bố bà mẹ,
Các bạn hãy giúp cháu Hải Anh con tôi được đi học.
Link tại đây:
http://www.webtretho.com/forum/f385/truong-ha-anh-nguyen-viet-xuan-310365/index9.html#post12744490
Xin cảm ơn các bố mẹ
em là Lã Thủy
mới tốt nghiệp trường Đại học Công đoàn chuyên ngành công tác xã hội.
ngành học của em cũng liên quan rất nhiều tới trẻ tự kỉ,
em rất muốn được tham gia giảng dạy cho các bé bị bệnh tự kỉ,
xin liên hệ với em theo sdt: 0902092829
trẻ tự kỷ
tự kỷ
bệnh tự kỷ
Đăng nhận xét