Chiều nọ, sau khi dán tay lên bàn phím hồi lâu, ông chợt thấy mình đã bị bất blog lực.
Blog - trong một giai đoạn, đã đưa ông khỏi cảm giác vô nghĩa. Ông đã nghiêm trang kể chuyện. Đã rụt rè cởi mở. Đã rón rén bông đùa. Đã quá hưng phấn mà cợt nhả hay sỉ vả. Để rồi âm thầm xấu hổ song song với gặm nhấm khoái cảm nhận ra loài thú tưởng như tuyệt chủng mang tên xấu hổ đã trở lại khu rừng của lòng ông.
Trong vòng 2 năm, ông gặp và tương tác với nhiều người trong nhiều lứa tuổi hơn toàn bộ quãng đời trước đó.
Ông vui vẻ, ông hồi hộp, ông vội vã khi có nhiều tương tác. Ông cồn cào, ông bực bội, ông lo lắng khi không có tương tác hoặc không biết tương tác tiếp theo có làm khó dễ ông không.
Viết cho ai, viết cái gì, viết như thế nào... là những câu hỏi dù ông không cố ý phạm tội, tiềm thức ông ngày càng đặt ra nhiều. Như thể, trước khi đưa ra mỗi entry, ông phải trả bài trước mặt thầy giáo tiềm thức - một vị thầy rất khó tính trong môn nghệ thuật thu hút đám đông.
Ông thấy mình có ích trở lại. Ông hồi xuân tinh thần. Cũng có lần ông lăn tăn về chuyện đám đông dễ dãi bằng sự âm thầm rút lui ý tại ngôn ngoại tinh tế nhị (Biên tập viên xin chú ý, không phải lỗi chính tả. Xin độc giả chú ý, lấy hơi ở quãng này.) đòi đánh đổi sự duy trì lòng trung thành của họ đối với blog của ông lấy sự duy trì mãi những entry dễ dãi hoặc ít nhất, dễ hiểu. Ví dụ một entry có những câu vô nghĩa, rối rắm như vừa rồi là phản bội những người trung thành ấy một cách tàn nhẫn nhất. Nhưng ông tự nhủ ông khác họ, ông hòa nhập nhưng không hòa tan với họ.
Ông chỉ cắm một ống hút, một đường truyền đạm thông giữa mình với họ. Một giọt máu đào hòa vào còn hơn để kệ ao nước lã trơ trơ. Với lại, càng ngày ông càng thấy rõ ràng, trong ao nước lã có khi có những thứ hay ho mà cơ thể hoang tưởng mình đầy máu đào không biết đến. Châm ngôn đã rành rành: 75% cơ thể bạn là nước.
Rồi ông có cảm xúc nhớ nhung comment của một vài người. Nhớ nhất của một người. Rồi ông offline. Răng giả bồi hồi. Rồi thấy con người đó cũng không khác gì trên mạng. Nói không khác gì cũng không đúng, nàng còn đem lại cho ông nhiều bất ngờ tích cực. Nên phải nói chính xác hơn: Khác xa những điều mà một con người luôn dự đoán sẵn sự bất ngờ tiêu cực như ông lo sợ. Nàng đã làm nặng thêm sự nhập nhằng tiêu tích cực của cuộc đời khiến ông không phân biệt được những sự (không) bất ngờ này là không bất ngờ hay bất ngờ. Chuyện này làm cả ông cũng tương đối đau đầu (và thích thú như quen ăn mù tạt) chứ không phải riêng độc giả như ta.
Sau này, khi đủ thân thiết để có thể biến suồng sã thành thi vị, ông nói với nàng rằng nàng đã treo đầu dê bán thịt dê. Nàng bảo: “Anh dê thì có”. Tất nhiên, nếu ta chưa trải qua những bối cảnh tơ lòng xốn xang tương tự - những bối cảnh có thể làm bất cứ tín hiệu pha trò nào cũng trở nên hài hước - ta sẽ tưởng ông với nàng là những người chẳng có vị gì. Họ có chứ. Nhưng nếu ta đã coi thường vậy thì cái thi vị đó ta cũng không với tới để cảm nhận được. Còn nếu đã thấy hay và muốn biết rõ hơn bối cảnh thi vị ấy sẽ tiếp tục thế nào thì sự tò mò vô bờ bến của ta sẽ giúp gặp blog của họ đâu đây. Thậm chí, có thể hẹn hò offline để cảm rõ hơn. Nghe một tay viết nghiệp dư tả về vị của sườn xào chua ngọt khác với răng và lưỡi tả cho.
Chuyện có lẽ đã dài mà quên phân tích và giải quyết vấn đề, ta trở lại cảm giác bất blog lực của ông. Cảm giác này khiến ông còn thấy trống rỗng, vô nghĩa hơn cả lúc trước khi chơi blog.
Nhưng việc đó cũng không có gì đặc biệt. Như bạn cai thuốc lá, lô đề, sex, thói ngủ nướng hay chém gió vậy, lần thứ 15 rồi. Cũng như những lần tuyệt vọng trong đời vậy. Cũng như những lần thấy nghệ thuật, tư tưởng hay nhân tính mạt lộ vậy. Nên chuyện có thể an nhàn kết thúc ở đây.
Blog - trong một giai đoạn, đã đưa ông khỏi cảm giác vô nghĩa. Ông đã nghiêm trang kể chuyện. Đã rụt rè cởi mở. Đã rón rén bông đùa. Đã quá hưng phấn mà cợt nhả hay sỉ vả. Để rồi âm thầm xấu hổ song song với gặm nhấm khoái cảm nhận ra loài thú tưởng như tuyệt chủng mang tên xấu hổ đã trở lại khu rừng của lòng ông.
Trong vòng 2 năm, ông gặp và tương tác với nhiều người trong nhiều lứa tuổi hơn toàn bộ quãng đời trước đó.
Ông vui vẻ, ông hồi hộp, ông vội vã khi có nhiều tương tác. Ông cồn cào, ông bực bội, ông lo lắng khi không có tương tác hoặc không biết tương tác tiếp theo có làm khó dễ ông không.
Viết cho ai, viết cái gì, viết như thế nào... là những câu hỏi dù ông không cố ý phạm tội, tiềm thức ông ngày càng đặt ra nhiều. Như thể, trước khi đưa ra mỗi entry, ông phải trả bài trước mặt thầy giáo tiềm thức - một vị thầy rất khó tính trong môn nghệ thuật thu hút đám đông.
Ông thấy mình có ích trở lại. Ông hồi xuân tinh thần. Cũng có lần ông lăn tăn về chuyện đám đông dễ dãi bằng sự âm thầm rút lui ý tại ngôn ngoại tinh tế nhị (Biên tập viên xin chú ý, không phải lỗi chính tả. Xin độc giả chú ý, lấy hơi ở quãng này.) đòi đánh đổi sự duy trì lòng trung thành của họ đối với blog của ông lấy sự duy trì mãi những entry dễ dãi hoặc ít nhất, dễ hiểu. Ví dụ một entry có những câu vô nghĩa, rối rắm như vừa rồi là phản bội những người trung thành ấy một cách tàn nhẫn nhất. Nhưng ông tự nhủ ông khác họ, ông hòa nhập nhưng không hòa tan với họ.
Ông chỉ cắm một ống hút, một đường truyền đạm thông giữa mình với họ. Một giọt máu đào hòa vào còn hơn để kệ ao nước lã trơ trơ. Với lại, càng ngày ông càng thấy rõ ràng, trong ao nước lã có khi có những thứ hay ho mà cơ thể hoang tưởng mình đầy máu đào không biết đến. Châm ngôn đã rành rành: 75% cơ thể bạn là nước.
Rồi ông có cảm xúc nhớ nhung comment của một vài người. Nhớ nhất của một người. Rồi ông offline. Răng giả bồi hồi. Rồi thấy con người đó cũng không khác gì trên mạng. Nói không khác gì cũng không đúng, nàng còn đem lại cho ông nhiều bất ngờ tích cực. Nên phải nói chính xác hơn: Khác xa những điều mà một con người luôn dự đoán sẵn sự bất ngờ tiêu cực như ông lo sợ. Nàng đã làm nặng thêm sự nhập nhằng tiêu tích cực của cuộc đời khiến ông không phân biệt được những sự (không) bất ngờ này là không bất ngờ hay bất ngờ. Chuyện này làm cả ông cũng tương đối đau đầu (và thích thú như quen ăn mù tạt) chứ không phải riêng độc giả như ta.
Sau này, khi đủ thân thiết để có thể biến suồng sã thành thi vị, ông nói với nàng rằng nàng đã treo đầu dê bán thịt dê. Nàng bảo: “Anh dê thì có”. Tất nhiên, nếu ta chưa trải qua những bối cảnh tơ lòng xốn xang tương tự - những bối cảnh có thể làm bất cứ tín hiệu pha trò nào cũng trở nên hài hước - ta sẽ tưởng ông với nàng là những người chẳng có vị gì. Họ có chứ. Nhưng nếu ta đã coi thường vậy thì cái thi vị đó ta cũng không với tới để cảm nhận được. Còn nếu đã thấy hay và muốn biết rõ hơn bối cảnh thi vị ấy sẽ tiếp tục thế nào thì sự tò mò vô bờ bến của ta sẽ giúp gặp blog của họ đâu đây. Thậm chí, có thể hẹn hò offline để cảm rõ hơn. Nghe một tay viết nghiệp dư tả về vị của sườn xào chua ngọt khác với răng và lưỡi tả cho.
Chuyện có lẽ đã dài mà quên phân tích và giải quyết vấn đề, ta trở lại cảm giác bất blog lực của ông. Cảm giác này khiến ông còn thấy trống rỗng, vô nghĩa hơn cả lúc trước khi chơi blog.
Nhưng việc đó cũng không có gì đặc biệt. Như bạn cai thuốc lá, lô đề, sex, thói ngủ nướng hay chém gió vậy, lần thứ 15 rồi. Cũng như những lần tuyệt vọng trong đời vậy. Cũng như những lần thấy nghệ thuật, tư tưởng hay nhân tính mạt lộ vậy. Nên chuyện có thể an nhàn kết thúc ở đây.
Nguồn:
Blog lực - Tạp chí Tia sáng
Entries liên quan:
LÀ BLOGGER
VIẾT CHO BLOGGER TẺ NHẠT VÀ LƯỜI NHÁC
VIẾT CHO ĐÔI TÌNH NHÂN BLOGGER
VIẾT... VỚ VẨN
NGHỊCH LÝ KHI VIẾT BLOG
NGÀY BLOG
18 comments:
Thêm một lý do nữa để yêu thích blog!
he he, bài này vui, em thích cái kiểu viết tưng tưng thế này :))
Đoạn trên hay quá xá nhưng nửa cuối có phần hụt hẫng, tứ "bất blog lực" vì thế không mạch lạc lắm.
Cũng có thể là một cách diễn đạt tân hình thức chỉ có thể cảm mơ hồ thoai.
Giọng viết duyên quá. Lần đầu tiên nghe 'bất Blog lực'. Sáng tạo dễ sợ :)
:)) đầu tiên e lại cứ tưởng tiêu đề í nói về 'thế lực blog' ;))
bài viết thật thú vị
Bi giờ có time đọc kỹ thì em kết câu thoại này ---> ông nói với nàng rằng nàng đã treo đầu dê bán thịt dê. Nàng bảo: “Anh dê thì có”. =))
Bài này thú vị.
Thích cách viết của NTHL, lúc nào cũng có sự tỉnh táo và dẫn dắt. Nhưng nếu cần mê, độc giả có thể bị cuốn theo tất cả mà người viết, có cảm giác như vẫn còn tỉnh táo. Như một thằng sinh viên năm cuối dắt em nó, vừa mới nhập trường đi uống rượu vậy ^^
Thực sự, giao tiếp rất có ích trong cuộc sống, công việc và tận hưởng tình cảm ....nhưng hàng ngày, vì trăm ngàn lí do, chúng ta đã không còn thời gian để giao lưu, không còn đủ sức lực để hòa nhã với mọi đối tượng. Vì thế, viết blog và trả lời comments trong lúc rỗi rãi, thư giãn đã dần trở thành phươgn tiện giao tiếp hữu hiệu, thay thế cho cách giao tiếp trực diện đang bị thu nhỏ.
Với chỉ mấy chục phút một ngày, trong không gian an toàn, được suy tư chín chắn, trên blog, chúng ta trở thành những con người lịch thiệp nhất có thể và thẳng thắn nhất nữa, do không bị kiểm soát.
Nhưng cũng chính vì không bị kiểm soát, chúng ta cũng có thể trở thành kẻ cực kỳ xấu xí nếu không kiềm chế tốt.
Dẫu sao, blog cũng làm phương tiện thể hiện chính chủ nhân. Nếu bạn muốn người khác tôn trọng blog của bạn, con người bạn thì bạn phải tôn trọng blog của người ta trước bằng các comments lịch sự . Nhưng khuyến cáo những new bloggers rằng, nếu có đọc thấy những dòng comments nghịch ngợm của một nhóm bloggers nào đó thân nhau, thì đừng vội kết luận gì cả. Ngôn ngữ blog, mà trong bài có gọi là blog lực ấy , là thứ ngôn ngữ phi không gian, nhưng có định vị thời gian, và định vị quan hệ rất lớn. Phải ở mức độ thân cận và hiểu nhau kha khá, các bloggers mới dám chia sẻ sâu sắc và có những comment thẳng tưng như vậy . ke ke ke...
Oài, lại một kẻ thiếu kiềm chế. CÁi giọng phá bĩnh và nhìn đâu cũng thấy kẻ thù này nghe quen quá :-P
@Mọi người:
Có người lập account mạo danh blog VMC trên blogspot để nói những điều không đúng sự thật. Tôi delete comment mà blogger mạo danh đó đã để lại trong entry này.
Oh, em chưa được đọc, mạo danh nói bậy gì thế anh?
Link gì thế? sao bạn lại mạo danh nick người khác? như thế là đi nói xấu người khác ko bằng chứ đó nha!
Mạo danh : Lu ko biết bạn là ai, và có chuyện gì với anh Cường, nhưng nếu mình ko hài lòng điều gì thì nên thẳng thắn xưng tên thật ra, đặt thẳng vấn đề thì người ta còn lắng nghe.
Đằng này bạn dùng nick của người khác thì người xấu đầu tiên là bạn rồi. Anh Cường quen bạn bè nhiều, và hình như Lu thấy ít có bị mích lòng ai vì tính anh Cường trầm tỉnh xử xự ko bộp chộp.
Nói về thành đạt thì môi trường chung quanh Lu đàn ông thành đạt thiếu gì? đâu phải đợi chỉ có anh Cường thành đạt thì Lu mới làm bạn đâu? Bạn thử sang xứ Lu sống, và vào môi trường Lu làm việc sẽ thấy đàn ông giỏi thành đạt nhiều như lá mùa thu.
Cho nên đối với Lu đàn ông thành đạt là chuyện thường ngày của huyện, chả ảnh hưởng gì đến việc quan hệ bạn bè cả. Lu cũng chẳng thần tượng một việc gì hay ai cả, nhất là bạn bè thì tại sao lại thần tượng?
Đơn giản Lu thích blog anh Cường và làm bạn vì anh Cường còn giử đúng chất Việt, mà là lọai Việt truyền thống chưa bị lai căng. Tính Lu thì sống ở Mỹ thế thôi chứ không thích lai căng, bởi vì mình có lai căng cũng ko bằng dân họ, thì tại sao ko giử lại cái truyền thống? cái cũ giử ko xong cứ thích đua đòi cái mới, mà cái mới thì mình ko có đủ khả năng cạnh tranh với người.
Bạn bình tĩnh lại đi, đừng dùng nick này nữa, có gì ko thông thì cứ email nói thẳng với anh Cường, có sao đâu? bạn cứ dùng nick thế này thì ngay cả Lu cũng ko tin được những gì bạn đang nói.
Em có việc muốn trao đổi với anh, anh vào mail anh nhé. Chúc anh buổi tối vui vẻ.
Cũng chúc cái bạn thừa thời gian giả danh kia vui vẻ nhé, hé hé.
Crazy Fan
Ối, lắm người muốn mạo danh của chú thế. KHông khéo lại thành cái Guiness có nhiều người mạo danh ^^
Hic...Khổ thân Thầy. Làm người nổi tiếng thật khổ! Hazzzi
Anh VMC ơi,hoa tím âm thầm đọc các entry trong blog của anh từ rất lâu rồi!
Hôm nào lên nét không ghé nhà anh thấy thiếu thiếu nhớ nhó...em đã trót tương tư blog VMC mất rồi...anh ạ nếu em nói em đã yêu anh ...?
Đăng nhận xét