Chloe Đào và bài báo “Từ người tị nạn tới Project Runway”
Thakoon Panichgul, 34 tuổi - người Mỹ gốc Thái, là một trong những nhà tạo mẫu trẻ gốc Á đang có tiếng nói ngày một lớn trong thế giới thời trang. Jason Wu – một chàng trai 26 tuổi gốc Đài Loan, bỗng chốc được cả thế giới biết đến khi có tác phẩm được Đệ nhất Phu nhân Mỹ Michelle Obama mặc trong buổi dạ vũ nhậm chức của chồng. Chloe Đào, cô gái gốc Việt, gây bất ngờ lớn khi giành chiến thắng trong cuộc thi tuyển lựa nhà thiết kế thời trang “Project Runway” trên kênh truyền hình Bravo năm 2005.
Những tên tuổi đó cho thấy xu hướng thời trang của Mỹ đang nghiêng về gu Châu Á, đồng thời cũng chứng tỏ tài năng và cội nguồn văn hóa của các nhà tạo mẫu Châu Á được thừa nhận. Hãng thời trang Mỹ nổi tiếng toàn cầu Gap trong ba năm trở lại đây đã thuê các nhà tạo mẫu gốc Á như Phillip Lim, Alexander Wang và Panichgul thực hiện các bộ sưu tập của mình. Tại tuần lễ thời trang New York tháng 9 vừa qua, 25 nhà tạo mẫu Mỹ gốc Á đã đem sản phẩm của mình tới trình diễn, tăng gấp đôi so với 5 năm trước đây.
Giải thích sự tăng đột biến về số lượng nêu trên, nhiều nhà tạo mẫu gốc Á cho hay đã có sự thay đổi tư duy trong cộng đồng của họ, giúp họ giải thoát khỏi những quan điểm truyền thống về nghề nghiệp. Những người Mỹ gốc Á ở độ tuổi 20-30 là một phần của sự bùng nổ nhập cư. Việc thông qua Luật Nhập cư năm 1965 đã đặt dấu chấm hết cho chính sách đưa ra hạn ngạch về số lượng và nguồn gốc của những người Á được phép nhập cư.
Con cái của những người thuộc làn sóng nhập cư này không còn bị áp lực giống như cha mẹ họ phải chọn những nghề đảm bảo nuôi sống gia đình như kinh doanh hoặc làm khoa học. “Tôi thật may mắn. Khá nhiều anh chị em họ của tôi phải học nghề bác sĩ, nghiên cứu khoa học hay kinh doanh” – Peter Som, nhà thiết kế gốc Hoa 38 tuổi, chia sẻ.
“Cha mẹ những đứa trẻ Á lớn lên tại Mỹ nhìn ra xung quanh và thấy rằng vẫn có những cách khác để có thể thành đạt ở Mỹ. Họ cũng nhận ra rằng con cái họ đã bị đồng hóa và không còn phải đối mặt với những rào cản mà họ vấp phải khi mới tới đây” - Frank H. Wu, tác giả cuốn sách “Da vàng: Chủng tộc ở Mỹ sau da đen và da trắng” xuất bản năm 2001, nhận xét như vậy.
Phillip Lim, người Mỹ gốc Thái, đã giấu cha mẹ việc chuyển trường quản trị kinh doanh sang học nhượng quyền thời trang. Khi biết chuyện, họ đã vô cùng thất vọng: “Bố mẹ đã làm việc nặng nhọc đưa con sang đây nuôi con ăn học, sao con lại học cái nghề đó?”. Chloe Đào bỏ dở ngành marketing khi đang theo học năm thứ hai để học thiết kế thời trang ở Houston và New York.
Panichgul thì cố gắng lấy bằng cử nhân kinh doanh tại ĐH Boston để làm vui lòng mẹ. Năm 2004 anh đã giấu bà chuyện anh bỏ việc tại tạp chí Harper's Bazaar để khai trương thương hiệu thời trang của mình. “Đó là sự nổi loạn. Thế hệ chúng tôi đi ngược lại hướng mà cha mẹ muốn chúng tôi phải theo” – Panichgul nói.
Trong gia đình một số nhà tạo mẫu lại có sự phân công: Chị gái của Richard Chai là giám đốc kinh doanh; anh trai của Doo-Ri Chung (gốc Hàn) làm trong lĩnh vực ngân hàng đầu tư. Sự phân công này giúp ích các nhà tạo mẫu rất nhiều. Anh trai của Chung giúp đỡ cô tiền bạc, hướng dẫn lên kế hoạch kinh doanh. Jason Wu cũng tạo ra thương hiệu riêng năm 2006 bằng tiền của gia đình. Chloe Đào thì sau chiến thắng đã khuyếch trương mạnh hơn thương hiệu Lot8 với sự trợ giúp của mẹ và 7 chị em gái.
Một nhân tố giúp sức nhiều cho các nhà tạo mẫu gốc Á là các gia đình người Á luôn khuyến khích con cái học một môn nghệ thuật nào đó. Với sự thành công của các tài năng gốc Á trong các lĩnh vực như nhạc cổ điển, kiến trúc, điện ảnh, thì nghệ thuật ngày càng trở thành sự lựa chọn nghề nghiệp bảo đảm được tương lai sau này.
Thời trang cũng nằm trong dòng chảy đó. Các trường dạy thiết kế thời trang ở Mỹ đang chứng kiến sự đổ bộ của các sinh viên gốc Á. Từ năm 1998 đến 2008, số lượng sinh viên gốc Á theo học thời trang tăng gấp 3 lần. Điều này thật khác xa so với năm 1981. Anna Sui, người Mỹ gốc Á đầu tiên thành danh trong lĩnh vực thời trang, kể rằng chị là sinh viên gốc Á duy nhất học thời trang khi đó.
Joanne Arbuckle, Chủ nhiệm Khoa Nghệ thuật và Thiết kế của Viện Công nghệ Thời trang, cho hay các sinh viên gốc Á luôn có tài năng và đạo đức nghề nghiệp. Trong 10 năm dạy tại đây, bà đã phát hiện ra đâu là động lực khiến các sinh viên gốc Á nổi trội. “Một số người trong số họ giỏi tính toán và khéo tay. Đó là những lợi thế to lớn để trở thành nhà thiết kế thời trang. Đối với họ thì thiết kế là cách để giải quyết vấn đề. Họ không bao giờ bỏ cuộc cho đến khi làm được việc mới thôi”.
Theo Chloe Đào, thành công mà cô có được ngày hôm nay là nhờ vào sự giáo dục của gia đình với truyền thống lao động cần cù của người Việt. Hồi gia đình cô mới định cư sang Mỹ, cha mẹ cô đã rất vất vả, mỗi người đều phải làm việc tại 3 nơi để nuôi được 8 chị em cô ăn học.
Những tên tuổi đó cho thấy xu hướng thời trang của Mỹ đang nghiêng về gu Châu Á, đồng thời cũng chứng tỏ tài năng và cội nguồn văn hóa của các nhà tạo mẫu Châu Á được thừa nhận. Hãng thời trang Mỹ nổi tiếng toàn cầu Gap trong ba năm trở lại đây đã thuê các nhà tạo mẫu gốc Á như Phillip Lim, Alexander Wang và Panichgul thực hiện các bộ sưu tập của mình. Tại tuần lễ thời trang New York tháng 9 vừa qua, 25 nhà tạo mẫu Mỹ gốc Á đã đem sản phẩm của mình tới trình diễn, tăng gấp đôi so với 5 năm trước đây.
Giải thích sự tăng đột biến về số lượng nêu trên, nhiều nhà tạo mẫu gốc Á cho hay đã có sự thay đổi tư duy trong cộng đồng của họ, giúp họ giải thoát khỏi những quan điểm truyền thống về nghề nghiệp. Những người Mỹ gốc Á ở độ tuổi 20-30 là một phần của sự bùng nổ nhập cư. Việc thông qua Luật Nhập cư năm 1965 đã đặt dấu chấm hết cho chính sách đưa ra hạn ngạch về số lượng và nguồn gốc của những người Á được phép nhập cư.
Chloe Đào và các khách hàng là những ngôi sao Hollywood.
Con cái của những người thuộc làn sóng nhập cư này không còn bị áp lực giống như cha mẹ họ phải chọn những nghề đảm bảo nuôi sống gia đình như kinh doanh hoặc làm khoa học. “Tôi thật may mắn. Khá nhiều anh chị em họ của tôi phải học nghề bác sĩ, nghiên cứu khoa học hay kinh doanh” – Peter Som, nhà thiết kế gốc Hoa 38 tuổi, chia sẻ.
“Cha mẹ những đứa trẻ Á lớn lên tại Mỹ nhìn ra xung quanh và thấy rằng vẫn có những cách khác để có thể thành đạt ở Mỹ. Họ cũng nhận ra rằng con cái họ đã bị đồng hóa và không còn phải đối mặt với những rào cản mà họ vấp phải khi mới tới đây” - Frank H. Wu, tác giả cuốn sách “Da vàng: Chủng tộc ở Mỹ sau da đen và da trắng” xuất bản năm 2001, nhận xét như vậy.
Phillip Lim, người Mỹ gốc Thái, đã giấu cha mẹ việc chuyển trường quản trị kinh doanh sang học nhượng quyền thời trang. Khi biết chuyện, họ đã vô cùng thất vọng: “Bố mẹ đã làm việc nặng nhọc đưa con sang đây nuôi con ăn học, sao con lại học cái nghề đó?”. Chloe Đào bỏ dở ngành marketing khi đang theo học năm thứ hai để học thiết kế thời trang ở Houston và New York.
Panichgul thì cố gắng lấy bằng cử nhân kinh doanh tại ĐH Boston để làm vui lòng mẹ. Năm 2004 anh đã giấu bà chuyện anh bỏ việc tại tạp chí Harper's Bazaar để khai trương thương hiệu thời trang của mình. “Đó là sự nổi loạn. Thế hệ chúng tôi đi ngược lại hướng mà cha mẹ muốn chúng tôi phải theo” – Panichgul nói.
Trong gia đình một số nhà tạo mẫu lại có sự phân công: Chị gái của Richard Chai là giám đốc kinh doanh; anh trai của Doo-Ri Chung (gốc Hàn) làm trong lĩnh vực ngân hàng đầu tư. Sự phân công này giúp ích các nhà tạo mẫu rất nhiều. Anh trai của Chung giúp đỡ cô tiền bạc, hướng dẫn lên kế hoạch kinh doanh. Jason Wu cũng tạo ra thương hiệu riêng năm 2006 bằng tiền của gia đình. Chloe Đào thì sau chiến thắng đã khuyếch trương mạnh hơn thương hiệu Lot8 với sự trợ giúp của mẹ và 7 chị em gái.
Một nhân tố giúp sức nhiều cho các nhà tạo mẫu gốc Á là các gia đình người Á luôn khuyến khích con cái học một môn nghệ thuật nào đó. Với sự thành công của các tài năng gốc Á trong các lĩnh vực như nhạc cổ điển, kiến trúc, điện ảnh, thì nghệ thuật ngày càng trở thành sự lựa chọn nghề nghiệp bảo đảm được tương lai sau này.
Thời trang cũng nằm trong dòng chảy đó. Các trường dạy thiết kế thời trang ở Mỹ đang chứng kiến sự đổ bộ của các sinh viên gốc Á. Từ năm 1998 đến 2008, số lượng sinh viên gốc Á theo học thời trang tăng gấp 3 lần. Điều này thật khác xa so với năm 1981. Anna Sui, người Mỹ gốc Á đầu tiên thành danh trong lĩnh vực thời trang, kể rằng chị là sinh viên gốc Á duy nhất học thời trang khi đó.
Joanne Arbuckle, Chủ nhiệm Khoa Nghệ thuật và Thiết kế của Viện Công nghệ Thời trang, cho hay các sinh viên gốc Á luôn có tài năng và đạo đức nghề nghiệp. Trong 10 năm dạy tại đây, bà đã phát hiện ra đâu là động lực khiến các sinh viên gốc Á nổi trội. “Một số người trong số họ giỏi tính toán và khéo tay. Đó là những lợi thế to lớn để trở thành nhà thiết kế thời trang. Đối với họ thì thiết kế là cách để giải quyết vấn đề. Họ không bao giờ bỏ cuộc cho đến khi làm được việc mới thôi”.
Chloe Đào và 7 chị em gái trong ngày khai trương Lot8
Theo Chloe Đào, thành công mà cô có được ngày hôm nay là nhờ vào sự giáo dục của gia đình với truyền thống lao động cần cù của người Việt. Hồi gia đình cô mới định cư sang Mỹ, cha mẹ cô đã rất vất vả, mỗi người đều phải làm việc tại 3 nơi để nuôi được 8 chị em cô ăn học.
Tham khảo:
Chloe Đào: Thành công từ sự giáo dục của gia đình - LAO ĐỘNG
16 comments:
Aaaa...Gap là hiệu thời trang em chuyên mua quần áo mặc đấy, mấy cái áo hoodies của em toàn hiệu Gap. Ngoài Gap em còn thích luôn cả Old Navy. Mấy hiệu này được cái là hay xử dụng vải thô, theo kiểu xếch xi + xì tin nhưng vẫn có nét cứng cáp bụi đời nên được ưa chuộng. Anh đã mặc đồ nam hiệu Gap chưa? mặc vào là rất lịch mà lại trẻ nữa.
Bên Mỹ nghề design, nói chung design về mọi nghành như fashion design, interior design, graphic design, industrial design, ect...đều kiếm tiền nhiều hơn cả mần engineer ấy chứ. Ngay cả học về quay film hay animation mà xuống holliwood làm vẫn có job. Ai có máu nghệ sĩ thì theo mấy nghành này thích lắm.
Mấy năm trước khi còn học interior design em cũng ôm mộng hoặc đi New York, hoặc xuống Holliwood làm nghề design. Nhưng bi giờ thì em dứt khoát bám trụ với nghề vặn bù lon đinh ốc của điện tử rồi, ko thay đổi nghề ngỗng chi nữa. Có rảnh thì làm bộ collection văn hóa toàn cầu dân tộc học chơi cho zui thôi.
Em thấy môi trường bên Mỹ giúp cho người ta dễ phát triển khả năng và thành công lắm, chỉ cần siêng năng chịu khó là được, và đất Mỹ là đất ko kì thị tuổi tác. Em vẫn yêu văn hóa Việt mình, vẫn thích tìm hiểu, nhưng môi trường sống ở Mỹ giúp cho em hiểu được nhiều nền văn hóa trên thế giới hơn. Mỗi ngày em thấy cuộc đời còn nhiều thú vui để tìm tòi, em ko có cảm giác chôn chân trong 4 bức tường như sống bên Việt Nam. Coi như là lucky khi mình có thể hòa nhập được cả hai nền văn hóa, Việt và Mỹ.
Chời chời, mấy chị em nhà họ Đào này giống nhau ghê. Riêng khoản đi đâu cứ rầm rập cả tiểu đội tóc dài dư lày là đã thấy tín hiệu chiến thắng rõ ràng ròi.
Em thấy văn hóa Á đông kỳ bí nhưng rất cuốn hút đang lên ngôi. Những người châu Á ở nước ngoài nên nắm lấy cơ hội ngàn vàng này :-D
Trời đất, không thể tin được có một gia đình có tới gần 1 tiểu đội con gái mà toàn những cô xinh đẹp và thật ấn tượng (chỉ nhận xét hình ảnh thôi nha).
Ngay ở Việt Nam mình, từ khi mở cửa, xu hướng thời trang Việt, thời trang Á cũng lên ngôi đấy chứ em! Tất nhiên, chưa thể tiếng tăm năm châu bốn biển được.
@LU:
Lu rất có khả năng và thiết kế và gout, sao không chuyển hẳn qua làm design đi? Khó khăn hơn, nhưng chắc kiếm được nhiều tiền hơn.
@Titi:
Đúng là 8 cô này mà kéo nhau đi đâu thì thắng như chẻ tre đến đấy nhỉ? Chỉ một hai cô VN thôi mà đã có khả năng gây kinh thiên động địa rồi.
@A Thụy:
Anh chỉ chú ý mỗi đến "xinh đẹp và ấn tượng" thôi à?
Cô người Việt này nhớ là được viết và được khen nhiều lắm.
Coi mấy chị em mà cứ như cùng một tuổi, vui thế.
anh Đỗ nhận xét câu cuối hay ghê! :D
Chị em nhà này làm em nhớ các nàng dâu trong "Dương gia tướng". :D
Ngày trc em ko thích coi Thúy Nga PBN, nhưng sau cuốn "Passport to music and fashion" thì thay đổi hẳn. Đó là số nói về những nhà tạo mẫu tóc, vẽ kiểu, những ca sĩ người gốc Việt thành công ở hải ngoại, trong đó có cô Chloe Đào này. Bộ trang phục cổ mặc lên sân khấu hôm đó thật đẹp, so trendy, so classy, so simply, khoe luôn chiếc tank top có in hiệu Lot8 :D
Điều em nhớ nhất trong PBN số đó là khi được phỏng vấn về con cái của mình, các bậc cha mẹ của những người thành đạt này đều nói tới việc tôn trọng ý muốn và tạo mọi điều kiện cho con mình được làm gì họ mong ước (cho dù đa phần các bậc cha mẹ đều là người tị nạn, và có lẽ đã phải làm việc rất vất vả, và mong con cái mình học hành làm giáo sư, bác sĩ ở nước Mỹ hơn là ca hát và thiết kế). Ở 1 môi trường như nước Mỹ, nơi vừa là thiên đường vừa là chiến trường, thì được say mê theo đuổi sự nghiệp của mình với tất cả đam mê, vừa dc sự hậu thuẫn của mẹ cha, thì còn gì tuyệt hơn.
Anh Cường : "nhất nghệ tinh, nhất thân vinh"...ruộng nhà em vừa cày cấy xong, bi giờ em đang mùa gặt nên ko nở bỏ đi. Thật ra em có khiếu trị máy móc hơn ấy chứ. Mí lại bên kỹ thuật nếu thành công thì vừa có tiền lại có quyền, mà em thì mắc cái bệnh háo danh nên...hì hì ;))
@VMC, ĐMT: Em lại bảo vệ anh cả đây, 'ấn tượng' là bao gồm nhiều thứ lắm rồi, lại còn thêm 'xinh đẹp' nữa, em nghĩ anh Thụy tham lam rồi ấy chứ :)
@Đỗ:
Chắc là sinh năm một, bác nhỉ?
@Vân Lam:
Nhà em cũng có mấy cô sàn sàn tuổi nhau và xinh như nhau.
@Dứa:
Môi trường Nhật Bản có tốt như thế không?
@LU:
Háo danh thì ai cũng có thể mắc, bất kể làm nghề gì.Trường hợp mà em nhắc tới, nếu muốn dùng đúng từ, thì là "mắc bệnh hám quyền".Hìhì. Jocking!
@Lana:
Bác T vốn "tham lam" từ trước tới giờ rùi.
@anh VMC
Em thích cái cách mà Chloe DAO theo đuổi passion của cô ấy cho đến cùng. Nhưng em thì thích thời trang của Andre Kim và Karl Lagerfeld (style của 2 vị này không lẫn với người khác)
@HPLT:
Chloe DAO chắc sẽ còn phải nỗ lực nhiều mới bằng được 2 đại gia mà em nêu tên.
trina thanks again Lana nhé !
Oh tại biết các anh ngại vào bếp lách cách ấy mà
trina PR cho trà thế thôi !
Anh VMC cứ làm ly vang là nhanh ,gọn anh à !
Còn ăn gương sen như lúc xưa bà nội trina ,nhưng chả biết giờ Hà nội còn bán không ?
người mềnh cũng dễ thương lắm chứ bộ
Đăng nhận xét